Chương 22: Thập niên sáu mươi 19

Triệu An đánh xe bò tới dưới cổng ký túc xá, vốn còn muốn giúp con gái khiêng đồ đạc vào nhưng nơi này là ký túc xá nữ nên Thư Nguyệt từ chối.

Thư Nguyệt chuyển đồ vào ký túc xá, bạn cùng phòng của nàng cũng không ở đây.

Hai ngày liền không nhìn thấy đối phương, Thư Nguyệt cảm thấy suy đoán của mình không sai.

Sắp xếp đồ đạc xong, Thư Nguyệt liền đến công xưởng.

Trong xưởng may trừ phi làm đến chức người hướng dẫn, còn lại đều phải bắt đầu từ người học việc.

Người hướng dẫn của Thư Nguyệt tên là Phạm Lệ.

Vị này có thể nói là không hề quan tâm tới Thư Nguyệt một chút nào, ngoại trừ để mặc cho Thư Nguyệt tự mình học hỏi, nàng ta không dạy cho Thư Nguyệt một tí gì, thậm chí còn hay gây phiền toái cho Thư Nguyệt.

Thư Nguyệt không biết mình đắc tội nàng ta chỗ nào, cho đến khi nhìn thấy Phạm Lệ nói chuyện với người từng xảy ra tranh chấp với nàng và Triệu An hôm đi thi tuyển dụng, Thư Nguyệt mới hiểu chuyện gì xảy ra.

Thư Nguyệt cũng nghĩ tới việc có nên tìm cách hoà hoãn quan hệ với Phạm Lệ hay không, về sau nàng phát hiện dù không có Phạm Lệ dạy thì nàng cũng tự học được cách may quần áo, cho nên Thư Nguyệt lười xuất hiện trước mặt Phạm Lệ.

Thư Nguyệt không thèm để ý nhưng cô út nàng thì không nhịn được nữa.

Phải biết rằng làm người hướng dẫn trong xưởng may là có tiền lương, Phạm Lệ dám làm vậy với cháu gái mình, cô út sao có thể tha thứ cho nàng ta.

Thế là cô út cãi nhau với Phạm Lệ một trận, sự tình còn kéo tới trước mặt phó xưởng.

Phó xưởng vốn có quan hệ họ hàng với nhà chồng cô út, hơn nữa Phạm Lệ còn là người làm sai, cuối cùng Phạm Lệ bị cấp trên phê bình một trận, còn trừng phạt nàng ta trong vòng hai năm không được làm người hướng dẫn, mà người hướng dẫn của Thư Nguyệt đổi thành cô út.

Trừng phạt này đối với Phạm Lệ mà nói không tính là nhỏ.

Nàng ta cố gắng tìm cấp trên than thở để được thương xót nhưng không ai muốn vì nàng ta mà đắc tội với phó xưởng.

Lần này Phạm Lệ càng thêm ngứa mắt Thư Nguyệt, hễ thấy Thư Nguyệt là kiếm chuyện, còn không ít lần ngáng chân nàng.

Cũng may Thư Nguyệt có cô út che chở, cô út còn dốc túi dạy dỗ Thư Nguyệt kỹ năng may mặc.

Thư Nguyệt cũng không phải loại người không biết điều, sau khi trở về nàng nói chuyện này cho bà Triệu nghe, còn cố ý lên núi bắt gà rừng tặng cho cô út.

Cô út đương nhiên rất vui, mà chuyện càng vui hơn còn ở phía sau.

Rất nhanh cô út đã phát hiện dạy học cho Thư Nguyệt là chuyện vô cùng thoải mái.

Thư Nguyệt không chỉ học một biết mười mà còn thường xuyên đưa ra các loại kiến nghị giúp cô út mở mang kiến thức, đến cuối cùng cô út cũng không biết rốt cuộc là mình dạy Thư Nguyệt hay là Thư Nguyệt đang dạy mình.

Có lần máy dệt trong xưởng bị hỏng phải gọi thợ tới sửa, thợ sửa chữa làm nửa ngày không xong, Thư Nguyệt liền chỉ vào một vị trí, nói ốc vít trong đó bị rớt.

Cô út không tin, thợ sửa chữa bán tín bán nghi nhưng vẫn làm theo lời Thư Nguyệt nói, tìm ốc vít vặn chặt lại, kết quả máy dệt chạy lại ngon lành.

Thợ sửa chữa rất kinh ngạc, "Sao ngươi biết là do ốc vít?”

"Mỗi ngày nghe tiếng động của cỗ máy này, nghe nhiều tự nhiên sẽ biết vấn đề nằm ở đâu."

Thư Nguyệt trả lời như thể đó là chuyện đương nhiên khiến mọi người đều á khẩu không nói nên lời.

Thật ra Thư Nguyệt biết đây là phản ứng bản năng của mình, chỉ cần nghe đã biết vấn đề nằm ở đâu, có lẽ liên quan đến phần ký ức bị mất kia.

Thợ sửa chữa, cô út: Nghe lâu sẽ biết chỗ nào có vấn đề, ngươi đang nói tiếng người hay sao? Chẳng lẽ thời gian ngươi nghe tiếng động của máy này còn nhiều hơn chúng ta?

Nhưng mà điều này đã cho thợ sửa chữa một linh cảm.