Chương 18
Khi gọi điện thoại về nhà, cơ bản Vương Quân báo cáo như những gì Vương Thế Vĩ đã đạo diễn, chỉ có điều không nói cụ thể ở bao nhiêu lâu mà thôi.
Bố mẹ cô rất nhiệt tình. “Con cứ đưa bạn về nhà chơi, thành phố E cũng có rất nhiều điểm đáng tham quan đấy.”
“Đúng lúc anh con đi công tác nửa tháng, bạn con cứ ngủ ở phòng đó.”
Cô mừng lắm, liền gọi điện ngay cho Vương Thế Vĩ để báo cho anh tin này.
Anh cũng rất phấn khởi. “Tuyệt quá! Ít nhất bọn mình cũng có thể ở gần nhau nửa tháng!”
Đến khi nghỉ hè, họ đã chọn thời gian anh trai Vương Quân đi công tác để về thành phố E, anh lễ phép, chu đáo với bố mẹ cô, bố mẹ cô cũng nhiệt tình đón tiếp anh. Ban ngày, anh đi thăm các điểm du lịch của thành phố E như thật, còn cô thì làm hướng dẫn viên du lịch cho anh; ban đêm, anh ngoan ngoãn ngủ trong phòng anh trai cô, còn cô thì yên vị trong phòng mình.
Nhưng những lúc trời nhá nhem tới, “bạn cũ” đã hiện nguyên hình, luôn tìm cô nọ cớ kia đi dạo, đưa cô đến những nơi kín đáo, vắng vẻ làm “chuyện nghiêm túc”. Chỉ tiếc là bên ngoài không có chỗ để nằm, đành phải đứng. Tư thế đó gỡ mìn thật chẳng dễ chút nào, anh hết lom khom lại lúi húi, cưới cùng cũng chẳng ăn thua.
Anh nói với vẻ bất lực: “Thôi, vẫn phải nhờ vợ ra tay vậy.”
Nhìn “cô vợ” anh làm “chuyện nghiêm túc” đó, cô chỉ muốn phì cười.
Anh liền nạt: “Cười gì mà cười? Vợ anh không những một lòng chung thủy, chịu thương chịu khó, mà còn rất biết lo toan, những chuyện hoa dại không làm được, vẫn phải nhờ đến vợ.”
Cô liền tò mò hỏi: ““Vợ” anh… tháo vát như thế thì anh còn… hái hoa dại làm gì?”
“Khác nhau chứ, vợ là vợ già, không đến lúc bất đắc dĩ, ai muốn để vợ ra trên? Hoa dại mới thơm, hít hà một lát là có hứng.”
“Tham quan du lịch” như thế khoảng chục ngày, anh lại năn nỉ cô: “Thôi em công khai chuyện của bọn mình với bố mẹ đi, nếu không anh trai em đi công tác về, anh lại phải về.”
“Anh ấy có phòng ở cơ quan mà.”
“Không phải vấn đề phòng ngủ, trời nóng thế này, anh ngủ dưới nền nhà phòng khách cũng không sao. Nhưng anh đến đây để du lịch, mấy chỗ vui chơi của thành phố đều đã tham quan hết rồi, nếu còn tiếp tục ở thế này, bố mẹ em sẽ tống cổ anh ra khỏi nhà mất.”
Tự nhiên cô lại không dám công khai với bố mẹ. “Em chỉ sợ họ lại không đồng ý.”
“Không đồng ý thì bọn mình cũng sớm có kế hoạch cho riêng mình.”
“Anh nói thế là có ý gì?”
“Không có ý gì cả.”
“Thế tại sao anh lại bảo… bọn mình cũng sớm có kế hoạch cho riêng mình?”
“Nếu bố mẹ em không đồng ý, bọn mình không có kế hoạch sớm thì còn thế nào nữa?”
“Dù bố mẹ em đồng ý hay không, em vẫn quyết định theo anh…”
“Nếu đã như vậy thì tại sao em không dám khai thật với họ?”
