Chương 51: Quy củ
Vương Ánh Tuyết đang nghĩ nên hỏi thế nào cho tiện thì bên kia, nhị thái phu nhân đã cười tươi hớn hở vẫy vẫy Đậu Chiêu:
- Nào, lại đây với bá tổ mẫu nào!
Đậu Chiêu cười hì hì nấp ra sau Kỷ thị.
Kỷ thị nhẹ nhàng đẩy đẩy Đậu Chiêu. Đậu Chiêu vẫn đứng yên đó.
Kỷ thị đành cười nói với nhị thái phu nhân:
- Con bé này cũng chẳng biết là giống ai? Lúc mua đồ thì cứ tâm tâm niệm niệm nhưng lúc tặng đồ thì lại ngại ngùng.
- Thế mới tốt, thế mới tốt! Như vậy mới là đứa trẻ thành thật.
Nhị thái phu nhân không nghĩ nàng ngỗ ngược, xoay người lấy một cái hộp đỏ thẫm vẽ ngũ bức lâm môn* đưa cho Đậu Chiêu:
(Ngũ bức lâm môn: Năm con dơi bay đến cửa)
- Đây là cốt bảo loa* ngũ bá phụ con sai người mang từ kinh thành về đó, cầm lấy ăn đi!
Vương Ánh Tuyết chấn động.
Cốt bảo loa là đặc sản Giang Nam, nghe
nói ngâm qua sữa, đẹp như châu ngọc, trắng như tuyết sương, không hề có
mùi hôi tanh, được gọi là nhân gian mỹ vị. (*Cốt bảo loa đại loại là món bào ngư phơi khô, ướp pha chế bằng cách thức gì đó khiến cho không bị
tanh và rất tươi, thơm ngon)
Lúc còn ở kinh thành nàng từng nghe đám trẻ con nhà giàu khoe khoang như vậy nhưng còn chưa được thấy chứ đừng nói là ăn thử.
Kỷ thị cũng có chút kinh ngạc.
Cốt bảo loa làm rất khó, phức tạp, ở
Giang Nam cũng không có nhiều nơi làm thứ này. Có lẽ vật hiếm nên mới
quý nên thái phu nhân rất thích ăn thứ này, Đậu Thế Xu chỉ cần có cơ hội thì sẽ mua cho nhị thái phu nhân. Tết năm nay Đậu Thế Xu cũng chỉ mang
về hai hộp, không ngờ thái phu nhân lại đưa cho Đậu Chiêu một hộp.
Nàng vội cười nói với Đậu Chiêu:
- Thọ Cô, đây chính là ngũ bá
phụ con hiểu kính bá tổ mẫu, cũng chỉ có hai hộp thôi, con còn không mau cảm ơn bá tổ mẫu.
Đậu Chiêu rất bất ngờ.
Cốt bảo loa, kiếp trước nàng ở phủ Diên
An hầu của Uông Thanh Hoài cũng từng được ăn, lúc ấy sự đắc ý của Uông
thái phu nhân với cốt bảo loa này còn bị Ngụy Diên Trân lén trào phùng.
Lúc nàng cùng lục bá mẫu đến cửa hàng Kỷ
gia lấy đồ, nhìn thấy rất nhiều hàng hóa, cảm thấy mình cũng nên mua
chút gì đó cho nhà lục bá phụ nên mới mua về, lại sợ làm vậy khiến nhiều người suy nghĩ lung tung nên quyết định mua cho mỗi người một phần,
mang theo rất nhiều đồ về.
Tặng cho nhị thái phu nhân chính là chiếc hộp sứ có hoa lạc tiên mà bà cầm.
Chưa từng nghĩ nhị thái phu nhân lại thưởng cho nàng một hộp cốt bảo loa.
Tuy rằng nàng rất không thích nhị thái phu nhân nhưng cũng không vì thế mà có thể tùy tiện xuyên tạc thiện ý của bà được.
Đậu Chiêu cười tiến lên cảm tạ nhị thái phu nhân, cười đón lấy cái hộp.
Nhị thái phu nhân cười vuốt cằm.
