Chương 3: Ra Thành Phố

Sáng sớm tinh mơ bà Thanh thức dậy chuẩn bị cơm nắm và gói muối vừng để lên đường. Chuẩn bị thức ăn cho lợn gà trong ngày để chúng khỏi phá chuồng hoặc đói quá đi lạc. Lục trong túi đếm được một trăm đồng thêm mười đồng con gái đưa hôm qua bà gói cẩn thận lại đề phòng bất trắc. Bà buộc thuốc lên xe của chồng, buộc thêm ghế xe cho con gái lên xe của mình đề phòng con bé đi xa ngủ gật dọc đường. Chuyến đi xa này khiến bà vô cùng hồi hộp, bà không dám chắc con sẽ đúng nhưng bà ủng hộ con vô điều kiện. Sau khi chuẩn bị xong bà gọi chồng con dậy ăn sáng rồi lên đường. Mỗi người một suy nghĩ mỗi người một tâm trạng tuy nhiên lại cùng một mong muốn là chuyến đi có kết quả tốt đẹp.

Huệ Vân chỉ đường cho bố mẹ đi vào thành phố H qua cửa ngõ phía Bắc vì cô biết con đường này đến nhà Hải Đăng gần nhất. Bà Thanh hỏi đường theo chỉ dẫn của con. Bây giờ là mùa thu buổi sáng sớm có chút se se lạnh, đi đến bến đò thì trời cũng đã sáng rõ, vừa may đò chuẩn bị sang sông cả nhà ba người với hai chiếc xe đạp lên đò sang sông hết bốn đồng. Mặt trời lên cao có chút nắng gắt nhưng không ảnh hưởng đến hành trình của gia đình Huệ Vân.

Con đường được phủ bóng mát bởi hai hàng xà cừ cổ thụ ven đường. Những cây xà cừ rất to phải ba người lớn ôm mới xuể, Huệ Vân nhớ không nhầm thì chưa đầy chục năm nữa hàng cây cổ thụ này đồng loạt bị đốn hạ. Lúc này đường cao tốc chưa được xây nên khi bà Thanh đưa địa chị hỏi đường thì người ta chỉ bà đi đường quốc lộ. Lúc này Huệ Vân nhớ ra con đường nay cô đã từng đi qua, gần đến đường rẽ vào thành Cổ thì rẽ phải đi thêm 6km thì đến chân cầu bắc qua sông lớn vào nội thành. Đến chân cầu Huệ Vân nhắc bố mẹ ăn cơm xong lấy sức rồi tiếp tục lên đường. Lần đầu tiên đặt chân đến nơi này ông Mẫn có cảm xúc vô cùng khó tả, nó tấp nập phồn hoa quá. Còn bà Thanh thấy được cảnh hối hả, nhộn nhịp khiến bà trùn bước. Nhìn trời cũng chừng mười một giờ trưa, cả nhanh chóng ăn xong còn tiếp tục lên đường, nếu cố nấn ná sẽ về muộn.

Hai ông bà thong thả đạp xe trên cây cầu dài bốn cây số bắc qua sông, và thực sự sốc khi đặt chân vào nội thành. Nhà cửa san sát xe cộ tấp nhập qua lại, lúc này trùng lúc tan giờ làm buổi sáng nên hai ông bà đi đường có chút chật vật. Bà Thanh ghé vào quán nước ven đường tiếp tục hỏi thăm đến nhà thuốc. Huệ Vân vô cùng thích thú vì được nhìn khung cảnh của thành phố vào thập niên chín mươi, có tiếng tàu điện kêu leng keng, tiếng hàng rong rao bán rộn ràng khắp đường phố. Huệ Vân biết chỉ cần đi thêm khoảng cây số nữa là tới nhà Hải Đăng.

