Chương 7

Cho đến khi tiểu thái giám đến noãn các dọn dẹp thì Tiết Thứ mới rời đi, cầm theo đĩa Kẹo Râu Rồng còn chưa ăn xong.

Hắn mặc xiêm y của phiên dịch Tây Xưởng, mặt mày nghiêm nghị vậy mà trong tay còn cầm đĩa điểm tâm*, trên đường đi về Tây Xưởng khiến nhiều người chú ý.

(*Điểm tâm 点心: các món ăn nhẹ, lót dạ của người Trung Quốc.)

Ngay cả Ân Thừa Cảnh vừa hồi cung cũng chú ý tới. Gã cầm quạt xếp say khướt dựa vào người ca kỹ xinh đẹp, sau một lúc híp mắt đánh giá mới hỏi người hầu hạ bên cạnh: "Đó là Tiết Thứ?"

"Dạ bẩm, chắc là thế." Thật ra người hầu đó không biết rõ bộ dáng của Tiết Thứ nhưng hai ngày nay nó cũng nghe qua người khác nhắc tới nhiều lần.

Yến tiệc đêm trừ tịch hôm đó, Tiết Thứ đơn thương độc mã gϊếŧ Hồ Yêu, trường đao sắc bén, khuôn mặt nhuốm đầy máu tươi, tư thế hiên ngang dũng mãnh để lại cho những người có mặt ở đó ấn tượng khó quên. Chưa kể sau đó Hoàng đế lại đích thân chọn hắn tra án Hồ Yêu cho nên nhiều ngày gần đây thường thường có thể nghe người khác nhắc đến cái tên Tiết Thứ.

Nghe nói hắn vẫn còn là một thiếu niên mười sáu mười bảy tuổi, vừa tịnh thân vào cung đã đắc tội quản sự Đông Cung nên bị đưa đến Tây Xưởng ăn bụi*. Nếu không có gì bất ngờ xảy ra e rằng đời này phải lãng phí thời gian ở Tây Xưởng cho đến chết, ai mà ngờ hắn lại có bản lĩnh, dám dựa vào một thanh đao leo từ trong bùn ra.

(*Ăn bụi 吃灰: chỉ những vật/người đã lâu không được sử dụng.)

Thậm chí không ít người phỏng đoán có nhân vật số một như vậy thì Tây Xưởng vốn yên tĩnh đã lâu sẽ có thể ngày càng lên cao.

"Vị đại ca tốt kia của bổn vương vậy mà lại có lúc nhìn nhầm. Khó trách hai ngày nay đều triệu người đến Đông Cung, sợ là đang nghĩ cách mượn sức đây mà. Đi, qua đó gặp hắn một lát."

Ân Thừa Cảnh khẽ cười đẩy ca kỹ đang đỡ gã ra, sửa sang lại vạt áo, phe phẩy quạt giấy tiến đến cản đường Tiết Thứ: "Tiểu Tiết công công đang về Tây Xưởng à?"

?

Lần đầu tiên Tiết Thứ bị người khác gọi như vậy, sửng sốt một chút rồi mới phản ứng lại. Tuy rằng không có tịnh thân nhưng thân phận hiện tại của hắn đã là thái giám. Hắn cúi đầu giấu cảm xúc trong mắt, bất ti bất hàng* nói: "Hồi bẩm Tam hoàng tử, đúng vậy."

(*bất ti bất hàng: không siểm nịnh câu nệ.)

Đương nhiên là hắn nhận ra Ân Thừa Cảnh, thậm chí còn nhớ rõ đêm trừ tịch hôm đó ánh mắt điện hạ như vô tình quét qua đối phương.

"Trong tay ngươi là Kẹo Râu Rồng?" Ân Thừa Cảnh trộm đánh giá, tấm tắc nói: "Xưa nay đại ca thích ăn loại đồ ăn vặt này, không phải là đại ca thưởng cho ngươi đó chứ?" Gã nhíu mày, giọng điệu kinh ngạc: "Nghe nói ngươi mới phá án Hồ Yêu, đại ca thưởng cho ngươi cái này?" Gã thật thật giả giả nhận xét: "Cũng quá keo kiệt."

Tiết Thứ nhíu mày, hắn không chịu được người ngoài nói Ân Thừa Ngọc không tốt dù chỉ một chút.

"Là nô tài thích ăn nên mới xin thái tử điện hạ ban cho."

