Con Quỷ Áo Đỏ

7.5/10 trên tổng số 2 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Duẩn về đến nhà thì đèn đóm đã tắt. Chắc có lẽ mụ Diễm đã đi ngủ. Ngó sang buồng cụ Cẩm, Duẩn thấy cụ vẫn đang thức. Cây đèn bão le lói ở đầu giường cụ chưa bao giờ tắt lửa vì buồng cụ khuất trong xó  …
Xem Thêm

Mụ Diễm dùng bàn tay tát ten tét vào miệng cụ Cẩm quát to:

- Mở miệng ra, đã bảo mở miệng ra để tôi đút cháo.

Nhưng cụ Cẩm lắc đầu nguây nguẩy xua tay. Lúc còn chắp tay van nài. Mụ Diễm vẫn không tha, trợn mắt nói:

- Bà mà không mở mồm ra ăn cho tử tế, đừng trách tôi đổ cả bát cháo này lên đầu bà.

Cụ Cẩm rơm rớm nước mắt:

- Mẹ đã nói mẹ không ăn được. Con để đấy rồi lát nữa mẹ tự ăn.

Mụ Diễm đặt bát cháo đến rầm một cái lên cái bàn gần đó. Hằm hè nói:

- Bà là cục nợ của tôi đấy. Sao bà không chết quách đi cho rồi!


***

Cụ Cẩm khóc hu hu. Cố gượng cầm bát cháo đưa lên miệng để húp ít nước. Dẫu vậy, dường như bát cháo tanh quá, cụ không ăn nổi. Cụ quay mặt đi, lại đặt bát cháo xuống bàn nấc lên từng tiếng. Nhưng cụ khóc cứ nhỏ dần, vì chừng mụ Diễm vẫn còn đang trợn mắt nhìn cụ. Cụ lại liếc về phía bát cháo. Bát cháo ấy tanh tưởi còn mùi hôi của thịt lợn đã hơi thiu. Chắc mụ Diễm mua phải thịt ôi, không ăn được nên nấu cháo đem cho cụ ăn.

Cụ nghĩ ngợi một hồi thế nào rồi lại nôn ra nên đất. Mụ Diễm gầm lên:

- Trời ơi là trời! Đã không ăn được lại còn nôn ra, khổ cái thân tôi không. Sao mà bà ngu thế hả bà, ngu như lợn ấy!

Rồi mụ sấn sổ l*иg lộn lao tới túm đầu cụ Cẩm, dùng tay bóp miệng cụ và đổ bát cháo đó vào miệng cụ. Vừa đổ mụ vừa quát:

- Đây ăn đi! Ăn nhanh không tôi gϊếŧ bà…

Bát cháo chảy đến đâu, cái mùi tanh thiu lại xộc lên đến đấy khiến cụ Cẩm giãy đành đạch. Nước cháo vung ra bắn toe toét vào tay mụ Diễm. Mụ càng tức giận, đem cái thìa sắt chọc chọc vào miệng cụ Cẩm hòng ép cụ ăn cho nhanh. Đổ xong bát cháo, cụ Cẩm đã ngất ra nên không còn nôn nữa.

Mụ Diễm lườm cụ Cẩm một cái rồi đi ra vại nước rửa tay. Xong lại đem cụ cho nằm lên giường. Nước cháo vương vãi khắp nơi bốc mùi trong phòng cụ mụ cũng chẳng thèm dọn. Đã từ lâu căn phòng của cụ Cẩm luôn bốc mùi thum thủm, giống như một cái buồng đi cầu. Cái mùi ấy ám cả vào quần áo của cụ, cả vào đầu tóc mặt mũi không chỗ nào không có mùi. Cái mùi ấy khiến cho mụ Diễm coi cụ Cẩm như một con mèo bệnh mà thành ra mụ càng có ác cảm nên cũng lười chăm sóc.