Cô cứng họng, không biết phải trả lời thế nào.
Nghĩ gần như suốt đêm, cuối cùng cô quyết định nói thật với bố mẹ, nếu bố mẹ không đồng ý, cô sẽ theo anh về thành phố D, chi tiêu tiết kiệm hơn, không mua giày đá bóng nữa thì hai đứa vẫn có thể sống bằng thu nhập của mình. Cô tìm một cơ hội rồi nói với bố mẹ: “Bố mẹ ạ, con có chuyện muốn nói với bố mẹ, bố mẹ phải hứa với con là không được giận đấy nhé!”
“Con đã nói đâu, làm sao bố mẹ biết liệu có giận hay không?”
Cô sợ quá, không dám nói tiếp nữa.
Mẹ hỏi: “Có phải chuyện về người “bạn cũ” của con không?”
“Chuyện bạn cũ gì ạ?”
“Bố mẹ cảm thấy cậu ta không phải là người “bạn cũ” đơn giản như vậy, chắc là người yêu của con hả?”
Cô biết không thể giấu được nữa, đành khai thật: “Bố mẹ thấy… có được không?”
“Con người khá ổn, nhưng vấn đề hộ khẩu thì rắc rối đấy.”
“Vấn đề hộ khẩu ạ?”
“Chẳng phải cậu ấy nói đang dạy học ở huyện B đó sao?”
“Vâng.”
“Thế cậu ta chuyển về thành phố D kiểu gì?”
“Chuyển về thành phố D ạ?”
“Đúng vậy, con đang ở thành phố D, cậu ta không chuyển về thì khác gì một chốn đôi nơi?”
“Con đang học chứ có phải đang làm ở thành phố D đâu.”
“Học xong nghiên cứu sinh, con không ở lại xin việc à?”
Cô chưa bao giờ nghỉ đến vấn đề này. “Tại sao buộc phải ở lại thành phố D tìm việc ạ?”
“Thế con định đi đâu tìm việc?”
“Ở đâu chẳng được ạ, thành phố E, huyện B đều được.”
“Đừng có ngớ ngẩn nữa, muốn tìm vệc ờ những chổ đó thì việc gì con phải học nghiên cứu sinh? Tốt nghiệp đại học là đã có thể xin việc ở những nơi đó rồi.”
Cô thấp thỏm hỏi: “Thế có nghĩa là… nếu anh ấy không chuyển được về thành phố D thì bố mẹ không tán thành chuyện của bọn con đúng không ạ?”
Mẹ cô thở dài nói: “Bố mẹ không phải là dạng người thực dụng, nhưng hộ khẩu là vấn đề rất quan trọng, bao nhiêu năm ba con làm việc ở huyện, một mình mẹ một nách hai đứa này, vất vả vô cùng.”
Bố nói: “Hồi ấy bố mẹ không có cách giải quyết nào khác, tất cả đều phải theo sự phân công, không được ưu tiên chiếu cố, nhưng thời đại các con bây giờ đã khác, khi tìm việc hai bên lựa chọn nhau, tội gì con phải chuốc khổ vào thân, lại để mình rơi vào hoàn cảnh một chốn đôi nơi.”
“Con có thể đến chỗ anh ấy tìm việc mà.”
Bố mẹ đều kiên quyết phản đối: “Đừng có ngớ ngẩn như thế! Nước chảy chỗ trũng, người lên chỗ cao, người ta đều phải cố gắng đổ về thành phố lớn, con đã ở thành phố lớn rồi mà sao còn cố tình chạy về nông thôn? Con mà về nông thôn thì con cái cũng bị liên lụy, chỉ có hộ khẩu nông thôn thôi.”
“Thế tức là bố mẹ không đồng ý chuyện của con và anh ấy ạ?”
