Chương 14: Cuộc viếng thăm bất ngờ

Giữa tháng Chín, không khí học tập ở "đồi gió hú" bắt đầu khởi động. Tôi chọn học Cao học Quản Trị Kinh Doanh và tự do chọn các tín chỉ mình thích, miễn đủ số tín chỉ quy định. Tuy vậy, số môn tôi có thể chọn khá hạn chế vì học bằng tiếng Anh không khi đa số sinh viên Bỉ đều chọn học với giáo sư nói tiếng Pháp. Tôi biết tiếng Anh mình cũng không thật sự xuất sắc để có thể viết những bài tiểu luận dài phức tạp nên không chọn những môn bắt phải viết nhiều như Marketing, Nhân Sự, Truyền Thông. Tôi mạnh dạn chọn những môn như Tài Chính, Kế Toán, Đầu Tư dù tôi không có kinh nghiệm gì về những con số. Học những ngành này, chỉ cần tôi chăm làm bài tập là có thể nắm vững được vấn đề, còn những ngành thiên về lý thuyết sẽ bắt tôi phải đọc nhiều, viết nhiều, nắm rõ tình hình kinh tế ở Bỉ và châu Âu. Đó là sở đoản của mình.

Công việc hiện tại của tôi tại Van Lattel Việt Nam thuộc phòng Marketing, tôi thấy tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc là cách học tốt nhất rồi, tôi không cần phải sang Bỉ để học thêm về Marketing. Ngược lại, tôi sẽ học những môn liên quan đến dòng tiền, tôi sẽ có kiến thức về Tài Chính – Kế Toán, sau này về Việt Nam tôi có thể hiểu rõ hơn về hoạt động công ty. Ngoài ra, tôi cũng ghi danh một tín chỉ học về cách xây dựng thương hiệu, khá hữu ích cho sự nghiệp của tôi sau này nếu tôi muốn rời những tập đoàn đa quốc gia gia thành lập công ty riêng.

_ Em thông minh quá! – Zineb thánh phục – Em nhìn nhận vấn đề rất có chiến lược. Còn chị nhận học bổng, nên phải theo chương trình học họ đề nghị, không tự mình chọn. Cái nào cũng có giá của nó. Hóa ra như em, mượn tiền đi du học lại hay.

_ Thật ra... - Tôi thở dài thú nhận – Em không đủ tầm để chọn cách học thông minh như vậy đâu. Jean bày cho em đó...

_ Jean? – Zineb nhướng mày – Anh chàng làm việc trong tập đoàn Van Lattel với em?

_ Đúng rồi, anh ta có kinh nghiệm du học ở Mỹ - Tôi xua tay không muốn nói tiếp – Nên Jean giúp em nhìn ra vấn đề thôi.

Những bạn cùng phòng không biết Jean là cháu nội của sáng lập viên Van Lattel và gia đình anh chiếm cổ phần lớn nhất trong tập đoàn này. Bản thân tôi cũng cố quên xuất thân của Jean, điều đó luôn làm tôi thấy "khớp".

Chị Linh cứ vài ngày lại từ Pháp gọi điện qua Bỉ nói chuyện, chị cập nhật thông tin học bổng do dòng tộc quyên góp cho tôi lên được bao nhiêu. Tôi mắc nợ ân tình mấy chục gia đình vì cái vụ đi học của mình mà chả biết có nên cơm cháo gì không. Thật là áp lực. Trước kia nếu biết có ngày mình phải ngửa tay nhận mỗi gia đình bà con Việt kiều vài trăm euro, chắc tôi thấy nhục và nhất quyết từ chối. Nhưng từ ngày đi làm trong Van Lattel, ảnh hưởng cách suy nghĩ thực tế của dân châu Âu, tôi thấy việc mình nhận ơn để làm điều đúng đắn chẳng có gì là sai. Thậm chí, tôi còn giúp cho họ có cơ hội làm việc tốt. Sau này khi thành tài, tôi sẽ trả ơn họ. Thật tình, cũng chẳng biết khi nào mới trả hết ơn đây...

_ Em đừng suy nghĩ nhiều nữa – Chị Linh động viên – Cứ cố gắng học hết mình. Chị nghĩ em làm được.

_ Chị biết sức học của em tới đâu mà nói – Tôi nhấm nhẳng – Em hồi hộp lắm đây.

_ Thắc mắc gì trong việc học em cứ hỏi Jean – Chị Linh "gài" – Anh chàng có đủ khả năng giúp em trong chuyện học, anh ta là cố vấn tốt nhất em có thể tìm thấy trên đời này. Đeo anh ta càng sát càng tốt...

