Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Con Rể

Chương 42: Con đường gian nan

« Chương TrướcChương Tiếp »
Edit: MinnieKemi

Châu chấu đi qua Thanh châu, đến gần Cao Mật, khi ấy bầu trời như bị che kín, không nhìn thấy đâu bến đâu bờ. Chỉ vẻn vẹn trong đêm, chúng đã kết đàn di chuyển từ phía tây bắc Cao Mật về phía nam, khiến cho dân chúng Cao Mật một phen kinh hoảng, không biết phải giải quyết như thế nào cho phải. Trong đầu chỉ còn biết ra sức đập gϊếŧ, còn thì chỉ có thể trơ mắt nhìn chúng tàn phá hoa màu, không dám ra tay bắt chúng.

Miếu bà Hoàng Trùng trong lúc đó bắt đầu hương khói dồi dào, dân trong thôn đều ra vào thắp hương hành lễ, hi vọng được thế lực thần thánh cứu vớt. Hứa Tắc đi suốt đêm tới thôn Nam thì được chứng kiến tình hình này.

Trời còn chưa sáng tỏ, Hứa Tắc lập tức triệu tập các lý chính, bàn bạc về chuyện diệt châu chấu.

Chúc Ký báo cáo tình hình với Hứa Tắc: “Năm nay, mùa xuân mùa hè không có mưa, Hà Bắc Hà Nam, thậm chí cả Hoài Nam đạo lúc này cũng bị châu chấu hoành hành, dù trước đó Cao Mật đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, nhưng dưới tình hình này, chỗ chúng ta cũng chỉ là hòn đảo bị sóng lớn tấn công, chỉ e không tránh khỏi bị nhấn chìm…”

Chuyện lo lắng nhất vẫn xảy ra, cho dù trước đó Hứa Tắc đã chuẩn bị kĩ càng, cũng bị cảnh châu chấu đầy trời khiến cho mặt ủ mày chau.

Vị Lý chính trẻ tuổi xắn tay áo chuẩn bị đánh một trận lớn, còn những lý chính lớn tuổi lại đang căm phẫn mắng thầm Hứa Tắc, ông ta cho rằng nạn châu chấu lần này đều là do Hứa Tắc từ chối lễ bái miếu bà Hoàng Trùng.

Song Hứa Tắc cũng không giải thích, chỉ hạ một thông báo khen thưởng: người nào bắt được một

thăng

châu chấu thì cho một thăng gạo, lấy châu chấu đổi gạo, quyết không nuốt lời.

Thăng (đơn vị đo thể tích của hạt rời như ngũ cốc), 1 thăng = 1 lít

Đến nước này, lão trưởng thôn một mực khăng khăng không chịu tỉnh ngộ cũng phải ngậm miệng. Họ đã nhiều lần trải qua dịch châu chấu, đối với nạn châu chấu lúc nào cũng có suy nghĩ, gặp nạn châu chấu, chắc chắn sẽ chết đói. Thế mà ngay bây giờ Hứa Tắc mở miệng nói như vậy, để không phải chết đói, người dân cũng cắn răng ra đồng bắt châu chấu.

Hứa Tắc cũng lệnh cho quan kiện binh Cao Mật ra sức tiêu diệt châu chấu, quan dân đồng lòng hăng hái chiến đấu, trải qua mấy ngày đêm, người nào cũng mệt mỏi vô cùng.

Vạn người đối mặt với mấy ngàn vạn châu chấu, sức người bỗng trở nên nhỏ bé.

Cây cỏ xơ xát, chiến đấu vất vả lâu ngày, làm người ta mệt đến gần như nôn ra máu.

Châu chấu đã chết, nhưng trứng vẫn còn nằm trong đất, nếu không kịp xử lý, một đợt châu chấu mới sẽ lại sinh ra. Châu chấu từ Thanh châu, Lai châu, Tri châu bay đến quả thực khó có thể ngăn cản, núi sông thành lâu cũng không thể ngăn được loài có cánh, thế như muốn đem nghìn dặm cỏ cây ăn trụi.

Dưới cái nóng mùa hè, ánh nắng chói chang, đất đai cũng thiếu nước, từng kẽ nứt xuất hiện, chỉ có các loại cây như mè là may mắn tránh khỏi. Mất cũng hơn nửa tháng, dưới sự nỗ lực của mọi người nạn châu chấu lần này cũng dần ngưng lại.

Hứa Tắc dựa vào thân cây định nhắm mắt nghỉ một lát, ai ngờ lại ngủ say.

