Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Con Đường Tôi Đi

Chương 25: Xi Măng

« Chương TrướcChương Tiếp »
Cả bốn người ngồi ngay ngắn vào bàn, khi Huệ Vân đưa tay ra nhận bản kế hoạch thì bắt gặp ánh mắt nghi ngại của Hải Đăng. Sống qua hai đời đương nhiên là Huệ Vân biết được Hải Đăng đang kiêng dè điều gì. Cô bạn vừa cười vừa nói:

"Yên tâm đi, hai người bọn họ rất đáng tin, chưa biết chừng còn giúp đỡ được nhà cậu đấy!"

Nghe Vân nói xong bấy giờ Hải Đăng mới thả lỏng tâm tình, chầm chậm đưa ra kế hoạch xây dựng lâm viên Hoàng gia. Hai anh em Tùng Lâm và Tùng anh nhìn thấy Huệ vân chăm chú đọc bản kế hoạch và thiết kế liền nảy sinh tò mò. Cả hai cũng cầm phần mà động Huệ Vân đọc xong rồi lên đọc, Tùng Anh đọc một lát không hiểu gì bèn quăng xuống trở về phòng chơi điện tử. Thầy Tùng Lâm đọc thấy tương đối hay, đây cũng là ý tưởng sau này về hưu của thầy, vậy lên thầy càng đọc càng ham. Đến phần lót bạt cho mương dẫn nước thầy Tùng Lâm lên tiếng phản đối:

Do đặc thù của đất đồi khô cứng nếu xây mương bằng vữa vôi việc bị nứt hỏng kết cấu mương dẫn nước là điều không tránh khỏi. Lót bạt sẽ không làm rò rỉ nước là một giải pháp rất tốt nhưng lại chỉ phù hợp với đất mềm dưới đồng bằng, Còn đối với đất đồi việc lót bạt sẽ làm mối liên kết của các khối rời rạc, làm mương nước càng hỏng nhanh hơn. "

Hải Đăng nghe xong cũng không hiểu lắm, cậu chỉ thấy Huệ Vân gật gù rồi thở dài. Khuôn mặt cô bạn nhỏ đăm chiêu đang suy nghĩ gì đó rất nghiêm túc. Một lát sau Huệ Vân mới chầm chậm nói:

" Kể mà có xi măng đổ bê tông cốt thép thì tốt quá! "

Theo trí nhớ của Huệ Vân thì thời gian này xi măng không phổ biến, người dân chỉ xây nhà bằng vữa vôi, vôi là người có thể tự nung còn xi măng phải chục năm nữa mới phổ biến. Huệ Vân vừa dứt lời thầy Tùng Lâm reo lên:

" Phải rồi! Sao lại không dùng xi măng chứ? "

Hải Đăng không biết xi măng là thứ gì bèn tò mò hỏi:

" Xi măng là cái gì vậy hả thầy? Bê tông cốt thép là như thế nào ạ? "

" Là một thứ giống như vôi, nguyên liệu sản xuất ra nó giống như vôi nhưng xi măng có nhiều ưu điểm hơn vôi nhất là về độ đông kết nhanh và độ bền cao. Còn bê tông là một loại hỗn hợp gồm cát sỏi xi măng được trộn theo tỷ lệ nhất định. Cốt thép có nghĩa là xây dựng bộ xương của mương dẫn nước bằng thép sau đó đổ hỗn hợp bê tông lên đợi đông kết là xong. Đơn giản gọn nhẹ hơn rất nhiều! "

Huệ Vân nghe thầy Tùng Lâm giải thích xong thì cô bạn nhỏ thở dài thườn thượt:

" Giờ thì kiếm đâu ra xi măng, lần trước đi khảo sát về em cũng đã dạo hết thành phố một lượt xem các cửa hàng vật liệu xây dựng trong thành phố mà không có lấy một cửa hàng có xi măng. Ở đây còn chẳng có nữa là ở quê thì lấy đâu ra? "