_ Thôi đi! – Tôi quạu – Em không muốn mang tiếng lợi dụng. Mà Jean cũng bận rộn tùm lum. Anh ta đâu phải là bạn trai em mà dành thời gian quan tâm nhiều. Lại còn địa vị của một công tử trong Hội Đồng Quản Trị của Van Lattel...

_ Ủa! – Chị Linh la lên – Trước kia thì chê người ta là tài xế quèn. Giờ biết Jean là công tử cũng la ó là sao?

_ Thà Jean là tài xế còn hơn – Tôi thành thật – Em sẽ cư xử với anh ra theo kiểu chảnh chảnh. Em được làm chính mình. Còn bây giờ biết Jean là "thiếu gia của Van Lattel, em đâm mất tự nhiên, nói gì, làm gì cũng giữ kẽ. Em thấy mình như cô bé Lọ Lem nghèo hèn trước hoàng tử cao sang, Ngột ngạt!

_ Cho đáng đời cái tính chảnh chảnh thích ăn hϊếp con trai của em, ha ha ha...

Chị Linh cười chọc quê thật to làm tôi càng thêm cáu tiết. Tôi biết Jean sẽ không bao giờ thuộc về tôi cũng như tôi mãi mãi không thuộc về anh. Chúng tôi có xuất thân quá khác biệt. Tôi không mặc cảm nhưng cũng không còn là mình khi tiếp xúc với Jean. Vì thế tôi chọn cách học xa Bruxelles để chúng tôi đừng giáp mặt nhau nhiều.

Vừa đến Liège mới có vài tuần mà Isabella đã đón người yêu ở Anvers sang thăm. Hai đứa đóng cửa "tâm sự" lúc rả rích, lúc rầm rầm trong phòng làm Zineb và tôi phát "sốt". Một sinh viên khác lại mới gia nhập vào phòng số 25 của chúng tôi khiến mọi thứ cứ rối tinh. Đó là một chị da đen người Cameroon, sang Bỉ học Cao học về ngành Thú Y. Khi tôi vô tình hỏi "Học Thú Y để về lại Cameroon chữa bệnh cho sư tử và ngựa vằn?", chị nàng đùng đùng nổi giận, mắng tá tát vào mặt tôi là đồ thành kiến, luôn nhìn Cameroon như một đất nước rừng rú của châu Phi, lúc nào cũng chỉ có sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ, sa mạc, đói rách, nghèo hèn... Mắt chị ta trắng dã trợn ngược trợn xuôi, môi dày thâm xì phô ra hàm răng to chắc như muốn ăn tươi nuốt sống tôi. Thân hình hộ pháp chắc cũng gần một mét tám cứ nhảy chồm chồm lên.

Tôi kinh hãi khoác áo, đeo túi, bỏ chạy ra khỏi phòng xuống thảm cỏ ngoài sân ngồi thở dốc. Xem ra cuộc sống chung đυ.ng ở ký túc xá không vui như tôi tưởng. Dù mỗi người một phòng riêng, bốn chúng tôi cùng chia sẻ những không gian chung. Nếu bất đồng văn hóa, rất dễ có chiến tranh xảy ra. Chị Cameroon chắc đến từ châu Phi hoang dã, không biết kiềm chế cảm xúc, không biết tế nhị là gì. Nếu tôi sơ sẩy nói điều gì phạm úy, dám có ngày tôi bị ám sát cũng nên.

_ Jean đây! Anh có việc lái xe gần Liège nên muốn ghé qua thăm em – Jean bất ngờ phone vào di động – Trưa nay chúng ta cùng đi ăn có được không?

_ Sao? – Tôi ngơ ngác chưa định thần kịp – OK, được được. Hẹn gặp ở đâu? Em đang ở ký túc xá trên đồi Sart-Tilman.

_ Vậy em lấy bus xuống trung tâm thành phố đi – Jean đề nghị - chừng ba mươi phút nữa anh đến. Hẹn em ở Place Saint Lambert, em đứng ở trạm xe bus, bến cuối cùng của xem bus số 48 nhé!

_ OK! OK!

Jean cúp máy rồi tôi chợt nhận ra anh rành Liège đáng kinh ngạc. Sao Jean biết xe bus từ đồi Sart-Tilman xuống trung tâm số 48? Sao anh biết bến cuối cùng nẳm ở Place Saint Lambert?

Tôi lật đật chạy ra bến xe bus, may thay một chiếc xe trờ tới kịp thời. Hôm nay đông khách, xe chạy thật nhanh rồi đột ngột dừng từng trạm. Những khúc quanh thật gắt của đồi Sart-Tilman làm tôi nôn nao. Trời ạ, tôi lại vừa uống một ly sữa to.

