Cuộc Chiến Chinh Đoạt

9.25/10 trên tổng số 4 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Cuộc sống của Diêu Ngạn cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, mong muốn lớn nhất của cô chỉ là cố gắng chăm chỉ kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ. Mùa hạ oi bức năm ấy, mặc cho bố mẹ phả …
Xem Thêm

Cuối tuần Diêu Ngạn được yên tĩnh, Tưởng Nã không hề làm phiền cô. Em họ ở nhà Diêu Ngạn ăn uống hai ngày. Lúc gần về, cô bé rút vở bài tập đưa Diêu Ngạn, lấy lòng cô: “Chị gái tốt bụng hãy giúp em một lần nữa. Đây là bài tập cô Toán em bắt làm. Chị cũng biết em học Toán không giỏi mà”.

Diêu Ngạn từ chối: “Khai giảng này là em lên lớp sáu rồi. Em phải tự làm bài của mình!”.

Em họ van nài khổ sở nhưng Diêu Ngạn vẫn không động lòng, cô bé ủ rũ xoay người. Đi tới cửa, cô bé bèn ném vở bài tập ra sau, nói: “Em còn có mười trang, chị giúp em nhé!” Rồi chạy mất tăm.

Diêu Ngạn dở khóc dở cười nhặt vở bài tập lên xem. Bài tập quá khó, vượt xa kiên thức của học sinh tiểu học, Diêu Ngạn đành dung túng cô bé lần nữa.

Thứ Hai cô đi làm, quả nhiên công ty loan tin Trần Man Phát qua đời vào trưa thứ Bảy. Mọi người không còn tâm trạng cười nói, chỉ biết thở dài trách thế sự vô thường.

Diêu Ngạn nghĩ đến cảnh nhìn thấy ở bệnh viện ngày hôm ấy. Trần Lập bi thương đi theo xe đẩy, bên cạnh anh ta là Tưởng Nã lạnh lùng. Khi đó cô đã ý thức được chuyện này sẽ xảy ra. Thế nhưng bây giờ nghe tin này, cô vẫn cảm thấy khó tin. Tai nạn xe cộ cướp đi sinh mạng của một con người. Cảnh sát còn chưa tìm ra chiếc xe gây tai nạn, Trần Man Phát đã ra đi.

Đồng nghiệp thở dài: “Trước đây cứ tưởng qua cửa ải này sẽ bình an vô sự. Đột ngột quá”.

Một đồng nghiệp khác nói: “Có lẽ từ đầu đã không thể qua khỏi nhưng chúng ta không biết. Nhìn đi, nếu không sao cần gì Trần tổng nhỏ lên thay. Nói không chừng họ đã tính toán từ lâu”.

Diêu Ngạn im lặng cọ rửa cốc đo lường. Giám đốc đi vào, ông ta vỗ tay nói: “Lại đây nào. Trưa nay chúng ta cùng nhau đi dùng bữa”.

Nhà họ Trần làm tiệc đậu(*) theo phong tục. Hai ngày nay, người ra người vào biệt thự nhiều vô số.

(*) Một loại phong tục mai táng dân gian ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải. Gia quyến của người chết sẽ làm một bữa cơm để cảm tạ khách mời đến tham dự tang lễ, đồng thời người đến dự tiệc đậu cũng đưa tiền phúng viếng để tỏ lòng thương tiếc, chia buổn cùng thân nhân người đã khuất.

Đa số người ở các phòng ban trong công ty nước giải khát đều góp tiền để cấp trên đại diện đến phúng viếng. Giám đốc muốn khác biệt, ông ta lôi hai người từ phòng ngoại thương và gọi bốn người trong phòng nghiên cứu cùng đi: “Chúng ta đi xem có giúp được gì không, còn ăn cơm thì cứ tùy cơ ứng biến vậy!”.

Đồng nghiệp vừa kiêng kị vừa mê tín không muốn đi dự tiệc đậu, họ viện có gia đình có việc. Cuối cùng chỉ còn Diêu Ngạn và đồng nghiệp lúc trước cùng phỏng vấn ở tòa nhà phía đông đi với nhau. Một người khác bên phòng ngoại thương cũng đi chung.