“Bố mẹ không nói là không đồng ý, nếu con yêu nó thật lòng thì sao bố mẹ có thể phản đối chứ? Bố mẹ chỉ không tán thành việc con về huyện B, hai vợ chồng nếu phải một chốn đôi nơi thì vấn đề hộ khẩu cần ưu tiên nơi tốt hơn chứ không thể chọn nơi kém hơn. Con xem bố mẹ đấy, nếu hồi ấy mẹ chuyển về chỗ bố thì dễ vô cùng, nhưng như thế tức là con và anh trai con vô cùng khốn đốn, đều mang hộ khẩu huyện. Bố và mẹ đã kiên trì một thời gian, không phải cuối cùng bố con cũng được điều chuyển từ huyện về thành phố đó sao?”
“Thế tức là bố mẹ đồng ý chuyện của bọn con ạ?”
“Bố mẹ chỉ đồng ý cho con tiếp tục qua lại với cậu ấy chứ chưa đồng ý chuyện khác. Con là con gái, tuyệt đối phải biết giữ mình, không thể sống chung trước khi cưới được.”
“Vì sao ạ?”
“Vì một khi cn đã có mối quan hệ đó với nó thì có nghĩa rằng con đã chặn đứng đường lui của mình, muốn tìm người khác sẽ khó đấy.”
“Ý của bố mẹ là… cứ tiếp xúc với anh ấy, nếu anh ấy điều chuyển được công tác về thành phố D thì… tiếp tục yêu, nếu không chuyển được thì… chia tay với anh ấy ư?”
“Bố mẹ cũng chỉ vì muốn tốt cho con thôi.”
Cô không ngời bố mẹ cô lại thực dụng như vậy, liền kể hết nội dung cuộc nói chuyện cho Vương Thế Vĩ nghe rồi bất bình nói: “Bọn mình đi thôi, về thành phố D ngay.”
Nhưng dường như anh không hề giận. “Về thành phố D làm gì? Chỉ cần hai cụ không phản đối chuyện bọn mình yêu nhau là được, chuyện sau này tính sau.”
“Nhưng kể cả bọn mình ở đây, họ cũng sẽ không cho mình… ở với nhau đâu.”
“Không ở với nhau thì thôi chứ sao!”
Thực ra cô không coi trọng chuyện có được ở một phòng với anh hay không, và cũng chẳng để tâm đến chuyện có cơ hội làʍ t̠ìиɦ hay không. Điều khiến cô băn khoăn là nếu không có cơ hội làm chuyện đó, anh sẽ không muốn ở lại thành phố E với cô.
Nếu anh đã không có ý kiến gì về sự sắp đặt này thì cô lại càng không ý kiến.
Mấy hôm sau, anh trai cô đi công tác về. Giờ thì Vương Thế Vĩ đã tìm được cạ cứng, hai người say sưa bàn chuyện bóng đá, có vẻ như rất nuối tiếc vì không được gặp nhau sớm hơn.
Từ trước đến nay nah trai cô luôn cưng em gái như trứng mỏng, trước đây trong đám bạn bè của anh cũng có người muốn tán tỉnh cô nhưng lần nào cũng bị anh trai cô chặn đứng ngay từ phút giây đầu tiên. “Thôi ngươi đừng mơ mộng nữa, trước hết ở cửa của ta ngươi còn chưa qua được.”
Lần nào xua đuổi xong kẻ có ý đồ tán tỉnh, anh đều báo công với cô: “Hôm nay thằng Tiền béo nói muốn cưa em, sao nó chẳng biết tự soi gương nhỉ, dạng như nó làm sao xứng được với em gái anh? Bị anh từ chối thẳng thừng luôn!”
Có lúc bố mẹ cô cũng cảm thấy anh trai cô quá khó tính, kén cá chọn canh như vậy khiến em gái chẳng lấy được chồng.
Nhưng anh trai cô lại khen Vương Thế Vĩ hết lời: “Thằng Thế Vĩ được đấy, xứng với em gái anh.”
