- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- HE
- Cuộc Sống Điền Viên Của Cậu Nông Dân Trồng Hoa
- Chương 2: Dọn Dẹp
Cuộc Sống Điền Viên Của Cậu Nông Dân Trồng Hoa
Chương 2: Dọn Dẹp
Vì đã lâu không có người chăm sóc nên vườn rau trong nhà Chu Toàn đã mọc đầy cỏ hoang. Trên mặt đất xi măng cũng nứt ra hố to hố nhỏ, có chỗ còn lộ ra cả mặt đất bên dưới, có cỏ dại cứng đầu mọc ra từ những cái hố đó.
Căn nhà hai tầng khiến Chu Toàn nhìn từ xa đang lẳng lặng đứng giữa sân vườn. Căn nhà đã hơi cũ nát trong mắt người ngoài này chính là nơi mà Chu Toàn đã sống từ nhỏ đến lớn.
Cậu cầm chìa khóa mở cửa, tiếng chìa ổ va chạm leng keng làm vị khách ở dưới mái hiên giật mình. Một đôi chim én lưng đen cánh đen bụng trắng, mặt và cổ màu cam vàng kêu chíp chíp bay ta khỏi cái ổ đắp từ bùn, bay tròn trên đầu Chu Toàn.
“Là bọn mày à, năm nay về sớm thế? Đúng, tao cũng về rồi, đã lâu không gặp.”
Tổ chim én dưới hiên đã tồn tại mười mấy năm, từ năm căn nhà này xây xong đã có chim én chọn xây tổ ở đây. Cho nên căn nhà này có mặt bao lâu thì đám chim én này cũng làm hàng xóm với Chu Toàn bấy lâu. Với người trong thôn, chim én chọn xây tổ dưới hiên nhà mình là điềm lành. Vậy nên mọi người sẽ không làm hại những sinh linh bé nhỏ này, lúc xây nhà còn có người cố ý xây thêm cửa hiên hoặc ban công để mấy chú chim này có chỗ làm tổ.
Nhà đã lâu không có người ở nên không khí rất khó chịu. Việc đầu tiên Chu Toàn làm sau khi vào nhà là mở tất cả cửa và cửa sổ cho thông gió, sau đó mang đệm chăn trong phòng ra ngoài sân phơi nắng. Sau đó cậu quay lại phòng mình, đặt bồn lan điếu ôm khư khư cả quãng đường dài lên cửa sổ.
Gần chạng vạng, mặt trời đã ngả về phía tây, ánh mặt trời chiếu vào nhà không còn gắt như giữa trưa nữa mà chỉ ấm áp thôi.
Chu Toàn dùng tay xoa lá lan điếu. Theo lực tay cậu, chiếc lá bị áp xuống đυ.ng vào tay Chu Toàn, cảm giác giống một con mèo được chủ nhân sờ đầu đang làm nũng vậy.
Cảm thấy lòng bàn tay mình buồn buồn, Chu Toàn cười nói: “Nơi này là quê của tao, khí hậu cũng na ná thủ đô, đều là bốn mùa rõ ràng. Chẳng qua bên này mùa đông lạnh hơn, mùa hè nóng hơn, gió cát mùa xuân và mùa thu cũng lớn hơn một ít. Ấy, giới thiệu thế nghe không tốt lắm nhỉ? Ha ha ha, nhưng đây là nhà, nơi tao sinh ra và lớn lên, cho dù ở bất cứ nơi nào đều sẽ nhớ đến.”
Những câu lẩm bẩm một mình của cậu giống như được lan điếu đáp lại. Chiếc lá cây hẹp dài, hai bên xanh non, ở giữa có một đường thẳng tắp màu trắng bạc chạy dài từ gốc đến ngọn lắc lư nhẹ nhàng theo lời nói của Chu Toàn.