Nhưng hiển nhiên Ân Thừa Cảnh không tin, gã lấy quạt giấy che miệng, hứng thú cười không rõ: "Trái lại tiểu Tiết công công rất thỏa mãn."

Tiết Thứ nhanh chóng nâng mắt liếc gã, bắt đầu mất kiên nhẫn: "Tam hoàng tử, nô tài cáo lui trước, hồ sơ vụ án Hồ Yêu còn cần nhanh chóng chỉnh lý để tấu lên bệ hạ."

Giọng điệu của hắn không tính là cung kính nhưng Ân Thừa Cảnh lại không có nửa phần tức giận, phong độ nhẹ nhàng tránh ra lối đi: "Vậy không chậm trễ tiểu Tiết công công xử lý việc của phụ hoàng, mời."

Tiết Thứ không khách khí lướt qua người gã.

Ân Thừa Cảnh nhìn bóng dáng hắn dần đi xa, sau một lúc mới quay đầu phân phó cho ca kỹ đang đỡ gã: "Đưa tin tức hôm nay đến chỗ lão Nhị, nói...Tiết Thứ lập công nhưng bị thái tử đuổi đi bằng một đĩa điểm tâm."

Phần còn lại cứ để nhị hoàng huynh của gã giải quyết là tốt rồi.

*

Bởi vì hồi tưởng lại kiếp trước, ấm ức bực bội lấp đầy l*иg ngực, mấy ngày sau Ân Thừa Ngọc không hề triệu kiến Tiết Thứ nhưng tin tức về hắn không hề bị gián đoạn.

Vong Trần đạo nhân "sợ tội tự sát", Long Phong Đế tức giận. Không chỉ đuổi các cao nhân lúc trước mời về ra khỏi cung còn sai người vứt xác Vong Trần đạo nhân vào bãi tha ma cho chó hoang gặm. Trong thời gian ngắn có lẽ ông ta sẽ không tin một đạo sĩ cao nhân nào khác.

Chính vì chuyện này mà cả Đông Xưởng và Cẩm Y Vệ đều bị liên lụy, Cao Hiền và Cung Phi Hồng do lơ là bất cẩn mà bị Long Phong Đế tức giận khiển trách, phạt cắt bổng lộc một năm.

Đường đường là Tư Lễ Giám chưởng ấn Thái Giám và Cẩm Y Vệ Chỉ Huy Sứ dĩ nhiên không thiếu phần bổng lộc này nhưng đáng sợ hơn chính là mất hết mặt mũi và mất lòng đế vương.

Không có gì bất ngờ khi Tiết Thứ - Người phụ trách phá án đã khiến cho Long Phong Đế rất hài lòng.

Tư thái chém gϊếŧ Yêu Hồ cực kỳ dũng mãnh, lại sau đó Long Phong Đế biết hắn không phải phiên dịch được điều từ Cẩm Y Vệ đến Tây Xưởng mà là nội thị trong cung thì rất vui mừng.

Ông ta cảm thấy mình sủng tín nội thần là có lý do chính đáng, cũng không phải ông ta coi trọng nội thần nhưng đám Cẩm Y Vệ và triều thần thật sự quá mức phế vật!

Thậm chí ông ta còn lấy danh nghĩa thi khảo để Tiết Thứ đọ sức lần lượt với hơn mười tên lực sĩ Cẩm Y Vệ trên thao trường.

Kết quả không ngoài dự đoán Tiết Thứ chiến thắng.

Một thân công phu quyền cước của Tiết Thứ được rèn giũa qua mười mấy năm lăn lộn đầu đường xó chợ, trong xương cốt của hắn còn có một cỗ tàn nhẫn, xuống tay không hề lưu tình, lực sĩ Cẩm Y Vệ lên võ đài đều được người khác khiêng xuống.

Long Phong Đế hài lòng, lập tức hạ chỉ thăng hắn lên làm giám quan Ngự Mã Giám*, đề đốc Tứ Vệ Doanh kiêm Lý Hình Thiên Hộ Tây Xưởng, địa vị chỉ dưới đề đốc Tây Xưởng, đủ thấy hắn được vinh sủng đến cỡ nào.

(*Giám quan Ngự Mã Giám 御马监: Chức quan phụ trách việc quản lý ngựa của Nội phủ.)

