Cuộc Sống Điền Văn Của Tình Nhi

5.88/10 trên tổng số 8 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Vào tết Nguyên Tiêu năm đó, ông trời như thấu hiểu ước nguyện nàng, cho nàng xuyên qua trở về thời cổ đại vào một nhà nàm nông, từ đó bắt đầu cuộc đời an điền vui thú của nàng.
Xem Thêm

Chương 43: Xây nhà
Ngày kế, Tăng Thụy Tường vừa định ra ngoài thì Thu Ngọc đến truyền tin, nói ngay 18/8 Hạ Ngọc định thân (đính hôn), Thẩm thị hỏi sao gấp như vậy, mà không nói trước một tiếng.

"Ngày 14/8 Chu gia đưa quà tặng đến thương lượng, nói là đã tìm người tính toán, tưởng hôm qua các ngươi sẽ tới thì nói luôn, ai ngờ lại không ai tới, nên hôm nay cha bảo ta đi lại nói một tiếng, bảo các ngươi đều đến." Thu Ngọc nói.

Điền thị ý là muốn bảo con xin nghỉ một ngày, nhưng Thụy Tường nói không có ai dạy thay, cho nên vẫn đi lên An Châu, Điền thị cực kì không vui, nhưng cũng không có biện pháp nào khác.

Lúc cả nhà Tử Tình đến, phát hiện một nhà Xuân Ngọc đã ở đó, Thẩm thị nhanh chóng tiến vào phòng bếp nấu đồ ăn với Chu thị, Tử Lộc ôm Tử Hỉ đặt lên giường Hạ Ngọc, Xuân Ngọc cũng ôm Tứ Mao ngồi trên giường. Không bao lâu thì Chu gia tới, Chu gia lão nương dẫn theo 5 người con và bà mối.

Tử Tình thấy Chu gia lão nhị lão tam cầm một bộ quà màu đỏ, các loại đồ ăn và 4 xấp vải dệt, trong đó có một xấp màu đỏ, còn có một xấp vải bông, một bộ trang sức mạ bạc, đúng là đơn giản.

Tử Tình nghe nói bọn hắn đang đổi canh thϊếp gì gì đó, chẳng hiểu gì cả, chỉ nghe nói ngày thành thân cách 2 tháng. Lúc này, thấy bọn bàn rượu ra, bọn Tử Tình tất nhiên là không có cơ hội ngồi vào bàn, lão gia tử cùng Yến Nhân Đạt, và khách nam ngồi một bàn, Điền thị, Chu thị và Thẩm thị, cùng nữ quyến Chu gia ngồi một bàn, bọn nhỏ chờ người lớn ăn xong mới được ngồi vào bàn, Tử Tình chỉ ăn cho có, không dám ăn nhiều, mấy đứa con nhà đại cô thật sự là quá cường hãn.

Tử Tình thấy Yến Nhân Đạt cơm no rượu say, ngồi khoa tay múa chân ở chỗ kia, cảm thấy phiền chán, liền muốn về nhà. Ai ngờ Thẩm thị nói chờ tiễn khách nhân xong có việc thương lượng cùng lão gia tử.

Thì ra Thẩm thị đang cân nhắc việc xây nhà, trong nhà không có nam tử rất bất tiện, mà trượng phu thì mắc đi dạy, muốn mời lão gia tử mỗi ngày đến công trường giám sát một chút.

Lời này vừa vặn để Yến Nhân Đạt nghe thấy, nói: "Nhị tẩu, vừa vặn ta cũng không có chuyện gì, nhị ca không ở nhà, nếu không thì để ta quản lý giúp ngươi. Chuyện xây nhà ta biết, mua gỗ mua đá gì cũng biết. Không biết nhị tẩu tính toán xây nhà kiểu gì? Định làm bao nhiêu bạc?"

"Trong nhà muội phu có nhiều người, lại chuản bị thu hoạch vụ thu, đại cô cũng mới sinh đứa nhỏ được vài ngày, muội phu vẫn ở nhà chăm lo gia đình mình đi." Thẩm thị từ chối .

Yến Nhân Đạt còn định nói cái gì nữa thì lão gia tử chen ngang: "Chị dâu ngươi nói rất đúng, vẫn là về nhà trông coi nhà ngươi cho tốt."

Lại hỏi Thẩm thị khi bào thì khởi công, Thẩm thị nói bây giờ đã chuẩn bị gỗ hết rồi, ngày mai là có thể bắt đầu, vẫn mướn 10 người công nhân lần trước xây tường.

Ra khỏi lão phòng, Thẩm thị dẫn Tử Tình đến nhà tam bà bà, nói nhà mình muốn xây, nhờ 5 người con của bà đến giúp. Tam bà bà vui vẻ thay cho Thẩm thị, vỗ vỗ tay Thẩm thị: "Ngọc Mai à, tam nương cao hứng thay cho ngươi, ngươi yên tâm, mấy đứa con của ta sẽ đến. Ta hay nói với bọn nó rằng Tăng gia chúng ta là một dòng họ nhỏ trong thôn, ít người, nhà ít người thì càng phải đoàn kết, có việc gì thì giúp đỡ tương trợ, người ngoài mới không dám tùy ý khi dễ, có việc mà trốn sang một bên gì người nhà cái gì? Ngươi cứ yên tâm đi. Nhưng ngươi không được trả tiền cho bọn nó, chuyện lần trước ngươi tặng bọn nó xấp vải, ta đều biết đến, tam nương biết ngươi vừa mới ở riêng, không có nhiều tiền. Lúc ở riêng, tam nương không giúp ngươi được gì." Nói xong lời cuối cùng, mắt đỏ hoe.

