Chương 36: Quản Lý Chi Tiêu

Trưa ngày vợ chồng Hứa Tình rời đi, homestay lại nghênh đón một đợt khách mới. Tổng cộng 12 người, 5 nam 7 nữ, đều khoảng 50, 60 tuổi, là thành viên của Đoàn Hợp xướng nghệ thuật Người cao tuổi Thành phố Phượng Hoàng.

Cha mẹ Hứa đều là thành viên chủ chốt của đoàn hợp xướng thành phố. Mẹ Hứa hát hay múa giỏi, còn cha Hứa là cao thủ đàn nhị, còn biết chơi cả đàn phong cầm và harmonica.

Người chơi thân với họ trong đoàn thấy ảnh họ đăng trên cá nhân, thấy homestay này rất thú vị nên mới liên hệ với nhau rồi kéo mười mấy người lại đây.

Cha mẹ Hứa thấy có bạn tới thì đương nhiên rất vui. Chu Toàn thấy họ đều là người quen nên sắp xếp cho họ ở cùng một sân, dù sao phòng trống ở đây cũng còn không ít.

Các bác trai bác gái vào homestay một lát đã làm quen với cha mẹ Vu, vừa lúc hai vị này cũng thích kinh kịch nên họ đứng trong sân biểu diễn luôn. Họ hát khá hay, còn rất tự giác, chỉ hát một lúc vào buổi sáng hoặc buổi chiều, sáng sớm hoặc đêm muộn thì tuyệt đói không làm phiền đến người khác.

Nhà kiểu cổ, đồ đạc trang trí cũng kiểu cổ, lại có giọng hát kinh kịch Bắc Kinh thường thường truyền ra, nhà tổ họ Bảo bây giờ thật sự khiến người ta có cảm giác như đang quay về những ngày xưa cũ.

Nghe nói cha mẹ Vu, cha mẹ Hứa và các bác trai bác gái còn định ở thêm 3, 4 ngày, Chu Toàn tiếp tục cosplay người phục vụ trong homestay, còn tìm thêm người nối nghiệp mình trong thôn. Bảo Nhị Long đã nhờ cha mẹ trông coi giúp tiệm tạp hóa, còn mình thì tập trung làm vị hướng dẫn du lịch “chuyên nghiệp” đầu tên của homestay nhà họ Bảo.

Bảo Nhị Long nói thu nhập bên này chẳng kém gì tiệm tạp hóa nhà mình, một ngày kiếm 200, 300 không thành vấn đề. Cho dù không phải ngày nào cũng có khách cũng không sao, một tuần làm 4, 5 ngày đã đủ lắm rồi. Thời gian còn lại xem như ngày nghỉ, ta cũng là người đi làm nghỉ thứ bảy chủ nhật như ai!

Bảo Nhị Long vui vẻ làm hướng dẫn du lịch, nhưng Chu Toàn lại vừa phải chăm sóc nhà kính trồng hoa vừa phải tranh thủ thời gian tới giúp homestay đón khách.

Bảo đầu bếp thì tập trung kinh doanh, sau khi về nhà còn tiếp tục nghiên cứu sáng tạo món ăn mới rồi hàng tháng gửi thực đơn đến công ty theo hợp đồng, sổ sách cũng phải xem qua.

Mọi chuyện dần dần đi vào quỹ đạo, một ngày lại một ngày trôi qua.

Hôm nay, trưởng thôn dẫn một người đàn ông hơn 40 tuổi tới homestay nhà họ Bảo. Chu Toàn đang nghỉ ngơi trong phòng nghe tiếng nên ra cửa, vừa thấy ông ấy đã ngẩn người, ngay sau đó hưng phấn nói: “Cậu A Văn? Thật là cậu rồi, cậu về rồi sao?”

Trần Hữu Văn nghe vậy thì cười, trên gương mặt hàm hậu tràn đầy vui sướиɠ. Ông ấy nhìn Chu Toàn lại nhìn Bảo đầu bếp nghe tiếng đi ra, gãi đầu nói: “Hai đứa là A Toàn với A Cánh đúng không? Bao nhiêu năm không gặp, đã lớn cả rồi, trông lạ quá, cậu không dám nhận.”

