Cuộc Chiến Chinh Đoạt

9.25/10 trên tổng số 4 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Cuộc sống của Diêu Ngạn cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, mong muốn lớn nhất của cô chỉ là cố gắng chăm chỉ kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ. Mùa hạ oi bức năm ấy, mặc cho bố mẹ phả …
Xem Thêm

Tới thị trấn Sĩ Lâm, Diêu Ngạn lại đổi xe về Trung Tuyển Khi cô về đến nhà, em họ đã ngủ. Cô họ hỏi cô ăn cơm chưa Diêu Ngạn nói đã ăn rồi.

Bà Diêu ngồi dựa ghế sofa, chầm chậm nhắm mắt, bà chau mày không biết đã ngủ hay chưa. Cô họ nói nhỏ với Diêu Ngạn: “Buổi chiều, mọi người đến sở cảnh sát, lại trở về ngõ nhà con một lần nữa. Ý của mấy người hàng xóm là muốn gia đình con đền tiền, hai căn nhà bên cạnh gia đình con cháy đen. Tường của cả dãy nhà đó cũng nứt, chân tường hình như hơi hơi nghiêng. Cô tìm thợ tới xem xét, nói sửa một chút là được, còn họ nói phải phá đi xây lại thì quá đáng quá”. Bà nhìn bà Diêu, lại nói nhỏ hơn: “Mẹ con nghe xong lại ngồi khóc cả buổi, mẹ con mới vừa ngủ thôi, tạm thời cứ để mẹ con nghỉ ngơi”.

Diêu Ngạn gật đầu, thấp giọng hỏi: “Họ có nói đền bù bao nhiêu không cô?”.

Cô họ dùng tay ra hiệu, bà còn nói: “Cô hỏi rõ ràng rồi, loại án này để người phóng hỏa bồi thường, không liên quan đến chúng ta”.

Nói thì nói vậy nhưng nếu không tìm được kẻ phóng hỏa, cũng phải có người gánh trách nhiệm, trong lòng Diêu Ngạn ngổn ngang tâm sự.

Bà Diêu mơ màng tỉnh lại. Thấy Diêu Ngạn đã về, bà đứng lên đi về phòng ngủ nhưng không nhắc đến chuyện về nhà chiều nay, bà vờ ra vẻ thoải mái: “Con mau đi tắm rồi nghỉ ngơi. Mẹ ngủ đây chị con cũng ngủ say như chết rồi”.

Diêu Ngạn mỉm cười, đẩy bà Diêu về phòng ngủ, sau đó cô ngồi ở phòng khách chờ dượng và ông Diêu về.

Tưởng Nã gọi điện thoại, Diêu Ngạn hạ thấp giọng nói nhỏ. Tưởng Nã hỏi: “Ngày mai anh tới đón em nhé?”.

Diêu Ngạn im lặng giây lát rồi khẽ đồng ý. Hai người tâm sự một lúc, dượng và ông Diêu về đến nhà, Diêu Ngạn vội vàng dập máy chạy vào bếp nấu đồ ăn khuya cho họ, sau đó dọn dẹp sạch sẽ, cô mới đi tắm, rồi đi ngủ.

Ngày hôm sau, cô tỉnh dậy, chăn bị rơi xuống nền nhà. Chăn và đệm xốp trải trên ghế sofa vừa nóng vừa hấp hơi. Diêu Ngạn lấy điện thoại vào hòm thư điện tử của mình, rồi lại thất vọng thoát ra. Do dự giây lát, cô gọi cho bạn bè thời đại học, năm sáu cuộc liên tục cũng không hỏi được một chút tin tức nào hữu dụng.

Cuộc sống từ trước đến nay của Từ Anh khá nhàm chán, có giờ dạy học thì bà ở Nam Giang, không có giờ dạy thì bà ở Tuệ Viên Mỹ. Sau khi về hưu, bà cũng ít qua lại với đồng nghiệp hai bên. Nghỉ đông và nghỉ hè bà thường đi du lịch nước ngoài, nói muốn đặt chân lên mọi nơi trên trái đất nhưng bây giờ bà đã trốn mất tăm.

