Chương 3: Trong vòng bí mật
“Ai cũng có bí mật. Chỉ là chúng ta có tìm được chúng hay không.”.
Stieg LARSSON
Jonathan nhả chân phanh rồi chuyển sang số ba. Hộp tốc độ rít lên một tiếng chói tai như thể chiếc xe vừa được giải thoát. Anh đã đòi hỏi quá nhiều ở vô lăng chiếc 4L: ngay cả khi nhà đã ngay gần đó, anh vẫn không thể nghĩ đến khả năng để Marcus tự lái xe. Nằm ườn trên ghế sau, bạn anh đang nằm nghỉ cho giã rượu, miệng lẩm nhẩm từng đoạn ngắn trong những bài hát ngông cuồng quen thuộc của Georges Brassens:
Khi nghĩ đến Fernande,
Tôi lại cửng, lại cửng...
- Thấp xuống một tông nữa đi! Jonathan ra lệnh rồi liếc xéo qua kính chiếu hậu, canh chừng xem cậu con trai của anh có bị giật mình thức giấc hay không.
- Xin lỗi nhé, Marcus nói rồi ngồi thẳng dậy để hạ kính xe xuống.
Anh chàng người Canada thò đầu ra khỏi cửa xe, mặc cho gió thổi mơn man trên mặt, như thể khí trời đêm sẽ giúp anh tỉnh rượu.
Thằng cha này say mèm rồi..., Jonathan thầm nghĩ rồi lại giảm tốc lần nữa cho đến khi chiếc xe đạt tới vận tốc của một con sên mắc chứng hen suyễn.
Chiếc ô tô con đang tiến vào ngả phía Tây của phố Filbert, một trong những con phố sầm uất nhất San Francisco. Khi bắt đầu lên dốc, chiếc xe cà khổ lại ho khù khụ, có nguy cơ dừng khựng lại nhưng rốt cuộc cũng lấy đủ hơi sức để khó nhọc bò lên tới đỉnh đồi được chiếu sáng bởi thứ ánh sáng trắng của Coit Tower, tòa nhà cao nhất thành phố. Jonathan thực hiện một cú quay ngoắt hóc hiểm để đỗ ngang xe, quay bánh xe hướng về phía trong vỉa hè. Nhẹ cả người vì đã về tới nơi bình yên vô sự, anh bế con trai vào lòng, tiến vào lối đi khuất giữa đám bạch đàn, cọ và hoa giấy.
Marcus loạng choạng theo sau anh, vừa đi vừa hát rống lên đến váng óc những bài hát nhả nhớt ban nãy.
- Có để cho người khác ngủ không đấy! Một giọng hàng xóm phàn nàn.
Jonathan chộp lấy vai bạn mà kéo cho anh chàng rảo bước.
- Cậu là người bạn đích thực duy nhất của tớ, bạn thân duy nhất tớ có..., gã say lẩm nhẩm rồi bíu lấy cổ anh.
Jonathan khó khăn lắm mới giữ được bạn anh đứng vững, và “hai người đàn ông rưỡi” đó lần từng bước men xuống những bậc thang gỗ dốc đứng của đồi Telegraph. Chiếc cầu thang uốn khúc giữa một thảm thực vật rậm rạp ngăn cách giữa những ngôi nhà nhỏ xinh màu sắc rực rỡ sắc màu. Tránh được sự tàn phá của trận động đất năm 1906, những ngôi nhà ghép ván ban đầu được xây dựng làm nơi ở cho các thủy thủ và công nhân bốc vác, nay được các khách hàng thuộc giới văn nghệ sĩ và trí thức giàu có ưa chuộng.
Cuối cùng họ cũng đến trước cánh cổng chính dẫn vào một khu vườn bỏ hoang nơi cỏ dại mọc sum sê đã giành phần thắng tuyệt đối trong cuộc chiến sinh tồn với đám văn anh và đỗ quyên.