Huệ Vân thấy có hai thanh niên mặt mày bợm trợn, xăm trổ đầy mình đi theo gia đình cô cũng được hai cây số rồi. "Không lẽ là cướp?" _ Huệ Vân thoáng giật mình khi nghĩ vậy. Đúng cô chưa từng nghĩ đến một ngày sẽ trạm mặt với những đối tượng này. Ra khỏi tiệm thuốc với số tiền kia nhà mình sẽ gặp nguy hiểm, làm thế nào bây giờ? Trong lòng Huệ Vân nóng như lửa đốt. Vừa quan sát hai kẻ khả nghi, vừa nghĩ cách thoát khỏi tầm ngắm của bọn chúng, nên khi bố mẹ đến cửa nhà thuốc Huệ Vân không hay biết. Ông Mẫn, bà Thanh dắt xe vào trong sân qua cửa bên của nhà thuốc đến khi hai kẻ khả nghi tạm biến mất trong tầm nhìn của Huệ Vân thì cô mới biết đã đến nơi. Ông Mẫn dỡ thuốc xuống xe mang vào chờ đến lượt cân thuốc, Huệ Vân dắt mẹ vào cùng. Ngồi chờ Huệ Vân thoáng nghe được nhà thuốc cũng gửi thuốc cho bệnh nhân qua bưu điện. Nghĩ ra được cách giải quyết Huệ Vân vui như mở cờ trong bụng.

Đến lượt nhà Huệ Vân mang thuốc vào, lương y Hoàng Nguyên kiểm tra tất cả số thuốc, ông rất hài lòng với chất lượng, cách bảo quản rất tốt, tính số thuốc nhà Huệ Vân được một ngàn một trăm năm mươi đồng. Ông Mẫn và bà Thanh không thể tin nổi vào tai mình, Huệ Vân nhìn thấy được niềm vui sâu thẳm trong suy nghĩ của bố mẹ cô lại kiên định thêm với hướng đi mà mình lựa chọn. Ngoài cửa còn hai ôn thần đang chờ nhà mình ra khỏi nhà thuốc nên Huệ Vân chạy đến chỗ ông Hoàng Nguyên, kéo tay áo ông rồi hỏi:

"Bác ơi số tiền này bác có thể chuyển qua bưu điện về nhà cháu được không ạ?"

"Nhà cháu ở đâu? _ ông Nguyên ngạc nhiên hỏi."

"Thật xin lỗi! Cháu còn nhỏ tuổi mong ông thông cảm! - Ông Mẫn lên tiếng."

"Nhà cháu ở xa lắm, phải đạp xe hết buổi sáng mới tới đây nên cháu muốn hỏi sau này nhà cháu có thể gửi thuốc qua bưu điện đến nhà bác được không ạ."

Nhìn đứa trẻ chừng năm, sáu tuổi nói rõ ràng mạch lạc khiến ông Nguyên vô cùng thích thú và sảng khoái đáp lại:

- "Được!"

"Trên rừng nhà ông bà ngoại cháu còn có loại cây có quả trông rất xấu xí có tên gọi là quả mặt quỷ, cũng có cả cây dây leo hoa vàng có tên gọi là kim ngân. Nhà bác có cần hai loại này không?"



"Có! Có bao nhiêu bác lấy hết, chỉ cần cháu phơi khô và bảo quản cẩn thận như bì thuốc kia là được."

"Vâng! Trước mắt số tiền kia bác gửi cho nhà cháu sau, chứ bây giờ mang số tiền lớn như vậy đi đường cháu nghĩ là không an toàn."

Đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ông Nguyên không ngờ cô nhóc lại biết đến hai loại thuốc quý Kim Ngân Hoa, và Quả Mặt Quỷ. Thậm chí còn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhà thuốc. Bất ngờ hơn cả là bố mẹ Huệ Vân khi nghe con đối đáp đâu ra đấy, nghe được điều mất an toàn khi mang theo nhiều tiền bên người ông Mẫn khá lo lắng, thậm chí còn tự trách là không nghĩ đến điều đấy. Sau đó ông Mẫn cùng ông Nguyên bàn cụ thể về việc cấp thuốc cho nhà thuốc. Sau khi chồng nói chuyện xong với thầy thuốc, bà Thanh có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì đó. Là người tinh ý ông Nguyên biết bà Thanh có điều muốn hỏi nhưng còn e ngại nên ông mở lời trước:

"Chị có điều gì khó nói à?"