Khi mấy người Diêu Ngạn đến nơi, tiệc đậu đã bắt đầu. Biệt thự rộng lớn nằm ở ngoại ô. Phía đông biệt thự là một hồ nước nhỏ, vừa bước vào đã cảm thấy lạnh giá.

Giám đốc thăm hỏi xong đi ra, ông ta chỉ huy: “Một lát có bà con của Trần tổng từ Lô Xuyên đến. Mọi người ra ngoài dẫn đường”.

Một chỗ khác, Tưởng Nã trốn trong phòng sách hút thuốc. Trần Lập vừa nghe điện thoại xong quay sang nói chuyện với Tưởng Nã: “Em chưa từng gặp bà con dưới quê. Tự nhiên tối qua chui ra một đống cô ch, biết ai với ai đây!”. Anh ta xoa mặt, viền mắt bất giác đỏ hoe: “Để lại cho em một cục diện rối rắm, bên cạnh lại không có người lớn!”.

Từ nhỏ, Trần Man Phát đã không còn cả cha lẫn mẹ. Mười tám tuổi, ông từ Lô Xuyên tới Trung Tuyển làm ăn. Ba mươi tuổi, nắm trong tay cơ nghiệp cả trăm mẫu, lên như diều gặp gió. Ngờ đâu mới qua tuổi năm mươi đã gặp bất hạnh.

Mẹ của Trần Lập mới tái hôn gần đây. Bà cũng không quản đường xá xa xôi trở về. Trong lòng bà không khỏi xót con trai, tất bật đôn đáo giúp đỡ một tay. Bà lục tìm quyển sổ cũ gọi về Lô Xuyên, khó khăn lắm mới liên lạc được với những người bà con này.

Mẹ của Trần Lập đẩy cửa đi vào, nói với Tưởng Nã: “Tiểu Nam, A Lập nói với cháu chưa? Một lát, bà Tư và mấy chú sẽ đến. Hồi cháu còn bé chắc là gặp rồi. Cháu nhớ ra đó chào hỏi, có thế họ sẽ ở lại vài ngày. Mấy ngày này cháu chịu khó vất vả chút xíu!”.

Thuốc lá trên tay Tưởng Nã cháy đến gần đầu mẩu, tàn thuốc xám trắng kết thành đoạn dài trĩu xuống. Tưởng Nã hơi động đậy, tàn thuốc lập tức rơi xuống. Anh định thần, nở nụ cười nói: “Cháu biết rồi”.

Ba người Diêu Ngạn đội nắng đi bộ hơn nửa tiếng đồng hồ. Ra tới ngã tư nhìn thấy bốn chiếc xe van, Diêu Ngạn tiến lên hỏi thăm. Người ngồi trong xe gật gù, đẩy cửa xe cho họ lên.

Bà Tư dùng giọng nói đậm chất Lô Xuyên giới thiệu: “Ông nhà bà không khỏe nên không tới đây được, chỉ có mình bà thôi. Anh em bà con của Mẩn Mẩn cũng đi chung. Tất cả mọi người đều có mặt đầy đủ”.

Bà Tư nói dông dài một hồi, Diêu Ngạn cũng từ từ thích ứng. Bà nói: “Nghe nói Tiểu Nam cũng đến, bao nhiêu năm rồi không được gặp nó”.

Diêu Ngạn lấy làm lạ: “Tiếu Nam?”.

“À, … Của Mẩn Mẩn” Bà Tư ra chiều đăm chiêu, tiếc thay trí nhớ người già quá kém, tư duy lộn xộn. Một chú ngồi đằng trước quay ra sau nói: “Con trai của em họ ông Mẩn. Hồi còn bé mấy gia đình cũng coi như thân thiết. Năm đó lưng nó bỏng nước sôi cũng nhờ chú đưa đến trạm xá”.

Diêu Ngạn và đồng nghiệp nặn ra nụ cười gượng gạo, không biết họ nói về ai. Bà Tư lại nói: “Bây giờ nó có tiền đồ lắm, mở một công ty vận tải, còn đến nhà máy của Mẩn Mẩn giúp đỡ, rất có bản lĩnh!”.

