Chương 14: Tay sai đầu tiên

Ừ, CHÁU THIẾU NỢ CÔ ĐẤY NHÉ, SAU NÀY CÔ CÓ NHỜ, THÌ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TỪ CHỐI ĐÂU.

“Quý Phồn điên rồi à?”

Vẫn là buổi tụ họp của gian đảng Trịnh thị, kẻ không kiềm chế tức giận chính là đám lâu la. Quang Lộc tự khanh (quan văn, tòng tam phẩm) là kẻ lên tiếng đầu tiên, sau mới nhớ Quý Phồn hình như là thầy của Trịnh

Tĩnh Nghiệp, ngượng ngùng ngậm miệng. Quả nhiên, Trịnh Tĩnh Nghiệp không vui nhìn ông ta: “La ó cái gì đó?”

Tim Quang Lộc tự

khanh nảy lên một cái, dù sao thái độ của Quý Phồn với Trịnh Tĩnh Nghiệp chẳng khá hơn, nên không sợ Trịnh tướng thật sự tức giận: “Hạ quan chỉ

nói thật tâm, từ khi vị danh sĩ này vào triều, có ai đang ngồi mà không

rụt vai nghe lão mắng chửi? Mắng chửi thì cũng xong, chúng ta đều là

vãn bối, nhưng bậc cha chú như lão, sao lại hãm hại người khác như thế.

Suốt hai ngày nay, hạ quan không dám về nhà rồi.”

Ngữ khí lo lắng thế chọc cười Trịnh Tĩnh Nghiệp: “Ông cũng là một trong Cửu khanh, lo cái gì chứ?”

Hộ bộ thượng thư (tòng nhị phẩm) tiếplời: “Hẳn là chúng hạ quan sẽ không bị ảnh hưởng gì, nhưng lần này, chỉ sợ

Thánh nhân sẽ đặt nghi vấn lên Tướng công ngài. Quý Thị trung được ngài

tiến cử, nhưng lão lại đưa ra chủ ý như thế, lại không nói rõ, chuyện

này… sợ sẽ khó giải quyết.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nhướng

mày: “Cái gì không dễ?” Không thấy hôm nay ông cho gọi ai tới hay sao!

Chẳng phải bây giờ ông đang muốn giải quyết vấn đề sao? Quý Phồn đúng là gây phiền toái cho ông lắm lắm! Lúc trước mượn thanh danh của Quý Phồn

để làm quan, nay đến phiên ông trả vốn lẫn lời.

Thôi

được, nếu giải quyết xong Quý Phồn, từ nay về sau sẽ không có kẻ dùng

đạo nghĩa để chèn ép được ông, cùng lắm chỉ nói suông sau lưng mà thôi.

“Nếu lão muốn làm, các ông hãy cứ tham gia theo, Quang Lộc tự, trước tiên đi tìm đời sau của các bậc hiền triết, mồ côi nhà huân quý, con cái thế

gia, tìm hết rồi giao cho lão, nhớ kĩ, viết chi tiết lai lịch từng người vào.”

“Ơ…” Quang Lộc tự khanh.

“Còn Hộ bộ, ông kiểm tra lại quốc khố, gạo, tiền, đếm số lượng rồi liệt kê

ra, hộ tịch trong nước, ruộng nương cũng phải rõ ràng, tính toán thật

minh bạch, chi tiết. Ta còn chưa nói xong, tìm hiểu về lương phát cho

đóng quân, bổng lộc, được cấp riêng bao nhiêu mẫu ruộng đồng cũng liệt

kê hết ra đây…”

“!” Trịnh Tĩnh Nghiệp còn chưa nói xong, Hộ bộ thượng thư liền hiểu, “Hay, thật quá hay!”

“Không bột đố gột nên hồ, để xem lão có thể nói gì được nữa.” Hai người cùng đập cái chách thốt lên.

***

Vì sao nói chiêu này của Trịnh Tĩnh Nghiệp rất cao minh? Này là phải bắt đầu từ Quý Phồn.

Quý danh sĩ đã qua bảy mươi năm cuộc đời, quả thật khá thuận buồm xuôi gió. Dù lão không phải xuất thân thế gia, nhưng cũng chẳng nghèo hèn chịu

đắng cay. Trải qua thời gian thủ tang nghiêm khắc, sau đó khước từ chức

vụ được bổ nhiệm, nhờ vào tài ăn nói và học thức, cuối cùng Quý Phồn

cũng trở thành một đại danh sĩ, khi ấy mới vừa ba mươi lăm.

