Trong năm anh em thì bố Huệ Vân hay đau yếu nhất nên sau khi ông nội mất bác cả đứng ra chia mảnh đất ông nội để lại cho nhà Huệ Vân và nhà bác hai nhưng bác cả đã chia cho nhà Huệ Vân phần nhiều hơn. Bác hai không đồng ý vì cho rằng ai làm ra nhiều của cải cho đại gia đình hơn thì mới được chia phần lớn hơn. Hai bác đều cuốn vào vòng tranh giành, cãi nhau gay gắt. Trải qua một kiếp nên Huệ Vân thấy được không cần thiết phải tranh giành cái gì thuộc về mình thì trước sau gì cũng là của mình, nếu không phải dù cố gắng tranh giành đến sứt đầu mẻ trán thì vẫn không thuộc về mình. Huệ Vân lựa chọn cơ hội nói với mẹ để mẹ khuyên bố "không tranh giành sẽ không phải lo lắng hơn thiệt rồi cũng thấy lòng nhẹ nhàng thanh thản". Cãi vã cũng đến hồi kết khi ông Mẫn đứng ra nhận phần thiệt về mình, dù sao thì cũng là anh em lọt sàng xuống lia. Phần đất nhà Huệ Vân nhận được một phần ba đất ở cộng với mảnh vườn tách rời. Lúc này nhà Huệ Vân cũng tách ra ở riêng, phần đất của nhà cô được chia so với nhà bác hai ít hơn nhưng cũng khá rộng cô rất muốn trồng thêm trái cây. Nhưng cô chưa trồng vì muốn thuyết phục bố mẹ chuyển nhà ra khu trạm y tế cũ theo chính sách giãn dân của xã. Nếu như thuận lợi thì qua tết sẽ có thông báo giãn dân, nên việc còn lại là kiên nhẫn chờ.
Chuyện này vừa tạm lắng xuống thì phong ba lại nổi lên. Chả là nhà bác hai- ông Quân chuẩn bị làm thêm gian nhà vào cuối năm, ông Quân chặt hết bụi tre trên phần đất của ông được chia thậm chí còn sang chặt hết cả khu vườn tách rời nhà Huệ Vân được chia để ngâm. Bác cả- ông Cần nổi giận đùng đùng quát ông Quân:
"Chú tham vừa thôi! Bớt lại chút cho chú Mẫn sửa nhà chứ, sao chặt hết rồi? Chú có đáng mặt làm anh không?"
"Tre tôi trồng giờ tôi cần dùng thì tôi chặt sao ông lắm chuyện vậy"
Bị quát mắng ông Quân không thấy có lỗi mà còn trả lời rất ngang ngược.
Huệ Vân khuyên bố mẹ không tham gia vào việc phân chia tài sản, cho thì lấy không cho cũng không tị. Ông Mẫn và bà Thanh cũng không buồn tranh giành vì sau chuyến bán thuốc kia hai ông bà đã tìm được hướng đi mới, việc làm còn chả hết lấy hơi với sức đâu mà tranh. Qua 3 ngày bưu điện họ đánh giấy về lên lấy tiền một ngàn một trăm năm mươi đồng nói lớn không lớn, nhỏ cũng không nhỏ nhưng lại giúp ích rất lớn cho việc chuyển nhà theo chính sách giãn dân. Để thuận tiện đi lại ông Mẫn bèn mua thêm một chiếc xe Phượng Hoàng cũ tiền mua xe mất hai trăm năm mươi đồng. Huệ Vân nhìn xe tủm tỉm cười rồi trêu bố:
"Xin thưa quý ông! Chú Phượng Hoàng không cánh này sẽ đưa quý ông đi bất cứ nơi đâu ngài muốn"
Giờ đang là cuối mùa thu, là khoảng thời gian bố mẹ Huệ Vân lên rừng nhà bà cô của mẹ xin củi. Nghe thấy bố mẹ bàn bạc từ mấy hôm trước là hôm nay sẽ đi rừng, sáng sớm thấy mẹ dậy chuẩn bị đồ ăn sáng Huệ Vân dậy theo mẹ để xin đi theo:
"Mẹ cho con đi cùng với ạ! Con sẽ theo sát bố mẹ không để bố mẹ vướng chân. Con không muốn ở nhà bác Cả đâu, chị Hiên toàn bắt nạt con thôi. Với lại con đi cùng bố mẹ để hái thuốc nữa, biết đâu trên đó dân họ chưa biết loại thuốc này nhà mình sẽ gặp may hái được nhiều thuốc."
Bà Thanh không suy nghĩ nhiều đồng ý cho con đi theo. Lần trước đã kiếm được một khoản tiền khá từ việc bán thuốc, lần này bà cũng có ý định lên đó ngoài lấy củi sẽ tìm hái thêm thuốc. Bà không nghĩ tới con gái cũng có chung suy nghĩ, bà muốn họ con đi theo để con có thêm hiểu biết; Huệ Vân biết quả mặt quỷ và kim ngân hoa có giá trị hơn sâu thuốc rất nhiều.
Đạp xe gần hai chục cây số mất gần hai giờ đồng hồ thì vào đến cửa rừng nhà bà Cô, nhà bà cô cũng khó khăn nên mỗi lần đi lấy củi bố me Huệ Vân đều chuẩn bị cơm nắm và không ghé qua nhà bà. Rừng cây ở trước mắt tuy không quá rậm rạp nhưng ông Mẫn vẫn lo con gái sẽ gặp phải rắn rết nên ông đã cõng con gái đi thêm đoạn khá xa nữa thì tới rừng cây dẻ mới thả con xuống rồi ông đi nhặt củi. Bà Thanh thì chặt ngắn các cành củi mà chồng kéo về rồi bó chặt lại, bà vừa làm vừa trông con.