"Mắt thấy bệ hạ có lẽ sẽ phục dùng Tây Xưởng khiến cho lòng người trong cung lẫn ngoài cung dao động. Có một số người đã bắt đầu nhanh tay nhanh chân tìm phương pháp lôi kéo Tiết giám quan, nghe nói phía Nhị hoàng tử cũng phái người đến tặng lễ, Tiết giám quan không từ chối bất kỳ ai."

Nói đến việc này Trịnh Đa Bảo hơi hơi tức giận, Tiết Thứ một đường thăng chức không phải do điện hạ của bọn họ lót đường hay sao?

Hiện tại quả thật* đã chín tới, có người không nhịn được muốn hái đi, thật sự khiến người ta tức giận.

(*Quả thật 果实: nghĩa gốc là trái và quả, còn có nghĩa bóng là kết quả vật chất của lao động. Trong Tiếng Việt, từ này là từ lịch sử, được sử dụng nhiều vào thời kì cải cách ruộng đất miền Bắc (tham khảo bài viết của học giả An Chi – Báo Năng lượng mới số 74, phát hành 25/11/2011).)

Còn Tiết Thứ kia nữa, vốn dĩ tưởng là người trung thành kết quả lại là tên thiển cận tham tài! Bây giờ chỉ mới có xu thế phất lên đã gấp gáp thu lễ vật!

Ngược lại Ân Thừa Ngọc không hề sốt ruột, y từ tốn lật một trang sách nói: "Gấp cái gì? Tiết Thứ rất chướng mắt bọn họ."

Không phải y tự tin thái quá với thuật ngự nhân* của mình nhưng là kiếp trước những người này từng muốn mượn sức Tiết Thứ cuối cùng đều thất bại.

(*Bản gốc là 驭人之术 (Ngự nhân chi thuật): là phương thức cai trị trong xã hội phong kiến. Cốt lõi của phương thức này là biết người, dùng người và điều khiển người.)

Cho dù kiếp trước hay kiếp này, Tiết Thứ vẫn là Tiết Thứ. Người kiếp trước không thể coi thường không có khả năng kiếp này lại bị coi thường.

Huống hồ hiện giờ Long Phong Đế trọng dụng Tiết Thứ, mà xem trọng lại Tây Xưởng không riêng vì Tiết Thứ có công cứu giá. Từ trước đến nay Long Phong Đế có tính đa nghi, hiện giờ bị án Hồ yêu kích động nên có lẽ còn đang hoài nghi dư nghiệt thời Hiếu Tông âm thầm muốn lấy mạng ông ta, nhìn ai cũng nghĩ là loạn thần tặc tử.

Tiết Thứ có công cứu giá, không có bối cảnh lại không hề dính dáng đến trong lẫn ngoài cung nên không ai làm cho Long Phong Đế yên tâm hơn so với hắn.

Đối diện với tâm bệnh đa nghi của Long Phong Đế, lúc này ai đi mượn sức Tiết Thứ không phải là đang nói cho Long Phong Đế mình có dị tâm hay sao?

Chỉ có lão Nhị đầu óc đơn giản mới có khả năng làm loại chuyện ngu xuẩn này.

Nhưng Trịnh Đa Bảo lại không bình tĩnh yên tâm như Ân Thừa Ngọc, dù sao vẫn cảm thấy Tiết Thứ bị vinh hoa nhất thời mê mắt, không còn nhớ rõ chủ tử của mình là ai. Nhưng điện hạ không để ý, ông ta nói nhiều cũng không có ích lợi gì nên bất đắc dĩ chuyển sang một chuyện khác: "Hạ nhân vừa báo cáo, việc điện hạ phân phó tra xét đã có tin tức."

"Nói xem nào." Ân Thừa Ngọc hứng trí, đặt quyển sách trên tay xuống.

"Vong Trần đạo nhân không phải người trong kinh thành, việc tra xét có chút khó khăn nên chưa có tin tức chính xác. Trái lại, đã có manh mối của thư sinh họ Triệu. Triệu gia bị người nào đó gϊếŧ hết cả nhà, tin đồn Hồ Yêu gϊếŧ người chẳng qua là để che mắt người khác thôi."

Nhà thư sinh họ Triệu mới dọn đến kinh đô một năm trước, nguyên quán ở Thiên Tân Vệ*. Sau khi giàu lên nhờ thủy vận thì cả nhà dọn lên kinh thành. Bởi vì người Triệu gia lạc thiện hảo thi** nên cũng có danh tiếng rất tốt trong kinh thành.