“Cậu A Văn, cậu thấy cháu thay đổi nhiều hơn hay anh Bảo Cánh thay đổi nhiều hơn?”

“Chắc chắn là A Cánh rồi, dù sao lúc cháu vào đại học cậu còn gặp mà. Nhưng nhìn lại vẫn có cảm giác A Cánh quen mắt, rất giống sư phụ năm đó.”

Trần Hữu Văn là em họ không cùng chi với trưởng thôn. Ông ấy rất thân với nhà họ Bảo, là một trong những người đầu tiên trong thôn theo ông nội Bảo học làm bếp.

Năm đó Trần Hữu Văn cũng giữ quy củ thời xưa là 5 năm học nghề 3 năm làm việc. Ông ấy đi theo ông nội Bảo từ khi mới là một thiếu niên, ăn ở đều được ông cụ chăm lo hết, không phải trả một xu. Sau khi tay nghề ổn lại tới quán cơm mà ông cụ mở làm việc không công 3 năm, sau đó mới dập đầu lạy sư phụ, xem như chính thức thành tài.

So với những người đến sau thì tuy không dâng trà cho ông nội Bảo, cũng không quỳ lạy bài vị của tổ sư gia, nhưng ông ấy vẫn được coi là đồ đệ của ông nội Bảo chứ không phải là học sinh.

Mặc dù sau này tới thành phố lớn làm việc thì cứ tới ngày sinh của ông nội Bảo hoặc lễ tết, ông ấy vẫn luôn gửi quà qua bưu điện. Đối với Bảo Cánh, người chú ở tại trong nhà từ nhỏ này là một kỉ niệm cực kì ấm áp trong trí nhớ.

“Cậu A Văn, cậu cả, mau vào phòng, con đi pha trà cho mọi người.”

Trong phòng, mọi người ngồi trước bàn uống trà, cậu cả cầm chén nói: “Chú Văn của con nghe ta nói con về mở homestay, đang cần người thì lập tức bỏ việc bên Phụng Thiên, trở về giúp con một tay.”

Bảo đầu bếp đang rót trà cho người lớn nghe vậy sửng sốt, dáng vẻ cực kì kinh ngạc, ngay sau đó anh kích động nói: “Chú, chú làm vậy thì sao con nhận nổi?”

Trần Hữu Văn khờ khạo cười trả lời: “Chú bỏ việc cũng không hoàn toàn vì giúp con, đừng nghĩ nhiều. Khách sạn chú đang làm có ông chủ mới, cách người ta làm ăn không hợp với chú lắm, hơn nữa bên kia có đội đầu bếp riêng, một mình một ngựa như chú không nhiều nên chú muốn đổi việc từ lâu rồi. Sau chú biết con cải tạo nhà tổ thành homestay nên mới nhờ anh họ giúp chú hỏi, nếu chỗ con thiếu người thì chú vẫn muốn trở về làm hơn, bên ngoài có tốt thế nào thì cũng không bằng nhà mình.”

“Nhưng cậu A Văn, cậu quay về đây thì Văn Xương với mợ làm sao bây giờ?”

Trần Hữu Văn lập nghiệp bên ngoài gần 20 năm thì quá nửa thời gian đều ở Phụng Thiên, vợ con ông ấy cũng theo tới bên đó. Mấy năm trước nghe nói họ mua nhà ở Phụng Thiên, Văn Xương cũng học đại học rồi đi làm ở đó. Hiện giờ cậu A Văn về thôn thì vợ con ông ấy thế nào?

“Văn Xương sống ở Phụng Thiên, nó lớn thế rồi thì sống thế nào cũng không cần cậu quản. Mấy hôm nữa mợ cháu cũng về, dàn xếp xong việc bên kia thì bà ấy cũng về thôn dưỡng lão với cậu.”

“Tốt quá, đúng lúc homestay đang cần người, chú Văn và thím Nghiên trở về là đỡ quá rồi.”

“Vậy được rồi, để A Văn dọn dẹp lại nhà trước đã, nhà đã lâu không có người ở thì thế nào cũng phải thiêu giường đất cho ấm nhà đã. Chờ thứ hai tuần sau nó đến homestay đi làm, việc thế nào tiền công thế nào thì mọi người tự thương lượng đi nhé.”

