Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Cuộc Sống Khoa Cử Thời Cổ Đại Của Con Nhà Nông

Chương 1: Xuyên Thai

Chương Tiếp »
Editor: Krissy

Năm Hồng Chính thứ mười, quận Việt Dương, huyện Lâm Sơn, thôn Lâm Khê.

Thôn Lâm Khê tháng ba rực rỡ ánh nắng, cỏ mọc chim lượn, nước xanh rì rào, đương mùa hoa đào nở rộ. Thôn dân đang chăm chỉ làm ruộng ngoài thôn, lúc này trong thôn khói bếp lượn lờ, tiếng gà chó không dứt, là cảnh nông thôn yên tĩnh thanh bình.

Tại nhà của Cố Quý Sơn ở cuối thôn, một đứa trẻ trong đình viện bỗng chậm rãi thở dài.

Cậu bé này có nhũ danh là Xuyên Tử, đại danh là Cố Thanh Vân. Cậu nhìn những cây đào và mận nở rộ trong đình viện rồi lại thở ra một hơi, con chó đen choai choai bên cạnh cũng cất tiếng sủa.

Cố Thanh Vân liếc nhìn Tiểu Hắc một cái, phớt lờ cái đuôi đang lắc lắc của nó, lại ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ trong trạng thái mê man.

Xuyên không đến thời không này đã bốn năm, cậu chính là “xuyên thai” trong truyền thuyết, sinh non, mới hơn bảy tháng đã chào đời rồi. Với hoàn cảnh sống ở thời cổ đại, ai cũng có thể tưởng tượng cậu lớn lên thật không dễ dàng. Nếu không phải cậu có linh hồn của người trưởng thành thì có lẽ đã không sống sót nổi.

Theo tiêu chuẩn hiện đại của cậu, nhà họ Cố mà cậu sinh sống thực sự rất nghèo!

Điều quan trọng nhất, cậu lại còn là nam giới! Nam giới! Nam giới!

Chuyện quan trọng phải lặp lại ba lần.

Kiếp trước, cha mẹ ly hôn khi cô mới ba tuổi, cô làm một đứa con ghẻ đi theo bà ngoại. Nguyên nhân ly hôn là vì cô là con gái, không thể nối dõi tông đường. Cha mẹ cô đều là người của đơn vị thành phố địa phương, lúc đó đang thực hiện nghiêm chính sách kế hoạch hóa gia đình, với tiền đề là không thể sinh con thứ hai, họ lại không nỡ bỏ việc làm, cuối cùng chỉ đành hy sinh cô.

Ông bà nội không thích cô, cha mẹ cũng không muốn dắt theo cô, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm mùa xuân thứ hai của họ. Cuối cùng, không biết họ thương lượng thế nào, mẹ cô đã đồng ý tiếp nhận vì một khoản phí nuôi nấng. Sau khi thỏa thuận ly hôn được ký kết, cô lập tức được gửi về nhà bà ngoại trong thôn.

Bà ngoại đối xử với cô cũng không tệ lắm, dù sao bà cũng chỉ có một đứa con gái như mẹ, giờ bà chỉ ở một mình, có thêm một đứa cháu gái ở cùng thì cũng có nơi gửi gắm. Có thể nói, sống đến hai mươi mấy tuổi, cô chỉ có thể cảm nhận tình cảm gia đình từ bà ngoại.

Cứ thế chậm rãi lớn lên, liên lạc hàng tháng với cha mẹ chỉ có con số ghi trên thẻ. Khi cô lên trung học ở thành phố, lần đầu tiên cô bước chân về nhà mới của cha mẹ.

Sau khi cha mẹ cô ly hôn, họ tái hôn rất nhanh. Lần này hai người vẫn sinh được một cô con gái. Lúc đó cô rất vui mừng khi biết tin này, cô nghĩ họ sẽ lại lục đυ.c. Đáng tiếc, không biết vì sao, lần này cả hai gia đình đều sống tiếp mà chẳng hề chia tách.