(*Thiên Tân Vệ 天津卫 là một tên gọi khác của thành phố Thiên Tân – Trung Quốc.)

(**Lạc thiện hảo thi (乐善好施): thành ngữ Trung Quốc, có nghĩa là thích làm việc thiện, bỏ tiền ra để giúp người khác.)

Sau đó lại có tin đồn Hồ Yêu diệt môn khiến cho bá tánh từng nhận ân huệ còn sụt sịt cảm thán một phen.

Nhưng tất cả chỉ là râu ria bên ngoài, khi người của Ân Thừa Ngọc phái đi đào sâu chuyện này hơn mới phát hiện Hồ Yêu làm ác là giả nhưng Triệu gia bị diệt môn là thật.

"Người Thiên Tân Vệ, làm giàu nhờ thuỷ vận?" Ân Thừa Ngọc cong ngón tay gõ bàn: "Vận chuyển cái gì? Đến đâu?"

Trịnh Đa Bảo nói: "Vận chuyển theo đường sông, đi về phía nam. Bên ngoài nói là vận chuyển rượu, bột, gạo nếp các loại nhưng thật ra là chuyển muối Trường Lô."

Ruộng muối Trường Lô thuộc sự quản lý của Trường Lô Đô Chuyển Vận Diêm Sử Tư*, mà nha môn** Trường Lô Đô Chuyển Vận Diêm Sử Tư được thiết lập tại Thiên Tân Vệ.

(*Đô Chuyển Vận Diêm Sử Tư都转运盐使司, cơ quan quản lý vận chuyển muối thời Nguyên và Minh.)

(**Nha môn (牙门) là tên gọi của nơi quan lại làm việc.)

"Muối lậu?" Ân Thừa Ngọc đột ngột mở to mắt, phút chốc thông suốt được toàn bộ mấu chốt.

Đại Yên thiết lập năm Đô Chuyển Vận Diêm Sử Tư là Lưỡng Hoài, Lưỡng Chiết, Trường Lô, Sơn Đông, Hà Đông, quản lý hết sức khắc nghiệt đối với việc buôn bán của quan diêm, không chỉ hạn chế diêm dẫn mà còn thực hiện kế sách "Dẫn Ngạn Chuyên Tiêu*".

(*Dẫn Ngạn 引岸 là nơi bán muối, Chuyên tiêu专销 là bán cố định một mặt hàng.)

Mà muối Trường Lô - dựa theo kế sách "Dẫn Ngạn Chuyên Tiêu" thì chỉ có thể chuyển về hướng Bắc, cụ thể là Hà Nam.

Nhưng những năm gần đây vì muối lậu có lợi ích rất lớn, buôn lậu muối lũ cấm bất chỉ*. Thường có kẻ buôn lậu vận chuyển muối xuống phía nam kiếm được nhiều ngân lượng, cũng có quan viên Diêm Sử Tư cấu kết với tào bang** và cường hào địa phương đầu cơ trục lợi diêm dẫn và buôn bán muối lậu, gây lũng đoạn thị trường muối làm giá cả tăng nhanh.

(*Lũ cấm bất chỉ 屡禁不止: Thành ngữ dùng để chỉ việc ban hành lệnh cấm làm việc gì đó nhiều lần nhưng không đạt được mục đích, việc này cứ tiếp tục diễn ra và không dừng lại.)

(**Tào bang 漕帮: là tổ chức chuyên vận chuyển hàng lậu bằng đường thủy.)

Kiếp trước, Tuần Diêm Ngự Sử* chính trực phụng mệnh đi Trường Lô Diêm Sử Tư kiểm tra thuế muối, sau đó một tháng tấu chương được Bát bách lý gia cấp** về kinh thành, lên án mạnh mẽ Trường Lô Đô Chuyển Vận Sử cấu kết gian thương, buôn bán diêm dẫn, thuận lợi thu được tổng cộng mấy trăm vạn lượng.

(*Tuần Diêm Ngự Sử 巡盐御史: Chức quan chuyên trong coi các vấn đề liên quan đến muối như thuế muối,...)

(**Bát bách lý gia cấp 八百里加急 (tám trăm dặm khẩn cấp): một loại truyền tin, quanh thắt lưng của người đưa "Bát bách lý gia cấp" có buộc một vật rất đặc biệt, chỉ vào tình huống vô cùng khẩn cấp, ví như ý chỉ của hoàng đế hoặc đại sự theo lệnh của quan thì mới có thể dùng "Bát bách lý gia cấp". Quy định sử dụng "Bát bách lý gia cấp" là chạy 300km một ngày.)