Trần Hữu Đức đã làm trưởng thôn nhiều năm nên rất rõ lúc nào nên nói cái gì, lúc nào thì nên giả ngu.

Tranh thủ lúc cậu cả uống trà, Chu Toàn xích sát vào ông, cười tủm tỉm nói: “Cậu cả, giúp con việc này.”

Trần Hữu Đức nghe vậy buông chén trà, cực kì cảnh giác nói: “Có chuyện nói thẳng, không cần vòng vo, lúc nào hai đứa bây có việc mà cậu không giúp hả?”

“Cũng không phải chuyện to tát gì, chỉ là mấy hôm nay con phát hiện homestay có chuột, thường xuyên xuất hiện ở gần phòng bếp. Chúng con cũng đặt bẫy chuột, kẹp chuột cả rồi mà không ăn thua mấy. Tụi nó biết l*иg sắt với kẹp chuột nguy hiểm hay sao ấy, không tới gần bao giờ cả, con hết cách nên mới nghĩ đến con mèo nhà cậu, muốn mượn nó tới giúp trấn trạch.”

Không trách Chu Toàn dòm ngó mèo nhà người khác, bởi mấy ngày nay chuột tại nhà tổ họ Bảo thật sự càng ngày càng càn rỡ.

Lúc trước không ai ở trong nhà tổ, không có thức ăn nên đương nhiên chúng nó sẽ không lại đây. Nhưng hiện tại phòng bếp dự trữ sung túc, trong phòng của khách cũng thường xuyên xuất hiện đồ ăn vặt, tất nhiên lũ chuột sẽ theo mùi tới phá.

Chuột trong thôn khác chuột thành phố, gan góc hung dữ hơn nhiều. Mấy hôm trước chỉ là buổi sáng đi vứt rác mới phát hiện túi rác bị chuột cắn nát, rác rưởi bên trong rải đầy đất, gần đây thì ban ngày ban mặt cũng có thể nhìn thấy chúng nó chạy trong sân.

Con chuột béo ú to như bàn tay, đuôi thật dài chạy vù vù gần phòng bếp, lúc Chu Toàn mang đồ ăn lên cho khách còn suýt chút nữa dẫm vào nó.

Như vậy không thể được, vừa không an toàn vừa không vệ sinh. Nếu để khách thấy ảnh hưởng danh tiếng thì không nói, nhỡ nó cắn trẻ con hoặc làm hỏng đồ của khách thì làm sao bây giờ?

Nhưng không có cách, lũ chuột này quá giảo hoạt, bẫy chuột, kẹp chuột đều không có tác dụng, vì an toàn lại không dám dùng thuốc diệt chuột ở gần phòng bếp. Bí quá nên Chu Toàn mới nghĩ đến con mèo mướp già nhà cậu cả.

Con mèo này ít ra cũng đã bảy, tám tuổi, mợ cả ôm về từ nhà mẹ đẻ lúc Chu Toàn mới vừa vào đại học. Từ lúc nuôi con mèo này, chẳng những nhà cậu cả không có chuột mà ngay cả nhà hàng xóm đều ít chuột hẳn.

Sau khi biết con mèo mướp ấy đẳng cấp thế nào thì lần nào nó sinh, người trong thôn cũng đến xin mèo con, nghe nói giữ nhà trấn trạch đều cực kì tốt.

“Ha ha, còn tưởng chuyện gì. Không phải là muốn một con mèo giỏi bắt chuột sao? Này có gì khó, chút nữa cậu đưa nó sang cho con, còn có mèo con nó mới sinh năm nay nữa, cũng đưa qua luôn. Bảo đảm về sau homestay bên này lẫn nhà con đều không bao giờ nhìn thấy chuột nữa.”

Nói được thì làm được, cậu cả chưa uống xong trà đã gọi Chu Toàn đến nhà mình ôm mèo, đi muộn quá giờ nó ngủ thì cũng chỉ có thể chờ buổi tối.

Lúc Chu Toàn theo cậu cả về nhà thì con mèo già kia đang nằm ngủ trên giường đất. Hai con mèo con thì hoạt bát chạy nhảy khắp nơi trên giường, vừa vồ vừa lăn, thường thường cả hai còn cắn nhau lăn thành một cục.

