Cậu cả vừa đi vừa cởi chiếc áo khoác trên vai xuống, một tay nhét vào trong ống tay áo, tay bên kia với ra phía sau không ngừng sờ soạng tìm một ống tay áo khác. Lúc ra khỏi cửa nhà ông còn dừng lại phất tay bảo Đầu Hổ đang vẫy đuôi với mình về chuồng, sau đó cúi lưng kéo gót giày đang dẫm dưới chân lên.
Cậu cả vội đến nỗi quên cầm đèn pin, may là lúc sau có Chu Toàn cầm đèn pin chạy theo soi đường. Người cuối cùng ra khỏi nhà là Trần Văn Lễ, lúc sắp đi hắn lại đột nhiên rẽ sang chỗ chứa đựng nông cụ, cầm đòn gánh mới nhanh chóng xông ra ngoài.
Mợ cả chậm một bước không kịp ngăn lại con trai, đành phải trơ mắt nhìn hắn cầm đòn gánh chạy đi, bà không yên tâm gọi với theo phía sau: “Đừng có đánh bậy đánh bừa, nhớ để ý ba với em con đấy.”
“Con biết rồi, không để hai người họ bị thương đâu.” Anh họ đi lính nhiều năm kêu.
Ba người nhanh chóng chạy về phía nhà họ Bảo. Càng đến gần thì tiếng ồn ào lại càng lớn, Chu Toàn đã nghe loáng thoáng được tiếng chửi bậy của người trong thôn. Tiếng mắng chửi kia nghe không giống có trộm mà giống người trong thôn mắng nhau hơn, cậu cả nghe thấy lại chạy càng nhanh.
Vòng qua căn nhà hai tầng của Chu Toàn, đi lên phía trước mấy chục mét chính là nhà cũ của họ Bảo. Trước căn nhà cũ đã không ai ở mười năm, già trẻ lớn bé của nhà họ Bảo đang tụ tập rất đông.
Những hộ nhà họ Bảo mà Chu Toàn có thể nhớ mặt nhớ tên trong thôn đều ở đây cả, mọi người cầm đèn pin giơ di động, tất cả đều phẫn nộ vây quanh một người đàn ông trung niên.
Gã đàn ông bị vây ở giữa có vẻ là uống quá chén. Lúc đèn pin chiếu đến, Chu Toàn phát hiện gã chẳng những cả người xiêu vẹo mà cả khuôn mặt cũng say đến đỏ bừng lên.
Gã cả người mùi rượu, bị bao vây mà trong miệng vẫn chửi thề liên tục. Nghe gã càng mắng càng quá đáng, cậu cả xuyên qua đám đông rồi quát lớn: “Triệu Nhị Côn, anh đừng quá đáng, uống say phát điên thì đến nơi khác đi, đây không phải chỗ anh có thể giương oai đâu.”
Người đàn ông trung niên bị gọi là Triệu Nhị Côn nghe vậy, hai mắt đã say đến dại ra nhìn chằm chằm cậu cả một hồi mới khinh thường nói: “Trần Hữu Đức, mày đừng có giả ngu với ông. Lúc trước tại ông ngoại mày nói vun vào nên tao mới ở rể nhà lão già chết tiệt kia. Chính lão ấy cũng là người ở rể mà sao không lại không muốn thấy người khác sống tốt thế? Còn đuổi tao đi nữa, đây là nhà của tao, sao tao lại không được về?”
Cậu cả vừa nghe đã phát cáu, ông chỉ vào gã nói: “Lúc trước chính anh đồng ý đi ở rể, tìm người nhờ ông ngoại tôi làm mối, A Liên cũng có ý nên ông ngoại tôi mới đồng ý giúp, ai biết lại tìm cho nhà chú Bảo thằng khốn như anh. Chính anh nɠɵạı ŧìиɧ, làm lớn bụng con đàn bà khác mà còn có mặt mũi trách chúng tôi đuổi anh đi à? Phi, tôi nói cho anh biết, A Liên ly hôn với anh đã gần 20 năm rồi, tất cả chỗ này đều là chú Bảo để lại cho Bảo Cánh, anh đừng hòng xơ múi được cái gì hết.”
“Con mẹ mày, mày là ai, chức thôn trưởng to như hạt vừng mà tưởng mình làm quan thật à? Của con trai tao thì cũng là của tao, tao là cha nó, đẻ nó nuôi nó, đồ của nó cũng là của tao!”
