Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Cuộc Sống Khoa Cử Thời Cổ Đại Của Con Nhà Nông

Chương 4: Canh Cửi

« Chương TrướcChương Tiếp »
Editor: Krissy

- Nhiều tiền như vậy chắc là đủ rồi.

Cố Đại Hà cân nhắc một hồi, bước đến bên giường nói:

- Lúc đó mình đừng lộ ra dấu vết gì cả. Chúng ta nằm nghỉ một lát đi, buổi trưa tôi phải lên núi đốn củi.

- Dạ, em cũng sẽ đến nhà Miêu Đại Lãng trong thôn để mua một ít sợi xe về dệt. Sợi ở nhà đã dùng hết rồi.

Tiểu Trần thị ngáp một cái, đấm lưng mình rồi cũng nằm xuống.

Bây giờ dệt phải trồng cây gai, nhà bọn họ không trồng nên phải mua trực tiếp từ người dân trong thôn. Bán theo cách này cũng có lời, chỉ là lời không cao mà thôi. Tuy nhiên có thể may được quần áo cho gia đình mà không cần mua vải thì cũng coi như được hời.

Sau khi cả hai nằm xuống, Cố Thanh Vân cuối cùng cũng yên tâm chìm vào giấc ngủ.

Vừa tỉnh dậy, trong nhà rất yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng "cạch cạch" rất vui tai, chắc là mẹ cậu đang dệt vải.

Cố Thanh Vân vào bếp, lấy gáo hồ lô múc nước trong lu nước, đổ đầy vào chiếc cốc tre dùng để súc miệng. Cảm thấy miệng không bị khô nữa, bấy giờ mới uống nốt phần nước nóng còn trong nồi. Cậu không bao giờ uống nước lạnh, ngay cả khi trời nóng cũng uống nước sôi để nguội.

Khi đi đến phòng cánh trái của nhà mình, căn phòng nhỏ gần cửa là nơi đặt khung cửi. Lúc này tiểu Trần thị đang ngồi trước khung cửi, hai tay quay con thoi, đạp bàn đạp, thuần thục dệt vải bố.

Động tác của thị nhanh mà không loạn, rất dễ chịu cho người nhìn.

Chị cả Đại Nha bên cạnh đang quan sát, tiểu Trần thị thỉnh thoảng sẽ dừng lại để giải thích cho nàng một chút.

Chị hai Nhị Nha đang ngồi trên ghế học đánh túi lưới. Tuy mới sáu tuổi nhưng cô bé cũng đang bắt đầu học một số công việc mà các cô gái phải làm. Giống như chị gái Đại Nha, chín tuổi là đã có thể được coi là một nửa người lớn mà sai sử. Bình thường, đánh túi lưới, nấu ăn, rửa chén, giặt quần áo đều do nàng làm. Thời gian rảnh của tiểu Trần thị chủ yếu dùng để dệt vải.

Trước kia khi không mang thai, thím hai Lý cũng phải dệt vải. Hai người sẽ thay phiên nhau dệt, máy rất ít khi dừng lại.

Cũng giống như trong nhà, sợi xe và những thứ tương tự được mua từ những nhà khác trong thôn. Sau khi dệt xong một mảnh vải, bán đi sẽ lời khoảng mười đến mười lăm văn tiền. Mỗi người mỗi ngày có lẽ chỉ dệt được khoảng một mảnh, đây còn là một người có tay nghề cao, không mắc lỗi giữa chừng. Đã mắc lỗi thì phải dừng lại và sửa chữa, mất rất nhiều thời gian.

Vì vậy, dệt vải cũng là một trong những thu nhập quan trọng của gia đình.

Ở thôn, dệt vải cũng là một kỹ năng quan trọng của phái nữ. Vận hành khung cửi không chỉ là lao động trí óc mà còn là một công việc kỹ thuật đòi hỏi sự lanh lẹ, nhạy bén. Do yêu cầu nghề dệt cao nên không phải nữ giới nông thôn nào cũng học được.

Khi tiểu Trần thị dừng lại uống nước thì nhìn thấy Cố Thanh Vân đang dựa vào cửa xem, trên mặt thị lập tức nở một nụ cười từ ái, vẫy tay với cậu.