- Tốt rồi, ai nấy về phòng mình đi nào! Jonathan tuyên bố với vẻ quyền uy của người chủ gia đình.
Anh thay quần áo cho Charly, đặt cậu bé nằm lên giường, dém chăn rồi hôn chúc ngủ ngon. Rồi anh cũng làm tương tự với Marcus, trừ có vụ hôn. Dù sao cũng không cần phải phóng đại kia mà...
Rốt cuộc cũng được yên thân, Jonathan ghé vào bếp tự rót cho mình một cốc nước rồi mang laptop ra sân thượng ngồi. Vẫn chưa quen với chênh lệch múi giờ, anh cố nén một cái ngáp rồi dụi mắt, thả mình xuống một chiếc ghế tựa bằng gỗ tếch.
- Thế nào chàng trai, cậu không buồn ngủ sao?
Jonathan ngước lên nhìn về phía phát ra giọng nói: đó là Boris, chú vẹt nhiệt đới sống trong nhà.
Mình quên khuấy mất nó!
Chú chim thuộc về chủ cũ của căn nhà, một kẻ gàn dở đã viết chúc thư với một điều khoản bắt buộc đối với bất cứ ai mua lại căn biệt thự, là phải chăm sóc chú vẹt cưng của mình đến khi chú lìa đời. Boris đã hơn sáu mươi tuổi. Ròng rã hàng thập kỷ, ngày nào người chủ cũng dành một tiếng đồng hồ dạy Boris nói tiếng ngườivới hơn một nghìn từ và hàng trăm thành ngữ luôn được chú ta đem ra sử dụng hợp tình hợp cảnh đến kinh ngạc.
Chú vẹt gia nhập tổ ấm mới với thái độ hết sức điềm tĩnh và lập tức trở thành nguồn vui của Charly. Nhất là chú ta lại còn cực kỳ hòa hợp với Marcus, người đã truyền cho chú ta trọn bộ sưu tập những câu rủa xả của thuyền trưởng Haddock. Nhưng Boris cũng là một kẻ bông lơn đáng ghét nên Jonathan chỉ đánh giá cao một cách tương đối tính nết tinh quái và miệng lưỡi dẻo quẹo của chú.
- Cậu không buồn ngủ saaaaao? Chú chim nhắc lại.
- Có chứ, cậu nghĩ mà xem, nhưng tôi quá mệt nên không ngủ được.
- Đồ rỗ mặt! Boris buông lời lăng mạ.
Jonathan lại gần chú vẹt đang chễm chệ ngự trên sào đậu với chiếc mỏ to khoằm và hai cẳng chân có móng sắc dày. Bất chấp tuổi đã cao, bộ lông nửa vàng nửa lam của Boris vẫn giữ được độ láng bóng, còn lớp lông tơ màu đen vằn vện quanh viền mắt đem lại cho chú ta vẻ đĩnh đạc và ngạo nghễ.
Chú vẹt lúc lắc chiếc đuôi dài, vừa giang cánh vừa ngoạc mỏ ra đòi:
- Tôi muốn táo, mận, chuối...
Jonathan quan sát kỹ l*иg vẹt.
- Cậu vẫn chưa ăn dưa chuột và rau diếp kìa.
- Rau diếp tởm! Tôi muốn quả thông, hồ đào và đậu phộôông cơ.
- Thế đấy, còn tôi ấy à, tôi muốn Hoa hậu Thế giới nằm trên giường tôi kia.
Jonathan lắc đầu rồi mở máy tính. Anh đọc hết thư điện tử, trả lời thư cho hai nhà cung cấp, ghi lại vài bàn đặt chỗ trước rồi châm một điếu thuốc, quan sát hàng nghìn đốm sáng đang lấp lánh trên đại dương. Ngồi từ đây, tầm nhìn ra vịnh đẹp tuyệt vời. Những tòa nhà chọc trời của khu phố thương mại nổi bật trên hình bóng khổng lồ của cây cầu Bay Bridge trải dài về phía Oakland. Phút tĩnh mịch ấy bị khuấy động bởi một hồi chuông điện thoại xa lạ: một đoạn violon, theo vốn hiểu biết mù mờ của anh về âm nhạc thì đó là đoạn mở đầu một bản Caprice của Paganini.