Sắp xếp xong bồn lan điếu và hành lý, Chu Toàn bắt đầu quét dọn nhà ở. Cậu đốt hai miệng bếp lò ở phòng đông và phòng tây dưới tầng một lên trước, làm trong phòng có hơi ấm, như vậy chẳng những có thể làm nóng giường sưởi mà còn có thể xua tan hơi ẩm trong phòng nữa. Sau đó cậu cầm chổi lông gà trong phòng đông - phòng của ông nội, đeo khẩu trang, đội mũ, bắt đầu quét dọn bụi bặm trong phòng.
Căn nhà hai tầng của nhà họ Chu trông không quá lớn, nhưng diện tích sử dụng cũng hơn một trăm mét vuông. Một mình Chu Toàn muốn lau dọn sạch sẽ toàn bộ căn nhà trước khi trời tối là không thể, vậy nên cậu tính chỉ xử lí phòng mình trước để buổi tối có chỗ nghỉ ngơi, các phòng còn lại để ngày mai sửa sang lại sau.
Khí thế ngất trời làm hơn một giờ, Chu Toàn tháo khẩu trang, xoay đầu nhìn thoáng bên ngoài cửa sổ, phát hiện mặt trời đã khuất bóng phía sau rừng hạnh xanh. Chu Toàn đoán chỉ khoảng một tiếng nữa là trời sẽ tối hẳn, cậu nhận ra từ lúc về tới giờ mình còn chưa đến gia đường bái tế nên vội vàng buông giẻ lau trong tay xuống.
Chu Toàn thay bộ quần áo dày hơn một chút, sốt ruột đi dâng hương tới nỗi quên cả cầm di động theo, chỉ mang mỗi chìa khóa đã ra cửa.
Thôn Chu Toàn sống tên là thôn Hai Họ, xem tên cũng biết trong thôn này, phần lớn đều là người của hai dòng họ: 99% người trong thôn đều là họ Trần và họ Bảo. Lấy dòng suối nhỏ giữa thôn làm ranh giới, người sống ở phía đông, thế đất cao dốc đều là họ Trần, người sống ở phía tây, mặt đất bằng phẳng hơn thì đều là họ Bảo.
Họ Bảo ở sườn tây đều là người Mông Cổ, nghe nói tổ tiên là người Bát Kỳ, có gia phả có từ đường. Theo gia phả nhà họ Bảo thì họ là con cháu của Cáp Tát Nhĩ - em trai thứ hai của Thành Cát Tư Hãn, hậu duệ của “ gia tộc Hoàng Kim” Bột Nhi Chỉ Cân, ban đầu ở tại nội Mông Cổ, đầu thời Thanh mới chuyển đến đây.
Họ Trần là người Hán ở Quan Đông, từng trôi giạt khắp nơi một thời gian rất dài nên tới thời dân quốc mới tới thôn. Cuốn gia phả của nhà họ Trần cũng không ghi chép lại nhiều chuyện trước khi di chuyển, chỉ nói chi họ Trần này hẳn là đến từ Sơn Đông.
Nghe nói trước kiến quốc, thôn Hai Họ dùng dòng suối trong thôn phân chia thành hai thôn là Bảo gia thôn và Trần gia thôn. Sau vì chuyện đất đai nước non mà hai thôn hợp làm một, trở thành thôn Hai Họ hiện tại.
Nhà Chu Toàn xây ở phía tây suối, nhưng lại thuộc về họ Trần ở phía đông suối. Năm đó ông nội Chu Toàn chạy nạn đến bên này, cưới con gái cả của gia đình nằm cuối Trần gia thôn,, cũng chính là bà nội Chu Toàn nãi nãi, sau đó ở đây bén rễ nảy mầm nuôi con dưỡng cái.
Gia đường là nơi người trong thôn cung phụng, hiến tế bài vị tổ tông và gia phả địa phương, côn năng cũng giống với từ đường. Chẳng qua người trong thôn Hai Họ muốn phân biệt nhà họ Bảo với nhà họ Trần nên mới chia ra như vậy mà thôi. Nếu dựa theo quy củ thời cổ, người như ông nội Chu Toàn - cưới con gái trong họ nên mới ở lại trong thôn - sau khi qua đời là không có tư cách được cung phụng bài vị bên trong gia đường của nhà họ Trần, bởi vì cho dù là ông nội Chu Toàn hay con cháu của ông đều không phải họ Trần. Trừ phi là người đến ở rể như bên nhà bà dì, nếu không đàn ông khác họ muốn vào gia đường nhà người khác sau khi chết là thực không dễ dàng.