- Xuyên Tử dậy rồi à? Ngủ ngon không con?

Cố Thanh Vân gật đầu, bước vào chào hai chị gái rồi mặc tiểu Trần thị xoa đầu mình.

Đại Nha ở bên cạnh nhìn mái tóc ngắn ngủn của em trai, cười nói:

- Mẹ, xem ra phương pháp của bà nội rất hữu dụng. Tóc của em trai bây giờ dày hơn rất nhiều rồi.

Sức khỏe của Cố Thanh Vân trước đó rất tệ, thể hiện ra ngoài chính là mái tóc của cậu rất thưa thớt, khô và vàng, lộ cả da đầu. Là một người mang tâm hồn là một cô gái, đây quả là điều không thể tàn nhẫn hơn. Vừa nghĩ về việc khi lớn lên đến tóc cũng không có mà buộc, lại nghĩ sau này cậu muốn đi học và giao thiệp với người khác, nếu có thể trở thành quan chức thì ngoại hình của cậu cũng rất quan trọng. Thậm chí một số triều đại biếи ŧɦái, người xấu cũng không thể làm quan.

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

Vì vậy, khi mới hơn ba tuổi, cậu đã sờ đầu mình, đòi tóc phải đen giống mẹ.

Tiểu Trần thị rất yêu thương cậu, sau khi nói chuyện với lão Trần thị, cả hai cũng nhận ra việc mọc tóc của con trai/ cháu trai mình cũng rất quan trọng. Thế nên, họ đã cạo tóc cho Cố Thanh Vân vài lần, xát gừng khi gội đầu và trồng một ít hạt vừng cho cậu ăn. Cứ thế nửa năm trôi qua, tóc cậu mọc dày hơn, rất hiệu quả, bây giờ vẫn phải tiếp tục kiên trì.

Lúc đầu, khi nội cạo tóc cho cậu, cậu rất ngạc nhiên. Chẳng phải người xưa hay nói không được cạo đầu tùy tiện sao? Sau đó, cậu nói bóng nói gió hỏi han thì mới biết, ở thời đại này, sau khi trẻ con mười hai tuổi mới không được cạo đầu, nhưng có thể cắt ngắn, không thì cả đời không được cắt tóc thì bất tiện biết bao! Chỉ là cạo đầu rất hiếm, chủ yếu là do dụng cụ cạo không đủ. Nói là cạo, thực ra là cắt cực ngắn.

Sau này khi đi học, cậu mới biết trong Hiếu Kinh có câu “Thân thể tóc da là thứ nhận của cha mẹ, không dám làm tổn thương, đó là bắt đầu lòng hiếu thảo vậy.” Sau khi được thầy giảng giải, cậu mới hiểu câu này có nghĩa là hiếu thuận cha mẹ cần bắt đầu từ việc trân trọng cơ thể của chính mình. Điều đó không có nghĩa là ngay cả tóc cũng không được cắt. Hiện đại lại diễn giải những lời này thành người xưa hoàn toàn không được cạo đầu, cắt tóc,... có thể là do bị bóp méo rồi.

Xuyên về thời cổ đại chỉ có thế. Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, Cố Thanh Vân cũng theo trào lưu, đọc một số tiểu thuyết trên mạng. Nhân vật nam nữ chính trong đó luôn có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống cổ đại, cũng có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội làm giàu hoặc thăng chức rất nhanh, nhưng còn cậu thì sao? Bây giờ cậu vẫn đang thận trọng khám phá thế giới xa lạ này.

Những quan niệm khác biệt đôi khi có thể hại chết con người, vì vậy Cố Thanh Vân tin rằng trước tiên cậu phải tìm hiểu phong tục ở đây rồi mới có thể chậm rãi hành động.

- Ừm, cũng là sức khỏe của em trai con tốt hơn nhiều rồi. - Tiểu Trần thị mỉm cười.

- Mẹ, sao mẹ không đi thị trấn mua thuốc nhuộm về nhuộm vải? Mấy ngày trước, con thấy bà ngoại bỏ tiền ra mua một mảnh vải đỏ tốn nhiều tiền lắm á.