Bị điểm đến tên bà Thanh hoảng quá tim đập chân run không thể mở lời được. Huệ Vân biết mẹ muốn hỏi bệnh tình của bố, Huệ Vân cũng biết rõ về bệnh của bố, căn nguyên sâu xa vẫn là thiếu chất lâu ngày dẫn đến hấp thụ canxi kém gây ra các bệnh đau xương khớp. Huệ Vân biết mẹ đang hỏi khó, nên nói xen vào:

"Mẹ! Bác ấy chỉ biết về dược, không phải bác sĩ mẹ đừng hỏi khó!"

Ông Nguyên cũng chỉ biết cười xòa, cô nhóc nói đúng! Cả nhà ba người lục tục sắp xếp lại đồ đạc rồi ra về, nhìn qua đồng hồ lúc này đã 1h chiều. Huệ Vân vẫn không quên hai tên ôn thần còn đang chờ ngoài cổng. Khi về đi đường có cảm giác nhanh hơn, thoắt cái đã tới cầu ra ngoại thành. Kể từ lúc ra khỏi nhà thuốc hai tên ôn thần vẫn bám theo, có lẽ đang chờ đến đoạn vắng để ra tay. Mà qua cầu rồi sẽ phải đi qua quãng đường sáu cây số hai bên đường không có nhà dân. Huệ Vân buộc phải nói với bố mẹ để bố mẹ còn chuẩn bị ứng phó. Nghe con nói ông Mẫn với bà Thanh cảm thấy rất may mắn khi không nhận ngay số tiền bán thuốc.

Đi hết cầu ông Mẫn giục vợ con đi nhanh đến khu ruộng trồng hoa màu, lúc sáng đi qua ông thấy họ cắt cỏ vứt hết lên bờ để phơi, phải làm để cho họ tin mình ở ngoại thành mới hòng mong thoát. Đúng như ông suy nghĩ thấy ông bà đi càng nhanh hai kẻ xấu cũng đi nhanh theo. Đột ngột hai ông bà dừng lại ven đường, ông mang bao xuống bốc cỏ, bà Thanh cùng con gái ngồi ở vệ đường. Hai kẻ xấu thấy mất việc khi nhắm sai đối tượng, nhưng ông chúng chưa chịu từ bỏ. Có một tên đang tiến đến chỗ hai mẹ con nhưng bà cố vờ như không có chuyện gì, bà vẫn bình tĩnh lấy nước cho con gái uống. Một trong hai người lên tiếng hỏi:

"Chị ơi cho tôi hỏi thăm chút! Đường đến thị trấn đi lối nào?"

Bà đưa chai nước lên uống để kéo dài thời gian tìm cách ứng phó. Huệ Vân nhanh trí nói chen vào:

"Hai chú quay lại cầu rẽ phải đi thẳng đường đến một ngã tư thì rẽ trái cứ đi thẳng hết đường đó thì đến thị trấn. Còn không thì cứ đi theo đường này có chút khó đi vì đường không thẳng phải rẽ nhiều và hỏi thăm nhiều".

"Cho chú cảm ơn!"

Hai tên quay đầu xe đi mất hút, cả nhà 3 người thở phào nhẹ nhõm khi tiễn được hai vị ôn thần đi. Lúc chúng quay đầu xe đi khuất cả nhà Huệ Vân lại tiếp tục lên đường. Hai ông bà mải miết đạp xe để mong về nhà sớm. Về đến nhà trời cũng nhá nhem tối, ai cũng mệt mỏi nên bà Thanh nhanh chóng chuẩn bị cơm tối, ông Mẫn đi kiểm tra nhà cửa gà lợn.. chín cơm cả nhà nhanh chóng ăn uống rồi lên giường đi ngủ. Mỗi người một tâm trạng, mỗi người một cảm xúc nhưng cả nhà đều vui vẻ khi chuyến đi có kết quả tốt đẹp.