Điện thoại của Madeline Greene.
Nếu muốn ngủ, tốt hơn hết là anh nên tắt máy, bởi với múi giờ chênh lệch, nhiều khả năng số cuộc gọi đến còn tăng thêm nhiều. Tuy thế, anh vẫn quyết định nhận nốt cuộc gọi này.
- Tôi xin nghe?
- Là cậu đấy hả người đẹp?
- Ơ...
- Cậu không đến nỗi kiệt sức đấy chứ? Tớ hy vọng cậu đi đến nơi về đến chốn.
- Tuyệt lắm. Cô thật tử tế vì đã hỏi thăm.
- Thế anh không phải là Madeline sao?
- Rõ là thế còn gì!
- Là anh hả Raphaël?
- Không, tôi là Jonathan ở San Francisco.
- Hân hạnh được biết anh, tôi là Juliane Wood. Tôi có thể biết tại sao anh lại cầm điện thoại của cô bạn thân của tôi không?
- Vì tôi và bạn cô vô tình nhầm điện thoại với nhau.
- Tại San Francisco sao?
- Tại New York, chính xác là tại sân bay. Nói tóm lại, giải thích cặn kẽ ra thì dài dòng lắm.
- Ra thế, kỳ cục thật đấy...
- Vâng, nhất là khi chuyện đó xảy đến với người khác. Vậy cô...
- Chuyện xảy ra thế nào?
- Được rồi, cô nghe đây, giờ đã muộn rồi và chuyện này kể ra cũng không lấy gì làm thú vị.
- Ôi có chứ! Ngược lại thì có, kể cho tôi nghe đi!
- Cô gọi từ châu Âu hả?
- Tôi gọi từ Luân Đôn. Để tôi bảo Madeline kể lại vậy. Số của anh là bao nhiêu ấy nhỉ?
- Cô hỏi gì kia?
- Số di động của anh.
- ...
- Để tôi gọi cho Madeline...
- Nhưng tôi không cho cô số cá nhân được đâu, tôi đâu có quen cô!
- Nhưng Madeline đang cầm điện thoại của anh cơ mà!
- Ôi, khỉ thật! Chắc là cô còn cách khác để liên lạc với bạn cô chứ! Cô chỉ việc gọi cho anh chàng Raphaël gì đó thôi!
Cô ả lắm lời! Anh nghĩ trong lúc vội vã chấm dứt cuộc trò chuyện.
- Alô, alô, từ đầu máy bên kia Juliane vẫn lặp đi lặp lại.
Ôi, đồ đểu cáng! Cô tức điên lên khi rốt cuộc cũng hiểu ra rằng đầu dây bên kia đã ngang nhiên cúp máy.
Jonathan đang kiên quyết tắt máy thì bỗng cơn tò mò trỗi dậy khiến anh muốn xem lại lần nữa những bức ảnh lưu trong điện thoại. Ngoài vài ba kiểu ảnh tư thế khêu gợi, phần lớn các file đều chứa ảnh chụp khi du lịch, một album thực thụ kỷ niệm những chuyến du hí lãng mạn của cặp đôi. Giả dụ như Madeline và Raphaël tình tứ trên quảng trường Navone tại Rome, trên thuyền mui cong ở Venise, trước quần thể lâu đài Gaudí ở Barcelona, đu lên xe điện ở Lisbon hay trượt tuyết trên dãy Alpes. Cũng chừng ấy địa danh chính Jonathan đã cùng Francesca đi qua thời còn mặn nồng yêu đương. Nhưng hạnh phúc của người khác vẫn khiến anh buốt nhói, anh chỉ dám xem lướt qua chứ không nấn ná lâu.