Lúc nhỏ cô từng rất khó hiểu, bây giờ nghĩ lại chắc là do có tình cảm cũng nên. Nếu không có tình cảm thì mọi thứ đều là cái cớ. Còn cô, như một sản phẩm của mối hôn nhân không có tình cảm, hai bên gia đình không thích gặp cô, các em gái cũng chẳng coi cô là chị.

Mọi người chung đυ.ng không thoải mái, cô cũng không có xu hướng thích chịu ngược nên sau đó không còn đến nhà họ nữa.

Tiền cấp dưỡng của cha mẹ cho cô chỉ đến năm mười tám tuổi. Cô học hành rất chăm chỉ, được nhận vào một trường đại học trọng điểm của địa phương trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Trường đại học có hỗ trợ cho sinh viên vay vốn, phí sinh hoạt thì có thể tự đi làm kiếm được, miễn cưỡng cũng có thể hoàn thành việc học. Mặc dù bà ngoại có cho cô tiền nhưng làm sao cô nỡ lòng nào mà nhận. Bà đã lớn tuổi, mỗi tháng chỉ có lương hưu vài trăm tệ.

Sau khi hoàn thành việc học một cách đầy khó khăn trắc trở, cô được nhận vào làm công chức nhà nước tại một thị xã ngay khi vừa tốt nghiệp. Lúc đó cô nghĩ rằng mình có thể ở gần nhà chăm sóc bà ngoại. Nhưng không ngờ quãng thời gian tốt đẹp chỉ được vài năm, bà ngoại bị ngã, rồi đột ngột qua đời. Sau khi lo liệu xong tang sự, cô đau lòng quá độ, sau khi ngất đi thì đến đây một cách khó hiểu.

May mà cô không có gì phải vướng bận ở thời không đó. Khoản vay sinh viên của cô đã trả xong, số tiền cô dành dụm được cũng đã lo tang lễ cho bà ngoại, không hề lợi dụng những người khác.

Không còn cách nào khác, nếu sau khi chết cô còn để lại một di sản lớn thì nhất định sẽ chết không nhắm mắt. Cô không muốn để món lợi đó rơi vào tay những người được gọi là “người thân”.

#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}

Sau khi sinh ra ở đây, cơ thể rất yếu, toàn thân đau nhức, đặc biệt là đầu. Lúc đó cô vẫn còn một số ký ức của kiếp trước nên rất ngoan ngoãn, dù là uống sữa hay uống thuốc. Chỉ thỉnh thoảng yếu ớt khóc vài tiếng, giả vờ như một đứa trẻ sơ sinh.

Cứ như vậy, cô đã được bốn tuổi.

Sau khi học nói, Cố Thanh Vân hiện giờ vẫn không hề thăm dò đây là ở đâu, triều đại nào, chỉ để ý rằng ông cả Cố Bá Sơn từng nói bây giờ là năm Hồng Chính thứ mười, đây là thôn Lâm Khê, huyện Lâm Sơn, quận Việt Dương, còn những thứ khác thì không biết.

Thôn Lâm Khê là nơi có núi sông bao quanh, chỉ có hơn ba mươi hộ gia đình và hơn hai trăm nhân khẩu, khu vực này hẻo lánh, chắc là nằm ở phía nam, còn cụ thể thì sau này mới từ từ hỏi thăm được.

Thôn Lâm Khê không sống cùng họ, mà là ba họ Cố, Miêu và Lý sống trộn lẫn với nhau, tất cả đều chuyển từ nơi khác đến.

Hơn mười năm trước, Giang Nam gặp phải trận lũ lụt trăm năm hiếm gặp, ruộng đồng màu mỡ bị nuốt chửng, nhà cửa sập đổ, người và gia súc đều bị ngập lụt, sau đại họa thì xảy ra đại dịch, người sống sót lại càng ít. Lúc đó có thể nói là mười nhà thì đến chín nhà trống không, tất cả mọi người đều chạy nạn.

Trận lụt này trực tiếp hủy hoại cả một vương triều, vương triều mới chỉ mới xây dựng được mười năm, hiện tại mới khôi phục được chút nguyên khí.

