Chương 17: Ngoại truyện kiếp trước (5).

Đi đến trước cửa phòng làm việc ông Jonh, Minh Phi đứng kế bên vỗ vai bạn tỏ sự động viên và nói.

– Có cần tôi cùng vào?

Quang Minh cười nhẹ cảm kích.

– Không sao, tôi vào nói chuyện riêng với ông ấy hay hơn.

Nghe vậy Minh Phi không nói thêm nữa, gật đầu trả lời.

– Vậy tôi về văn phòng bên kia trước, nói chuyện xong với boss nhớ đến gặp tôi rồi hẵng đi.

– Ừ.

Quang Minh đưa tay gõ cửa phòng làm việc ông Jonh vang lên ba tiếng ‘Côc! Cốc! Cốc!’

Sau đó tiếng ông Jonh bên trong vọng ra.

– Mời vào!

Quang Minh khẽ vặn nắm cửa mở ra, đi vào. Khép cửa lại, đứng trước mặt sếp trình diện.

– Em xin lỗi hôm nay mới đến trình diện.

Lúc này ông Jonh ngẩn đầu nhìn lên, biểu tình có chút không vui. Anh trước đó xin nghỉ năm ngày, thời gian nghỉ qua ba ngày vẫn không thấy bóng dáng khiến ông có chút lo lắng. Cùng làm việc chung năm sáu năm, chí ít cũng có một phần cảm tình đồng nghiệp, chưa nói tới việc anh còn là cấp dưới của ông, làm như vậy là không tôn trọng ông cũng như công việc anh đang quản lý. Chân mày khẽ nhíu, ông gật đầu đáp.

– Anh đến ngồi đi.

– Vâng, cảm ơn ông.

Gác việc đang làm dỡ sang một bên, ông hỏi?

– Anh muốn nói chuyện gì với tôi?

Mắt nhìn dưới mặt bàn, im lặng nữa phút Quang Minh trả lời.

– Gần đây tôi mới tìm gặp lại hai con của mình…

– Hửm?

Quang Minh gian nan tường thuật lại câu chuyện của mình.

Nghe xong, ông Jonh cảm thấy làm tiếc, chia buồn cùng anh. Ông hỏi.

– Vậy anh muốn xin nghỉ bao lâu?

Quang Minh do dự trả lời.

– Hiện tôi không biết bọn trẻ chính xác đang ở đâu, mà tôi… tôi biết thời gian qua được ông chiếu cố tôi rất cảm kích cùng biết ơn. Phần công việc này đúng là tôi rất thích nó nhưng… tôi chỉ có thể nói xin lỗi! Lần này nếu tôi bỏ lỡ tìm gặp các con thì cả đời tôi chỉ có thể sống trong ân hận và tự trách.

Ông Jonh gật đầu thông cảm.

– Tôi hiểu và thông cảm tình cảnh của anh, nhưng công việc thì không thể lẫn lộn giữa công và tư được… Thế này đi, thời gian qua anh tận tụy làm việc chưa nghỉ phép ngày nào, lần này xem như tôi duyệt nghỉ phép bù. Trong ba tháng, nếu anh không sắp xếp xong việc riêng thì tôi buộc phải thay thế người khác ở vị trí anh. Anh thấy thế nào?

Cảm kích trước sự sắp xếp của ông, anh cảm động suýt rơi nước mắt.

– Tôi chân thành cám ơn ông, nếu đến hạn mà việc nhà vẫn chưa thu xếp xong tôi sẽ báo sớm để ông sắp xếp.

Ông Jonh hài lòng cho anh lui.

Quang Minh khép lại cửa phòng ông Jonh, nhìn lại đã thấy Minh Phi đợi bên ngoài. Cả hai sóng bước đến khu giải lao trò chuyện. Minh Phi sốt ruột hỏi.

– Ông nói chuyện với boss sao rồi?

– Ừ, đã xong. Ông Jonh cho mình nghỉ phép ba tháng, sau ba tháng nếu không quay lại ông ấy sẽ tìm người khác thay thế.