Cô mừng lắm, càng cảm thấy Vương Thế Vĩ rất được.
Anh trai cô nói: “Đúng thời điểm giải bóng đá công nhân viên chức của thành phố E chuẩn bị tổ chức, Thế Vĩ có thể thay chân cậu Vương Đại Vĩ trong đội cơ quan bọn anh, tên cũng na ná, chỉ thay phần đệm là ok.”
Bố mẹ cô đều là dân lành, bèn lo lắng hỏi: “Các con cho Thế Vĩ thay chân như vậy sợ không ổn đâu.”
“Có gì mà không ổn? Thời buổi này ai chẳng giở trò nọ trò kia? Anh không tìm người đá thay thì anh tưởng đội khác cũng không kiếm người đá thay à?”
Vương Thế Vĩ chỉ cần có bóng để đá, không quan tâm đến chuyện thế chân hay không thế chân, phạm pháp hay không phạm pháp.
Ngày hôm sau, anh trai liền đưa cậu em rể tương lai đi đá bóng. Đá xong về nhà, hai ông đều khen ngợi hết lời, không những khen trình đá của nhau, em rể còn luôn miệng xuýt xoa về sân bóng của thành phố E: “Ngoài lần tham gia trận đấu vòng loại của đội tuyển số hai của tỉnh, em chưa bao giờ được đá trên sân bóng nghiêm túc lần nào, lần ấy em không phát huy được hết khả năng là do vấn đề sân bãi, trước đây toàn đá sân đất ở quê, tự nhiên chuyển sang đá sân cỏ nhân tạo thì thấy không quen.”
Anh trai cô an ủi: “Không sao đâu, tập mấy ngày sẽ quen thôi.”
Lần này thì Vương Thế Vĩ có việc để làm rồi, không tập bóng thì thi bóng, về đến nhà vẫn bàn chuyện đá bóng, gần như không có thời gian ở bên cô.
Cô theo anh ra sân mấy lần xem đá bóng, nhưng trời thì nắng, cô lại chẳng hiểu gì nhiều, đều bò về trước, sau đó chẳng theo ra nữa.
Chế độ đãi ngộ của đội bóng cơ quan không tồi, phát cho cả bộ quần áo, giày, tất, ngày nào tập bóng cũng bao ăn uống, còn phát cả “tiền bồi dưỡng”. Nếu phải thi đấu thì đãi ngộ còn tốt hơn, ngoài việc thường xuyên ra nhà hàng ăn uống một bữa linh đình, còn phát “tiền thi đấu”, ai đá vào quả nào còn có tiền thưởng. Cấp trên đã tuyên bố rồi, nếu đội tuyển cơ quan giành được chức vô địch trong giải công nhân viên chức của thành phố lần này, cầu thỉ đá chính mỗi người được thưởng ba nghìn nhân dân tệ, cầu thủ dự bị được thưởng một nghìn năm trăm nhân dân tệ.
Trước món tiền thưởng hậu hĩnh, chắc chắn phải có dũng sĩ. Vương Thế Vĩ vốn là người ham đá bóng, lần này lại có món tiền thưởng khổng lồ làm mồi dụ, đá càng hăng say hơn, ngay cả chuyện kia cũng không có thời gian quan tâm nữa, lúc nào anh cũng thanh minh với cô rằng: “Sorry em, ngày mai thi đấu, hôm nay phải giữ sức.”
Cứ như là cô ham trò đó lắm!
Đội cơ quan liên tiếp vượt qua năm, bảy cửa ải, cuối cùng lọt vào trận chung kết.
Hôm diễn ra trận chung kết, anh trai cô động viên cả nhà đi xem thi đấu cổ vũ: “Đây là lần đầu tiên đội cơ quan con được vào chung kết. Nhà mình có hai cầu thủ chủ lực nên buộc phải có trách nhiệm ra sân cổ vũ.”
Và thế là cô cũng phải đi.
