Cuộc Chiến Chinh Đoạt

9.25/10 trên tổng số 4 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Cuộc sống của Diêu Ngạn cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, mong muốn lớn nhất của cô chỉ là cố gắng chăm chỉ kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ. Mùa hạ oi bức năm ấy, mặc cho bố mẹ phả …
Xem Thêm

Diêu Ngạn đầm đìa mồ hôi chạy về từ phân xưởng, cô lớn tiếng nói: “Em nhớ rõ ràng em cất trong ngăn kéo. Quái lạ!”.

Đồng nghiệp cười, nói: “Em đừng gấp, cùng lắm là soạn lại phần khác. À… Ban nãy, Thẩm tổng tới nói tài liệu em làm trước đây ở tòa nhà phía đông bị đồng nghiệp bất cẩn xóa bỏ, hỏi em còn lưu tệp hay không”.

Diêu Ngạn gật đầu, cô gọi điện cho đồng nghiệp ở tòa nhà phía đông.

Vất vả đến giờ tan sở, mọi người đều mệt rã rời dọn dẹp qua loa rồi ra về.

Diêu Ngạn tiện đường ghé chợ mua thức ăn, cô gọi hỏi bà Diêu trong nhà còn thiếu thứ gì nữa hay không. Bác bán thịt nhanh nhẹn buộc túi nilon lại đưa cô. Diêu Ngạn liếc thấy Hứa Châu Vi bám theo, cô nhíu mày ngó lơ.

Khi cô dập máy, điện thoại của cô đổ chuông lần nữa. Người bên kia điện thoại nói: “Cô Diêu, tôi là Tiểu Ngô ở bên Kiều Tâm. Lúc dì của cô xuất viện bỏ quên hai bộ đồ, cô có định qua lấy không?”.

Diêu Ngạn bàng hoàng: “Chị nói sao? Dì tôi đã xuất viện?”.

Người bên kia điện thoại cất giọng khó hiểu: “Đúng vậy. Buổi trưa, dì cô đã làm thủ tục xuất viện. Cô không biết hay sao?”.

Diêu Ngạn dừng chân, tim cô bỗng thắt lại.

Bác bán thịt lục tiền lẻ trả lại cho Diêu Ngạn, nói: “Bán cho cháu rẻ hai hào, tổng cộng năm tệ!” Bà ta đưa tiền cho cô.

Diêu Ngạn hoàn hồn, nhận lại tiền thừa. Cô xoay người chạy đến ngã tư chợ, liên tục gọi điện cho Từ Anh.

Từ Anh nhập viện từ tháng sáu, số điện thoại riêng của bà luôn tắt máy. Bây giờ nghe giọng nữ máy móc trả lời, cô càng bực mình.

Cô gọi cho y tá bệnh viện: “Dì tôi chủ động xuất viện à? Dì có nói gì không?”.

Y tá trả lời: “Dì cô không nói gì hết, bà ấy tự yêu cầu xuất viện. Trên thực tế là tháng Bảy bà ấy đã có thể xuất viện nhưng bà ấy không đồng ý. Vì vậy lần này dì cô đề nghị xuất viện, bác sĩ đồng ý ngay”.

Diêu Ngạn gác máy, cô tìm một tiệm điện thoại, gọi cho Từ Anh nhưng giọng nữ báo tắt máy cứ lặp đi lặp lại.

Cô bồn chồn nắm chặt tay. Mới hôm Trung thu, Từ Anh còn nói không muốn xuất viện, nháy mắt bà đã tự bỏ đi.

Hứa Châu Vi nhấn còi, nhoài người gọi: “Muốn tôi đưa chị về không?”.

Diêu Ngạn quay người nhìn anh ta. Cô nhíu chặt mày, gọi đến trung tâm cai nghiện lần nữa. Thái độ của y tá hơi bực dọc: “Tôi lừa cô làm gì? Dì cô tự xuất viện thật!”.

Diêu Ngạn lo lắng: “Không đi cùng ai sao? Mấy ngày nay có người nào đến hỏi thăm hay tìm dì tôi không?”.