Tuy thế anh vẫn tiếp tục xem xét các dữ liệu khác, xem qua thư viện nhạc của Madeline với vẻ hết sức chú tâm. Vốn chờ được thấy điều tệ hại nhất - mớ nhạc Pop và R’n’B thị trường - anh đã phải tròn mắt ngạc nhiên khi phát hiện ra... thứ âm nhạc mà bản thân anh mê thích: Tom Waits, Lou Reed, David Bowie, Bob Dylan, Neil Young...
Những kẻ lãng du ca lên những khúc nhạc buồn bã, buổi bình minh nhợt nhạt như báo trướcsố phận phảichia ly.
Chuyện này thật lạ lùng. Hẳn là bộ quần áo không làm nên thầy tu nhưng anh thấy khó mà hình dung ra người phụ nữ trẻ quần áo là lượt, đầu tóc bóng bẩy và diện đồ Louis Vuitton từ đầu đến chân khi ở sân bay ấy lại có thể chìm đắm trong thế giới thống khổ này.
Bị trí tò mò đẩy đi xa hơn, anh xem thêm danh mục phim Madeline đã tải về điện thoại. Lại một sự ngạc nhiên nữa: không phải những bộ phim hài lãng mạn dài tập như Sεメ and the City hay Desperate Housewives, mà là những bộ phim điện ảnh gai góc hơn, gây nhiều tranh cãi hơn: Bản tango cuối ở Paris, Crash, Nghệ sĩ dương cầm, Macadam Cowboy và Leaving Las Vegas.
Jonathan dừng lại ở nhan đề phim cuối cùng: Câu chuyện tình vô vọng giữa một kẻ nghiện rượu nung nấu ý định tự sát và một cô điếm khốn khổ này chính là bộ phim anh yêu thích nhất. Khi xem bộ phim lần đầu, anh đang ở đỉnh cao trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, vết trượt dài của Nicolas Cage trong hơi men khi cố nhấn chìm thất bại của cuộc đời bằng rượu chè dường như khá thân thuộc đối với anh. Đó là thể loại phim khơi lại những vết thương lòng của bạn, đánh thức những con quỷ đã ngủ yên trong bạn và những bản năng tự hủy hoại của bạn. Kiểu câu chuyện buộc bạn phải đối mặt với những nỗi sợ thầm kín nhất, với nỗi cô đơn trong bạn, và nhắc bạn nhớ rằng không ai có thể tránh được lúc sẩy chân rơi xuống địa ngục. Tùy theo tâm trạng của bạn vào lúc xem phim, tác phẩm điện ảnh này có thể khiến bạn nôn nao hoặc khiến bạn tự nhìn mình sáng rõ hơn. Dù thế nào chăng nữa nó vẫn tác động sâu sắc đến bạn.
Chắc chắn là: Madeline có những sở thích gây bất ngờ.
Càng lúc càng băn khoăn, anh chuyển sang check mail và SMS. Không kể một vài tin nhắn liên quan tới công việc, phần còn lại chủ yếu là tin trò chuyện với Raphaël - bạn trai cô nàng, rõ ràng là một người tình say đắm và ân cần - và với cả cô bạn thân - cô nàng Juliane mồm loa mép giải kiêm đại lý buôn dưa nhưng cũng là người bạn trung thành và vô cùng hóm hỉnh ban nãy. Hàng chục email đến từ một nhà thầu xây dựng tại Paris cho phép đoán được Madeline và Raphaël sắp chuyển đến sống trong một ngôi nhà thuộc khu Saint-Germain-en-Laye, họ đã dành nhiều công sức chăm chút kỹ càng để biến nơi đó thành tổ ấm tình yêu đầu tiên. Rõ ràng là cặp đôi này đang trên mây, chỉ có điều trong lúc tiếp tục làm cái việc rõ ràng có thể định nghĩa là “lục lọi”, Jonathan đã truy cập nhật ký điện tử của Madeline và phát hiện thấy những cuộc gặp đều đặn với một người nào đó tên Esteban. Ngay lập tức anh hình dung ra một gã tay chơi người Achentina, tình nhân của cô gái người Anh. Mỗi tuần hai lần, vào thứ Hai và thứ Năm từ 18 giờ đến 19 giờ, Madeline lại gặp anh chàng Casanova người Nam Mỹ của mình! Anh chàng Raphaël đã hay biết những lầm lạc của cô vợ chưa cưới xinh đẹp này chưa nhỉ? Chưa hề, chắc chắn là thế rồi. Chính Jonathan cũng đã phải chịu vận rủi đó mà không hề nhận ra tín hiệu gì cho tới tận khi phát hiện ra sự lừa dối của Francesca, trước đó anh cứ nghĩ cặp đôi của mình vẫn tránh được những cơn lốc xoáy.