Tử Tình cảm thấy tam bà bà thành thật, làm cho lòng người nóng hầm hập, Thẩm thị ngồi nửa ngày mới về nhà.

Ngày thứ hai, lão gia tử tìm La sư phụ trong thôn, cùng nhau nhìn bản vẽ mà Tăng Thụy Tường để lại, những chỗ quan trọng đều có chú giải, đáng tiếc, La sư phụ không biết chữ, Tử Tình tiếp nhận bản vẽ, giải thích kỹ càng một lần, Tăng Thụy Tường vẽ đúng là kiểu nhà tứ hợp viện, nhà giữa 5 gian, tọa bắc triều nam (ngồi phía bắc, mặt hướng ra phía nam), chủ ốc dài sáu mươi thước, ở giữa phòng ở có phòng khách, độ dài chiếm tầm một thước, bởi vì đây là ở phía nam, nên phải lo chuyện ngày hè nóng bức, độ cao phòng ở 9 thước, chỗ cao nhất là 10 thước.

Các 4 gian phòng kề, diện tích bằng các phòng ở nhà giữa, phía đông để người ở, phía tây là nhà bếp, một bên là nhà ăn, một bên là nhà tắm, 3 gian phòng gần nhau, đặc biệt phòng tắm có một chỗ nấu nước riêng, Thẩm thị sợ nồi xào rau nồi dù rửa thế nào cũng có dầu mỡ mà nấu nước tắm thì không tốt, kề bên nhà giữa có một gian dùng làm thư phòng, vốn định ở giữa cái phòng làm cái ao, nhưng Thẩm thị nói khó coi, sau này Thụy Tường sửa lại, cổng sẽ có thêm người gác cổng. Cửa sổ lớn, hành lang rộng ba thước, ở giữa có một khối đất trống, giếng nước ngay tại cửa phòng bếp. (tại sao ta lại miêu tả ngu thế này =.,=)

Tử Tình quy đổi một chút, toàn bộ kiến trúc chiếm chừng sáu trăm thước vuông, diện tích kiến trúc 300 thước vuông, sân có đất trống hai trăm thước vuông, đương nhiên là không bao gồm hành lang, La sư phụ xem xong bản vẽ, chỉ nói một câu nói: "Trời ạ, này phải mất bao nhiêu bạc?"

Lúc này, con trai thứ 3 của nhà tam bà bà Tăng Thụy Ngọc đi lại , 3 người lão gia tử, Tăng Thụy ngọc, La sư phụ đi vào lò gạch nung duy nhất của trấn, đặt làm ngói và gạch trước, đưa đến phần nào thì trả tiền phần đó.

Buổi chiều, vài đường thúc của Tử Tình kéo đến mấy xe đá lớn, nói là mua làm móng, đá tảng giá rẻ hơn gạch mà còn bền hơn, Tăng Thụy Tường nhờ bọn họ tìm ở bên cạnh thôn, Thẩm thị vội vàng hỏi bao nhiêu để thanh toán, vài vị đường thúc nói từng này đó còn chưa đủ, ngày mai lại kéo đến thêm.

Sáng hôm sau, mười công nhân đến bắt đầu làm việc, trước tiên là phác họa nền (móng), lần này Thẩm thị hỏi ý kiến của bọn họ, vẫn là bốn mươi văn một ngày công không quản cơm, nhưng giữa trưa Thẩm thị đều chưng 1 nồi bánh bao, hầm một nồi canh xương đưa qua cho họ, bọn họ làm việc càng tận tâm tận lực . Năm nay gặt lúa mạch luôn có bán, bây giờ cũng có công dụng.

Tăng lão gia tử mỗi ngày đều đến, làm chút việc vặt, cũng ở lại ăn cơm trưa. Thẩm thị bớt chút thời gian dẫn Tử Lộc đi hái đậu tương, bận rộn năm sáu ngày mới xong, thân và vỏ đậu tương phơi khô làm củi lửa, giống cải dầu, một chút cũng không lãng phí.

Tử Tình cảm thấy lần này thoải mái hơn so với việc thu cải dầu và lúa mạch, bởi vì quả đậu phơi nắng khô thì tự nó tách ra, không cần lại đập dập hoặc ngồi bóc từng cái, đỡ không biết bao nhiêu là việc.

Cuối tháng, lúc Tăng Thụy Tường về nhà, tất cả móng đã làm xong, sườn dốc của phòng tắm cũng làm tốt, lão gia tử vụиɠ ŧяộʍ hỏi Tăng Thụy Tường lấy bạc ở đâu ra, biết là bán dưa hấu, khen một câu: "Nàng dâu của ngươi biết làm." Liền không nói gì khác.

Nền móng đã xong, xây tường thì dễ hơn, dù sao gạch ngói láng mịn, không phải mài dũa như tảng đá, cho nên dùng thêm nửa tháng, phòng ngủ ở bản hoàn công, mặt đất cũng lót gạch, nhà giữa thì còn chưa xong một vãi chỗ, lúc này, có thể mở tiệc mừng nhà mới.

Bình Luận (1)

  1. user
    Julia95 (2 năm trước) Trả Lời

    Truyện rất hay đọc đi đọc lại mấy lần rồi

Thêm Bình Luận