Trận chung kết diễn ra vào buổi tối dưới ánh đèn cao áp của sân bóng, trời không phải là quá nóng, cô và người nhà đội cơ quan rất vinh hạnh được ngồi ở ghế hạng A là hàng ghế thứ ba, rất gần sâ, khi cầu thủ ném bóng ở biên, mồ hôi có thể bắn cả vào người họ.
Cô phát hiện ra rằng fan bóng đá ở thành phố E quả là không ít, mười mấy hàng ghế xi măng dài trên khán đài gần như đều ngồi kín, rất nhiều người mang theo quạt hoặc khăn mùi soa cùng khua khoắng, tựa như đội ngũ tập thể dục nhịp điệu đông đảo, cũng khá đẹp mắt.
Khi các cầu thủ vào sân, cô nhìn thấy anh Vương Đẹp Trai của cô đứng ở trong đội cơ quan, mặc áo vàng, trước ngực và sau lưng đều có số “6” rất to. Đối thủ của đội cơ quan là đội công nghiệp nhẹ, mặc áo màu xanh lam, cầu thủ hai đội đều đi giày trắng, tất trắng, nhìn từ xa trông như những đôi boot trắng, rất lãng tử.
Khổng Tiệp – chị dâu tương lai của cô là fan hâm mộ bóng đá đích thực, nghe nói chỉ cần đó là trận đấu có anh trai cô đá, chị đều xem hết. Trên đấu vừa mới bắt đầu, Khổng Tiệp đã liên tục đứng lên ngồi xuống, hai tay khum lại thành loa hô lớn: “Đội cơ quan, cố lên!”, “Vương Bân, cố lên!”
Cô cũng muốn đứng dậy cổ vũ cho Vương Thế Vĩ, nhưng cứ cảm thấy ngài ngại, hơn nữa lại sợ ngộ nhỡ hô nhầm thì làm lộ tẩy chuyện đá thế chân.
Cầu thủ mạo sanh “Vương Đại Vĩ” trên sân thực sự quá đẹp trai, tựa như chú tuấn mã tung hoàng ngang dọc trên sân, áo gần nhu đã ướt sũng, lần nào có người phát bóng, cô đều nhìn thấy anh khom lưng đứng ở đó. Nhưng chỉ cần bóng được tung vào sân, anh lại như chú tuấn mã lao đi không biết mệt mỏi.
Chẳng mấy chốc cô đã phát hiện ra đội công nghiệp nhẹ coi “Vương Đại Vĩ” như một cái gai trong mắt, luôn có người muốn đốn ngã anh, một người xô không ngã, mấy người cùng xô, bị phạt thẻ đỏ cũng không sợ. Mấy lần đã đốn ngã anh rồi, cả sân bóng đột nhiên im lặng như tờ, kèn trống không inh ỏi nữa, khán giả cũng không reo hò nữa.
Cô tưởng anh đã bị thương hoặc chết rồi, sợ bủn tủn tay chân, định lao vào sân, nhưng nhìn thấy anh lại bò dậy, xoay cổ, xoay chân, vươn vai một lúc, dường như đang kiểm tra xem có bộ phạn nào bất thường không rồi lại tiếp tục lao lên la lối, khiến sống mũi cô thấy cay cay.
“Số 6” được réo tên liên hồi giữa tiếng kèn, dường như nhất cửa nhất động của anh đều có ý nghĩa chiến lược.
Một số khán giả cũng hô lớn theo nhịp: “Số 6, cố lên! Số 6, cố lên!”
Lúc trận đấu chuẩn bị kết thúc, anh không phụ lòng mong mỏi của đội nhà, đá vào một quả duy nhất của cả trận đấu.
Sân bóng như muốn nổ tung.
Tất cả khán giả đều đứng dậy, người hò reo, kẻ chửi rủa.
Chỉ có cô lặng lẽ ngồi ở đó mà nước mắt lăn dài.