Người nhà họ Trần cảm kích chuyện ông nội Chu Toàn vô tư giúp đỡ nên từ rất lâu lúc trước đã nói: chỉ cần đồng ý thì chi của ông nội Chu Toàn đều có thể vào từ đường nhà họ Trần, nhận con cháu thờ cúng. Thế hệ Chu Toàn không quá để ý chuyện thờ phụng hương khói, người chết như đèn diệt, tất cả đều chỉ là một loại nghi thức để con cháu được an ủi tâm lí mà thôi. Nhưng là đối với người già như ông nội Chu Toàn mà nói thì đây lại là một loại vinh quang, đại biểu cho việc được công nhận và có nơi để trở về.
Ở trong gia đường, sau khi thắp hương cho ông bà nội và cha mẹ, khấn vái một hồi, Chu Toàn mới hài lòng đi ra.
Trên đường về nhà, lúc sắp qua cầu, Chu Toàn gặp trưởng thôn hiện tại của thôn Hai Họ, cậu cả nhà anh Văn Lễ.
Lúc hai người còn cách nhau một khoảng, cậu cả nhận ra Chu Toàn trước đã cao giọng gọi cậu: “A Toàn, đúng lúc gặp con, không thì cậu còn phải đến nhà con nữa. Bà dì biết đã về nên bắt con gà mái già hầm cho con này, đi, đến nhà cậu ăn cơm.”
Chu Toàn bị cậu cả sức lực rất lớn kéo đi, cậu nheo hai mắt hơi cận thị, đi theo lực kéo của ông vài bước mới đột nhiên nhớ ra: “Cậu cả, chờ một chút, con về nhà lấy vài thứ trước đã.”
“Ờ, vậy con mau lên, gà hầm nấm sắp được rồi, món này ăn nóng là ngon nhất.”
“Vâng vâng, con biết con biết, chắc chắn mọi người còn để phần đùi gà cho con nữa.”
“Ha ha ha, thằng nhóc con từ nhỏ đã thích ăn, lớn lên cũng không thay đổi, yên tâm đùi gà vẫn là của con, cả hai cái luôn.”
Chu Toàn vội vàng về nhà, nhanh chóng mở hành lý lấy ra bánh kẹp phục linh và vài cây thuốc lá Trung Nam Hải. Những thứ này là đặc sản địa phương mà Chu Toàn cố ý mang về từ thủ đô cho mọi người trong thôn nếm thử. Bánh kẹp phục linh mang đi hết, bà dì thích ăn mấy món mềm mềm kiểu này, Trung Nam Hải mang qua hai cây, còn lại gỡ ra thành bao nhỏ chia cho đàn ông trong thôn.
Thật ra Chu Toàn không hút thuốc lá, nhưng người nghiện thuốc trong thôn lại rất nhiều nên Chu Toàn cảm thấy so với món vịt quay nổi tiếng khắp thế giới đế đô thì hẳn là mọi người sẽ thích loại thuốc lá hơn một trăm đồng tiền một cây này hơn.
Thấy trời sắp tối, Chu Toàn đã bước một chân ra cửa lại đi vòng về, đóng cửa sổ phòng mình lại. Ở Đông Bắc, mặc dù đã cuối tháng tư thì nhiệt độ buổi tối cũng chỉ có mấy độ mà thôi. Chu Toàn không muốn lúc về lại phát hiện cây lan điếu bảo bối của mình bị đông chết.
