Cuộc Chiến Chinh Đoạt

9.25/10 trên tổng số 4 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Cuộc sống của Diêu Ngạn cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, mong muốn lớn nhất của cô chỉ là cố gắng chăm chỉ kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ. Mùa hạ oi bức năm ấy, mặc cho bố mẹ phả …
Xem Thêm

Tưởng Nã nheo mắt, ra chiều suy tư.

Bà Diêu về nhà không cầm nổi nước mắt. Diêu Yên Cẩn không biết chuyện gì xảy ra, cô hoảng loạn hỏi bà: “Mẹ sao vậy?”.

Cô họ kêu Diêu Yên Cẩn rót nước, bà cười: “Mẹ con khóc vì vui sướиɠ. Cảnh sát đã bắt được người đốt nhà con. Mẹ con mừng đấy!”.

Trong lòng Diêu Yên Cẩn cũng rộn ràng niềm vui: “Thật không ạ? Hay quá!”.

Nhưng Diêu Yên Cẩn vừa nói hết câu, bà Diêu mắt đẫm lệ bất thình lình quay ra tát thẳng vào mặt cô. Diêu Yên Cẩn chếnh choáng giật lùi người, nước mắt chảy tràn khóe mi. Cơn giận của bà Diêu bùng nổ: “Tôi nói thế nào với cô? Cô tìm một người đàn ông tốt? Cô thích ông ta? Ông ta vừa gạt cô bán hàng đa cấp, vừa phóng hỏa đốt nhà chúng ta. Lừa cô chưa đủ, còn muốn gia đình ta kiệt quệ, phải không?”.

Bà vừa khóc vừa đánh Diêu Yên Cẩn: “Tôi đánh chết cô, tôi không nên sinh ra thứ như cô, báo hại cả cuộc đời tôi, đến cuối cùng còn khiến nhà của bố mẹ tôi cháy rụi. Tôi đánh chết cô!” Bà Diêu mặc kệ mọi thứ đánh con từ ngoài phòng khách tới tận trên giường mặc cô la hét ôm đầu né tránh.

Cô họ vội vàng kéo bà Diêu: “Chị làm gì vậy? Chị đừng đánh nữa. Chị mau dừng lại đi!”.

Bà Diêu nổi điên đánh Diêu Yên Cẩn chát chát: “Tôi đánh chết cô, coi như tôi không sinh ra đứa con gái như cô!”.

Cô họ ôm chầm lấy bà Diêu, cố kéo bà ra ngoài, lại kêu Diêu Yên Cẩn đừng khóc. Diêu Yên Cẩn càng khóc lớn hơn, cô tủi thân không hiểu đầu cua tai nheo ra sao tự nhiên lại bị đánh tới tấp.

Rất lâu sau, trong phòng mới yên ắng trở lại. Cô họ nhúng hai chiếc khăn mang ra, đưa bà Diêu lau mặt. Bà Diêu lã chã nước mắt, thều thào nói: “Không biết chị gây nên tội gì mà lại sinh ra thứ như nó”.

Diêu Yên Cẩn ôm gối rụt người vào đầu giường, cô thút thít không dám khóc lớn.

Cô họ buông tiếng thở dài: “Lúc nãy chị hứa với em thế nào? Chẳng phải chị nói không trách cứ Yên Yên sao? Chị không biết tính tình của nó sao?”.

Bà Diêu lắc đầu nguầy nguậy, nếp nhăn trên khóe mắt bà ướt nước mắt. Hồi còn trẻ, bà xinh xắn thanh tú, mặc váy dài thắt bím tóc, chân mang giày bệt trắng, nhưng qua năm tháng cuộc sống tôi luyện bà trở nên thô ráp, giống như vết chai sần trên ngón tay và lòng bàn tay bà. Bạn bè đồng trang lứa với bà đã nghỉ hưu an dưỡng tuổi già từ lâu còn bà vẫn phải bôn ba kiếm sống.

Bà Diêu nghẹn lời nói tiếp: “Chị chỉ trách chị, chị không dạy dỗ nó đàng hoàng. Thôi bỏ đi, mọi chuyện đã qua hết rồi”.