Sau đó bắt đầu mở lớp nhận học trò, có rất nhiều danh sĩ đệ tử, mà học trò

ra làm quan lớn càng nhiều hơn, tiếng tăm của lão nổi tiếng khắp thiên

hạ. Quý Phồn rất thông minh, biết xuất thân của mình không cao, nếu tuổi trẻ vào triều làm quan thì sẽ chẳng có tiền đồ gì lớn – khi ấy thế gia

hùng mạnh hơn bây giờ – không bằng cứ làm một danh sĩ.

Khi còn trẻ, Quý Phồn kiêu ngạo lắm, làm tay chạy vặt viết đơn kiện thì được cái gì? Không bằng cứ làm danh sĩ thôi.

Đến khi Trịnh Tĩnh Nghiệp làm Tể tướng, học trò của lão làm Tể tướng, tiếng tăm của Quý Phồn càng vang dội, phiền toái cũng bắt đầu. Mà đấy vốn là

người học trò lão không xem trọng…. Từ đó, đương nhiên lão được rất

nhiều người quen, biết mối quan hệ của hai người, thay phiên hẹn gặp.

Quý Phồn bắt buộc phải vào kinh, vừa vào kinh thành, Trịnh Tĩnh Nghiệp lập

tức nhận lỗi, đương nhiên không có cảnh khóc gào nước mắt ràn rụa tỏ vẻ

sám hối, nhưng cũng đã dùng hành động thực tế để tỏ ý nhún nhường. Mà

khiến cho mọi người không ngờ nhất là, Trịnh Tĩnh Nghiệp tiến cử lão với hoàng thượng! Xét đến danh tiếng của lão, một bước lên thẳng làm Thị

trung.

Quên nói một câu, năm nay lão đã bảy mươi lăm. Ở tuổi này thì Khổng Tử đã thành Thánh được ba năm (Khổng Tử mất năm 72 tuổi), còn lão lại có thể bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, rất dũng cảm.

Vốn mỗi ngày trôi qua rất tốt đẹp, rất nhiều người ra sức chống đỡ, cũng

không có kẻ gây sự, lão chiêu binh mãi mã, chọn ra không ít người làm

cấp dưới cho mình, cuộc sống khá vẻ vang thành công.

Quý Phồn không biết rằng, Trịnh Tĩnh Nghiệp không để lão gây chuyện, bởi vì bản thân công việc chính là một tiểu yêu tinh dày vò con người ta – nếu thật sự muốn lăn xả vào.

Chưa hết, tháng đầu tiên,

nhóm chính nhân quân tử đã giúp Quý Phồn biết bao nhiêu việc – sau đó đề cử những kẻ có thể dùng để gài vào triều – và cuối cùng, yêu cầu Quý

Phồn trả lại vốn đầu tư chính trị cho bọn họ.

Quý Phồn nhìn trái phải, mới phát hiện ra lần này mình đã rớt xuống hố thật rồi.

Chức vị của lão được Trịnh Tĩnh Nghiệp đề cử, từ nay về sau phải nhún nhường với Trịnh Tĩnh Nghiệp ba phần, không thể ra uy thầy trò nữa. Trừ khi

Trịnh Tĩnh Nghiệp đã gây chuyện lớn, hại nước hại dân, nhưng nay ông

chẳng có hành động nào dù là nhỏ nhất, đề này coi như khó giải.

Mà quan hệ trên triều cũng thật phức tạp, được lòng người này thì mất ý kẻ khác. Một hành động nhỏ thì số ít được lợi, những kẻ còn lại tức giận,

đến khi chọc phải bọn họ, mặc kệ bạn có phải thế hay không, vẫn mắng

chửi bạn là gian thần như thường.

Sau khi đã giúp đỡ

lão rất nhiều, hiển nhiên có kẻ lại đến nhờ vả Quý Phồn (thanh danh lão

lớn, địa vị phải cao thôi), yêu cầu khôi phục chế độ cũ.

Chế độ cũ, đã bị chính sách của gian thần Ngụy Tĩnh Uyên, xấu xa gấp một

trăm lần so với Trịnh Tĩnh Nghiệp, phá bỏ. Và ác danh lớn nhất của Ngụy

Tĩnh Uyên chính là: Giảm chức thu tước.

Lại

nói, thế lực của thế gia lớn, mấy đời làm Tể tướng, làm Cửu khanh

đủ loại, thế lực trong triều không hề tầm thường, cả hoàng thất cũng

mong muốn được theo chân làm thông gia với bọn họ. Có thế gia nào không

được thừa kế vài cái tước vị, cưới không mười thì tám cô công chúa đâu?