Triều đình lúc bấy giờ khuyến khích dân chúng đến khai hoang định cư ở huyện Lâm Sơn, có điều kiện ưu đãi, miễn thuế ba năm, năm thứ tư và thứ năm nửa thuế, sau đó mới nộp thuế bình thường. Theo lời kể của ông nội, quê hương của họ đã bị lũ lụt và lở đất nhấn chìm, vì vậy họ dứt khoát đáp ứng lời kêu gọi của triều đình và định cư tại thôn Lâm Khê mới thành lập.

Anh trai của ông nội Cố Bá Sơn là Đồng Sinh, được bổ nhiệm trực tiếp làm trưởng thôn. Đây cũng là một trong những lý do nhà họ Cố không hô hào đòi về quê hương.

Vì vậy, sau khi định cư tại địa phương, nhà họ Cố trải qua nhiều đợt làm nhà, khai hoang, mua đất, chỉ còn lại ít tiền, cuộc sống chật vật. May là triều đại này mới được thành lập, hiện đang khuyến khích trồng trọt và trồng dâu nuôi tằm, giảm lao dịch và thuế má, cuộc sống của mọi người mới miễn cưỡng tiếp diễn.

Khi vừa trở thành con trai, Cố Thanh Vân còn cảm thấy sống không bằng chết. Mặc dù ở kiếp trước, khi còn không biết gì, cô còn hận tại sao mình không phải là con trai, nhưng cô không ngờ có một ngày mình sẽ thật sự biến thành con trai!

Tuy nhiên, kể từ khi nhìn thấy một cô bé trong thôn bị gia đình bán cho người môi giới, cha mẹ thì ở bên cạnh cười đếm tiền, Cố Thanh Vân không rét mà run.

May mắn mình là con trai, nói chung, con trai sẽ không bị bán. Nếu phải bán cũng không phải là ứng cử viên đầu tiên.

Cậu mừng thầm.

Ở triều đại này tương tự như thời cổ đại, Cố Thanh Vân không hề có cảm giác an toàn. Cậu vốn có một người anh trai hơn mình một tuổi, nhưng vì bị cảm lạnh một trận mà không còn nữa. Vì đau lòng, mẹ cậu đi đường không chú ý, ngã nặng rồi sinh non, đại phu nói sau này sẽ rất khó mà sinh dục. May mà cậu là con trai, nếu không chẳng biết sẽ như thế nào.

Gia đình cậu hiện có ba thế hệ cùng chung sống, chủ hộ là ông nội Cố Quý Sơn, năm nay bốn mươi bảy tuổi, là nông dân kiêm thợ mộc, thỉnh thoảng có một khoản thu nhập nhất định.

Bà nội lão Trần thị, bốn mươi sáu tuổi, đanh đá và nắm quyền. Ở nhà, ngoại trừ ông nội, những người khác đều phải làm theo sự sắp đặt của bà.

Hai vợ chồng già có ba con trai và một con gái. Con trai út vẫn chưa thành gia, chết vì bệnh dịch. Con gái lấy chồng rồi chạy nạn nên đến nay không có tung tích, không còn liên lạc được.

Bây giờ họ chỉ có hai người con trai. Con trai lớn là cha Cố Thanh Vân - Cố Đại Hà, năm nay hai mươi sáu tuổi, cưới vợ tiểu Trần thị, có hai con gái và một con trai.

Con trai thứ hai là Cố Nhị Hà năm nay hai mươi tuổi, cưới vợ là Lý thị và sinh được một cô con gái, hiện Lý thị đã mang thai được ba tháng.



Vì vậy, trong thế hệ cháu trai, Cố Thanh Vân là con trai duy nhất, địa vị của cậu trong gia đình có thể hình dung được, tuyệt đối là cục cưng của ông bà nội và cha mẹ.