Nhìn cách nói rất tự nhiên của Huệ Vân khiến thầy Tùng Lâm chưa hết giật mình sao cô học trò nhỏ này lại biết đến xi măng? Giờ lại còn nói ra chuyện đi khảo sát nguyên vật liệu xây dựng. Bây giờ xi măng sản xuất và nhập khẩu cung cấp không đủ nhu cầu xây dựng chỉ có doanh nghiệp xây dựng nhà nước và bộ quốc phòng mới được sử dụng, có rất ít người được biết đến điều này. Không biết trong đầu nữ sinh này còn điều gì khiến anh phải ngạc nhiên nữa không.

Ban đầu khi Tùng Lâm đọc xong bản thảo cũng nghĩ ngay đến việc dùng xi măng nhưng đối với gia đình nhà Hải Đăng thì chưa đủ thân thiết để đến mức anh phải giúp đỡ nên vẫn luôn giữ im lặng. Không ngờ một chút ích kỷ của anh lại phát hiện ra cô học trò nhỏ Huệ Vân có kiến thức vượt xa tưởng tượng của mình. Anh nhìn Huệ Vân rồi chầm chậm nói:

" Nếu nhà em muốn dùng xi măng thì thầy có cách đó là thuê một công ty xây dựng nhà nước về thi công! Công ty đó sẽ có cách mua được xi măng cho nhà em! "

" Ờ! Đúng rồi! Đây chẳng phải là cách rất hay hay sao? "

Huệ Vân reo lên vui vẻ. Còn Hải Đăng mặt mũi ỉu xìu nói:

" Công ty xây dựng nhà nước toàn nhận công trình lớn cái công trình cỏn con nhà em họ còn chẳng thèm để vào mắt! "

Cái này thì yên tâm, chỉ cần có cơ lợi nhuận thì kiểu xây dựng lâm nông trại kết hợp du lịch sinh thái thế này rất mới mẻ chắc chắn bọn họ sẽ không từ chối."

Thầy Tùng Lâm nói.

"Nước mình núi đá nhiều như vậy sao không mở cửa cho tư nhân khai thác sản xuất xi măng nhỉ? Bây giờ đất nước đang vào thời kỳ đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đồng nghĩa với việc nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất tăng cao nếu tình trạng cung không đáp ứng cầu cứ kéo dài thì làm sao kinh tế có thể phát triển được chứ?"

Lời nói không nóng không lạnh của Huệ Vân làm thầy Tùng Lâm bật cười khanh khách vì thích thú. Thầy đáp lời:

"Sao lại nói nhà nước không cho phép? Có đấy, nhưng các nhà máy chủ yếu là dự án tự phát, quy mô nhỏ lẻ, công nghệ máy móc là hậu trong khi quy định tiêu chuẩn đặc ra lại khắt khe, sản lượng ít giá thành sản xuất cao. Người dân chỉ có thể dùng vôi tự nung để làm vữa xây dựng nhà cửa chứ chưa đủ điều kiện để mua xi măng, thậm chí có tiền cũng mua không được."

Nghe xong Huệ Vân thở dài nói với giọng tiếc nuối:



"Em mà có tiền cũng sẽ xây một nhà máy xi măng, vốn đầu tư thì ít lợi nhuận cao như vậy chẳng mấy mà thành tỷ phú!"

Câu nói tưởng chừng như bâng quơ của Huệ Vân khiến Tùng Lâm bị đánh động triệt để, đương nhiên anh biết sản xuất xi măng mang lại lợi nhuận cao như thế nào. Anh muốn thử hỏi cô bạn nhỏ Huệ Vân xem có cách nghĩ như thế nào về chuyện này nên tiếp tục hỏi:

"Xây dựng cả một nhà máy công nghiệp nặng mà em nghĩ muốn muốn xây là xây được hay sao?"