Y tá cất giọng chần chừ: “Cô nói vậy, tôi mới nhớ ra. Chiều nay có hai người tới nói người thân bị nghiện ma túy. Họ hỏi chúng tôi về cơ sở vật chất, một phòng bệnh ở đây có nhiều bệnh nhân hay không, còn nói là một giáo sư họ Từ của đại học Nam Giang giới thiệu”.

Trong lòng Diêu Ngạn hơi sợ hãi, cô vội hỏi: “Sau đó thì sao?”.

“Sau đó, Tiểu Châu trò chuyện với hai người đó. Giáo sư đại học Nam Giang cũng tên Từ Anh nhưng không biết có phải là dì cô hay không.” Y tá hỏi: “Lẽ nào dì cô là giáo sư đại học Nam Giang?”.

Diêu Ngạn ngượng ngùng nói: “Không phải, chắc trùng họ tên”.

Y tá mỉm cười: “Tôi cũng đoán vậy. Nhưng dì cô xuất viện một mình thật. Chắc do trong lòng bà ấy còn vướng mắc không thông, một thời gian nữa sẽ liên lạc với cô thôi”. Y tá an ủi Diêu Ngạn: “Cô đừng lo lắng quá. Dì cô là người lớn, bà ấy tự biết cân nhắc. Bước ra từ quỷ môn quan, làm sao dám đυ.ng đến thứ đó nữa”.

Y tá tưởng rằng Diêu Ngạn lo lắng Từ Anh hút ma túy lại chị ta an ủi cô đôi ba câu rồi gác máy.

Diêu Ngạn đứng một lát, dời mắt nhìn sang Hứa Châu Vi đang sốt ruột chờ, cô mím môi đi về nhà.

Bà Diêu đã nấu xong cơm Diêu Ngạn mới về đến nhà, bà mắng cô: “Con mua đồ ăn gì vậy? Mua đến lúc mẹ làm xong hết luôn rồi này”.

Diêu Ngạn cười nói: “Con có chút việc nên về muộn, đồ con mua để ngày mai nấu”.

Bà Diêu làu bàu cất thức ăn vào tủ lạnh, gọi Diêu Yên Cẩn ra ăn cơm.

Diêu Yên Cẩn trốn trong phòng nói chuyện điện thoại: “Mẹ em gọi rồi. Anh đừng tìm em nữa!”.

Người trong điện thoại nói: “Yên Yên, anh thật lòng thích em.” Người đó thở dài thườn thượt: “Thôi bỏ đi, lần sau gặp mặt hãy nói. À, tối nay gia đình em có ở nhà không, có đi dọn hàng không?”.

Diêu Yên Cẩn nắm chặt ga trải giường, nói: “Có lẽ tối nay không bán buôn được gì nên không dọn hàng”.

Bà Diêu lại giục Diêu Yên Cẩn, cô vội vàng dập máy.

Buổi tối, Diêu Ngạn trăn trở không yên, cô gọi liên tục vào số điện thoại của Từ Anh nhưng không có tín hiệu khả quan. Cô không ngủ được, cáu kỉnh đứng dậy, mò mẫm loanh quanh trong phòng. Ánh trăng nhàn nhạt giăng lớp lưới mỏng mông lung lên bệ cửa sổ. Côn trùng và chim chóc có lẽ cũng đi nghỉ từ lâu. Một con sâu ngọ nguậy ngoài bụi cỏ mon men qua khe của rèm cửa chui vào phòng.

Diêu Ngạn phủi rèm cửa, con sâu trên đó rơi xuống. Cô bắt nó, mở cửa sổ ném ra ngoài. Không có rèm cửa cản trở, gió đêm lạnh lẽo ùa vào trong. Mùi cỏ hanh hanh lan tỏa trong không khí. Diêu Ngạn hít sâu một hơi, bao cảm giác phiền muộn trong lòng mấy ngày qua ùa ra như đê vỡ.

Cô chống nửa người ra ngoài cửa sổ, đổ dồn trọng lượng lên cánh tay để đầu óc trống rỗng, ngừng hoạt động. Mắt cô vô tình trượt xuống chân tường lưa thưa cỏ dại, cô nương theo ánh trăng nhàn nhạt thoáng thấy một đống tàn thuốc màu vàng, cánh tay cô cứng đờ giữa không trung.