Cố Thanh Vân tựa vào người thị, hỏi bằng giọng non nớt.

Các loại vải họ dệt đều là màu cơ bản, thế thì không tăng giá lên được. Nếu nhuộm màu, giá sẽ đội lên gấp đôi.

- Con nghĩ là mẹ không muốn sao? Chỉ là ở nhà không ai biết nhuộm. Việc nhuộm vải này cũng là một công việc kỹ thuật, nếu không nắm vững thời điểm và nồng độ, hoặc chà xát không đều thì vải nhuộm ra sẽ lốm đốm khắp nơi, trông không đẹp mắt. Vì vậy, trong mấy phường nhuộm có những đại sư phụ đặc biệt làm công việc này, phải bỏ tiền ra thuê.

Tiểu Trần thị biết con trai mình thích hỏi han mấy vấn đề từ nhỏ. Lúc đầu thị cũng cảm thấy con trai mình nói quá nhiều, đôi khi không kiên nhẫn. Nhưng khi nhìn thấy dáng vẻ nhỏ nhắn của con, lại nghĩ đến nhiều lúc con đều bị nhốt trong nhà không ra ngoài được, lòng thị lại đau đớn, không để tâm thứ gì khác mà sẽ cặn kẽ giải thích cho cậu biết. Thời gian dài, thị phát hiện làm như vậy thì con trai sẽ hiểu chuyện hơn. Nói chung, những câu hỏi mà cậu đã hỏi rồi, cậu sẽ không hỏi lại lần thứ hai.

Cho nên lần này thị cũng giải thích kỹ càng.

Cố Thanh Vân chợt vỡ lẽ, là cậu nghĩ mọi chuyện quá đương nhiên rồi. Điều cậu nghĩ tới, cha mẹ cậu chắc chắn cũng sẽ nghĩ tới.

- Nhị Nha, dẫn em trai đi chơi đi con.

Tiểu Trần thị vỗ đầu cậu, nói:

- Đi chơi với chị hai con đi, mẹ chuẩn bị dệt vải rồi.

- Dạ.

Mặc dù Cố Thanh Vân có hơi miễn cưỡng, nhưng cậu vẫn đồng ý.

Nhị Nha, người ở bên cạnh đánh túi lưới nãy giờ, nghe thế thì mím môi cười vui vẻ, nhảy xuống ghế, nắm tay Cố Thanh Vân ra ngoài.

Hai người bước ra khỏi cổng, bắt đầu dạo quanh thôn. Tiểu Hắc hào hứng đi theo phía sau, chạy tới chạy lui.

Thôn Lâm Khê tuy không lớn nhưng dân cư sinh sống tương đối rải rác, nguyên nhân chính là mỗi nhà đều có sân rất rộng. Hầu như nhà nào cũng nuôi chó, dọc đường có thể nghe thấy tiếng gà gáy, tiếng chó sủa. Cùng với những cành hoa đào hé ra từ hàng rào của những nhà ven đường, làn gió ấm chiều xuân thổi về, hương thơm say lòng người tràn ngập thôn làng.

Đi được một lúc, Nhị Nha không hề nói gì. Nàng là một cô bé hướng nội.

Cố Thanh Vân lặng lẽ lắng nghe âm thanh "cạch cạch" vui tai, chứng kiến

cảnh tượng chân thực "lách cách trong khung cửa, nông phụ ngồi dệt vải", cậu không khỏi bồi hồi xúc động.

Đây mới là cuộc sống chân thực của cậu, cuộc sống hiện đại của kiếp trước dường như là một giấc mơ, là do cậu tưởng tượng ra, có vẻ rất không thực.



Nghe thấy tiếng cười của nhiều đứa trẻ ranh vọng ra từ suối, Cố Thanh Vân vội nói:

- Chị hai, chị quay về lấy túi lưới và xô đi, em sẽ đợi bên suối.

- Vậy thì em không thể nghịch nước.

Nhị Nha cũng rất muốn thử, dù sao thì cô bé cũng chỉ là một đứa trẻ.