Nghỉ ngơi chốc lát, bà Diêu và cô họ về lại nhà cũ, báo tin bên cảnh sát cho hàng xóm biết. Họ lại lặng người đứng trước căn nhà đã thay đổi hoàn toàn. Hàng xóm cũ hơn chục năm nhìn thấy dáng vẻ của bà Diêu, họ xót xa, không ngừng mắng chửi tên phóng hỏa. Nỗi giận dữ và căm tức dồn hết vào căn nhà cháy đen.

Diêu Ngạn tranh thủ lúc rảnh rỗi ngồi uống nước. Nhận được điện thoại của Diêu Yên Cẩn, cô lập tức sặc nước.

“Mẹ nói tại sao mẹ lại sinh ra thứ như chị. Chị biết chị đần độn nhưng chị có chỗ nào không tốt? Chị biết phụ mẹ dọn hàng bán tượng, không tiếp tục đi khiêu vũ, cũng không thích người đàn ông đó nữa. Mẹ còn muốn chị làm thế nào nữa đây? Sao chị biết được anh ta là người xấu!”

Diêu Ngạn lẩn vào góc dỗ dành chị: “Mẹ không vui, giận quá mới nói vậy. Chị không được giận mẹ. Bây giờ trong nhà đã vậy, chị cũng hiểu mà. Chị đừng làm bố mẹ phiền lòng, được không?”.

Diêu Yên Cẩn ứa nước mắt: “Chị biết, vì vậy chị chỉ ở nhà, chị không đi đâu hết nhưng chị tủi thân. Diêu Diêu, chừng nào em về?”.

Diêu Ngạn cười, nói với chị: “Chủ nhật em về. Tuần này ở nhà phải nhờ chị trông nom. Chị chịu khó một chút nhé!”.

Cô gác máy, Giám đốc vẫy tay gọi cô. Mọi người cùng nhau đi ăn tối, cười nói rôm rả nhưng trong lòng Diêu Ngạn lại lo lắng không yên. Đến lúc ăn cơm xong về khách sạn, bà Diêu gọi điện tới, cô mới thở phào một hơi.

Bà Diêu kể Diêu Ngạn nghe chuyện bên phía cảnh sát. Diêu Ngạn giả vờ ngạc nhiên: “Thật chứ mẹ? Hay quá, bắt được là mừng rồi, chả trách chiều nay chị lại gọi cho con, nói mẹ đánh chị!”.

Bà Diêu khóc suốt buổi chiều, khúc mắc tích tụ trong lòng cũng vơi đi, bà cười: “Chị con không được cái gì, chỉ được mỗi cái mách lẻo.” Bà thở dài thườn thượt: “Tốt rồi, chỉ cần đợi đến lúc mở phiên tòa, bồi thường tiền thì đâu lại vào đấy!”.

Tuy còn phải chịu thêm một quãng thời gian nữa nhưng ánh sáng đã ở trước mắt, không còn cảm thấy mệt mỏi chán chường nữa.

Diêu Ngạn tắm rửa sạch sẽ, gọi điện cho Tưởng Nã, ngại ngùng cảm ơn anh. Anh mỉm cười: “Bây giờ đã biết anh tốt chưa?”.

Anh nằm trên giường nói: “Nhưng không kiện được Hắc lão đại, tên mập ôm hết vào người”.

Diêu Ngạn hơi thất vọng nhưng cô cũng hiểu biết thiệt hơn. Nếu Hắc lão đại dễ dàng chìm vào chuyện này, có lẽ vận rủi sẽ đeo bám gia đình họ không dứt. Vì vậy dù oán hận hơn nữa, cô cũng chỉ còn biết nhẫn nhịn.

Tưởng Nã chợt hỏi cô: “Đúng rồi. Chiều nay em ở khách sạn với ai thế?”.

Diêu Ngạn cất giọng khó hiểu: “Không có. Chiều nay, em đến trung tâm triển lãm và hội nghị mà.” Nói đoạn, cô bỗng tỉnh ngộ: “À, người anh nói là Thẩm Quan”.

Tưởng Nã nhăn mặt nhíu mày: “Tại sao em lại ở cùng Thẩm Quan?”.