Kể từ khi ông Cố chết, không ai có thể kiềm giữ mụ Diễm. Sinh thời ông Cố khỏe mạnh, tính tình vũ phu nên thường hay đem mụ đánh đập để trị cái tật chua ngoa. Giờ ông Cố đã mất, chẳng còn ai có thể trấn áp được mụ.

Mụ Diễm đi rồi, vài giờ sau cụ Cẩm tỉnh lại. Nước cháo dính nhơp nhớp trên miệng cụ. Cụ cố gượng dậy, xua tay đuổi mấy con ruồi đậu trên mặt, gần bãi nước cháo tanh thiu.

Cụ mò ra vại nước định rửa tay. Nhưng mở vòi nước mà chẳng có giọt nước nào cả. Chắc đã đến giờ nhà máy cắt nước. Hồi chiều chẳng biết mụ Diễm làm gì mà quên mở van nên giờ này trong bể chẳng còn giọt nước nào. Thứ nước cháo bẩn thỉu tanh thiu, trải qua mấy tiếng cụ ngất càng có mùi ôi. Khiến cho chính cụ dù đã quen với cái mùi trên cơ thể mình cũng không sao chịu nổi. Cụ nhớ vườn sau còn cái giếng cũ của nhà. Lúc ông Cố còn sống thì nhà này vẫn hay dùng nước giếng. Chỉ có mấy năm nay mới chuyển sang dùng nước máy. Cụ Cẩm mon men ra vườn sau, thả gầu nước xuống giếng để lấy nước lên rửa ráy.



Duẩn dắt chiếc xe đạp, dựng tạm ở bờ dậu, sau đó vác bao gạo khi nãy mua ở chợ huyện từ trên xe vào nhà.

Trong gian bếp ẩm mốc, có một ít tro tàn quẩn quanh trên nóc bếp dội xuống. Duẩn lấy chân đạp mạnh vào cây cột mấy lượt để đỡ bụi. Rồi anh lại đem túi gạo giấu ở góc bếp.

Hôm nay Duẩn chỉ dám mua chục cân gạo, vì sợ bà Diễm chẳng may tìm được số gạo này lại đem qua nhà ông Lực cho thằng Bá. Thằng Bá là con riêng của bà Diễm với ông Lực. Bà Diễm qua lại dấm dúi với ông Lực rồi có thai thằng Bá từ hồi ông Cố còn sống. Hồi ấy ông Cố đi làm ăn xa đến tận ba năm. Khi về bà Diễm giấu nhẹm đi việc mình có tư tình sinh con riêng. Lúc cuối đời mọi chuyện bị người làng bàn tán vỡ lở. Ông Cố vì biết chuyện nên tức đến mức sùi bọt mép mà chết.

Duẩn chạy ù ra ngoài vại nước định rửa mặt thì chợt phát hiện nước trong bể đã hết. Duẩn mở van nước dự phòng ở đầu kênh, cho nước chảy vào trong bể. Thường ngày Duẩn vắng nhà, bà Diễm không hay để ý chuyện nước nôi. Hễ khi có nước từ trạm bơm xả xuống mà không có người ở nhà là nước sạch tràn bể ra lênh láng rất lãng phí. Bởi vậy nên thông thường trước khi ra khỏi nhà, Duẩn đều khóa cái van nước tổng lại. Hễ về nhà thấy hết nước thì mới mở.

Trong lúc chờ nước đổ vào bể để có thể tắm rửa. Duẩn chạy vô buồng trong hỏi thăm bà nội. Cái cửa buồng khép hờ, xộc ra thứ mùi tanh tưởi ôi thiu. Duẩn hơi nhăn mũi nhưng cũng đẩy cửa vào. Vừa đẩy cửa vào thì Duẩn đã thấy bà Cẩm ngồi móm mém nhai trầu. Miệng toe toét nhìn anh cười rồi hỏi:

- Hôm nay cháu trai bà đi làm về sớm thế?