Từ khi thể chế phong đất bắt đầu, phân tước vị cho một người chính là dành cho cả thế hệ của người đó, trừ khi triều đại thay đổi hoặc cả nhà mưu

phản, còn không, bạn là vương, con bạn cũng thế, nhà nước chẳng những

mất đi khoản thuế này, mà còn phải giảm một loạt thuế thu liên quan xung quanh nữa kìa.

Không chỉ vậy, nếu có cha lập công

lớn, tuy tước vị của bản thân đã rất cao, vẫn có thể nhận thêm một hoặc

vài tước vị cho các cậu con. Thậm chí dù không được phong tước cao, cũng có thể chọn chức quan cho con trai.

Hơn hết, nếu một vương triều bị tiêu diệt, ngoại trừ vị Tân vương được chọn từ hoàng thất để làm bình hoa chính trị, nhằm bày tỏ sự khoan dung của triều đại mới, thì các thành viên của còn lại của tôn thất đều trở thành dân thường. Thế gia không giống vậy, bọn họ có thế lực riêng, Tân vương cần sự hỗ trợ của bọn họ, phục vụ Tân

vương, thế là lại trở thành ‘Công thần’ của triều đại mới. Cứ thế, có

thể tiếp tục nhận thêm chức tước, thành đại thần của vị vua mới.

Nếu có quan có tước thì không cần nộp thuế, căn cứ vào phẩm bậc khác nhau,

có thể có đến mấy trăm nô bộc, vài vạn mẫu đất trồng mà chẳng cần thuế

má chi sất.

Hoàng đế lúc trẻ, vừa tăng uy tín của

mình với bên ngoài, vừa tìm cách giải quyết vấn đề này. Cho đến khi uy

tín của ngài đã đủ, chiến tranh tốn không ít tiền, làm cách gì đây, thôi thì thịt con dê béo kia ngay. Đúng thời điểm này, Ngụy Tĩnh Uyên xuất

hiện, chủ trương chính trị của ông ta còn mạnh tay hơn cả Hoàng đế, đưa

ra chế độ ‘Giảm chức thu tước’.

Cha làm Thân vương,

con thành Quận vương, cháu trai là Công tước. Đương nhiên, quyền lợi

tương ứng cũng giảm theo. Còn nữa, không phải tước vị nào cũng được

phong đất, chỉ được lĩnh lượng bổng lộc nhất định, không được thực

phong. Điều này không chỉ áp dụng với thế gia, mà cả hoàng thất.

Cho dù Ngụy Tĩnh Uyên chết đi, tan cửa nát nhà, Hoàng đế cũng không hề nói

sẽ khôi phục chế độ cũ. Đương nhiên, lão Hoàng đế cũng chẳng đứng hứng

mũi chịu sào, ngài giả chết, còn người gánh trách nhiệm chính là Trịnh

Tĩnh Nghiệp, mặc cho bao người hết công khai rồi ám chỉ, Trịnh Tĩnh

Nghiệp vẫn không quan tâm. Hơn nữa, bản thân hành vi, phương thức của

Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng có vấn đề, thủ đoạn đả kích đối thủ cũng rất ác

liệt, thanh danh của ông, coi như đã hỏng.

Cũng may có kẻ khai mào là Ngụy Tĩnh Uyên, không thì Trịnh Tĩnh Nghiệp đã là đại gian thần hàng đầu của vương triều.

***

“Thì ra là thế.” Trịnh Diễm hiểu rõ gật gù. Cả cha, cả thầy nàng dù coi

trọng cũng sẽ không nói cho nàng biết những chuyện thế, chỉ đành đi dò

hỏi.

Chẳng như về sự tích chói lọi của Ngụy Tĩnh

Uyên, không ai mà không biết, chỉ cần hỏi tì nữ thân cận thôi cũng lòi

ra ngay, nhưng Quý Phồn đã làm gì, thì chỉ có ba người anh đã ra làm

quan, còn đám cháu chưa lớn hết của nàng hay. Trịnh Diễm không biết,

nhưng chắc chắn tụi nó nghe ngóng được, thế là hỏi chuyện từ đám cháu,

chắp vá lung tung cũng biết được chân tướng. Tiện nhất là, người cháu

này đang thiếu nàng một cái nhân tình.

Trong nhà,

Trịnh Diễm cũng xem như có địa vị, được cha mẹ yêu thương, tuổi lại nhỏ, cơ bản, chỉ cần không xông vào phòng ngủ của cha mẹ, anh trai và chị

dâu, thì đi đâu cũng được. Nhà bếp chuồng ngựa tiền sảnh sân sau, không

có chỗ nào nàng không được lai vãng. Lại vừa gặp đứa cháu Đức Hưng có

chuyện muốn nhờ: Cậu nhóc muốn đổi lại quyển bài tập đã nộp cho cha.