Tôi kịp nhảy xuống một trạm rồi gập người "ộc sữa" rào rào. Bên cạnh tôi một anh chàng châu Á cũng đang xanh lét nôn ọe như bà bầu ốm nghén. Chúng tôi nhìn nhau.

_ Anh là người Việt Nam mới sang?

_ Đúng rồi, sao em biết?

_ Thì chỉ có người Việt Nam mới bị say xe bus ở đoạn đường đèo ác nghiệt này!

_ Ừ! – Anh sinh viên cười thân thiện - Ở Việt Nam mình đâu có hay đi xe bus. Em sang lâu chưa? Anh mới sang được ba ngày thôi. Khϊếp, ngày nào lên trường về cũng bị say xe em ạ.

Tôi vốn không thích gặp đồng hương ở nước ngoài, khác xa với ai hay nói "xa quê hương ngộ cố tri". Nhưng anh này có vẻ gì đó chân thành, dễ mến, khiến tôi có cảm tình ngay. Anh Hưng là giáo viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Anh sang theo hệ nghiên cứu sinh đến ba năm. Anh Hưng cho biết tổ chức cấp học bổng đặt phòng cho anh ở ký túc xá Home Rulh ngay trung tâm thành phố, nằm ngay đại lộ Boulevard d"Avroy.

_ Phòng ở đó đắt lắm em ạ - Anh Hưng thật tình – Anh và một số anh chị khác người Việt Nam đang bàn nhau tìm một căn nhà chuyên cho sinh viên thuê giá rẻ, cũng ở ngay trung tâm luôn. Em thích cùng ở với bọn anh không? Mình chia nhau một căn nhà năm phòng ngủ. Giá rẻ hơn ở ký túc xá nhiều.

_ Vậy hả? – Tôi e ngại - Ở chung toàn người Việt Nam? Để em suy nghĩ thêm nhé. Đây là số di động của em. Anh mua sim bên đây chưa?

_ Trưa nay anh hẹn bạn dắt đi mua nè. Anh sẽ liên lạc với em liền. Gặp em vui quá, em học ngành gì, có học bổng không?

Cứ thế chúng tôi ngồi ở trạm xe bus trò chuyện một lúc, đến khi tôi giật mình nhận ra mình sẽ trễ hẹn với Jean, cả hai mới lật đật nhảy lên một chiếc xe bus vừa trờ tới. May là đoạn đường này cứ năm phút lại có một chuyến. Chúng tôi "tám" với nhau quên cả say xe.

Khi xe bus mở cửa, tôi nhảy xuống trạm cuối ở Place Saint Lambert đã thấy Jean đứng đó chờ. Tay anh cầm chiếc dù màu xanh dương đậm, mưa thu vừa chợt rơi. Tôi chia tay anh Hưng làm Jean để ý hỏi "Bạn mới người Việt Nam hả? Vậy em sẽ bớt buồn khi ở Liège rồi". Tôi xin lỗi rối rít vì đến trễ, đổ thừa chờ bus lâu quá. Jean nhún vai độ lượng "Không cần nói dối, anh đứng đây hai mươi phút, thấy cứ năm phút là xe số 48 về đến nơi".

Tôi cũng có mang dù, nhưng không lẽ đi chung mà mạnh ai nấy che riêng nên tôi cố gắng vượt qua nỗi e dè, xáp đến núp chung bóng dù với Jean. Không phải lần đầu tôi có cự ly "sát rạt" với anh, lần này tự dưng tôi thấy ngại. Chắc tại trời mưa, làm không khí lãng mạn. Hay tại lần đầu tôi có "trai" đến Liège thăm?

_ Da mặt em hợp với khí hậu ở đây nhỉ - Jean đứng lại ngắm tôi – Em hồng rực lên kia kìa!

_ Trời ơi! – Tôi đưa hai tay lên áp vào đôi gò má nóng rực – Gặp anh em mắc cỡ đỏ mặt đó! Hợp thời tiết cái gì! Chán cái anh khờ này quá!

Jean bật cười trước lời thú nhận "thẳng thừng" của tôi. Đột nhiên tôi nhận ra anh cũng hợp với thời tiết ở đây với đôi gò má đỏ rực. Tôi chỉ tay vào anh, kêu lên lộ liễu "Anh cũng mắc cỡ kìa!". Jean buông dù, hai tay ôm mặt che giấu. Chúng tôi cười nắc nẻ, mặc những giọt mưa Thu đang thánh thót rơi xuống người.

N