Trên đường phố người qua lại rất nhộn nhịp, trang phục người đi đường cũng rất phong phú, đủ các dạng vùng miền dân tộc. Ai nấy trên mặt đều rạng rỡ nụ cười, trò chuyện ríu rít, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt. Bên cạnh hoa cỏ còn có rất nhiều cửa hàng gốm sứ, đồ cổ, thi họa. Thậm chí có cả buôn bán mấy loài vật cảnh quý hiếm.
Lão Tấn vương này cũng thật đủ âm hiểm, năm nào cũng viện cớ thiên tai đại nạn, dân chúng lầm than để vòi tiền triều đình, thế nhưng nhìn thành Nam Châu này nào có thấy chỗ nào nghèo khổ, chỗ nào lầm than? Lấy tiền của lão tử rồi gây dựng danh vọng cho bản thân, hừ! Tấn vương, món tiền này lão tử không lấy lãi không được!
Từ Văn Phủ lại nói tiếp:
- Ở thành Nam Châu này có địa vị nhất thì có bốn loại người, dân chúng bình thường không thể nào sánh được.
- Ồ, Từ huynh nói rõ xem.
- Loại người thứ nhất là người của Tấn vương, bọn chúng đi lại trên phố lúc nào cũng có hộ vệ, gây chuyện thị phi đã có Tấn vương làm chỗ dựa, không kiêng nể gì.
- Loại người thứ hai là đám nhà sư. Đám người này là đệ tử Vân Thai tự trên Uy Hổ sơn. Vân Thai tự mỗi tháng mở cửa hai lần vào ngày mùng một và ngày mười lăm, phát cháo miễn phí cho dân chúng. Còn lại các ngày khác cửa chùa luôn đóng, mà dân chúng phía dưới cũng không ai được bước chân lên núi nửa bước, nếu không sẽ bị ghép vào tử tội. Tấn vương cũng có quan hệ với ngôi chùa này, nghe đâu còn có pháp hiệu là Từ Mi Trường Lão. Cũng vì có chỗ dựa là Tấn vương mà đám sư sãi này mới dám lộng hành, ngay cả các hành vi như gϊếŧ người cướp của, gian da^ʍ cưỡng bức chúng cũng dám làm!
- Loại người thứ ba là những dân tộc thiểu số ít người, đám người này tuy không đông nhưng cực kỳ đoàn kết và bao bọc lẫn nhau, làm gì cũng theo bầy theo nhóm, dũng mãnh thiện chiến, từng không ít lần xung đột với người Tần vương. Tấn vương mặc dù thế đông lực mạnh, nhưng đám người kia lại toàn lũ liều mạng, hai bên đấu đá nhau kẻ tám lạng người nửa cân, không ai chiếm được ưu thế, cuối cùng đánh đàm phán với nhau, Tấn vương cho phép đám người dân tộc tự do hoạt động trong thành, nhưng đổi lại mỗi năm đám người này cũng phải cống nạp lễ vật cho Tấn vương!
- Loại người thứ tư là đám văn nhân học sinh. Đám người này thực tài thì chẳng có bao nhiêu, nhưng cả ngày nhờ vào việc bợ đỡ ca tụng Tấn vương mà được trọng dụng, Tấn vương đối với chúng vô cùng ưu ái, đãi ngộ rất tốt.
Đường Huyền gật gù vừa đi vừa nghe, bất chợt hắn ngửi thấy mùi son phấn từ đâu thoảng qua. Quay đầu nhìn ngang nhìn dọc, rốt cuộc nhìn thấy một tòa kỹ viện cao ba tầng, trên biển hiệu viết: “Quần Phương Các”.
Đường Huyền đi cả sáng mỏi cả người mà chỉ thấy toàn người với hoa, đã đến phát chán, lúc này nhìn thấy kỹ viện như buồn ngủ gặp chiếu, hai mắt tỏa sáng!
Thấy hắn có vẻ muốn đi vào kỹ viện, Từ Văn Phủ vội nói:
- Không nên, Đường huynh, chúng ta là người đọc sách, không nên đi mấy nơi thế này…
Đường Huyền liền xua tay nói:
- Ai nói người đọc sách không thể đi kỹ viện? Vào kỹ viện chính là để trải nghiệm cuộc sống, lấy cảm hứng sáng tác thơ văn a! Từ huynh yên tâm, Đường mỗ mời khách!
Từ Văn Phủ còn muốn ngăn cản nhưng Đường Huyền đã nhanh thoăn thoắt chạy thẳng vào trong.
- Các vị công tử lần đầu tới đây ư? Các ngài yên tâm, cô nương của chúng ta rất nhiệt tình, bảo đảm tới một lần sẽ muốn tới lần thứ hai thứ ba!
Tú bà niềm nở chạy ra tiếp đón.
Theo thường lệ hộ vệ của Đường Huyền cầm tiền nhét cho tú bà. Hắn cười hắc hắc nói:
- Gọi cho chúng ta mấy cô nương tốt nhất ở đây, hầu hạ tốt sẽ thưởng thêm.
Tú bà thấy đám người này ra tay rất hậu thì cả mừng, lập tức nhét bạc vào áo, sau đó sai người sắp xếp chỗ. Đường Huyền ngồi vào một bàn trống. Trong lúc chờ đợi, hắn đưa mắt nhìn quanh. Chợt thấy có chút kỳ lạ. Một vị công tử mặc cẩm y ngồi cách đó không xa gần cửa sổ, vị này có vẻ đã say rượu, nằm lờ đờ trên bàn, không gọi cô nương cũng không gọi đồ nhắm, chỉ nốc rượu như nước lã.
- Từ huynh, huynh có biết kia là ai không?
Từ Văn Phủ nhìn theo hướng Đường Huyền chỉ, bèn nói:
- Người này ta từng gặp qua. Hắn cũng là con của Tấn vương, tên là Cổ Vũ thì phải. Người này nghe nói cả ngày chỉ rượu chè, bất học vô thuật, địa vị trong vương phủ cũng không cao, hay có thể nói là rất thấp, ngày thường cũng không được Tấn vương coi trọng, ngay cả đám hạ nhân cũng không coi hắn ra gì.
Đường Huyền chăm chú nhìn Cổ Vũ, trong đầu hắn đã bắt đầu xuất hiện một kế hoạch.