Lúc này có một tiểu nha hoàn tiến vào bẩm:
- Nhị thái phu nhân, Tú nhị phu
nhân dẫn Ô thiếu gia, Ô tiểu thư tới thỉnh an người, Minh thư nhi và
Nghi thư nhi cũng đến.
- Mau mời bọn họ vào, mau mời bọn họ vào!
Nhị thái phu nhân vội nói.
Ô gia ở Tân Nhạc, Đậu gia ở Thực Định,
đều làm quan trong triều, hai nhà cũng gọi là đồng hương. Chỉ là Ô Tùng
là người cao ngạo, làm trong Hàn lâm viện. Một người lại ở Lại bộ, hai
người tuy là thông gia nhưng quan hệ không quá thân thiết. Sau này Đậu
Thế Xu không được như ý thì ngược lại Ô Tùng lại thường mời Đậu Thế Xu
đến nhà uống rượu, lúc này hai người mới thân thiết hơn. Cũng bởi vậy mà nhị thái phu nhân rất coi trọng hai đứa con của Ô Tùng. Đây cũng là lí
do Ô Thiện, Ô Nhã thường đến đây làm khách.
Kiếp trước, Đậu Chiêu chỉ nghe nói đến tên Ô Thiện.
Hắn am hiểu thi họa, là tri kỷ với Đậu
Đức Xương. Sau khi Đậu Đức Xương lừa gạt biểu tỷ nhà họ Kỷ, Ô Thiện đã
cùng hắn bôn ba qua lại giữa hai nhà Kỷ Đậu, một người diễn mặt đỏ một
người diễn mặt trắng, không chỉ khiến hai nhà Kỷ Đậu động lòng, thừa
nhận chuyện hôn sự này mà còn biến chuyện xấu thành giai thoại thời bấy
giờ.
Đậu Chiêu rất có ấn tượng với người này.
Nàng luôn cảm thấy người có thể đổi trắng thay đen không phải là người đơn giản.
Nhân lúc anh em Ô thị được một đám người vây quanh đi vào, nàng có cơ hội đánh giá Ô Thiện vài lần.
Ô Thiện cảm nhận được có người đang nhìn mình, quay đầu.
Đậu Chiêu cười lễ phép với hắn.
Ô Thiện cũng cười với nàng, giống như những cậu bé 7 tuổi được giáo dục tốt, nụ cười của hắn rất tinh thuần, chân thành.
Đậu Chiêu không khỏi thầm cảm khái.
Qua mười năm nữa, không biết đứa trẻ này sẽ biến thành bộ dạng gì?
Đậu Minh giờ cũng gần 3 tuổi, vừa vào đã
thấy mẫu thân cúi đầu đứng ở một bên. Nàng vừa mừng vừa sợ, giãy khỏi
lòng nhũ mẫu, lớn tiếng gọi: “Mẫu thân!” rồi tiến lên ôm lấy Vương Ánh
Tuyết.
Vương Ánh Tuyết hơi biến sắc, vội thấp giọng mắng: “Ta đã dạy con thế nào?”
Đậu Minh lẽ lưỡi, ngây thơ gọi: “Di nương”.
Nhị thái phu nhân, Kỷ thị và Tú nhị phu
nhân đều là người trải qua nhiều chuyện, vừa nghe đã biết Vương Ánh
Tuyết dạy Đậu Minh khi có người khác thì gọi nàng là di nương, khi không có ai thì gọi là mẫu thân, mọi người đều nhíu mày.
Nếu là lúc trước thì nhị thái phu nhân
sớm đã cất lời trách mắng nhưng giờ Đậu Đạc đang giận Đậu Thế Xu, có một số việc Đông phủ không tiện nhúng tay nhưng như vậy cũng không có nghĩa là bà dễ dàng bỏ qua những việc như vậy.
- Minh thư nhi! Liễu ma ma đã dạy con thế nào?
Nhị thái phu nhân nghiêm mặt gọi Đậu Minh.
Đậu Minh vội buông mẫu thân ra, chạy đến
trước mặt nhị thái phu nhân, cung kính hành lễ với nhị thái phu nhân và
Kỷ thị. Nhị thái phu nhân ừ một tiếng rồi nói với Vương Ánh Tuyết:
- Có phải Minh thư nhi quy củ lên rất nhiều không?