Ánh nắng làm gương mặt nàng đỏ lên, môi khô tróc vảy, đôi mắt trũng sâu, mái tóc lấm tấm sợi bạc, trông buồn thay.

Chúc Ký chạy như bay tới, chợt dừng bước chân, gọi mấy tiếng cũng không thấy nàng có phản ứng, chắc là đại nhân đã quá mệt mỏi rồi! Chúc Ký cũng muốn để nàng ngủ thêm một lúc, nhưng có việc phải báo, nên lại gọi thêm vài tiếng.

Hứa Tắc mở choàng mắt, trong mắt toàn là tơ máu.

“Minh Phủ! Kênh đào đã thông rồi!” Tròng mắt Chúc Ký cũng toàn màu đỏ, nhưng sắc mặt lại mừng rỡ: “Nước đã được dẫn vào ruộng, hạ quan đoán trứng cũng sẽ không nở nổi nữa!”

Hứa Tắc nghe thấy vậy bèn nhắm hai mắt, thản nhiên nói: “Ta biết rồi.”

Chúc Ký lại nói: “Trần thiếu phủ nhắn ngài về gấp, bên kho lương ngài ấy đã không giữ nổi.”

Hứa Tắc chậm rãi thở dài, cuối cùng cũng đứng lên, mất một lúc hoa mắt chóng mặt: “Chúc Ký.”

“Vâng?”

“Đói chưa? Rang một đĩa châu chấu ăn đã rồi về huyện giải!”

“Vâng ạ!” Chúc Ký nghe vậy vội chạy trở về ngay, bảo đầu bếp xào một phần châu chấu.

Hứa Tắc ăn một đĩa đầy vung, có tinh thần rồi mới lên đường về huyện giải, không nghỉ ngơi mà cùng Trần Hướng đi thẳng tới kho lương. Trần Hướng vừa đi vừa bẩm báo: “Ta nghe nói triều đình bổ nhiệm Ngự sử làm Bổ Hoàng sứ tới các châu huyện để tiêu diệt châu chấu, quyết tâm rất lớn, nhưng không biết cuối cùng kết quả thế nào. Giả như dịch châu chấu ở những châu huyện lân cận không giảm, chúng ta cũng không thể chậm trễ không tiếp ứng.”

Hứa Tắc trầm mặc không đáp, lúc tới kho lương liền lấy sổ sách ra xem trước tiên. Thứ lại than phiền: “Người tới đổi gạo thật sự quá nhiều, đã thu nhận rất nhiều châu chấu! Đều hư thối cả!”

Châu chấu cháy lên nhắm với rượu ăn cũng rất ngon, chia ra, ăn được bao nhiêu thì ăn, không ăn được thì cho thiêu hủy.” Hứa Tắc lật xem sổ ghi chép xong đi tới trước mặt, nói với Trần Hướng: “Ta thấy đậu nành, mè và cây bông cũng sống khá tốt, chi bằng sang năm trồng những loại này nhiều hơn một chút! Châu chấu cũng không thích ăn chúng.”

“Vâng.” Trần Hướng đáp lời: “Nhưng dự tính năm nay thuế vụ sẽ kém hơn ít nhất bảy phần, không biết kho lương có thể chống đỡ được tới lần tiếp theo hay không.”

“Kho lương thực cũng đủ để Cao Mật sống qua mùa đông này, chỉ cần lòng người không loạn, không đến mức xảy ra chuyện gì lớn. Còn về thuế, năm nay Hà Bắc Hà Nam đều có chung tình trạng như chúng ta, triều đình cũng chỉ có thể thắt lưng buộc bụng.” Hứa Tắc nói vậy, Trần Hướng cũng không tranh luận gì thêm.

Nếu đổi lại là hắn, chắc chắn sẽ không tính toán rõ ràng chi phí tiêu dùng của bách tính như vậy, cũng không sắp xếp trước sau chu đáo đến thế. Kho lương Cao Mật trống không nhiều năm, Hứa Tắc dùng tiền của quan thự và tiền còn dư lại để lấp đầy kho lương, khả năng quản lý tài vụ quả thực hiếm có.

Hứa Tắc từng viết bài luận về vấn nạn châu chấu trong bài thi văn ở chế khoa, hôm nay đưa đối sách này vào áp dụng, nàng cũng không mảy may cảm thấy vui mừng. Người ngoài đều nhìn thấy đường đi nước bước của nàng gọn gàng ổn thỏa, nhưng chỉ có nàng biết nguy cơ dường nào. Sau nạn châu chấu chắc chắn là thời kì bùng phát mâu thuẫn, có thể giải quyết tốt hay không, trong lòng nàng cũng chưa nắm chắc.