Diêu Ngạn ngồi ôm gối trên ghế sofa, điều chỉnh dòng suy nghĩ của mình, có gắng tháo gỡ nút thắt trong đầu.

Em họ rón rén mở cửa phòng ngủ chính, thấy Diêu Ngạn đã dậy, cô bé chạy tới, gọi nhỏ: “Chị dậy sớm thế?” Nói đoạn, có lẽ sợ miệng mình có mùi, cô bé che lại nói lúng búng: “Chị ngủ không được hả?”.

Diêu Ngạn mỉm cười: “Chị ngủ ngon lắm, em thì sao?”.

Cô bé chạy vào nhà vệ sinh: “Em buồn tiểu, mơ tới nhà vệ sinh, em biết ngay là giả, muốn lừa em đái dầm đây mà. Hứ, còn lâu em mới bị lừa!” Trong nhà vệ sinh vọng ra tiếng nước “róc rách”. Diêu Ngạn buồn cười, không biết liên tưởng tới điều gì, cô bỗng rùng mình.

Em họ giải quyết xong nỗi buồn thì không trở về phòng, mà ra ngồi cùng Diêu Ngạn, cô bé vừa an ủi chị vừa đưa ra giải pháp, còn nói muốn đưa tiền lì xì của cô bé cho Diêu Ngạn. Một dòng nước ấm chảy vào tim Diêu Ngạn, cô xoa đầu cô bé, buộc tóc cho cô bé.

Sau khi ăn trưa, ông Diêu và dượng ra ngoài chạy xe. Bà Diêu cũng đòi tranh thủ thời gian đi mua lại khuôn đúc và vật liệu làm tượng. Tuy bán tượng tô không kiếm được bao nhiêu tiền nhưng cả thị trấn Trung Tuyển cũng chỉ có gia đình họ làm nghề này, ít nhiều gì cũng phụ giúp được một phần chi phí sinh hoạt trong nhà.

Cô họ nói với vẻ vui mừng: “Mẹ con có việc làm thì không lo lắng linh tinh nữa”. Bà ghé sát Diêu Ngạn nói nhỏ: “Một lát, cô đến sở cảnh sát, rồi tới ngõ nhà con xem xét, mua đồ ăn cho hàng xóm nhà con. Con kêu mẹ con ở nhà đừng làm gì hết, để đó cô làm cho”.

Diêu Ngạn gật đầu, cô cất giọng ngập ngừng: “Có thể tối nay con qua nhà đồng nghiệp”.

Cô họ biết để một cô gái lớn ngủ ngoài phòng khách cũng không tiện, chỗ lại nhỏ làm sao ngủ ngon. Cô họ nói: “Vậy cũng hay, để mẹ con thấy con ngủ ngoài phòng khách lại đau lòng. Cố thêm vài ngày nữa là dọn đến nhà mới được rồi. Con mang đồ theo để thay, ngày mai đi thẳng đến nhà máy làm luôn. Ở nhà có cô trông nom, con yên tâm!”.

Bà dẫn em họ ra ngoài, bà Diêu cũng xốc lại tinh thần, đi mua cá về rồi bảo Diêu Ngạn: “Con nấu một nồi canh, chúng ta mang đến cho Tiểu Hứa”.

Hứa Châu Vi là ân nhân cứu mạng của nhà họ Diêu, anh ta bất chấp nguy hiểm cứu bà Diêu và Diêu Yên Cẩn ra khỏi đám cháy. Anh ta còn nằm viện, không biết bệnh tình ra sao. Mấy ngày qua, bà Diêu ngơ ngơ ngác ngác, bây giờ mới nhớ tới, muốn đến bệnh viện thăm anh ta. Bà nói: “Tuy cậu ta là lưu manh nhưng con cũng không tệ. Trước đây ba và cô con nằm viện, bên họ cũng không xấu, bồi thường đầy đủ, thuê hộ lý riêng, giờ lại còn cứu chúng ta”.