Việc này vừa được bẩm báo xong thì cả triều đình ồ lên. Long Phong Đế tức giận hạ lệnh tra rõ, toàn bộ người trong Trường Lô Diêm Sử Tư không một ai may mắn thoát khỏi.

Nhưng đương nhiệm Trường Lô Chuyển Vận Sử Vạn Hữu Lương sau khi bị áp giải về kinh khóc lóc kêu oan, đưa ra nhiều chứng cớ chứng minh mấy trăm vạn tiền tham ô này chỉ có một ít là vào túi lão ta, phần lớn thực chất là bị tiền nhiệm Chuyển Vận Sử âm thầm chiếm đoạt đồng thời sở dĩ lão ta tham gia vào việc buôn lậu diêm dẫn cũng vì bị đối phương dụ dỗ.

Diêm Sử Tư Chuyển Vận Sử* một lần nhậm chức ba năm, mà đại cữu cữu Ngu Sâm lại là người tiền nhiệm.

(*Chuyển Vận Sử 转运使: môt chức quan trông coi vận chuyển hàng hóa, giao thông.)

Khi ấy Vạn Hữu Lương gào khóc, đưa ra nhiều bằng chứng và thư từ lui tới với Ngu Sâm, chưa kể mọi người đều biết Vạn Hữu Lương là môn sinh của Ngu thủ phụ, tiếp xúc với Ngu Sâm khá nhiều, lão ta căn bản không có lý do vu hãm ông.

Ngu Sâm khi không bị liên lụy cũng hết đường chối cãi, lập tức bị hạ chiếu ngục*.

(*Chiếu ngục (诏狱): văn bản bắt giam được vua phê chuẩn.)

Sau khi Tam tư hội thẩm, Long Phong Đế tự mình định tội, tất cả mọi việc diễn ra cực kỳ vội vàng.

Buôn lậu diêm dẫn, muối lậu, tham ô nhận hối lộ đều là những tội lớn cần phải xét nhà diệt môn. Danh xưng hiền lương cả đời mà ngoại tổ phụ tích góp từng chút một bị hủy đi trong một sớm một chiều, chém đầu cả Ngu gia, thanh danh hỗn độn.

Trái lại Vạn Hữu Lương bị dính dáng từ đầu lại nhân Ngu gia chống phía trước mà chỉ bị phán lưu đày, nhưng người đứng sau tất cả những việc này lại mảy may không chút thương tổn.

Trung lương cõng ô danh, tiểu nhân tọa cao đường.

Bây giờ Ân Thừa Ngọc nghĩ tới liền hận đến nghiến răng nghiến lợi.

Y hạ mắt suy tư rất lâu mới lạnh lùng nói: "Chuẩn bị kiệu, Cô muốn sang phường Nam Huân một chuyến."

Ngu Phủ hiện ở trong hẻm Hồng Xưởng, phường Nam Huân.

Kiếp trước không thể cứu được người nhà họ Ngu vẫn là tâm bệnh của y.

Sau đó y đăng cơ muốn tra rõ lại bản án cũ nhưng thời gian đã trôi qua rất lâu, hồ sơ và chứng cứ bấy giờ đã bị người khác cố ý đốt đi, Vạn Hữu Lương cũng sớm chết trên đường lưu đày. Nhân chứng vật chứng không có, ngay cả chuyện lật lại bản án rửa sạch ô danh cho Ngu gia y cũng không làm được.

Nếu không phải sau này Tiết Thứ tìm được huyết mạch còn sót lại của đại cữu cữu thì có lẽ cho đến lúc chết y cũng không thể buông xuống được.

Ân Thừa Ngọc xuống khỏi cỗ kiệu, nhìn bảng hiệu "Ngu Phủ" trên đỉnh đầu, nhắm mắt ổn định nỗi lòng rồi mới bước vào.

Kiếp này, bất kể là ai,

Một người cũng đừng mong trốn thoát.

*

Ân Thừa Ngọc nói chuyện với ngoại tổ phụ và hai cữu cữu rất lâu, đến lúc rời khỏi Ngu Phủ đã là giờ Tý (23h đêm – 1h sáng).

Y dựa vào thành kiệu, tuy vẻ mặt hơi mệt mỏi nhưng không có chút căng thẳng nào, cả người dường như thả lỏng ra nhiều.