– Ừ vậy thì tốt rồi, vậy ông tranh thủ thời gian đi, nếu cần hỗ trợ nhớ gọi tôi một tiếng.

– Ừ, cám ơn bạn.

Trước khi chia tay, Minh Phi giả vờ than thở.

– Ông nghỉ phép rồi, công việc của tôi sẽ như cả một cái núi. Haiz! Tôi phải nhanh vào làm nếu không có mà sấp mặt.

– Ừ! Tạm biệt.

Rời nhà hàng, Quang Minh về nhà thu xếp hành lý, dắt chiếc xe đạp trong kho bỏ quên bao năm ra tắm rửa sạch sẽ, thay sên mới, bão dưỡng các ốc vít lõng lẽo xít chặt tốt, xong hết thảy anh đóng khóa hết các cửa trong nhà cẩn thận, sốc túi hành lý lên lưng rồi cưỡi xe đạp ra bến xe.

Đạp xe đến bến xe là bốn giờ chiều, vừa kịp chuyến xe chuẩn bị rời bến.

Lần này về quê, anh không phô trương như năm năm trước, lúc ấy vì thứ hư vinh hư hão giờ nghĩ lại mà buồn cười biết bao.

Chiếc xe đạp được bác tài cột trên nóc xe, anh là khách cuối ngồi phía dãy ngoài cùng bên trái.

Xe bon bon trên đường nhựa đầy uốn lượn, hai bên cây cối anh um đến mát lạnh. Đến đoạn đường Phước Thái, hai bên lúa nước bát ngát, mênh mông, phản phất hương thơm đồng ruộng đầy ngọt ngào.

Ngồi xe tầm một giờ là về tới quê, không ai hiểu bên ngoài gương mặt trầm tĩnh, lạnh nhạt ấy đang che dấu nội tâm bấn loạn vì lo lắng.

—————————

Tại phòng khách hai chị em Minh Thư.

Minh Tuấn lười biếng nằm trên sạp gỗ hỏi chị Mi đang nhàn nhã đan áo len ngồi đối diện.

– Chị muốn bán chuối chiên, khoai chiên hả?

Mi không ngẩn đầu, mắt vẫn nhìn công việc trong tay trả lời.

– Ừ, Bin thấy sao?

– Em thấy không ổn lắm.

– Nói đi.

– Tiền dầu… mắc quá!

Lúc này Minh Thư ngẩn đầu nhìn em trai, vẻ mặt có chút chán nản.

– Chị có nghĩ làm món bánh tráng trộn, nhưng lại không biết làm muối sao ngon như mẹ làm…

Đang lười biếng, Minh Tuấn bỗng vực dậy tinh thần.

– Em tính thế này chị xem được không?

– Ừ, Bin nói thử xem.

– Em tính nay mai ra rừng Sát lưới tôm cá, nếu bắt được tôm cá lớn đem chợ bán có thể kiếm chút tiền chi tiêu.

Nghe em trai nói muốn đi rừng Sát, Minh Thư gạt ngan.

– Không được.

Minh Tuấn bò khỏi sạp gỗ, đến bên chị nài nỉ.

– Em biết bơi kha khá rồi sẽ không sợ đuối nước, vả lại còn đi cùng mấy chú mấy anh trong xóm nữa, chị yên tâm nha.

Em trai nài nỉ thề thốt mãi, cuối cùng Minh Thư xiêu lòng.

– Haiz! Được rồi, nhưng hứa với chị phải thật cẩn thận biết không?

– Em biết mà. À chị, chú Hưng nói heo con nhà bà năm mới đẻ, chú đã dặn giúp chị em mình một cặp, tháng sau có thể bắt về nuôi. Còn chuồng heo, tuần sau chú cùng vài người đến sửa giúp chị em mình.

– Vậy sao? Thật tốt quá!

Đôi mắt Minh Thư lấp lánh tiếp tục nói chuyện tương lai.

– Sang năm nhà mình trồng đậu phộng, thu hoạch đem ép dầu hết… như vậy có thể bán chuối chiên, khoai chiên được nhỉ?