Lời này không đơn giản.
Lòng Vương Ánh Tuyết hoảng hốt, biết vừa
rồi con gái gọi mình như vậy đã xảy ra chuyện lớn nhưng trước mặt nhị
thái phu nhân, dâu con chính thức còn không có chỗ để nói huống chi nàng chỉ là một thϊếp thất thân phận không minh bạch? Nàng không dám nhiều
lời, vội kính cẩn cười nói:
- Minh thư nhi có thể học được quy củ từ người thì đó chính là may mắn của nó!
- Ngươi có thể nghĩ như vậy là tốt nhất.
Nhị thái phu nhân không khách khí nhận lời khen của Vương Ánh Tuyết.
- Vậy Minh thư nhi sẽ ở lại bên cạnh ta đi!
Vương Ánh Tuyết kinh ngạc.
Nhị thái phu nhân quay mặt nói với Đậu Minh:
- Còn có tỷ tỷ của con đó!
Cuối cùng cũng chẳng nhìn Vương Ánh Tuyết lấy một lần.
Cũng không phải là Đậu Minh cố ý không
hành lễ với Đậu Chiêu, nàng luôn đi theo Vương Ánh Tuyết, ngoài Vương
Ánh Tuyết ra thì không có ai dạy dỗ, đến bên nhị thái phu nhân mới bắt
đầu học hành lễ với người lớn, nhưng tuổi còn nhỏ nên còn chưa phân biệt được rõ tôn ti trật tự, chỉ dừng lại ở việc hành lễ với người lớn tuổi, người ít tuổi thì chỉ cần gọi tỷ tỷ hoặc ca ca.
Nàng nhu thuận gọi Đậu Chiêu là “tỷ tỷ” rồi hành lễ với Đậu Chiêu như với nhị thái phu nhân.
Đậu Chiêu cũng đáp lễ sau đó sai Thỏa
Nương lấy cốt bảo loa nhị thái phu nhân vừa thưởng cho mình ra, đặt vào
đĩa thủy tinh rồi nói:
- Không biết Ô gia ca ca và muội muội đến đây, ta mượn hoa hiến phật, mọi người cùng nếm thử đồ ngon của bá tổ mẫu đi.
Mọi người truyện trò vui vẻ, bọn nha hoàn tìm đĩa, lấy đồ ăn, bưng ghế, không khí lập tức trở nên náo nhiệt.
Nhị đường tẩu lại cười nói:
- Đúng là lục thẩm thẩm của
chúng ta có học vấn, Thọ Cô mới đi theo người mấy ngày mà đã học được cả “mượn hoa hiến phật” rồi.
Kỷ thị rất kinh ngạc nhưng cháu ngoại
nàng là Kỷ Vịnh chẳng qua lớn hơn Đậu Chiêu hai tuổi mà cũng đã học
thuộc “Tam tự kinh” nên cũng không coi nặng việc này.
- Ngươi nhìn Chỉ ca nhi nhà ta
đó, ta dạy nó bảy năm cũng đâu có thấy nó có lòng như vậy. Có thể thấy
đây là tùy vào từng đứa.
Nàng khiêm tốn nói:
- Các con cũng không cần khách khí trước mặt ta như vậy.
Thứ đồ này dù sao cũng là của nhị thái
phu nhân, Đậu Chiêu có thể đem ra mời huynh muội Ô thị, nhị thái phu
nhân không chỉ cảm thấy Đậu Chiêu hiểu biết mà còn càng thấy tự hào. Bà
tươi cười vui vẻ nói:
- Thọ Cô nhà chúng ta không ăn
mảnh, là đứa trẻ ngoan, Chỉ ca nhi thì lại chỉ biết chăm chỉ đọc sách,
cũng là đứa trẻ ngoan.
Nói xong lại bế Ô Nhã lên:
- Nhã thư nhi của chúng ta lại nhu thuận, nghe lời, cũng là đứa trẻ ngoan.
Mọi người đều cười.