“Là quyển này này, tại cháu mơ màng, nên lấy nhầm. Tiểu cô cô giúp cháu đi.”

“Thì cháu đem quyển hôm nay đi nộp là xong rồi.”

Trịnh Đức Hưng đau khổ: “Nào dễ vậy?” Ấp a ấp úng một hồi, mới kể hết. Thì ra, thời này không có tiểu thuyết, mà lưu hành thoại bản, không dài, nhưng nội dung khá đặc sắc, nhóm gia trưởng cũng xem, nhưng tuyệt đối không cho tụi con nít được rờ tới.

Trên hạ chính sách, dưới có đối pháp, đám nhóc tiểu học truyền nhau phương pháp: Viết tay (mấy năm này chưa có in ấn), bên ngoài thì bọc như vở học, để lẫn trong sách sẽ cực kì dễ che giấu.

Nhược điểm duy nhất chính là giống như trường hợp hiện tại, dễ cầm nhầm.

Trịnh Tú và Phương thị đều là người đoan chính, nếu phát hiện chuyện này thì không chỉ khẽ một bàn tay thôi đâu. Trịnh Đức Hưng ngẫm nghĩ, trong nhà, người đi vào thư phòng của cha cậu mà không cần kiêng dè thì chỉ

có bà ngoại, mẹ, và tiểu cô cô này thôi. Những người khác ít nhiều gì

cũng tránh né ngại ngùng.

Thế gì nhờ cô đi! Theo cậu

quan sát, tiểu cô cô của mình cũng là người hoạt bát, còn nhỏ, cũng dễ

khuyên bảo. Nếu xúi quẩy bị tố cáo, hoặc chuyện không thành, thì kết quả đều bị phạt, nhưng nếu cô chịu giúp, thì cậu buôn bán có lời rồi.

Trịnh Diễm xụ mặt: “Tại sau cháu tới nhờ vả mà không vào đây?”

Trịnh Đức Hưng nhìn cô bé đang lên mặt, không thể khác hơn đành nghe theo.

Trịnh Diễm rất khó xử, nhưng vẫn hạ quyết tâm: “Lần này thôi nhé, cô giúp

cháu đổi vở, nhưng quyển sách viết tay ấy là của cô. Sau này không cho

cháu đọc sách lung tung nữa. Ừ, cháu thiếu cô cái ơn này đấy, sau này có việc nhờ đến, không được từ chối đâu.”

Đối với việc

phải giúp cô cậu làm việc, Trịnh Đức Hưng không thèm để ý, một cô nhóc

bảy tuổi thì có thể có chuyện khó khăn gì? Tuy rất đau lòng về quyển

sách chép tay kia, nhưng càng sợ chuyện sẽ xảy ra sau đó hơn, nhịn đau

gật đầu: “Theo ý cô cô,” thò tay, đưa quyển vở bài tập chánh gốc ra, “Á, cha sắp về rồi, cô mau mau chút đi.”

Trịnh Diễm cầm lấy quyển vở đi vào thư phòng: “Đại nương mà biết chắc giận cô lắm đây!”

Nhân tình cứ vậy mà thiếu, Trịnh Đức Hưng năm nay mười hai, đã là một nửa

người lớn, Trịnh Tĩnh Nghiệp định đưa cậu vào cung làm thân vệ, muốn

nghe ngóng chuyện gì trên triều cũng dễ dàng hơn.

Tay sai đầu tiên Trịnh Diễm đặt ở triều đình cứ như vậy mà vào chốt. Về

phía Trịnh Đức Hưng, không thể nói là không được lợi từ việc này, ít ra

Trịnh Diễm muốn nghe ngóng chuyện gì, cậu đều đi làm, cũng là để rèn

luyện sự nhạy cảm đối với triều chính.

Trịnh Diễm

không tiếp xúc với chính trị, mớ kiến thức mèo ba chân kia cũng chỉ là

học từ trong sách, là sự kết tinh trí tuệ của bao nhiêu người. Học môn

kinh tế chính trị suốt mấy chục năm ở trường Thiên triều, đã rất có ích để bạn nhỏ Trịnh Đức Hưng bắt đầu có cái nhìn về đại cục.

Đấy là nói sau.

Bấy giờ, Trịnh Diễm đang ngồi nghe Trịnh Đức Hưng kể lại những tin đã nghe

ngóng được trên triều, sau đó nghiêm túc nói với cậu: “Sau này muốn nhờ

cô giúp chuyện gì, cứ tới tìm cô là được.”