Huệ Vân muốn chờ bố mẹ nhặt đủ củi mới đi tìm cây thuốc cùng bố mẹ. Bất chợt Huệ Vân nghĩ ra điều gì đó, cô nàng cúi xuống cặm cụi nhặt nhạnh dưới nền đất. Thì ra cô nhóc nhặt hạt dẻ, giờ đã qua trung thu nên không ai còn vào rừng dẻ nhặt nữa. Cũng là cuối mùa nên nhiều hạt hỏng, Huệ Vân chú ý nhặt những hạt có thể ăn được. Cần mẫn cặm cụi nhặt chẳng mấy chốc cô nhắc đã nhặt được đầy chiếc mũ nan đội đầu. Chỗ bố mẹ cũng đã chặt đủ củi ông Mẫn giữ xe cho bà Thanh buộc, Huệ Vân chạy lại chỗ bố mẹ khoe chiến lợi phẩm:
"Bố mẹ xem con nhặt được gì này!"
Hai ông bà quay ra nhìn thấy con gái đang khệ nệ ôm chiếc mũ nan đựng đầy hạt dẻ mà sống mũi cay cay. Con gái mới 5 tuổi rưỡi mà đã rất hiểu chuyện. Chăm chỉ làm lụng, không đòi hỏi và mong muốn duy nhất của con bé là làm sao có kiếm thật nhiều tiền, thấy con gái có suy nghĩ trưởng thành sớm như vậy ông bà rất đau lòng. Không còn cách nào khác hai ông bà chỉ có thể ủng hộ con vô điều kiện. Trút hết hạt dẻ vào bì nhỏ, bà Thanh treo lên xe đạp rồi lấy cơm nắm ra ăn. Bữa cơm nhanh chóng kết thúc, ông Mẫn cõng con gái trên lưng rồi cùng vợ ra bờ suối. Gần bờ suối hai loại thuốc kia mọc rất nhiều, cả nhà vui vẻ hăng say hái thuốc hái nhiều đến mức hết chỗ đựng. Ông Mẫn đi cắt mấy tàu lá chuối rừng đặt số thuốc thừa lên phiến đá rồi lấy là chuối đậy lại, để ngày mai quay lại lấy.
Những ngày sau chỉ một mình ông Mẫn đi hái thuốc tiện thể nhặt thêm cho gái chút hạt dẻ ăn vặt, bà Thanh ở nhà thái thuốc và phơi thuốc rồi trông nom nhà cửa khi nào dư một chút thời gian thì đi ra nghĩa trang thôn cắt cây cối xay trước đó Huệ Vân trồng. Huệ Vân đi thả rọ cua, bắt châu chấu, chăm nom đàn gà. Đàn gà lớn nhất có hai mươi con tính đến giờ được bốn tháng, đàn nhỏ mười lăm con cũng được hai tháng. Huệ Vân nhờ bố chặt tre quây lại vườn để cô nhóc chăm chút đàn gà. Một tháng nữa trôi đi, số thuốc nhà Huệ Vân hái được cũng đã khá nhiều, ông Mẫn rất muốn tự mình chuyển đi, vì tiền gửi hàng hết khá nhiều. Nhưng Huệ Vân can ngăn:
"Bố nghe con, gửi qua bưu điện. Lần trước đi đường xa rất vất vả, mà lại không an toàn. An toàn là trên hết"
Ông Mẫn nghe lời con đem thuốc đi gửi, phí gửi hết hai trăm đồng. Như vậy trong nhà giờ chỉ còn bảy trăm đồng. Sau bảy ngày gia đình Huệ Vân nhận được giấy báo đi nhận tiền ông Hoàng Nguyên gửi. Trên giấy báo nhận tiền ghi là hai mươi ngàn đồng, số tiền quá lớn khiến bố mẹ Huệ Vân không thể tin nổi. Thấy bố mẹ vui mừng Huệ Vân cũng vui lây, số tiền này sẽ được dùng khi chuyển nhà.
Để ăn mừng ông Mẫn bắt một con gà trống to nhất đàn thịt. Huệ Vân vô cùng vui mừng khi bữa ăn nhà mình không những đã đủ cơm trắng mà thi thoảng có thêm thịt, nay gà nuôi được cũng không cần phải để dành đem bán. Đàn gà lớn đã có vài con bắt đầu đẻ trứng, bây giờ nhà Huệ Vân không những đủ trứng ăn mà dư để bán. Thu nhập cứ thế mà tăng dần lên. Huệ Vân nhẩm tính sơ sơ số tiền mặt hiện tại nhà mình đang có chắc cũng tầm hai mươi lăm ngàn đồng, đợi chuyển nhà xong cô nhóc sẽ gợi ý bố mẹ mua bò về nuôi. Khi đó sẽ không cần mượn trâu cày của nhà các bác nữa. Kiếp trước chỉ vì không có tiền mua trâu cày mà mỗi lần mùa vụ phải đi mượn rất khổ sở, ruộng nương nhà mình thì phải làm sau trước đó còn phải đi làm hộ cho nhà các bác mới được mượn trâu cày.