Chu Toàn nhìn đến mức hai mắt tỏa sáng, cậu cả bế con mèo già đang ngủ mơ mơ màng màng lên nhét vào ngực cậu: “Con mèo này vừa giỏi vừa nghe lời, chưa phá đồ trong nhà bao giờ, ngoan ngoãn, không cào người, còn biết dạy mèo con bắt chuột. Mèo trong thôn bây giờ có một phần ba đều là con nó đấy.”

“Mấy năm nay chuột đấu đá với người nên càng lúc càng khôn khéo. Kẹp chuột l*иg chuột mà con dùng đều là đồ người trong thông từng dùng, chuột nó quen cả rồi nên không mắc bẫy đâu. Muốn bắt được chuột thì vẫn phải nhờ mèo trong thôn.”

Con mèo đang ngủ tự dưng bị chủ bế lên đưa cho người khác, nằm trong lòng Chu Toàn ngơ ngác nhìn cậu. Sau khi nhận ra là ai thì nó liếʍ lên mu bàn tay Chu Toàn vài cái rồi rúc vào ngực cậu ngủ tiếp.

Hai con mèo con thấy mẹ bị người khác ôm thì lập tức nhảy từ giường sưởi lên người Chu Toàn, móng vuốt bám vào quần áo cậu bò về phía mẹ.

Chu Toàn ôm mèo mẹ lại sờ mèo con, hớn hở nghĩ nếu vừa giỏi vừa ngoan giống cậu cả nói thì tốt quá.

Chu Toàn ôm ba con mèo về nhà, nửa đường lại đột nhiên nhận được điện thoại của anh họ Văn Lễ.

“A Toàn à? Anh đang tổng trạm xe bus, mày nghe anh nói, vừa rồi trên xe đột nhiên có thật nhiều người bảo là muốn đến homestay nhà chúng ta chơi đấy. Anh vừa nghe là gọi cho mày chuẩn bị sẵn luôn, nhiều người lắm, năm phút nữa là xe xuất phát rồi, nhiều nhất bốn mươi mấy phút là về đến cửa thôn, mày nhìn xem nhiều người như vậy thì tiếp đón thế nào đi?”

Nói rồi anh Văn Lễ cúp điện thoại, vài giây sau lại gửi cho Chu Toàn một đoạn video.

Chu Toàn mở ra xem, quả nhiên trong xe đều chật kín người, đại đa số đều thống nhất đội mũ che nắng màu vàng, vừa nhìn đã biết là người trong cùng một đoàn đi tham gia hoạt động chung.

Chu Toàn đếm sơ thì chỉ những người đội mũ vàng thấy được trong video đã có hơn hai mươi, không biết còn có bao nhiêu người không nhìn thấy nữa.

Chu Toàn yên lặng nhớ lại đồ dự trữ ở homestay, cảm thấy chắc chắn không đủ dùng, lát nữa nhất định phải lái xe ra ngoài mua rồi.

Cậu vừa nghĩ vừa gọi điện thoại cho Bảo Cánh, nói cho anh có một đợt khách rất đông đang tới, sau đó ôm mèo chạy vội tới homestay.

Nửa đường cậu gặp Trần Hữu Văn đang đi về nhà, Chu Toàn ngăn ông ấy lại: “Cậu A Văn, chút nữa bọn cháu giúp cậu dọn nhà sau, bây giờ cậu tới homestay luôn được không?”

Bị bắt đi làm trước thời hạn không chỉ có bếp phó Văn mà còn có cả con mèo mướp mới ôm từ nhà cậu cả tới nữa. Nó vừa vào nhà tổ họ Bảo thì đột nhiên bỏ mèo con lại, nhảy từ trong lòng Chu Toàn ra ngoài.

Lúc Chu Toàn còn đang ngây người thì nó đã phi qua tường rào, Chu Toàn chạy theo thì thấy nó đang đuổi một con chuột béo mọng, một trước một sau chạy ra ngoài thôn.