Khi cỗ kiệu dừng ở phía trước Từ Khánh Cung, Ân Thừa Ngọc nhìn thấy người mở màn kiệu là Tiết Thứ cũng không tức giận, thậm chí trong mắt còn có ý cười. Nếu không phải Tiết Thứ nhạy bén phát hiện dẫn chỉ, tuy rằng y cũng có thể nghĩ cách để đại cữu cữu tránh được một kiếp nhưng nhất định sẽ không dễ dàng như thế này.

"Nửa đêm ngươi không ngủ là vì đứng đây chờ mở màn kiệu cho Cô?"

Tiết Thứ lắc đầu: "Ta có thứ muốn đưa cho điện hạ."

Nói xong chăm chú nhìn Ân Thừa Ngọc chờ y trả lời.

Ân Thừa Ngọc liếc hắn một cái cũng không trách cứ hắn mạo phạm: "Đi vào trong nói chuyện."

Vạt áo hoa văn mây trôi phất qua mặt, Tiết Thứ lại nghe thấy được cỗ mùi hương hoa Mai lạnh lùng trong trẻo.

Rất ngọt, rất dễ chịu.

Hắn tham lam níu giữ mùi hương như có như không, nhanh chóng đuổi theo sau.

Hôm nay tinh thần hao tổn không ít, Ân Thừa Ngọt thật sự mệt mỏi, lười làm giá nói chuyện với Tiết Thứ ở sảnh chính nên dẫn người vào tẩm điện trong thiên điện.

Trong điện đốt đầy địa long, y cởϊ áσ khoác, thay một bộ thường phục và giày nhẹ nhàng rồi mới ra gặp Tiết Thứ.

"Có thứ gì mà phải vội vàng đưa cho Cô? Đưa lên đi." Ân Thừa Ngọc lười biếng dựa vào giữa khuyên ỷ (ghế bành), nâng chén trà lên nhấp một ngụm.

Tướng mạo y vốn tinh xảo, hiện tại gỡ phát quan xuống, tóc đen xõa ra tôn lên màu da trắng như ngọc, mặt mày mỹ lệ. Y không hề biết rằng dáng vẻ lười biếng, ánh mắt xao động long lanh của mình ở dưới ánh nến lấp lánh đẹp đến mức câu hồn đoạt phách.

Giống như cây mai đỏ nở rộ trong nền tuyết trắng xóa, rực rỡ làm người khác phải lóa mắt.

Tiết Thứ lần đầu tiên thấy dáng vẻ này của y, nhất thời không có cách nào dời mắt, đáy mắt đen như mực đột ngột sinh ra gợn sóng.

Ân Thừa Ngọc lơ đãng nâng mắt đối diện với ánh mắt của hắn lập tức sa sầm mặt, thả mạnh chén trà xuống: "Tiết Thứ!"

Chén trà va chạm phát ra tiếng động lạch cạch, lúc này Tiết Thứ mới thu hồi ánh mắt, bê cái rương bên cạnh chân đặt trước mặt Ân Thừa Ngọc.

Cái rương này cao một thước, rộng hai thước, nhìn hơi nặng tay.

"Mở ra xem."

Ân Thừa Ngọc nâng cằm, Trịnh Đa Bảo hiểu ý liền tiến lên mở rương ra lập tức bị vô số vàng bạc ngọc khí bên trong chói mù mắt.

"Đây là..." Ông ta nhìn Tiết Thứ, vẻ mặt hoang mang.

Không có ai tặng lễ mà trực tiếp tùy tiện mang một rương vàng bạc ngọc khí đưa tới đây, việc này quá mất thể diện!

Nhưng nếu không phải tặng lễ thì...Hơn nửa đêm đưa một cái rương lớn đến, không phải đút lót còn có thể là cái gì?

"Bệ hạ thưởng cho ta đều đưa hết cho điện hạ."

Tiết Thứ ôm rương tiến lên hai bước, đặt lên bàn trà nhỏ trong tầm tay Ân Thừa Ngọc.

Ân Thừa Ngọc cầm một con sư tử điêu khắc bằng bạch ngọc lên híp mắt đánh giá một lúc, sau đó cười: "Ân Thừa Chương đưa cho ngươi?"

