Huệ Vân thấy cơ thể mình trôi bồng bềnh vô định trong không trung. Cô muốn mở mắt ra xem mình đang ở đâu mà không sao mở được, cô càng cố gắng mở mắt ra nhưng dường như có sức mạnh vô hình nào đó kéo lại. Rồi ngay lúc này cô lại thấy rất nhiều nước đang chui vào mũi, và cả người như đang chìm dần vào trong nước, l*иg ngực như có ai đè chặt xuống, theo bản năng hai tay hai chân cùng kết hợp nâng đẩy cơ thể và rồi lại xuất hiện cảm giác trôi nổi trên mặt nước khiến Huệ Vân rất dễ chịu khoan khoái. Tất cả các cảm giác xuất hiện chân thực đến lạ kỳ, "thì ra đây là cảm giác khi chết, các cụ nói cấm có sai trần sao âm vậy" - Huệ Vân nghĩ. Cô tận hưởng sự thoải mái vô lo vô nghĩ mà khi sống không có. "Thì ra khi đón nhận cái chết lại bình thản, nhẹ nhàng đến vậy".
Huệ Vân từ từ mở mắt ra nhìn thấy xung quanh cây cối xanh tươi, còn bản thân đang nổi bồng bềnh trên mặt nước giống như đám lục bình. Mặt ao dày đặc béo tấm nhưng chúng vẫn giữ khoảng cách nhất định với cô "chỗ của người chết cũng thật lạ, đến bèo tấm cũng sợ mình, không lẽ mình chết khó coi vậy sao?". Huệ Vân nhìn xung quanh thêm lần nữa, tuy có chút lạ lẫm nhưng lại thấy có phần quen thuộc, dường như cô đã từng trong hoàn cảnh này rồi. Tiếp tới cô nghe như có tiếng trẻ nhỏ gọi cô:
"Vân có sao không mau lên bờ đi!"
Nhìn lại phía có tiếng nói cô thấy có bạn nhỏ quen mắt trông rất giống Cẩm Hoa ngày nhỏ. Huệ Vân giơ tay lên nhìn là bàn tay nhỏ gầy guộc của đứa trẻ, cô bàng hoàng không biết chuyện đang xảy ra. Phía Cẩm Hoa đứng có cây cầu ao nhỏ Huệ Vân đẩy mình bơi ngửa tiến về phía cầu ao, phải chật vật lắm cô mới leo lên cầu ao. Sau nhưng giây phút bàng hoàng Huệ vân buộc phải tiêu hóa thông tin mình không chết mà còn trùng sinh; từ một người ngoài năm mươi tuổi nay bất ngờ được tấm vé miễn phí về tuổi thơ. Cẩm Hoa không nhận ra sự khác lạ của bạn, cô nhóc chạy lại gỡ bèo tấm còn vương trên tóc Huệ Vân rồi hỏi:
"Mày có sao không?"
Huệ Vân lắc đầu trả lời:
"Tao không sao. Tao về trước thay quần áo, nay chơi vậy thôi".
Cô gái nhỏ bước từng bước chân nặng nề về nhà, mỗi bước chân đặt trên con đường nhỏ đã khơi gợi lại tuổi thơ đầy vất vả, thiếu thốn. Cô nhớ lại được đây là lần cô đi bẻ nhãn cùng Cẩm Hoa và nhảy từ trên cây xuống đất rồi lăn xuống ao như trái bóng. Lần đó còn bị sặc nước ao và bèo tấm, còn bây giờ dễ dàng hơn khi cô biết bơi. Nói là đi bẻ nhãn cho oai chứ thực ra cây nhãn đó họ đã bẻ hết quả nay trèo lên bẻ những quả còn sót lại. Trái cây lúc này vẫn là đồ ăn vặt xa xỉ của bọn con nít, chứ bình thường chúng chỉ được xơi sung chát, khế chua hoặc quả meo (quả mít non) đã là tốt lắm rồi.
Về đến căn nhà nhỏ của gia đình thấy lại cảnh nghèo khó cô không khỏi xót xa, căn nhà lợp rạ vách rơm trát bùn xiêu vẹo như sắp đổ. Thời gian này nhà cô mới tách ra ở riêng nên rất thiếu thốn, nhất là chum gạo luôn trong tình trạng nhìn thấy đáy. Bố Huệ Vân quanh năm bệnh tật quấn thân, còn mẹ cô là người phụ nữ rất kiên cường. Thương chồng ốm yếu, con gái nhỏ dại bà đặt trên vai ghánh nặng trụ cột gia đình. Mẹ đã động viên bố đừng lo lắng chỉ cần cả nhà cùng cố gắng rồi khó khăn nào cũng sẽ vượt qua. Huệ Vân biết đây là khoảng thời gian gia đình mình khó khăn nha tứa.
Kiếp trước cô chỉ là bạn nhỏ năm tuổi mới biết ăn biết chơi ngoan để bố mẹ làm việc kiếm cơm. Kiếp này sống lại cô có cơ hội làm lại nên muốn thay đổi, cô muốn kiếm thật nhiều tiền để chum gạo không còn nhìn thấy đáy. Vào nhà thay bộ quần áo ướt ra, khoác trên mình bộ quần áo chắp vá vài miếng nhưng rất sạch sẽ. Nhìn bóng nắng cô ước chừng đến giờ nấu cơm trưa. Nếu như cô nhớ không nhầm thì hôm nay bố mẹ đang đi nhặt cỏ lúa, giờ này bố đang đi thả lưới bắt cá. Huệ Vân kiểm tra nhà trên dưới bếp một vòng rối vác rổ ra đồng hái rau lang nấu canh. "Ăn như thế này thì bố mẹ sao có sức khoẻ làm việc, giờ mình còn nhỏ phải làm sao để giúp đây, nếu đã có cơ hội quay về thì mình không thể để cảnh đói khổ lặp lại lần nữa". Khi cơm canh đã chín cô nhóc đang dọn cơm ra chõng tre thì bố mẹ cũng về đến nhà. Huệ Vân chạy ra ngó xô cá, thấy được khá nhiều cá trong đó có hai con chuối hoa to. Huệ Vân liền nghĩ tới món cá nướng mà ứa nước bọt cô chẹp chẹp miệng thì bà Thanh hỏi:
"Con đang làm gì đấy?"