Diêu Ngạn gϊếŧ cá, bà Diêu nói tiếp: “Mẹ tận mắt chứng kiến cậu ta xông vào đám cháy, nhất định là tìm xem bên trong có người mắc kẹt hay không, không ngờ cậu ta lại rất tốt bụng.” Nói đoạn, bà giả vờ hỏi dò: “Mà con nói xem, nửa đêm cậu ta đến ngõ nhà mình làm gì? Đúng là kỳ lạ, lẽ nào tới hẹn hò?”.

Diêu Ngạn thái mỏng gừng, cô nói: “Có trời mới biết. Những người như họ nói không chừng trốn trong xó xỉnh làm chuyện xấu. Chúng ta đừng tiếp xúc gần gũi với họ, trả ơn thì trả ơn nhưng cũng đừng giao du sâu quá”.

Bà Diêu thở phào, bất giác mỉm cười.

Hứa Châu Vi ở bệnh viện nhàm chán đến mức người sắp mốc meo hết cả. Mấy người anh em đang ngồi đánh bài cùng anh ta nhưng thời gian vẫn trôi qua vô cùng chậm chạp.

“Không ai ngờ anh Nã lại dắt chó nghiệp vụ đi tìm chị dâu. Chậc chậc, rõ là nâng như nâng trứng, hứng như hoa!”.

Hứa Châu Vi đánh một đôi, anh ta sờ cằm, nhìn bài chằm chằm: “Bởi vậy mấy chú lo mà trông chừng gia đình của Diêu Ngạn, đừng để xảy ra chuyện!”. Anh ta chỉ chỉ vết thương trên cánh tay. “Để xảy ra chuyện không chỉ có lỗi với anh Nã, mà còn có tội với người anh hùng đã bất chấp cả tính mạng như anh!”.

Mấy anh em cười ầm lên: “Ối giời, lại còn anh hùng. Sao anh không bảo mình ngồi ị bắt trúng lửa, chưa chùi mông đã xông vào đám cháy!”.

Hứa Châu Vi cộc cằn đập bài lên đầu anh ta. Định mở miệng mắng thì thấy Diêu Ngạn cầm bình giữ nhiệt đứng ngoài cửa phòng bệnh. Cô ăn mặc hệt như ngày xảy ra hỏa hoạn nhưng tóc đã buộc gọn gàng, vẻ mệt mỏi cũng không còn.

Hứa Châu Vi cười ngoác miệng: “Ôi, chẳng lẽ mang tới cho tôi ăn?” Anh ta thẳng tay vứt bài xuống, bổ nhào đến đón lấy bình giữ nhiệt.

Bà Diêu cảm ơn rối rít, bà rót canh giúp anh ta, cười nói tíu tít: “Tôi kêu Diêu Ngạn nấu, nó nấu ăn rất ngon. Từ bữa đến giờ chưa kịp cảm ơn cậu, tôi áy náy lắm”.

Hứa Châu Vi xua tay: “Việc nhỏ mà cô. Giúp người là niềm vui của cháu. Hồi còn bé, cháu thường dẫn cụ già qua đường nhặt được tiền thì nộp lại cho cảnh sát, nhưng có ai cảm ơn cháu đâu! Đúng là cứu mọi người đáng giá hơn!”.

Thấy anh ta nói chuyện hài hước, bà Diêu tươi cười rạng rỡ.

Từ ngoài hành lang, Tưởng Nã đã nghe giọng nói oang oang của Hứa Châu Vi. Anh bước vào gặp Diêu Ngạn, lập tức tiến lại gần cô. Hứa Châu Vi reo lên: “Anh Nã!”.

Bà Diêu quay lại nhìn, bà cũng gọi theo “Anh Nã”. Tưởng Nã ngẩn người, nhưng không kìm chế được bản thân đưa mắt lướt nhanh qua Diêu Ngạn, anh ngượng ngùng gật đầu. Nghe Hứa Châu Vi khen Diêu Ngạn nấu canh ngon, anh thẳng tay lấy bình giữ nhiệt rót cho mình uống. Canh cô nấu rất ngon, trông anh tự nhiên như lẽ thường tình, chẳng hề biết khách sáo là gì.

Rời bệnh viện, Diêu Ngạn và bà Diêu đến chợ mua thịt tươi. Cô vừa vào đến nhà thì điện thoại di động đổ chuông.

Thêm Bình Luận