Trên thực tế, sau khi Cố Thanh Vân sinh non, vì xương cốt kém, cậu đã tiêu rất nhiều tiền, mấy độ phát sốt suýt chết - mặc dù cậu luôn rất cố gắng chăm sóc cơ thể. Nhưng gia cảnh rành rành ra đó, ngay cả thuốc mà đã suýt không uống nổi nữa rồi. May mà ông cả Cố Bá Sơn cho vay tiền khám bệnh, trong lúc đó Cố Thanh Vân suýt chút nữa đã bị ông bà nội từ bỏ.

Vì khi cậu được một tuổi, chú hai sinh được một cậu con trai khỏe mạnh hơn cậu rất nhiều. Lúc đó, sự tập trung của ông bà chuyển sang người em họ, tiêu ít tiền hơn cho cậu. May mắn thay, cậu vẫn còn cha mẹ tốt, may là mẹ cậu không thể sinh nữa. Đối với đứa con trai duy nhất trong gia đình, vợ chồng Cố Đại Hà yêu thương vô cùng. Hễ rảnh là Cố Đại Hà lại ra trấn trên làm công ngắn hạn, tiểu Trần thị ở nhà liều mạng canh cửi, tiền kiếm được đều mua thuốc cho cậu uống.

Số tiền kiếm được của gia đình vốn phải nộp lên quỹ chung, nhưng đối với hành vi của vợ chồng Cố Đại Hà, ông nội Cố Quý Sơn mắt nhắm mắt mở, không nói gì, cả nhà cũng không nhắc lại.

Cố Thanh Vân vô cùng trân trọng sinh mệnh của chính mình, cho dù triều đại này có tốt hay không, cậu cũng muốn sống tốt, bởi cơ duyên tái sinh hiếm có khó được biết bao. Vào năm ba tuổi, có thể nhớ lại tất cả ký ức kiếp trước của mình, cậu đã tự nhủ phải thật trân trọng và bảo trọng cái mạng nhỏ của bản thân.

Đặc biệt là sau khi người em họ của cậu sang nhà bà ngoại cách đây một năm, vô tình mắc bệnh và qua đời sau khi trở về trị mãi không khỏi, cậu càng hiểu sâu sắc một chân lý: dù là nam hay nữ, sống lâu thì mới có thể đạt được tất cả.

- Ấy chết, cháu trai ngoan của ông nội, sao lại ngồi ở bên ngoài thế, nếu trúng gió thì làm sao bây giờ?

Đang miên man suy nghĩ thì chợt nghe thấy giọng nói quen thuộc của ông nội truyền đến, thân thể nhỏ bé cũng bị nhấc lên cao, rơi một vòng ôm đầy mùi mồ hôi.

- Ông nội, ông đã về rồi ạ?

Cố Thanh Vân ngạc nhiên mừng rỡ kêu lên, hôn lên khuôn mặt nhăn nheo của ông nội, nói với giọng non nớt:

- Ông nội, Xuyên Tử rất nhớ ông, sao bây giờ ông mới về ạ?

- Ông nội ra đồng làm cỏ, hôm nay Xuyên Tử làm gì thế? - Cố Quý Sơn vừa ôm cậu vừa đi về phía nhà chính.

- Dạ cho gà ăn, ăn cơm.

Cố Thanh Vân đáp, nhìn thấy phía sau có một đám người thì bèn chào hỏi từng người một:

- Bà nội, cha, mẹ, chú hai, thím hai, mọi người đã về rồi ạ.

Tất cả những người được chào đều mỉm cười.

Sau khi vào đến nhà chính, Cố Thanh Vân được đặt xuống, còn bị ghẹo nói chuyện. Những người khác đi tới giếng trong sân rửa sạch bùn đất trên người.

- Cả người đầm đìa mồ hôi mà ông còn dám ôm cháu trai ngoan của tôi, mau đi tắm rửa đi.

Bà nội lão Trần thị đẩy Cố Quý Sơn ra, ngồi xổm xuống dịu dàng hỏi:

- Xuyên Tử, sáng nay dậy đại tỷ có cho con ăn canh trứng không?

- Dạ ăn, ăn hết rồi. - Cố Thanh Vân trịnh trọng gật đầu. Đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng chính của cậu, đương nhiên phải ăn hết.
Chương Tiếp »