Nghi thư nhi không hài lòng, bĩu môi nói:
- Còn con? Còn con?
Nhị thái phu nhân cười nói:
- Ôi, quên mất Nghi thư nhi của chúng ta rồi, Nghi thư nhi của chúng ta cũng là đứa trẻ ngoan.
Nói xong, như nhớ ra cái gì, nhìn Đậu Minh nói:
- Minh thư nhi của chúng ta cũng là đứa trẻ ngoan!
Nghi thư nhi bưng miệng cười vừa lòng, Đậu Minh cũng cười theo Nghi thư nhi.
Vương Ánh Tuyết bị gạt qua một bên, lòng vừa chua xót vừa đau khổ.
Bên cạnh nhị thái phu nhân có nhiều đứa
nhỏ như vậy, có xuất thân tốt, có thông minh, có lợi hại, Minh thư nhi
của nàng mới có ba tuổi, Đông Đậu lại luôn chẳng coi Tây Đậu ra gì, Minh thư nhi ở bên nhị thái phu nhân thì có gì tốt?
Nàng toàn tâm toàn ý nghĩ nên làm thế nào để đưa con gái về bên mình.
Nhị thái phu nhân có ý dạy dỗ Vương Ánh
Tuyết, an bài ma ma, nha hoàn đắc lực chăm sóc Đậu Minh, còn cố ý tìm
mấy đứa trẻ trạc tuổi Đậu Minh để chơi cùng nàng.
Trẻ con chính là trẻ con, chẳng được mấy ngày đã không còn la hét đòi nhũ mẫu của mình nữa.
Ba mươi tết, người nhà họ Đậu về Bắc Lâu
tế tổ, Vương Ánh Tuyết đi theo tam phu nhân, khó khăn lắm mới có được cơ hội tìm được Đậu Minh.
Đậu Minh đang cùng bọn Nghi thư nhi đứng ở trước bếp chờ kẹo mạch nha.
Nghe được có người gọi “Minh thư nhi”, mấy đứa nhỏ đều quay đầu, Nghi thư nhi còn hỏi:
- Ai thế?
Đậu Minh thoáng chần chừ rồi do dự nói:
- Đó là di nương của ta…
Nghi thư nhi vội kéo tay Đậu Minh, nói:
- Chẳng qua chỉ là di nương, để ý nàng làm gì? Chúng ta đi thôi, không sẽ không lấy được kẹo mạch nha.
Đậu Minh còn có chút do dự thì Nghi thư nhi đã mất hứng:
- Được rồi, muội đi đi! Đi rồi sau này đừng có chơi với chúng ta nữa.
Đậu Minh nghe vậy vội nói:
- Được rồi, được rồi, ta và tỷ cùng đi lấy kẹo mạch nha.
Nghi thư nhi cao hứng cười:
- Đợi lát nữa ta và muội đi tìm Thọ Cô chơi, chỗ lục bá mẫu có rất nhiều kẹo đường.
Đậu Minh nghe vậy thì chảy nước miếng, quay đầu nói với Vương Ánh Tuyết:
- Di nương, lát nữa con sẽ chơi với di nương.
Vương Ánh Tuyết không nhịn được mà rơi nước mắt.
Lúc Bàng thị tới chúc tết, nàng không nhịn được mà oán giận với Bàng thị.
Bàng thị không cho là đúng, nói:
- Giờ muội có tư cách gì để
chống đối Đậu gia, bọn họ muốn nuôi Minh thư nhi thì muội cứ để bọn họ
nuôi đi. Vừa khéo nhân dịp này tự chăm sóc bản thân, nghĩ cách mà sinh
con trai.
Lại nói:
- Thất gia hẳn là đã về rồi chứ?
Vương Ánh Tuyết đỏ mặt, thẹn thùng nói:
- Còn sớm mà!
Lại lẳng lặng ghi nhớ lời Bàng thị, lặng lẽ mời đại phu, bắt đầu điều dưỡng cơ thể.
Đến tháng tư, bên kinh thành truyền tin về, Đậu Thế Anh thi đỗ thứ mười sáu, đậu thứ cát sĩ.