“Phi, đúng là không biết xấu hổ, từ nhỏ đến lớn, Bảo Cánh có tiêu một xu nào của mày không? Nhỏ đến ăn mặc lớn đến đi học sách đều là chú Bảo nuôi cả. Lúc trước chú Bảo bệnh nặng, Bảo Cánh còn nhỏ, hỏi anh có mang thằng bé đi không thì anh nói như thế nào? Người nhà họ Bảo thì nhà họ Bảo nuôi, không liên quan đến nhà họ Triệu, chính anh nói thế có sai câu nào không?”
Bị cậu cả nói đến mức thẹn quá thành giận, Triệu Nhị Côn xanh mặt cãi cọ: “Có vậy thì cũng liên quan gì đến mày? Đây là chuyện của tao với nhà họ Bảo, mày không quản được.”
“Vậy tôi có thể quản được đúng không?”
Mọi người nhìn về phía người vừa cất tiếng, không biết một ông cụ mặc áo bông màu xanh quân đội đã đứng ở bên ngoài đám người từ khi nào.
Người nhà họ Bảo đang vây quanh Triệu Nhị Côn thấy ông cụ này đều cực kì tự giác nhường đường, không ít người còn chào chú, chào ông.
Ông cụ cầm tẩu thuốc dùng nõ đồng gõ vào lòng bàn tay: “Đây là nhà tổ của chúng tôi, anh tôi là trưởng tử, Bảo Cánh là trưởng tôn, hai người họ kế thừa thì tôi không có ý kiến gì hết. Cậu là con chuột chui ra từ đâu mà dám đào góc tường nhà tôi hả? Nhị Côn Tử, tôi nói cho cậu biết, bỏ cái suy nghĩ ấy đi, bằng không hôm nay đừng mong lành lặn ra khỏi thôn họ Bảo này!”
Ông cụ họ bảo là lão binh, từng tham gia kháng Mỹ viện Triều lão binh nên rất có khí thế, cho dù đã già thì phong thái cũng không thua gì lúc còn trẻ.
Triệu Nhị Côn có cồn mới to gan lớn mật được một tí, gã nghe vậy chột dạ không thôi, ngoài mạnh trong yếu nói: “Lão già muốn làm gì? Đừng ỷ con trai út của lão là cảnh sát mà ngang ngược, hiện tại là xã hội pháp trị, không có chuyện một tay che trời đâu.”
Nhìn bộ dáng miệng cọp gan thỏ của gã đàn ông đối diện, ông cụ nhà họ Bảo cười lạnh: “Cậu yên tâm, con trai út của tôi chưa bao giờ làm chuyện vấy bẩn bộ đồng phục trên người nó cả. Nhưng tôi nói cho cậu biết, tòa nhà này là của Bảo Cánh, chẳng có quan hệ gì với cậu hết, nếu cậu chết sống đòi vào thì chính là ăn trộm. Người nông thôn chúng tôi bắt được trộm cũng không nương tay như người thành phố đâu, kết cục của cậu thế nào thì tự cậu nghĩ đi.”
“Ha, các người có thể làm gì tôi? Đánh người phạm pháp, bị thương phải đền tiền, dù sao tôi cũng không lỗ.” Triệu Nhị Côn nghe ông cụ Bảo nói thế thì đáp trả ngay như có chỗ dựa vậy.
“À, nghe thế là tôi hiểu rồi, không biết xấu hổ như vậy hóa ra là vì tiền. Được, tôi biết giá thị trường của đám cặn bã như cậu, gãy tay ba vạn, gãy chân năm vạn đúng không? Hôm nay cậu muốn ba vạn hay năm vạn, lão đây trả đủ!”
Lúc họ nói chuyện, những người họ Bảo khác đã lặng lẽ rút nhỏ vòng vây, ép Triệu Nhị Côn dán cả người lên cánh cổng gỗ dày rộng của nhà họ Bảo. Bị đinh đồng trên cửa cộm vào lưng, cảm giác đau đớn rốt cuộc cũng khiến cái đầu mờ mịt vì cồn của Triệu Nhị Côn hơi tỉnh táo một chút.
Triệu Nhị Côn nuốt một ngụm nước bọt, lắp bắp nói: “Các người… Các người muốn gì? Tôi nói cho các người biết, tôi mà bị thương thì ai cũng đừng mong được yên ổn, tôi nhất định sẽ kiện kẻ đó táng gia bại sản đấy.”
Ông cụ Bảo nghe vậy thì hừ lạnh một tiếng: “Cậu yên tâm, người như cậu không cần thanh niên trai tráng nhà họ Bảo ra tay, lão già này là được. Ba vạn năm vạn xong tôi cũng không chạy mà đi tự thú luôn. Bắt trộm không cẩn thận làm trộm bị thương, lão đây đã hơn 80 tuổi, vừa tự thú vừa bắt trộm ngộ thương, hẳn là tội cũng không quá nặng. Còn ba vạn năm vạn kia, lão không có ngay được nhưng chắc chắn không quỵt nợ, tiền này có thể trừ vào lương hưu của lão, ba, năm năm sẽ trả hết thôi. Cậu yên tâm, tôi sẽ bảo trọng thân thể, mong là không đi gặp chủ tịch trước khi trả xong tiền.”