Minh Tuấn ủng hộ chị.

– Em thấy được đấy! Sáng chị bán khoai chiên, chiều thì bán tôm cá em lưới, kiểu gì cũng kiếm được tiền, hihi.

Sau một hồi nói chuyện tương lai, Minh Thư hỏi em trai vấn đề chính chưa bàn.

– Lúc nãy em nói, qua tuần chú Hưng đến giúp nhà mình sửa chuồng trại?

Minh Tuấn gật đầu.

– Đúng ạ, chú nói chị em mình đừng bày vẽ gì hết, chuẩn bị cho chú thùng nước mát uống trong lúc làm việc là được.

Minh Thư đăm chiêu.

– Tuy chú ấy nói vậy, nhưng chị sẽ làm cơm trưa mời mọi người mới được.

– Vậy em lưới ít tôm cá để chị làm cơm, chị thấy sao?

– Tốt! Thế cỏ tranh em cắt đã đủ chưa?

– Đủ rồi chị, phơi thêm mấy nắng nữa có thể kết phênh lợp mái được rồi.

Minh Thư nhẹ gật đầu, rồi quay sang nhỏ giọng nói với em trai.

– À Bin nè! Bữa giờ bận rộn chị chưa nói chuyện này…

Thấy chị trịnh trọng nghiêm túc, Minh Tuấn không khỏi khẩn trương. Em hỏi.

– Chuyện gì thế chị?

– Là vầy, tiền mẹ để lại sau khi chi tiền mua nhà, đãi xóm giềng ra mắt cùng mua vật dụng sử dụng trong nhà thì còn ba triệu năm trăm sáu mươi ngàn, cộng năm triệu tiền ông khách nói là ba chúng mình cho… tổng cộng còn tám triệu năm trăn sáu mươi ngàn. Chị tính để một triệu năm trăm sáu mươi ngàn chi vặt thôi, tiền kia cất phòng trường hợp thật cấp thiết nhất mới lấy ra dùng.

Minh Tuấn tán thành ý chị.

– Chị nói phải, vậy số tiền ấy chị cất chưa?

Minh Thư lắc đầu.

– Chị chưa biết cất ở đâu cho an toàn đây, giờ mới bàn với em nè.

Suy nghĩ một chút, Minh Tuấn gợi ý.

– Hay mình cất số tiền ấy vào hũ, chôn xuống đất chị thấy sao?

Mắt Minh Thư sáng lên.

– Được đó, vậy mình chôn dưới gầm giường chị nhé!

– Vâng, để em vào trong đào hố chôn, chị ở ngoài này đi.

– Ừ, chị biết rồi, em cẩn thận nhé.

– Dạ.

Minh Tuấn vào trong buồng hì hục rê giường, đào hố chôn bạc. Minh Thư ở nhà ngoài tiếp tục nhàn nhã đan áo len dang dỡ.

Một lúc sau Minh Tuấn đi ra, Minh Thư giương mắt nhìn. Nhận cái gật đầu của em trai, Minh thư thở ra nhẹ nhõm.

Minh Tuấn ra sau nhà sửa sạch tay bẩn, đi trở vào hỏi chị.

– Tối nay chị nấu món gì á?

– Canh cải con và rau dền cơm luộc chấm mắm ớt.

– Ồ, mai em lưới chút tôm cá cải thiện bữa ăn luôn chị nhé?

– Ừ, cũng được. Chị tính tuần sau chú Hưng đến sửa chuồng heo, nhờ chú ấy sửa chuồng gà luôn, chị muốn nuôi vài con kiếm trứng gà ăn.

Minh Tuấn gật đầu.

– Lâu lâu cũng có thịt gà ăn nữa, hihi.

– Chưa thấy gà con đã mơ tới thịt gà rồi.

– Có mơ mộng tinh thần mới thoải mái được chứ chị. À mà chị ơi!

– Hửm?

-Bỗng dưng em thèm nước chanh dây quá, chị pha giúp em một bình đi.