Cũng y như thế..., anh nghĩ với tâm thế của kẻ chẳng còn chút ảo tưởng nào.
Qua ảnh chụp, anh thấy tuồng như Raphaël có vẻ chán ngắt với chiếc áo pull buộc hờ trên vai và chiếc sơ mi màu xanh nhạt đúng hình mẫu con rể lý tưởng. Nhưng trước Esteban, kẻ hẳn đang đóng vai tay thủy thủ chuyên phóng ngư lôi vào hạnh phúc hôn nhân của người khác, Jonathan không khỏi cảm thấy dâng lên một mối đồng cảm với Raphaël và tình đoàn kết riêng giữa các ông chồng bị cắm sừng với nhau
Trong số những cuộc gặp khác, từ “phụ khoa” lặp lại khá đều đặn: bác sĩ Sylvie Andrieu, người mà Madeline có vẻ vẫn đến khám từ sáu tháng nay vì gặp vấn đề về hiếm muộn. Ít ra, đó cũng là điều mà những bức thư điện tử đến từ một phòng xét nghiệm y học đã được Madeline đặt mật khẩu truy cập gợi lên.
Trước màn hình điện thoại của cô nàng, Jonathan hơi có cảm giác mình là kẻ xem trộm và không được thoải mái tự nhiên, nhưng có điều gì đó ở người phụ nữ này bắt đầu thu hút anh.
Những tuần gần đây, Madeline đã trải qua những đợt kiểm tra thông thường nhất để tầm soát nguy cơ vô sinh tiềm ẩn: đường biểu diễn thân nhiệt, chọc sinh thiết, siêu âm, chụp X-quang. Đến đây Jonathan vẫn thành thạo: Francesca và anh đã từng gặp phải những vấn đề tương tự và cũng theo đúng những liệu trình này trước khi thụ thai Charly.
Anh dành thời gian đọc kết quả hết sức chăm chú. Theo những gì anh hiểu được, kết quả khá khả quan. Madeline có vòng kinh đều đặn, lượng hoóc môn ở mức bình thường và không cần phải kích rụng trứng. Ngay cả anh yêu dịu dàng của cô cũng đã thuận lòng xét nghiệm tϊиɧ ɖϊ©h͙ và Raphaël hẳn là đã nhẹ cả người khi thấy số lượng t*ng trùng của mình đủ đông đảo và di chuyển đủ nhanh để cho phép thụ tinh tự nhiên.
Chỉ còn thiếu một xét nghiệm duy nhất, thường gọi là “test Hühner” là bức tranh hoàn chỉnh. Và khi xem lại tổng thể các ghi chú xuất hiện trong nhật ký điện tử, Jonathan nhận ra rằng kể từ ba tháng trở lại đây, lần nào ngày hẹn làm xét nghiệm cũng bị hoãn lại.
Kỳ lạ thật...
