Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Cô Dâu Bé Nhỏ

» Tác Giả: Tagore
» Tình Trạng: Hoàn Thành
» Đánh Giá: 10 / 10 ⭐
» Tổng Cộng: 1 Bình chọn
Thể loại: Kinh điển
Dịch giả:
Nguyễn Văn

Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.

Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.

Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực.
Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông.

Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tạiAmritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, gϊếŧ hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.
Chương 1
Apơcbô vừa thi đỗ tú tài, nay trở về làng.

Con sông nhỏ chạy qua đây cứ hết mùa mưa là cạn khô, nhưng lúc này đang độ gió mùa tháng bẩy, những trận mưa to làm sông đầy nước, bao quanh toàn bộ luỹ làng, tới tận những bụi tre. Mặt trời lại xuất hiện trên bầu trời quang đãng sau những trận mưa xối xả kéo dài mấy ngày liền.

Nếu đọc được tâm trí thanh niên ngồi trong thuyền, tôi sẽ thấy dòng suy nghĩ của anh ta cũng giống như dòng nước con sông vào đầu mùa mưa, cũng lấp lánh dưới ánh sáng, cũng xao động theo mỗi cơn gió thổi.

Con thuyền chở Apơcbô đã ghé sát các bậc bến đò, từ đó, qua vòm lá dày của lùm cây có thể nhìn thấy mái nhà anh. Không ai được biết tin anh về nên không có người ra bến đón. Người chở thuyền ngỏ ý mang giúp anh cái túi nhưng Apơcbô xách lấy và vui vẻ nhảy lên bờ. Bờ sông trơn, anh ngã sõng soài trên bậc bến đầy bùn, kéo theo cả cái túi.

Liền đó vang lên một tiếng cười dễ thương làm cho đám chim đậu trên cây đa gần đấy hoảng sợ. Apơcbô hơi xấu hổ, anh đứng ngay dậy, trấn tĩnh rất nhanh, nhìn xung quanh xem ai đã chế nhạo chuyện không may của mình. Anh thấy ngồi trên một đóng gạch vừa mới bốc ở dưới thuyền lên một cô gái đang cười khanh khách. Apơcbô nhận ra Mrinmayi, con gái bác hàng xóm. Bố mẹ cô bé xưa kia ở làng này, bên một con sông lớn, nhưng con sông đổi dòng, do đó bố mẹ Mrinmayi phải đến cư trú trong làng anh khoảng hai, ba năm nay.

Cả làng chỉ bàn tán về cô bé Mrinmayi. Các ông thì gọi cô là “con bé rồ dại”, các bà mẹ gia đình thì luôn luôn lo lắng cái tính nết quá quắt của cô. Cô bé chỉ chơi với bọn con trai và rất khinh thường bọn con gái cùng tuổi. Trong vương quốc các trẻ em Mrinmayi là một tai hoạ, như chiến binh Marat trong vương quốc các hoàng đế Môgôn.

Là thần tượng của bố, cô gái có thói quen của một đứa trẻ được nuông chiều. Bà mẹ vẫn thường phàn nàn với hàng xóm là chồng bà không biết dạy con làm hư đứa bé. Nhưng vì biết nếu thấy con gái khóc ông sẽ vô cùng buồn phiền và nghĩ đễn lòng thương yêu con của người chồng đang làm việc ở xa bà không nỡ lòng phạt Mrinmayi.

Gương mặt Mrinmayi với nước da roi rói của người sống nhiều ở ngoài trời giống mặt con trai nhiều hơn. Mái tóc cắt ngắn, quăn thành búp chỉ rủ xuống đến vai, đôi mắt to đen, không lộ vẻ gì là sợ hãi hay e thẹn. Vóc người cao và cân đối, mềm mại và khoẻ mạnh, cô có vẻ lớn hơn so với tuổi, khiến người ta có thể trách bố mẹ sao chưa cho con gái đi lấy chồng.

Một hôm, khi con tàu đưa vị lãnh chúa làng từ một cái xứ lạ trở về, cô không thấy sợ sệt như mọi người khác trong làng, và trong khi các bà phụ nữ lấy vạt xari trùm kín đầu, che mặt đến tận chỏm mũi, thì Mrinmayi, mái tóc búp đu đưa, tay ẵm một đứa bé tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ chạy ra bến trước tiên để đón ông.

Cô gái như một con nai trong một vùng không có người đi săn. Chẳng chút sợ hãi cô tò mò nhìn người mới trở về, rồi đi kể với các bạn – toàn bạn trai – cung cách của con người kỳ lạ ấy.

Apơcbô của chúng ta trước nay mới chỉ gặp Mrinmayi hai ba lần, những khi anh về nghỉ hè. Vậy mà vào những lúc rảnh rỗi, thậm chí có khi cả trong lúc đang làm việc, anh đã quen nghĩ đến cô gái có tính cách độc lập ấy.

Ở đời, người ta gặp biết bao gương mặt, trong đó có một số in sâu vào đầu óc mà ta gần như không hay biết. Không phải vì đẹp chúng ta nhớ lâu mà vì một đức tính khác nào đó thì đúng hơn. Phần nhiều, bản tính con người không lộ rõ trên mặt, tuy nhiên, có những gương mặt trên đó cái tính bí mật, sâu kín bên trong cứ tự nhiên thể hiện ra. Trong trường hợp như vậy, gương mặt ấy nổi bật giữa đám nghìn vạn gương mặt khác và đột nhiên in sâu vào đầu óc ta. Trên gương mặt và trong cặp mắt của Mrinmayi một bản chất phụ nữ phập phồng, mạnh mẽ lộ ra sinh động. Cô như một con hươu cái, tự do phóng khoáng và liều lĩnh mạo hiểm. Vì thế, ai đó nhìn một lần gương mặt tràn đầy sức sống ấy đều không thể quên được.

Cho nên, nhịp cười giòn giã của Mrinmayi dù êm tai đến đâu vẫn khiến cho chàng Apơcbô tội nghiệp thấy buồn buồn. Anh vội đưa cái túi cho người chở thuyền xách lên hộ, còn anh, mặt đỏ lên vì xấu hổ, chạy một mạch về tận nhà. Xung quanh, Apơcbô cảnh vật thực lãng mạn – bờ sông, bóng cây, nắng mai, chim hót – và trong anh là thanh xuân với tuổi hai mươi. Duy chỉ có đống gạch là khó hoà hợp được với quang cảnh trên, nhưng cô gái ngự trên đỉnh đã toả cái duyên dáng lên chỗ ngồi cứng lạnh ấy.

Còn gì độc đáo hơn là biến cái thơ mộng thành hài kịch ngay từ bước đầu trong khu vực này, trên cảnh trí này?

Với chiếc khăn quàng vấy bùn, Apơcbô đi trong bóng cây vội vã về nhà, bên tai vẫn văng vẳng tiếng cười lanh lảnh cất lên từ đống gạch.

🎲 Có Thể Bạn Thích?