Diêu Ngạn chịu thua anh, cô giải thích: “Giám đốc kêu em đến sân bay đón Thẩm Quan, em đưa anh ta về khách sạn.” Không đợi Tưởng Nã lên tiếng, cô nói luôn: “Anh yên tâm, em hiểu mà”.

Cô ngửa đầu nhìn ngọn đèn sáng choang trên trần nhà. Phòng cô ở chật hẹp, không sang trọng như phòng cao cấp, tầng trên không rõ ai đang dậm chân “rầm rầm” lên sàn nhà.

Ngày hôm sau cũng bận rộn như hôm trước, việc lớn việc nhỏ chất cao thành núi. Diêu Ngạn chạy việc linh tinh. Suốt cả ngày cũng không thấy bóng dáng Thẩm Quan. Đến giờ ăn cơm tối, anh ta mới xuất hiện. Người của tòa nhà phía đông và tòa nhà chính cùng ăn chung một bàn.

Diêu Ngạn từng làm thêm ở tòa nhà phía đông, mọi người hai bên đều quen cô, do đó họ kêu cô ngồi chính giữa, trêu ghẹo cô đôi ba câu. Một người cười nói rôm rả: “Em mới ra trường, để xem em đối phó như thế nào, kiểu gì mấy ngày này cũng phải ngồi bàn rượu liên miên”.

Hội chợ Canton tập trung đông đảo thương nhân. Ký hợp đồng ngay tại chỗ rất hiếm nhưng không thể thiếu ăn uống xã giao. Triển lãm là cơ hội để thu hút những đơn vị có ý định hợp tác.

Diêu Ngạn không buồn bận tâm. Ăn uống no say, cô về khách sạn ngủ sớm, còn người đồng nghiệp ở chung phòng với cô thì lên mạng suốt cả đêm. Đến sáng, chị ta mang đôi mắt thâm quầng than khổ than sở. Diêu Ngạn hăng hái kéo chị ta đến trung tâm triển lãm và hội nghị.

Gian hàng của tòa nhà chính gặt hái hơn năm mươi tấm danh thϊếp chỉ trong một buổi sáng. Một thương nhân nước ngoài cảm thấy hứng thú với nước trái cây bảy ngày. Đồng nghiệp phòng ngoại thương nhiệt tình giới thiệu sản phẩm mới với ông ta, Diêu Ngạn đứng bên cạnh vị đồng nghiệp kia, thi thoảng cô nói nhỏ vào tai anh ta, sửa chữathuật ngữ chuyên ngành.

Khi di động của cô đổ chuông, thương nhân nước ngoài đưa danh thϊếp, hẹn thời gian bàn bạc. Diêu Ngạn che điện thoại trốn sang bên nói chuyện: “Alô”.

Bên kia lừng chừng vài giây mới nói: “Diêu Diêu, cô đọc thư rồi!”.

Diêu Ngạn sững sờ nhìn màn hình điện thoại. Thấy số gọi đến là một dãy số lạ, cô gọi to: “Cô Từ, cô đang ở đâu?”.

Từ Anh ho một tiếng, bà nói: “Em lấy sổ tiết kiệm rồi thì giữ giúp cô. Cô sẽ tìm em. Có chuyện gì, cô sẽ gọi điện cho em.” Bà tiếp tục nói: “Cô muốn đi xa cho khuây khỏa, không định về Nam Giang ngay. Em đừng nói ai biết là cô tìm em”.

Diêu Ngạn cắn môi, giọng cô khản đặc: “Cô Từ, bữa trước em uống cafe trong nhà cô”.

Từ Anh hoàn toàn hóa đá, giọng bà đột nhiên cao vυ"t: “Cái gì? Em uống rồi?”.

Diêu Ngạn cất giọng nhỏ nhẹ: “Em uống một cốc. Lần trước, em chưa nói với cô sau khi em thôi việc, em về quê làm việc tại nhà máy sản xuất cafe này”.

Tiếng hít thở trong điện thoại ngưng bặt, bà bàng hoàng nói: “Diêu Diêu, tin nhắn trước không phải cô gửi!”.

Thêm Bình Luận