Phía bên này, Tưởng Nã ngồi trong sảnh công ty vận chuyển hàng hóa, gió thổi tàn thuốc dưới đất bay lên giày da đen nhờ nhờ của anh.

Mấy anh em chạy ngược chạy xuôi cả ngày ở thành phố Nam Giang gấp gáp trở về. Họ vẫn chưa ăn uống gì, vội vã đến báo tin: “Bọn em đi hết ba trung tâm cai nghiện. Người anh cần tìm ở trung tâm cai nghiện tự nguyện Kiều Tâm, em vừa nói là giáo sư Từ Anh của đại học Nam Giang, y tá kể ra ngay. Nhưng bọn em đến chậm một bước, người đó đã xuất viện trưa nay”.

Tưởng Nã nhả khói trắng xóa, anh nhíu mày: “Làm gì trùng hợp đến thế?”.

Đàn em gật đầu: “Đúng vậy, chuyện này quá trùng hợp. Em nghe nói người đó đi vội vàng, bỏ sót mấy bộ đồ”.

Tưởng Nã dụi tắt đầu thuốc, lặng im không nói.

Hiểu Lâm ló đầu vào trong, nhẹ nhàng hỏi thăm: “Ăn cơm không?”.

Mấy anh em đói meo bụng thấy Tưởng Nã gật đầu, họ chạy vội về hướng tòa nhà nhỏ phía sau. Hiểu Lâm nghiêng người nhường đường, nhìn họ vụt đi, cô ta cười nói: “Em biết họ đói bụng mà. Anh Nã, anh muốn ăn khuya không?”.

Tưởng Nã lắc đầu, phiền toái suy tính. Hiểu Lâm lại nói: “Hôm nay, anh ăn tối không nhiều. Em thấy hai ngày nay, anh ăn uống không ngon miệng. Em mới nấu một ít món ăn nhẹ, Tiểu Lưu bảo em mang cho anh”.

Tưởng Nã cáu kỉnh: “Hai người tự ăn với nhau đi. Ra thì kéo cửa lại cho tôi.” Dứt lời, anh đứng dậy đi lên tầng hai.

Hiểu Lâm bám mép cửa, dõi theo bóng lưng của Tưởng Nã, lướt mắt từ cổ anh xuống dưới. Nhìn thân thể cường tráng dưới lớp quần áo, cô ta lạc lõng cụp mắt, không nỡ rời đi.

Ngày hôm sau, Diêu Ngạn mơ màng mở mắt, đầu cô đau như búa bổ. Gió thổi rèm cửa vướng vào móc treo đồ bên cạnh. Cô đóng cửa sổ, lảo đảo đi vào bếp nấu đồ ăn sáng, rửa sạch bát đũa ông Diêu ăn lúc nửa đêm.

Nấu xong cháo thịt nạc trứng muối, Diêu Ngạn cảm thấy nhạt miệng chẳng muốn ăn, lòng cô cứ bồn chồn không yên.

Công việc trong phòng nghiên cứu chất cao như núi. Đồng nghiệp sai Diêu Ngạn đi liên hệ với các phòng ban khác, chuẩn bị tuyên truyền cho hội chợ Canton.

Đồng nghiệp bên phòng ngoại thương khoa tay múa chân, chỉ bảng tài liệu hỏi đủ thứ trên trời dưới đất, nỗ lực chứng minh nước trái cây tràn lan trên thị trường không tốt cho sức khỏe. Cổ họng cùa Diêu Ngạn đau rát, cô ho khan mấy tiếng mới nói: “Tới lúc đó hãy tính. Ý của Giám đốc là chúng ta làm bảy mùi vị khác nhau, hướng đến đối tượng khách hàng trẻ em. Mỗi ngày một vị, vừa vặn bảy ngày. Cụ thể thì đến lúc đó sẽ có đồng nghiệp đi chung. Bên tôi chưa quyết định mẫu thiết kế, tới hội chợ có thể mua mẫu thiết kế mấy nhân vật hoạt hình bổ sung vào. Nam hay nữ đều thích những thứ như vậy”.

Thêm Bình Luận