Minh Thư lườm Minh Tuấn.

– Muốn uống tự mà đi pha, kêu réo gì.

Minh Tuấn chân chó nịnh nọt.

– Nhưng chị pha ngon hơn!

Hết nói nổi em trai, Minh Thư đứng lên, miệng không khỏi lầu bầu mắng mấy câu.

Minh Tuấn nhìn hướng chị đi, cười thỏa mãn nói theo.

– Cho ít đường thôi nha chị.

– Biết rồi!

—————————–

Xuống xe, Quang Minh đến nhà chú thím hai, đứng tần ngần trước cổng chưa kịp hỏi thì tiếng bé gái trong nhà hỏi vọng ra.

– Chú tìm ai?

Nhờ vậy anh thoát khỏi bối rối, ngại ngùng.

– Đây là nhà chú hai phải không cháu?

– Dạ đúng! Chú tìm ba mẹ cháu sao?

Quang Minh gật đầu xác nhận.

– Đúng vậy.

Thấy vậy bé gái nói.

– Chú đợi chút, cháu vào gọi mẹ ra.

Một phút sau, thím hai trong nhà đi ra. Nhìn thấy người lạ phía ngoài cổng nhẹ nhíu mày thì Quang Minh lên tiếng.

– Chị hai, em là Quang Minh đây!

Lâu quá không liên lạc qua lại, tính ra cũng là từ lần chia tay năm năm trước nên thím hai khó liền nhận ra cũng phải. Lúc này thím mới mỉm cười đáp lại, đi ra mở cổng.

– À chú tư, lâu quá rồi mới gặp lại chú.

Mở cổng, thím mời anh vào nhà.

– Chú vào nhà uống ly trà cho mát.

– Cám ơn thím.

Rót chén trà xanh đưa anh, thím hỏi.

– Chú và gia đình bây giờ sao rồi?

Hỏi đến gia đình Quang Minh, thấy anh im lặng cuối đầu, thấy lạ thím truy hỏi.

– Sao thế?

Lúc này Quang Minh mới ngượn ngùng nói chuyện.

– Thật ra… mấy năm qua em vẫn chưa tìm thấy vợ con…

Thím hai như không tin vào tai mình, hỏi lại.

– Chú nói sao?

Quang Minh cố để bản thân không thất thố, anh nói.

– Nữa tháng trước em mới gặp được bọn trẻ thôi và lúc ấy…

Thím hai đang khó hiểu lời nói mâu thuẫn của Quang Minh thì anh nói tiếp.

– Khi ấy gặp được bọn trẻ, em mới biết vợ em… cô ấy… cô ấy đã qua đời tám tháng trước rồi.

– Thím tư đã qua đời?

– Vâng ạ.

– Thím bị bệnh gì sao?

– Không… tai nạn giao thông thím ạ.

Thật không biết nói sao để giảm bớt nỗi đau trong lòng anh. Thím hai truy vấn chuyện khác.

– Thế bọn trẻ đâu?

Vẻ mặt Quang Minh có đau khổ hơn, thím hai nôn nóng hỏi.

– Chú nói nghe xem nào, thật khiến người khác phải lo lắng đấy.

– Em xin lỗi! Em muốn đón bọn trẻ về sống cùng, bù đắp thiếu xót mấy năm qua nhưng bọn trẻ… chúng không tin em là ba mà bỏ trốn đi mất…

Thím hai thản thốt cảm thán.

– Chú nói sao? Hai đứa này gan thật!

Rồi nói tiếp.

– Chốc chú hai ngoài đồng về tôi nói chuyện với ông ấy xem giúp gì được không.

– Cảm ơn thím.

– Chú ngồi đây nghỉ ngơi, tôi ra nhà sau làm cơm trưa đã.

– Vâng, thím cứ làm việc của mình đi, em muốn đi dạo quanh xóm một chút… cho em gửi ba lô ở đây nhé.

– Được, chú đưa đây tôi cất vào trong. Chú nhớ trưa về đây ăn cơm nhé.

– Vâng, cám ơn thím.