Duẩn há miệng cười đến mang tai. Hôm nay cụ nội lại khỏe đến lạ thường. Đã lâu lắm rồi Duẩn không thấy cụ Diễm ngồi nhai trầu. Duẩn ngồi xuống gần cụ, tự têm cho mình một miếng rồi nhét vào miệng. Vừa nhai vừa nhăn mặt hỏi cụ Cẩm:

- Thứ này thì có gì ngon mà sao cháu thấy cụ cứ nhai mãi thế. Cay chết đi được…

Cụ Cẩm chỉ cười không nói gì. Duẩn nhổ toẹt miếng trầu xuống cái chậu bô gần đầu giường của cụ, sau đó lấy tay lau lau miệng, rồi chạy ra ngoài vại nước định tắm rửa.

Đúng lúc bà Diễm về, nom thấy quanh miệng Duẩn đỏ choe đỏ choét thì liền nguýt dài:

- Úi trời, lại vừa đi hú hí với con nào ở ngoài đồng đấy.

Mụ dừng một lúc rồi hất cằm hỏi:

- Có mang gạo về cho tao không? Mang về nhiều không?

Duẩn cúi đầu không nói câu gì, chỉ chạy ra vại nước dội ù gáo nước lạnh lên đầu bắt đầu kì cọ. Mụ Diễm thấy Duẩn không nói liền hằm hằm xông vào gian bếp. Nhưng mụ không tìm thấy gạo, chắc hôm nay Duẩn giấu kĩ quá. Nét mặt mụ tối sầm lại vì cảm giác khó chịu. Dự tính có chuyện chẳng lành, Duẩn thay vội cái quần đùi định chạy ra ngoài quanh quẩn cho mụ Diễm hết cơn tam bành rồi mới về. Nào ngờ Duẩn chỉ vừa kịp thay xong cái quần thì mụ Diễm đã lăm lăm cây roi bằng gỗ dâu xông vào người Duẩn quất tới tấp. Duẩn ngã chúi xuống đất, mặt bê bết máu vì má quệt vào miểng ngói vỡ. Khắp người Duẩn bị bùn đất quấn quanh. Mụ Diễm rít lên:

- Tao đã nói mày mua hai yến gạo để tao đem qua lo cho em trai mày mà sao mày không nghe lời tao. Mày coi lời tao nói là không khí có phải không?

Duẩn cắn răng không nói câu nào. Không phải vì anh sợ mụ Diễm nên không dám cãi lại. Mà là vì anh sợ cái chữ hiếu treo trên đầu.

Mụ Diễm càng được thể làm tới túm tóc bứt tai, tát bôm bốp vào mặt Duẩn nói:

- Em mày đang tuổi ăn tuổi học. Mày không lo cho nó thì mai sau ai gồng gánh cái gia đình này. Mày ngu một đời rồi mày lại muốn em mày ngu theo mày, khổ sở đi làm đày tớ ở đợ giống như mày hay sao?

Duẩn cứ cúi gằm mặt nín nhịn không nói câu nào. Mụ Diễm đánh một lúc đã tay rồi lại phải quay đầu đi vào nhà. Mụ vẫn không quên để lại một câu nói văng vẳng:

- Lần này mày trái lời tao thì chớ có lần sau nghe chưa. Nếu còn có lần sau tao sẽ không chỉ đánh mày qua quít thế này thôi đâu.

Mụ đã vào nhà rồi, im được một lúc lại nói vọng ra:

- Lát tao ra mụ Hớn lấy chịu hai chục cân gạo. Mày đi làm lĩnh tiền công về thì đem tiền qua đó mà trả.

Thì ra mụ Diễm đã nghĩ ra cách để lấy cho bằng được số gạo mà Duẩn không chịu mua. Nếu sớm biết trước thế này thì Duẩn đã chẳng bằng mua quách hai yến gạo cho mụ, đỡ phải chịu một trận đòn đau. Duẩn uất ức lắm nhưng không biết làm sao. Anh chạy tới vại nước dội mấy gáo nước lạnh lên đầu như để trút giận, cũng là để xua tan hết bùn đất dính ở trên người.

Thêm Bình Luận