Cuộc Đời Của Pi

10/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tên Khác: The Life Of Pi
Dịch giả: Trịnh Lữ Cuộc đời của Pi (tiếng Anh : Life of Pi) là một tiểu thuyết của nhà văn người Canada, Yann Martel được xuất bản năm 2001 bởi nhà xuất bản Knopf Canada. Năm 2002, cuốn sách giúp tác  …
Xem Thêm

Chương 10
Một điều thú vị là con sư tử dễ bảo nhất trong vòng diễn là con có địa vị xã hội thấp nhất trong bầy, là con hạng bét, xếp vào hàng cuối, omega (1). Chỉ có nó là được lợi nhiều nhất trong việc cung cúc thân thiện với người dạy thống soái. Không phải chỉ những phần thưởng thêm nếm. Một quan hệ thân cận còn mang lại cho nó sự bênh vực chống lại các thành viên khác trong bầy. Chính cái con thú thứ bét ngoan ngoãn này, trong mắt công chúng, cũng to lớn và hung dữ như các con khác trong bầy, sẽ là ngôi sao của buổi diễn, trong khi người dạy thú để mặc các con thú thứ nhì và thứ ba trong bầy ngồi chầu rìa xung quanh.

Điều đó cũng đúng với tất cả các loài thú làm xiếc và cũng đúng với tình trạng trong các vườn thú. Những con thú thấp hèn nhất về mặt xã hội là những con cố gắng chịu khó nhất để làm thân với những người coi sóc nó. Chúng đã chứng tỏ là những con thú trung thành nhất, cần đến họ nhất, ít thách thức nhất và ít lằng nhằng nhất. Hiện tượng này đã được người ta ghi nhận đối với những loài hổ báo, bò rừng, hươu, cừu hoang, khỉ vượn và nhiều loài khác nữa. Đó là một thực tế ai cũng biết trong nghề vườn thú.

Nhà anh là một ngôi đền. Trong lối vào nhà treo một bức hình Ganesha, người đàn ông đầu voi đóng khung. Ồng thần ngồi ngoảnh mặt ra, màu sắc hồng hào, bụng phệ, đội mũ miện và mỉm cười, ba bàn tay cầm các vật khác nhau, bàn tay thứ tư mở lòng ra trong dáng điệu ban phước và chào mừng. Ông là vị thần khắc phục các trở ngại, mang lại may mắn, trí tuệ, và coi sóc việc học hành. Thân thiện và dễ gần vào bậc nhất. Ông thần khiến tôi mỉm cười. Một con chuột ngồi chầu dưới chân ông. Cái xe của ông đấy. Vì khi thần Ganesha đi đâu, ông cưỡi chuột. Trên bức tường đối diện với bức hình này có treo một cây thánh giá bằng gỗ giản dị.

Trong phòng khách, trên bàn cạnh cái sôpha, có một khung nhỏ l*иg ảnh Đức mẹ Đồng trinh Mary vùng Guadalupe, hoa lá tràn ra từ tà áo mở của người. Bên cạnh là một khung khác l*иg ảnh thánh Kaaba choàng áo chùng đen, trang phục thiêng liêng nhất của đạo Hồi, với hàng ngàn tín đồ vây quanh như những vòng nước xoáy. Trên mặt cái tivi là một bức tượng đồng vàng thần Shiva trong hóa thân của Nataraja, chúa tể của các vũ điệu, người điều khiển mọi dịch chuyển của vũ trụ và dòng chảy của thời gian. Vị thần đang nhảy múa trên lưng con quỷ ngu dốt, bốn cánh tay đưa ra theo tư thế múa, một bàn chân trên lưng con quỷ, chân kia giơ lên trong không trung. Người ta nói khi Nataraja đặt cái chân ấy xuống, thời gian sẽ ngừng trôi.

Trong bếp có một cái miếu đặt bên trong một cái chạn. Cửa của cái chạn này đã được thay bằng một cái khung vòm chạm trổ. Cái khung vòm có dấu một bóng đèn vàng cứ đến tối thì thắp lên để soi sáng cái miếu. Hai bức hình ở đằng sau một cái ban thờ nhỏ: một bên lại là Ganesha, còn ở giữa, trong cái khung lớn hơn, là hình thần Krishma, mỉm cười, da mầu xanh trời, đang thổi sáo. Cải hai bức hình đều có những vệt màu bột đỏ và vàng bôi trên mặt kính, chỗ trán của hai vị thần. Trong cái đĩa đồng nhỏ trên ban thờ là ba hình tượng bằng bạc nhỏ xíu. Anh lấy ngón tay chỉ cho tôi biết mỗi hình tượng này là đại diện cho ai: thần Lakshmi này, Shakti, nữ thần sinh ra các thần, trong hoá thân của Parvati; và Krisma, lần này trong hóa thân của một đứa bé nghịch ngợm đang bò lổm ngổm. Lẫn trong các vị thần ấy là một hình tượng dương v*t Shiva bằng đá, trông như nữa trái vυ" sữa với một mầm dương v*t lồi lên ở chính giữa, biểu tượng Hindu của sức sống đực cái trong vũ trụ. Cạnh cái đĩa, phía bên này là một vỏ ốc gắn trên một cái đế, phía bên kia là một cái chuông lắc tay nhỏ bằng bạc. Rơi vãi xung quanh đầy những hạt gạo, và một đóa hoa vừa bắt đầu tàn. Những đồ vật này phần lớn được xức dầu thơm và có các dầu chấm màu vàng và đỏ.

Trên cái đợt ở phía dưới là nhiều đồ cúng khác nhau: một bình thuỷ đầy nước, một cái thìa đồng đỏ, cái đèn có bấc cuộn ngâm trong dầu, các bó nhang, và những cái bát nhỏ đựng đầy bột đỏ, bột vàng, gạo và đường cục.

Có một Đức Mẹ Đồng trinh Mary nữa trong phòng ăn.

Trên gác, trong phòng làm việc, có một Ganesha nữa bằng đồng vàng ngồi xếp bằng cạnh máy vi tính, một đấng Christ trên thập tự giá bằng gỗ từ Brazil mang về treo trên tường, và một cái thảm để ngồi cầu nguyện màu xanh lá cây ở góc phòng. Đấng Christ trông rất sinh động. Người đang chịu đau khổ. Cái thảm cầu nguyện nằm ở chỗ của nó rất rõ ràng riêng biệt. Bên cạnh nó, trên một giá sách thấp, là một cuốn sách có phủ vải. Chính giữa tấm vải ấy là một từ Arập duy nhất, thêu rất tinh tế, gồm bốn chữ: một chữ aliph, hai chữ lams và một chữ ha. Đó là từ Thượng Đế trong ngôn ngữ Arập.

Cuốn sách trên cái bàn cạnh giường là một cuốn Thánh kinh Cơ đốc.

Chú thích:

(1) Omega (Ω) - chữ cái thứ 24 và là cuối cùng trong bảng chữ cái Hy Lạp; cũng có nghĩa là "kết thúc", "cuối cùng". Alpha - (α) - là chữ cái đầu tiên và hay được dùng với nghĩa "khởi đầu", "đứng đầu".

Thêm Bình Luận