Nhìn ánh mắt nghi ngờ của thầy Tùng Lâm, Huệ Vân hào hứng nói:

"So với các nhà máy công nghiệp nặng khác thì nhà máy sản xuất xi măng là vốn đầu tư ít nhất, chỉ mỗi việc khoan đá về nghiền và ủ là có tiền."

Mặc dù chỉ là lời nói có chút ngây ngô nhưng đã khiến Tùng Lâm đặc biệt phải suy nghĩ. Trong đầu anh lúc này dần hình thành ý tưởng táo bạo chuyển sang làm kinh tế thay vì chuyên tâm làm giảng viên. Được tham gia thương trường là niềm mơ ước ban đầu của Tùng Lâm nhưng vì rất nhỉ nhiều lý do mà anh phải gác lại. Nếu như sắp tới anh theo ý nguyện của gia đình mà chuyển sang làm giảng viên học viện khoa học Quân sự thì ước mơ của anh sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi.

Càng nhìn nữ sinh này Tùng Lâm càng thấy thuận mắt, thật sự đáng tiếc quá khi cô nhóc này chỉ học hệ trung cấp. Theo như thông tin nội bộ thì rữa năm học này tầm tháng mười hai sẽ có một đoàn công tác của đại học hồ Nam Trung Quốc sẽ sang khảo sát ký kết chương trình hợp tác quốc tế. Bất giác anh có ý định giới thiệu Huệ Vân vào nhóm sinh viên đầu tiên tham gia đào tạo. Hy vọng may mắn và cơ hội sẽ rộng mở hơn đối với cô học trò nhỏ này.

Lại nói về vấn đề sử dụng xi măng của Lâm Viên hoàng gia, thầy Tùng Lâm hứa sẽ giới thiệu nếu như nhà Hải Đăng muốn dùng bê tông cốt thép. Thầy không ngờ được mảnh rừng nhà Hải Đăng lại có vị trí đẹp như vậy. Đường chưa có chưa rõ thì có thể mở, nhưng có một đầm nước tự nhiên lớn như vậy sẽ giải quyết được không biết bao nhiêu vấn đề. Đọc xong bản kế hoạch Tùng Lâm nhìn ra nếu như nơi này hoàn thành sẽ rất đẹp.

Bây giờ du lịch sinh thái dạng kiểu như vậy chưa phát triển lắm nhưng anh tin rằng một ngày không xa hình thức du lịch sinh thái kiểu này sẽ kiếm được bộn tiền. Trước tiên phát triển kinh tế vừa xây dựng sau này có cơ hội là làm du lịch nghỉ dưỡng luôn ý tưởng này thật quá tốt. Thấy thầy Tùng Lâm hết lời ngợi khen bản thiết kế lâm viên của nhà mình, Hải Đăng có chút tự kiêu mà nói:

"Thiết kế là do kĩ sư, nên ý tưởng hay em xin ghi nhận. Thầy có biết Huệ Vân còn tự thiết kế xây dựng mô hình nông trại không? Đọc nhưng bố em đọc xong lời khen ngợi và không ngờ bản thiết kế đó được viết bởi một người mới chỉ mười lăm tuổi."

Nghe đến đây thầy Tùng Lâm lại được một phen trợn mắt há mồm, đầu thầy gật gù nhìn sang hỏi:

"Nếu có thể, em cho thầy xem một chút được không?"

Huệ Vân lường Hải Đăng rồi mới đi lấy bảng kế hoạch của mình cho thầy xem và cũng có yêu cầu không được phát tán rộng rãi ý tưởng của mình vì một ngày không xa cô bạn sẽ thực hiện ý tưởng này. Bác Hoàng cùng với thầy Tùng Lâm là ngoại lệ, sau thầy Tùng Lâm thì Huệ Vân sẽ không cho ai xem nữa.
« Chương TrướcChương Tiếp »