Cố Thanh Vân đồng ý, nhìn dáng người vạm vỡ của chị mình với nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Kỳ thật, là cậu con trai duy nhất trong nhà hiện tại, cậu được đối xử tốt nhất trong số các đứa cháu. Tam Nha hiện chỉ mới hai tuổi, là con gái của chú hai thím hai, cậu không nói nhiều với cô bé này. Nhưng đối với hai chị gái của mình, chị cả thì không sao, cực kỳ yêu thương cậu, có đồ nào ngon đều để lại cho cậu.

Còn Nhị Nha thì sao? Sở dĩ lần đó cậu sốt nặng như vậy là do cô bé đó.

Có lẽ vì sinh ra cậu nên mọi lòng dạ sức lực của cha mẹ đều đặt hết vào cậu. Lúc đó, Nhị Nha là đứa bé nhỏ nhất nên chắc chắn từng có một quãng thời gian được yêu chiều, sau này anh trai cậu sinh ra, có lẽ hai người đã hòa hợp và có tình cảm với nhau.

Lần đó cậu không thoải mái, toàn thân yếu ớt, không mở mắt được, không còn sức mà khóc. Cậu chợt thấy người mình nhẹ hẳn đi rồi trở nên lạnh buốt, bên tai vang lên một giọng nói trẻ con:

- Tất cả là do mày nên cha mẹ không cần tao nữa, cũng không cần Đại Oa Tử. Nếu không có mày, Đại Oa Tử đã không chết.

Đại Oa Tử là nhũ danh của người anh trai chết yểu của cậu.

Lúc đó đương mùa đông lạnh giá, Cố Thanh Vân lạnh đến mức không quan tâm đến việc tại sao cha mẹ không ở bên cạnh, sau khi dốc hết sức lực toàn thân, cuối cùng cậu mới phát ra được một tiếng kêu như mèo kêu.

Sau đó cậu mới biết được khi cậu và con trai của chú hai cùng lúc đổ bệnh, cha cậu đã đi mời đại phu, mẹ cậu vào bếp nấu thuốc từ trước, còn chị cậu thì đi nhà xí, cho nên lúc đó Nhị Nha đang ở bên cạnh trông chừng cậu.

Lúc đó, cậu khóc lóc đến kiệt sức, cuối cùng chỉ nghe thấy âm thanh cộc cộc cộc dần đi xa.

Khi tiếng mẹ truyền đến, tiếng cộc cộc cộc lại gần, thân thể nặng trĩu, thấy ấm hơn một chút, cậu mới biết mình được đắp chăn rồi.

- Mẹ, sao em trai khóc hoài vậy?

Giọng nói non nớt của Nhị Nha khiến cậu ớn lạnh.

Khi đó nàng ta mới bốn tuổi mà đã biết làm chuyện như vậy, khiến cậu chỉ cần nghĩ đến thôi đã rùng mình.

Trẻ con thời xưa thật đáng sợ! Nhà của cậu không phải nhà cao cửa rộng, vậy mà vẫn có trạch đấu!

Từ đó về sau, cậu nghĩ cậu sẽ không xem thường bất kỳ ai nữa.

Bạn thấy đấy, lòng ghen tị của một đứa trẻ đơn thuần suýt chút nữa đã khiến cậu phải đến Địa phủ báo danh, vậy người lớn thì sao?

Cậu không nói gì về chuyện lần đó, coi như không biết. Lúc đó cậu chưa được hai tuổi. Do hạn chế về thể chất, lại mới tập nghe tiếng địa phương ở đây, nên cậu nói rất chậm. Vả lại có thể nói ra người lớn cũng không tin, dù sao cũng là con gái của mình mà. Nhưng cho đến bây giờ, cho dù chuyện đó do Nhị Nha không hiểu chuyện gây ra, Cố Thanh Vân vẫn có chút đề phòng nàng ta.

Tất nhiên, cậu không biểu hiện ra điều đó.

Có thể Nhị Nha cũng đã hoảng sợ vì sự việc đó, tính cách của nàng ta thay đổi từ sôi nổi sang hướng nội, hơi rụt rè. Có thể ôm tâm lý muốn bù đắp cho cậu, nàng ta đối xử với cậu rất tốt.
« Chương TrướcChương Tiếp »