Đi bước nào hay bước đó, nàng mệt mỏi suy nghĩ.

“Báo cáo tình hình thiên tai như thế nào?” Trần Hướng lại hỏi.

“Theo như báo cáo.” Trong lòng nàng bắt đầu tính toán: “Chuyện kho lương chỉ cần đối phó một chút là được, đừng cho họ biết chúng ta đã dự trữ đầy đủ lương thực.”

“Vâng.”

Trong lúc nói chuyện, hai người cũng đã nhanh chóng đi tới bên ngoài cổng phía đông của nơi cấp lương. Cổng này dĩ nhiên là được trọng binh canh giữ, theo lẽ thường sẽ không dễ dàng xảy ra náo loạn ầm ĩ, nhưng Hứa Tắc đã quy định không được phép dùng vũ lực đối với bách tính, nên lúc này đám người quan kiện binh chỉ đành đứng im nghe mọi người trong thôn mắng nhiếc chửi rủa.

“Giờ cũng sang xuân rồi mà các người còn diệt châu chấu! Trước mắt còn không có cái ăn, dựa vào cái gì mà không cho chúng tôi đổi gạo?”, “Đúng vậy, nếu không phải các người lo diệt châu chấu, thì giờ cũng sắp thu hoạch rồi!”, “Sắp nhỏ trong nhà cũng gần chết đói rồi, còn không chịu phát lương thực đi!”

Quan kiện binh lúc này cũng chỉ có thể đứng nghiêm chỉnh đáp lại: “Muốn đổi gạo thì mời mọi người đem châu chấu tới đổi.”, “Lúc nào mở kho phát gạo thì Minh phủ sẽ tự có định đoạt, mời bà con về nhà chờ đi.”

Thôn dân giận dữ, bổ nhào tới đánh người, những người khác cũng đồng loạt chen lên tấn công quan binh.

Hứa Tắc thấy vậy định đi tới, nhưng Trần Hướng lo nàng sẽ trở thành bia đỡ cho mọi người bèn kéo nàng lại: “Minh phủ!”

Hứa Tắc liếc nhìn hắn, thấy thái độ nàng kiên quyết như vậy nên Trần Hướng buông tay không dám giữ, không còn cách nào đành cùng nàng chạy qua.

“Huyện quan tới! Huyện quan tới!” Trong đám đông chợt có một người hô lớn, dân làng đang ẩu đả với quan kiện binh đều ngừng tay, nhìn về phía hai vị quan đang đi tới.

Một tảng đá chợt bay về phía Hứa Tắc, nàng phản ứng rất nhánh, vội nghiêng đầu tránh nó, nhíu mày gọi: “Dư giáo úy!”

“Có!” Hắn lập tức bước ra khỏi hàng, chạy tới đứng trước mặt Hứa Tắc.

“Biết ai cầm đầu gây náo loạn không?”

“Biết ạ!”

“Gây rối ở nơi phát lương, cản trở công vụ, ẩu đả với quan kiện binh, phải xử lý như thế nào?”

“Phạt tù một tháng!”

“Theo luật chấp hành.”

Vừa nãy những người dân ỷ thấy mắng chửi quan kiện binh không trả lời, đánh cũng không đánh trả nên thái độ rất kiêu ngạo, lúc này lại bị bao vây không khỏi bắt đầu hoảng sợ. Có người định tìm đường chạy trốn, nhưng bị Dư giáo úy bắt lại.

“Cẩu quan! Đều tại ngươi muốn diệt châu chấu nên mới xảy ra tai họa!” Một lão già trong đám mắng. Lúc này có người phụ họa: “Đúng vậy đúng vậy! Giữ khư khư thóc gạo không buông!”

Hứa Tắc bị bôi nhọ như vậy quả thật cũng lạnh lòng, không muốn giải thích gì thêm. Ở vị trí này một ngày, cho dù làm gì cũng có người nói ra nói vào, nàng cũng không vì những chuyện như vậy mà dao động.

Nàng phải có lập trường, mới có thể bước tiếp.

“Tới trung tuần tháng sau, lý chính sẽ tiến hành xem xét tình hình các hộ gia đình và làm báo cáo, huyện giải sẽ phân chia nặng nhẹ làm căn cứ phát lương. Đối với những người gây náo loạn, tất sẽ theo luật xử phạt, quyết không nương tay.” Hứa Tắc nói xong thì cúi người.