"Con thấy đói nên nấu cơm".
Thấy mẹ nhìn xung quanh với vẻ mặt lo lắng, Huệ Vân nũng nịu:
"Mẹ yên tâm con đun bếp cẩn thận lắm, lửa không bén ra ngoài, mẹ thấy con có giỏi không?"
Huệ Vân chạy tới ôm chân mẹ dụi dụi vào trông như cún con ngoan ngoãn. Một lần nữa được xà về vòng tay mẹ, Huệ Vân cũng quên luôn mình đã từng qua một kiếp người. Bà Thanh kéo tay con gái lại kiểm tra một vòng thấy con không sao mới yên tâm dặn con:
"Lần sau bố mẹ sẽ về sớm, con còn nhỏ chưa làm được những việc này."
"Mẹ! Con đã lớn rồi! Con làm được, từ nay việc cơm nước mẹ cho con giúp mẹ. Mẹ cho con làm mẹ nhé!" _ Huệ Vân nài nỉ.
Bà Thanh không biết nên làm sao cho tốt, bà cũng muốn con gái sớm tự lập nhưng như vậy tuổi thơ của con sẽ không mấy vui vẻ.
"Mẹ cứ để con làm đi! Con hứa sẽ cẩn thận mà mẹ! Mẹ! Mẹ! Hay mẹ đi xem nhưng việc hôm nay có làm rồi quyết định."
Từ bếp, sân, trong nhà được quét tước sạch sẽ, đồ đạc xếp ngay ngắn gọn gàng. Trên chõng tre mâm cơm đã được dọn ra và đậy lại bằng cái rá. Nồi cám lợn để cạnh sân giếng đẫ đủ rau được băm nhỏ. Ngoài chuồng bò máng thức ăn đã đầy rơm, con bò đang chậm dãi nhai từng nắm rơm. Phía cuối vườn dưới gốc nhãn có đàn gà mẹ con duy nhất cũng không còn kêu như mọi khi nữa mà khoan khoái sải cánh ra phơi. Một đứa trẻ năm tuổi mà làm được như thế này đã là quá tốt rồi. Bà Thanh không thể từ chối, bà đồng ý cho con gái tùy ý lo việc nhà bởi bà biết rằng không thể ngăn cản được con. Cả nhà ăn cơm xong rồi đi ngủ trưa, lần đầu tiên kể từ khi lấy chồng bà Thanh được nghỉ trưa bởi cô con gái nhỏ đã làm hết phần việc buổi trưa của bà. Bà lật qua lật lại mà chưa ngủ được có lẽ là do không có thói quen ngủ trưa, quay sang đã thấy con gái đã ngủ. Ngồi dậy quạt cho con mà lòng bồn chồn khó tả, thấy con đã mát bà đi nấu cám rồi kho cá luôn.
Huệ Vân cũng không ngủ được cô chỉ nhắm mắt để đấy. Cô vẫn chưa chấp nhận được cái sự thật cô đã quay về, nhớ lại hòa cảnh nghèo khó trước đây của gia đình mà cô không nén nổi chua xót. Hoàn cảnh nghèo khó làm cho vầng trán của bố lúc nào cũng nhăn lại, khổ nhất là khi gió Bấc về các khớp xương xưng đỏ lên;có khi không tự đi được phải chống gậy, dù ốm đau như vậy mà ông vẫn cố gắng đan lát kiếm thêm chút tiền mỗi khi nông nhàn. Sự nghèo khó cũng in rõ lên khuôn mặt khắc khổ của mẹ, làn da đen bóng vì nắng do, đôi tay chai sần xù xì vì cổ cày vai gánh, cũng không biết bao nhiêu lần nước mắt mẹ rơi vì thương bố đau yếu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng hay ốm đau, con còn nhỏ dại là động lực để bà cố gắng hơn.
Rồi Huệ Vân nhớ tới gia đình nhỏ của mình, nhớ con trai, nhớ chồng. Nhớ đến những đắng cay mà gia đình nhỏ của cô phải trải qua. Ở kiếp trước con trai cô là một chiến sĩ công an trẻ tuổi dũng cảm có nhiều thành tích trong công tác, là niềm tự hào lớn nhất của Huệ Vân. Cô hiểu thằng bé là người như thế nào nên cô tin con trai bị oan. Tất cả chỉ là cái bẫy, một vở kịch được dựng lên để thằng bé là vật thế; mọi chứng cứ đều là những mũi giáo đang chĩa vào thằng bé. Cái bẫy quá hoàn hảo khiến con trai cô rơi vào thế "vạn kiếp bất phục". Kiếp này sống lại cô nhất định phải giúp bố mẹ thoát nghèo, nếu có duyên tìm lại được gia đình nhỏ kiếp trước cô sẽ giúp gia đình nhỏ của mình thoát khỏi thảm cảnh trong tương lai. Dần dần Huệ Vân chìm vào giấc ngủ.