Anh nhớ rất rõ tâm trạng của mình thời đó, khi chính anh thực hiện xét nghiệm này cùng Francesca. Dĩ nhiên, xét nghiệm nhằm kiểm tra độ tương hợp giữa t*ng trùng và dịch nhầy tử ©υиɠ này hơi mang tính gò bó - phân tích phải được thực hiện trong vòng hai ngày trước khi rụng trứng và chưa đầy mười hai tiếng sau một cuộc giao hợp không áp dụng phương pháp tránh thai nào -, nhưng một khi đã quyết định tiến hành hàng loạt phân tích này, bạn chỉ có một mong muốn duy nhất: Kết thúc nó càng nhanh càng tốt để được yên lòng.
Tại sao Madeline lại hoãn thực hiện xét nghiệm này đến ba lần như vậy?
Anh vắt óc suy nghĩ dù biết rằng mình sẽ không thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Nói cho cùng, những lần lỡ hẹn đó có thể bắt nguồn từ phía bác sĩ phụ khoa hoặc từ phía Raphaël lắm chứ.
- Đi ngủ thôi, thằng cha kia! Boris gọi anh.
Lần duy nhất này, chú vẹt có lý. Anh đang chơi trò gì vậy, thức như chong chong đến tận hai giờ sáng để dò xét một cách vô vọng màn hình điện thoại của một phụ nữ anh mới chỉ thoáng gặp có hai phút trong đời ư?
Jonathan đứng dậy khỏi ghế, quyết tâm đi ngủ, nhưng chiếc điện thoại tiếp tục phát huy sức hấp dẫn của mình. Không thể đặt nó xuống, anh kết nối điện thoại với mạng wifi sẵn có rồi xem lại bộ sưu tập ảnh lần nữa. Anh cho phát tự động những tấm ảnh của Madeline cho tới khi thấy bức mình đang tìm. Anh bấm lệnh in rồi trở vào phòng khách.
Máy in kêu lạo xạo trước khi đẩy ra một bức ảnh chân dung chụp nửa thân trên người phụ nữ trẻ trước Kênh Lớn tại Venise. Jonathan cầm lấy bức ảnh rồi nhìn thẳng vào mắt Madeline.
Trên gương mặt này ẩn chứa một bí mật. Đằng sau vẻ rạng rỡ và nụ cười này, anh cảm thấy một vết rạn, một điều gì đó đổ vỡ không cách nào cứu chữa, như thể bức ảnh mang một thông điệp vô thức mà anh không thể giải mã.
Jonathan quay ra sân thượng. Như bị chiếc điện thoại thôi miên, giờ anh xem thêm những ứng dụng khác mà Madeline đã tải về máy - nhật báo tin tức, bản đồ tàu điện ngầm Paris, dự báo thời tiết...
- Bí mật của cô là gì hả Madeline Greene? Anh thì thầm, tay vẫn lướt trên màn hình điện thoại.
- Madeline Greene, chú vẹt nhại theo ầm ĩ.
Ánh đèn bật sáng trong căn nhà đối diện.
- Để cho người ta ngủ với chứ! Giọng một ông hàng xóm than phiền.
Jonathan đang định mở miệng mắng Boris thì bỗng bị một chương trình thu hút sự chú ý: “lịch hoa hồng”, trong đó Madeline ghi lại một phần không nhỏ cuộc sống riêng tư của mình. Được sắp xếp như một cuốn sổ lịch, ứng dụng ghi nhớ ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ, xác định ngày rụng trứng, những ngày khả năng thụ thai tăng cao và tính toán độ dài trung bình của chu kỳ tháng. Một “nhật ký” theo dõi sự thay đổi của cân nặng, nhiệt độ và tâm trạng trong khi những biểu tượng bí ẩn hình trái tim cho phép người sử dụng ghi nhớ những ngày có gần gũi thể xác.
Vị trí các biểu tượng hình trái tim trên lịch này cho Jonathan một sự thật hiển nhiên: Madeline tỏ vẻ muốn sinh con, nhưng lại cẩn trọng để chỉ gần gũi chồng sắp cưới vào những ngày nằm ngoài khoảng thời gian dễ thụ thai...