Trước khi trời tối hẳn, Chu Toàn tới nhà bà dì, nhưng cậu chưa kịp vào nhà đã bị mấy “chướng ngại vật” chặn lại. Một đàn ngỗng trắng vẫy cánh, từ lúc Chu Toàn đến gần sân nhà Trần Văn Lễ đã kêu quạc quạc không ngừng. Thấy Chu Toàn không để ý đến sự cảnh cáo của chúng nó mà vẫn muốn tiến vào sân, con ngỗng đực đầu đàn lập tức chạy ra khỏi chuồng. Nó kẹp chặt cánh, duỗi dài cổ, đầu ngỗng cúi xuống tạo thành một đường thẳng tắp, đôi mắt nhìn chằm chằm Chu Toàn, dáng vẻ hung ác.
Chu Toàn thấy thế lập tức đứng lại, cậu lớn lên ở trong thôn nên đương nhiên biết đây là dấu hiệu ngỗng chuẩn bị tấn công. Đừng xem thường ngỗng trông nhà, ở Đông Bắc, một con ngỗng tốt có thể sánh ngang với một con chó tốt đấy. Đặc biệt là ngỗng đực có tính bảo vệ lãnh địa, cực kì cảnh giác khi người lạ đến gần. Lúc nhỏ Chu Toàn từng nghịch ngợm rồi bị ngỗng “thiên”, từ “thiên” ở Đông Bắc là động từ, có nghĩa là bị gia cầm như gà, vịt, ngỗng dùng mỏ mổ.
Trong kí ức tuổi thơ của Chu Toàn, ngỗng mổ cực kì đau. Nó không phải là mổ một cái rồi buông ra luôn mà kẹp lấy một miếng thịt, ngậm chặt rồi lắc đầu sang hai bên. Mọi người đều biết cảm giác bị véo vào thịt chứ? Cảm giác chính là như vậy đấy! Lúc ấy bé Chu Toàn bị ngỗng bắt nạt đến mức khóc lóc thảm thiết, từ đó để lại bóng ma tâm lý, chỉ cần nhìn thấy con gì mỏ bẹp cổ dài là sẽ chạy luôn.
Vừa rồi ở ngoài sân, chỉ nghe tiếng ngỗng kêu thôi mà lông tơ sau lưng Chu Toàn đã dựng ngược hết cả lên. Nếu không phải nghĩ hiện tại trời tối, thị lực của ngỗng không tốt thì cậu đã bám cửa cầu cứu người trong nhà rồi. Nghe được tiếng vang trong sân, cậu cả khoác thêm áo khoác ra tới xem thử thì thấy cháu mình bị con ngỗng trong nhà chặn đường bắt nạt.
Bỗng nhiên nhớ tới thằng nhóc Chu Toàn này sợ ngỗng, cậu cả lập tức chạy ra quát: “Tránh ra, tránh ra, thứ không có mắt, người trong nhà cũng cản, không nhìn thấy Đầu Hổ không sủa tiếng nào à?”
Đầu Hổ là quản gia nhà cậu cả, được ôm về lúc Chu Toàn học cấp 3, hiện tại đã rất già rồi. Con chó già này còn nhớ rõ mùi của Chu Toàn nên lúc cậu tới cửa chỉ nằm trong chuồng chó ngẩng đầu nhìn vài lần, mũi khịt khịt vài cái rồi lại nằm bò xuống.
Nghe chủ nhân gọi tên mình, Đầu Hổ mở mắt ngẩng đầu nhìn về phía chủ nhân. Thấy chủ nhân chỉ nói chứ không có ý gọi nó, Đầu Hổ liếʍ môi trên rũ xuống hai bên rồi lại gục đầu xuống hai cái chân trước đang bắt chéo nhau.
Con ngỗng đực bị chủ nhân quát rõ ràng không cam lòng, lúc nó lắc mông quay về, trên cái mặt ngỗng to như nắm tay tràn ngập miệt thị và khinh thường đối Chu Toàn.
Chu Toàn bị ngỗng xem thường:..........
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- HE
- Cuộc Sống Điền Viên Của Cậu Nông Dân Trồng Hoa
- Chương 2: Dọn Dẹp