“Phì, khụ khụ khụ.”
“Ha ha ha ha, úi, ai đá tôi đấy? Được rồi, không cười được chưa, có phải cố ý đâu, tôi không nhịn được mà.”
Triệu Nhị Côn bị ông cụ Bảo chọc tức đến nói không nên lời, thở hổn hển nói: “Được được dược, lão chờ đó cho tôi, các người cũng chờ đó cho tôi.”
“Ấy, mày còn dám uy hϊếp bọn tao nữa cơ à?”
“Tôi thấy thằng khốn này ngứa đòn đấy, chắn trước cửa đập cho một trận đi?”
Thấy đám người vây quanh mình càng lúc càng kích động, Triệu Nhị Côn chột dạ, hai con mắt cá chết mờ mịt vì cồn đảo như rang lạc tìm đường chạy.
Nhìn đôi mắt đảo loạn như chuột của Triệu Nhị Côn, ông cụ Bảo thở dài một hơi thật mạnh trong lòng. Năm đó sao cháu mình lại mắt mù nhìn trúng người này, còn lén lút hẹn hò, bảo gã nhờ người tới cửa làm mối cơ chứ? Anh ông cũng như bị ma che mắt vậy, chỉ vui vẻ vì gã chịu ở rể, nghĩ một ít thói xấu nhỏ vẫn có thể sửa lại được, kết quả lại nuôi ra một kẻ vô ơn bạc nghĩa.
Mặc kệ nói thế nào thì gã vẫn là cha Bảo Cánh, ông cụ Bảo nhịn xuống sự chán ghét trong lòng, vẫy tay nói: “Cút cút cút, thấy mày lấm la lấm lét mà phiền.”
Con cháu nhà họ Bảo nhìn nhau, không dám cãi lời ông cụ vai vế lớn nhất trong họ, vài người lui về phía sau vài bước nhường ra một con đường cho gã. Triệu Nhị Côn bị chặn hơn nửa giờ thấy thế, nghiêng ngả lảo đảo chạy ra khỏi vòng vây, không dám quay đầu nhìn lại lần nào, tè ra quần chạy ra ngoài thôn.
Ông cụ Bảo đánh mắt ra hiệu cho một người thanh niên đứng bên cạnh, người này hiểu ý bám theo phía sau gã, thấy gã thật sự ra khỏi thôn rồi mới yên tâm.
Thấy trò khôi hài đã kết thúc, ông cụ Bảo lấy diêm ra châm tẩu thuốc, hút mấy hơi rồi nhả khói nói với mọi người: “Được rồi, đừng tụ ở đây nữa, về nhà ăn cơm đi.”
Sau đó ông cụ nhìn cậu cả nói: “Hữu Đức, hôm nay phiền cậu lại đây, Văn Lễ mang cả đòn gánh ra à? Ha ha ha, thằng nhóc này có tâm, yên tâm đi, ông còn khỏe mạnh lắm, không chịu thiệt được đâu.”
Thấy ông cụ nhìn về phía mình, Chu Toàn tự giác mở miệng: “Ông, con về rồi.”
Trời tối không rõ mặt người, ông cụ Bảo vốn tưởng Chu Toàn là khách nhà họ Trần nghe vậy thì nheo mắt nhìn kĩ Chu Toàn, sau đó giật mình nói: “Đây là Tiểu A Toàn nhà lão Chu hả? Dạo này mắt ông mờ lăm, đi lại quên mang kính viễn thị, thấy không rõ mặt người, suýt chút nữa không nhận ra con. Về từ thủ đô đúng không? Vừa lúc, có rảnh đến nhà ông ăn táo ngâm rượu đi.”
Lúc họ nói chuyện thì mọi người đã tan đi cả, chào hỏi xong thì ông cụ bảo tuổi tác đã cao cũng theo con cháu về nhà.
Cha con nhà họ Trần cùng Chu Toàn trở về đi, dọc đường cậu cả cứ thở ngắn than dài mãi. Chu Toàn thấy thế không hiểu ra sao, đã 3-4 năm cậu không về thôn, không hiểu chuyện trong thôn lắm.
Đang định hỏi thì Trần Văn Lễ đi bên cạnh lại nháy mắt với cậu, ý bảo có việc về nhà đóng cửa lại rồi nói sau.