Diêu Ngạn giật mình, cô bất giác hiểu Tiểu Nam trong miệng bà Tư chính là “Tưởng Nã”. Cô cùng đồng nghiệp kinh ngạc nhìn nhau.

Hơn mười người hùng hổ đi vào, Trần Lập và bà Trần đã đợi sẵn ngoài cửa. Không khí tang thương bao trùm khắp nơi. Họ cùng dìu nhau vào trong.

Ba người Diêu Ngạn cuối cùng cũng được ngồi xuống ăn cơm. Bà con nhà họ Trần tìm hai bàn liền nhau ngồi xuống, họ trò chuyện, hỏi về quy mô công ty nước giải khát. Diêu Ngạn bừng tỉnh họ muốn kết thân với bà con giàu sang. Thảo nào cả đại gia đình lũ lượt kéo nhau đến đây.

Bà Tư nắm tay bà Trần an ủi. Nước mắt bà ta chảy ròng ròng, trông có vẻ đau đớn vô bờ. Bà ta chạnh lòng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, gạt nước mặt hỏi thăm: “Tiểu Nam đâu? Tại sao không thấy nó?”.

Bà Trần lau nước mắt nói: “Lát nữa nó sẽ ra, nó đang ở trong linh đường”.

Trong linh đường tràn đầy tiếng tụng kinh. Tưởng Nã tìm một góc nghe điện thoại, Hứa Châu Vi nói: “Anh ta nói chiếc xe màu đen, biến số xe hoàn toàn không có ấn tượng. Thông thường cũng không ai vô duyên vô cớ ghi nhớ số xe của người khác!”.

Tưởng Nã chau mày, tiếng gõ mõ vọng từng chút vào tai khiến anh cảm thấy khó thở. Sau khi dập máy, ngón tay anh vô thức lướt qua lịch sử cuộc gọi, dãy số của Dương Quang thoáng hiện trên màn hình. Anh thở dài, chỉnh trang quần áo ra khỏi linh đường.

Diêu Ngạn đang ăn cơm thì sực hỏi đồng nghiệp: “Chiều nay, chúng ta được nghỉ à?”.

Đổng nghiệp nhìn quanh tìm kiếm Giám đốc, chị ta nói thầm: “Được nghỉ càng hay. Tốt nhất cứ để Giám đốc nán lại lâu lâu một chút”.

Diêu Ngạn mỉm cười, nói chuyện một lát, cô đứng dậy đi vào nhà vệ sinh.

Ở lối rẽ trong sân biệt thự tiếng tụng kinh loáng thoáng vọng đến. Tình cờ cô nhìn thấy Tưởng Nã đã biến mất suốt hai ngày qua bước ra từ một góc khuất, cô bất giác rùng mình, trốn đằng sau chậu hoa xanh ngát. Cô định chờ anh đi xa, sẽ quay ngược trở ra. Nhưng ngờ đâu Tưởng Nã dừng chân, nắm mép kính ngăn cách đẩy đẩy kéo kéo. Bạch hạc giương cung, mây lành quẩn quanh. Tưởng Nã nhếch miệng đập trán lên tâm kính. Một tiếng choang và hàng loạt âm thanh loảng xoảng vang lên, kính vỡ tan tành, chỉ còn trơ trọi giá đỡ.

Tiếng thét bật khỏi miệng Diêu Ngạn, cô lập tức bịt chặt miệng mình.

Tưởng Nã quay đầu, trán anh chảy máu đầm đìa. Vài mảnh thủy tình vỡ còn găm sâu lên má anh. Máu tràn qua khóe mắt nhỏ vào con ngươi, trông anh rất đáng sợ.

Diêu Ngạn run rẩy lui ra sau, cô kinh hoàng trợn tròn mắt. Tưởng Nã cũng nặng nề nhìn cô. Máu càng đổ nhiều hơn khiến mắt anh hoàn toàn nhuộm đỏ.

Thêm Bình Luận