Y từng thấy con sư tử bằng bạch ngọc ở chỗ Ân Thừa Chương, cực kỳ quý hiếm, cả khối ngọc sáng bóng duy chỉ có hai điểm màu xanh lục. Có thợ thủ công tay nghề tốt thấy hình dạng thích hợp nên điêu khắc thành hình dạng sư tử hùng dũng, vừa lúc hai điểm xanh đó làm mắt của sư tử ngọc.

Bởi vì cực kỳ quý hiếm nên lão Nhị rất thích nó, không ngờ hắn ta có thể cam lòng dùng để lấy lòng Tiết Thư.

"Còn có một ít là người khác tặng." Tiết Thứ "Ừm" một tiếng, hợp tình hợp lý nói: "Ta bẩm báo cho bệ hạ, bệ hạ nói tùy ta xử trí."

Ân Thừa Ngọc nghe vậy nở nụ cười, liếc hắn: "Xảo trá."

Chân trước người khác tặng quà cho hắn, chân sau hắn đã quay đầu báo lại cho Long Phong Đế, vừa có được tín nhiệm của Long Phong Đế lại vừa có được đồ tốt.

Có điều cẩn thận ngẫm lại đời trước Tiết Thứ cũng như thế, loại tính tình nhạn quá bạt mao*.

(*Nhạn quá bạt mao – Nhổ lông chim nhạn bay qua: Đây là nói về tính tình một người, chim nhạn bay ngang mà còn tính chuyện nhổ lông thì phàm việc gì có lợi, họ quyết chẳng bỏ qua.)

Kiếp trước Ân Thừa Chương vì muốn mượn sức Tiết Thứ cũng tặng cho hắn không ít quà.

Còn nhớ rõ không lâu sau khi y được đưa về Đông Cung, bên ngoài nhao nhao suy đoán quan hệ của y với Tiết Thứ, nhân lúc Tiết Thứ qua đêm ở Từ Khánh Cung mà truyền ra không ít lời đồn nhảm. Vì thế lão Nhị cố ý phái người đi về phía nam hạ lưu sông Trường Giang đưa hai tên tiểu quan bàn chính điều thuận* về. Sau khi dạy dỗ cẩn thận liền đỏ mắt chờ mong cho người đưa đến chỗ Tiết Thứ.

(*Bàn chính điều thuận 盘正条顺: mặt đẹp dáng ngon.)

Ai biết được Tiết Thứ không chơi theo lẽ thường lập tức rút đao chém chết hai người, chặt đầu đưa đến quý phủ của lão Nhị, nói người hắn ta đưa tới có ý đồ ám sát.

Cuối cùng Ân Thừa Chương dùng hai mươi vạn lượng bạc chuộc xác hai người kia về mới coi như thu xếp ổn thỏa.

Không ngờ sống lại một đời còn được chứng kiến trò hề của lão Nhị.

Nếu hắn ta mà biết thì e rằng sẽ tức hộc máu.

Tâm tình Ân Thừa Ngọc ngay tức khắc tốt lên, tán thưởng nhìn Tiết Thứ: "Không tồi."

Nói xong lại đánh giá hắn, thăm dò: "Ân Thừa Chương hậu đãi như vậy, ngươi không động tâm chút nào sao?"

Tiết Thứ lắc đầu, ánh mắt khóa chặt trên người Ân Thừa Ngọc: "Ta chỉ muốn hầu hạ điện hạ."

Nếu không phải vì Ân Thừa Ngọc không chấp thuận thì hắn nguyện ý ở lại Đông Cung hơn.

"Lý do?" Ân Thừa Ngọc giật mình, ánh mắt nghi hoặc.

Tiết Thứ suy tư một lát rồi đáp không có lý do gì.

Hắn muốn làm cái gì thì làm cái đó.

Kể từ lần đầu tiên nhìn thấy Ân Thừa Ngọc thì hắn đã không tự chủ mà muốn đến gần y hơn, muốn dâng toàn bộ thế gian đến trước mặt y.

Thế nhân đồn đoán yêu tà mê hoặc người nhưng hắn lại thấy chân chính dụ hoặc phàm nhân là thần linh trên chín tầng mây mới đúng.

Ân Thừa Ngọc là Thần của hắn, chỉ cần đối mặt một cái có thể khiến người ta lập tức khom lưng cam nguyện cúi đầu.

- -----------------------------------------------------------------

# Bàn luận về tình yêu của nhan cẩu #

Điện hạ: Ngươi thích ta ở điểm nào?

Tiết cún con: Thích sắc đẹp của ngươi. (☆▽☆)

Điện hạ:...