Phù Tô thuở xưa, có tài hoa, lại bị mưu hại "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu" Trưởng tử của Tần Thủy Hoàng, người vốn phải trở thành Hoàng đế, cứ vì một bức …
Phù Tô thuở xưa, có tài hoa, lại bị mưu hại
"Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung
Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu"
Trưởng tử của Tần Thủy Hoàng, người vốn phải trở thành Hoàng đế, cứ vì một bức di chiếu giả mạo mà rút kiếm tự sát.
"Sơn hữu phù tô, thấp hữu hà hoa"
Sử sách lưu lại vài câu chữ, viết trọn nhân sinh bi kịch.
Hậu nhân gọi "Công tử Phù Tô", thán một câu vận mệnh bỏ lỡ anh hùng, sau lưng có hùng binh mà không phản, bụng đầy thao lược mà sớm trả lòng trung hiếu.
Dưới Trường Thành sừng sững, hắn đoan chính một thân bạch hạc, mặt trời khuất tại đằng Tây, kéo dài bóng lưng hiên ngang, thẳng tắp.
— — —
Công tử Doanh Phù Tô là trưởng tử của Thiên cổ nhất đế Tần Thuỷ Hoàng - Doanh Chính.
"Phù Tô" xuất phát từ câu thơ trong Kinh Thi: "Sơn hữu phù tô, thấp hữu hà hoa. Bất kiến tử đô, ái kiến cuồng thư." Tương truyền thân mẫu của Công tử Phù Tô - Trịnh phu nhân là người nước Triệu, câu thơ trong Kinh Thi này cũng bắt nguồn từ một bài dân ca nước Triệu. Cây phù tô mọc trên triền núi, nhỏ bé mà hiên ngang, giữa phong sương mà sức sống mãnh liệt không bị vùi lấp. "Phù Tô" còn mang ý nghĩa là nâng đỡ nhành cây non từ từ trưởng thành.
"Mạch thượng nhân như ngọc, công tử thế vô song." Tần Thuỷ Hoàng Đế đặt tên này gửi gắm bao nhiêu kì vọng, Công tử Phù Tô không phụ bấy nhiêu. Công tử như ngọc, trí dũng vô song, nguyện mang nhân nghĩa bình thiên hạ.