Có câu nói này của nàng, mọi người dần dần lắng lại, cũng có người trong lòng ghi hận, nhưng không làm cách nào phản bác, nhất thời chỉ biết bỏ cuộc.

Lúc quan kiện binh thả thôn dân đi, cơ thể Hứa Tắc bỗng ngã xuống.

“Minh phủ! Minh phủ!”

Hứa Tắc cảm giác mình đã ngủ rất lâu, lúc tỉnh dậy thì đã là hoàng hôn, Thiên Anh đang ngồi bên cạnh

tháp (sạp, giường nhỏ)

may y phục.

“Muội tỉnh rồi!”

Hứa Tắc chống tay ngồi dậy.

“Muội vừa ra ngoài thì đi luôn mấy ngày, không ngờ họ lại khiêng muội về đây, làm ta sợ muốn chết.” Thiên Anh nói nhỏ, rồi đứng dậy: “Tỷ đi chuẩn bị đồ cho muội ăn.”

Trong sân vô cùng yên tĩnh, giống như chỉ là một giấc ngủ trưa dai dẳng, sau khi tỉnh lại cũng không có chuyện gì xảy ra.

Nạn châu chấu ảnh hưởng tới nhiều châu huyện, đất đai cằn cỗi, mùa vụ thất bát. Đối với nhiều người, năm nay quả thật vô cùng gian nan. Kho lương nhiều nơi trong nước đều cạn kiệt, giá gạo trên thị trường hết sức đắt đỏ. Dân chúng đói khổ, phải ăn vỏ cây, không thì chạy nạn sang vùng khác.

Một buổi sáng đầu thu, tiết hàn lộ, trời chuyển lạnh. Dọc đường tới huyện giải Hứa Tắc chứng kiến dân đói khổ vô số, thậm chí còn bị một đứa bé bắt lấy ống quần xin thức ăn.

Nàng không có cho.

Thứ phó thấy sắc mặt nàng rất kém, liền nói: “Minh phủ có muốn cho không? Nhưng nếu cho một người thì những người khác sẽ chạy đến. Lúc này những vùng khác đều nói Cao Mật có lương thực, nên đều tràn về đây, dân tị nạn càng ngày càng nhiều, còn xảy ra cả nạn cướp, chậc, quả thật không biết phải làm thế nào cho phải.”

Những điều thứ phó nói, làm sao Hứa Tắc lại không biết. Nhiều ngày gần đây, ngày nào nàng cũng đốc thúc lại tá kịp thời xử lý dân tị nạn chết đói trong thành, phòng ngừa việc thi thể không kịp xử lý sẽ bùng phát ôn dịch.

Nhưng chuyện nàng lo lắng vẫn xảy ra, bên ngoài thành Cao Mật, bắt đầu có ôn dịch hoành hành, nạn dân vẫn lũ lượt tiến về đây.

Cao Mật là nơi nhỏ bé, chỉ e không gánh nổi.

Mưa suốt một ngày. Đất đai khát khô nhiều ngày rốt cuộc cũng nghênh đón ơn ích trời ban, đáng tiếc đã quá muộn.

Hứa Tắc đứng trên thành lâu, nhìn nạn dân bất chấp mạo hiểm mưa to gió lớn tràn vào thành, tay cầm tán ô mà gân xanh gồ lên. Phó tướng đứng bên cạnh nàng giục: “Minh phủ, xin ngài mau quyết định đi.”

Rất lâu nàng cũng không nói gì, thân là người đứng đầu một huyện, lập trường của nàng đã định trước là ích kỷ.

“Truyền lệnh đóng cửa thành.” Nàng quyết định, cùng lúc đó cũng xoay người.

Phó tướng vội vã đi chấp hành mệnh lệnh, thi thoảng, bên dưới lại vang lên tiếng đập cửa, tiếng chửi rủa, tiếng khóc than hô hoán, thật là thê lương.

Mưa như trút, càng ngày càng lớn, Hứa Tắc cảm thấy tán ô quá nặng, bèn vứt xuống bên cạnh, cúi đầu rời khỏi thành lâu.

Nàng để tóc tai quần áo ướt sũng nước bước vào bên trong phòng bật đèn, cả người đều lạnh run.

Trong lòng nàng nảy lên cảm giác ghét bỏ bản thân khó có thể ngăn lại, ngay lúc đó trong ánh sáng lờ mờ có một bóng người đi tới bên cạnh nàng.
« Chương TrướcChương Tiếp »