Vài phút sau nó ngậm một con chuột chết về ném xuống trước mặt Chu Toàn. Lúc Chu Toàn còn đang há hốc mồm thì cậu cả nghe tin chạy tới đã lập tức tiến lên xoa đầu nó: “A Hoa giỏi lắm.” Sau đó nháy mắt với Chu Toàn.

????

“Cậu cả sao thế, mặt cậu rút gân hả?”

“Bây mới rút gân, không nhìn thấy A Hoa bắt được chuột sao, còn không mau khen thưởng. A Hoa chỉ bắt chuột chứ rất ít khi ăn, khi nó mang chuột về thì nhất định phải thưởng, bằng không lần sau nó không bắt nữa đâu.”

“À, hóa ra là vậy, chờ con qua phòng bếp đã.”

Vài phút sau, Chu Toàn cầm về một nắm tôm khô, mà trên mặt đất, một con chuột béo đã biến thành hai con.

“Tôm khô nha, thứ tốt, A Hoa nhà ta thích cái này lắm.”

Dưới tín hiệu của cậu cả, Chu Toàn tiến lên sờ đầu A Hoa, vừa khen nó làm tốt vừa đưa phần thưởng tôm khô lên.

Chỗ tôm khô này rõ ràng rất hợp ý A Hoa, con mèo vốn có chút lười biếng lập tức nghiêm chỉnh lên, khí phách hăng hái dẫn mèo con tuần tra khắp nơi trong nhà tổ họ Bảo.

Vì thế, khi đội quân mũ vàng lại đây thì homestay đã chuẩn bị xong, nhiệt tình cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các vị khách.

Sau hai ngày sống tại homestay, đội quân mũ vàng cảm thấy mỹ mãn xách bao lớn bao nhỏ rời đi.

........

Buổi tối, Chu Toàn kéo rèm từ sớm, vẻ mặt tham tiền ngồi trên giường đất đếm tiền mặt.

Trong một tuần hoạt động thử, homestay tiếp đãi tổng cộng 43 vị khách, chưa tính các hoạt động khác, chỉ riêng mục ăn ở thì mỗi người đã tiêu chừng 800 đồng, lúc đi thì ai cũng xách theo ít nhất 200, 300 đồng tiền đồ ăn đóng gói theo nữa.

Trừ phí tổn và lương cho nhân viên, không tính phí dụng cải tạo phòng ốc, lãi ròng chắc chắn vượt qua 50%. Hơn nữa, tại homestay, tỉ lệ vào ở càng cao thì phí tổn lại càng thấp, cứ theo chiều hướng này về sau sẽ càng ngày càng tốt.

Chu Toàn cười tủm tỉm đếm lại vài lần, phân loại, buộc thành từng cọc rồi đưa cho Bảo đầu bếp nói: “Anh Bảo Cánh, em đã đếm rồi buộc lại cho anh rồi, ngày mai anh mang lên thị trấn gửi vào ngân hàng nhé.”

Bảo đầu bếp đang đánh máy tính ngẩng đầu nhìn thoáng qua rồi nói: “Để chỗ em đi, dù sao homestay cũng phải nhập hàng, tới ngân hàng rút tiền mãi cũng bất tiện.”

“Eh? Thế cũng không thể để chỗ em mãi được, anh phải tìm chỗ nào cất đi chứ.”

Bảo đầu bếp nằm trong chăn, bàn chân to lắc lắc, không đáp lời.

“Em đang nói chuyện với anh đấy, phản ứng chút được không?”

Lúc này Bảo đầu bếp mới rời mắt khỏi màn hình máy tính, anh hỏi Chu Toàn: “Mỗi lần đi chợ thì ai trả tiền rau tiền thịt?”

“Em.”

“Tiền điện, tiền mạng, tiền vệ sinh là ai giao?”

“Cũng là em.”

“Trong hai ta thì ai quản lí chi tiêu?”

“Vẫn là em.”

“Đúng rồi, em cất tiền đi.”

“Ò, em để trong ngăn kéo ngoài cùng bên phải trong tủ đấy, chìa khóa anh cũng có.”

.........

“Hm? Vừa rồi mình tính toán cái gì ấy nhỉ? Nghĩ không ra, bỏ đi, tắt đèn ngủ thôi.”