Tang La mang hai tiểu hài tử vòng quanh đỉnh núi hai lần, cuối cùng cũng tìm được mục tiêu hôm nay - Cây song sí lục đạo[1].
[1] Cây sương sâm.
Thứ này còn có tên khác gọi là “cây thần tiên”, hay là củi quan âm.
Trước khi ra ngoài, khi Thẩm An vẫn đang nấu cháo, ở trong lòng Tang La tính toán nên tìm cái gì để ăn.
Nàng đã bệnh còn thêm đói, ăn một chút đồ lấy lại sức, nhưng thật ra nhất thời cũng không dám làm việc quá mệt, vì cố hết sức có thể để tiết kiệm thể lực, mọi chuyện đều phải lên kế hoạch mới được.
Lục lại ký ức của nguyên thân, phảng phất như có thứ này, chỉ là trong ký ức nguyên thân vốn dĩ chỉ là thứ lướt thoáng qua, đã mơ hồ từ lâu, lật tìm loại ký ức này không dễ dàng, cụ thể nguyên thân tìm thấy nó ở chỗ nào gần đây, Tang Lang thật ra không thể xác định được, nàng chỉ có thể dẫn Thẩm An và Thẩm Ninh đi dạo dạo xung quanh núi vài vòng để tìm.
May mà ông trời không phụ người có lòng, khi sắp mệt đến mất sức, cuối cùng cũng để nàng tìm được.
Tang La vô cùng vui, nàng hái không được, chỉ có thể sai bảo hai đứa nhỏ, dạy bọn họ bẻ những cành có lá màu xanh tươi, tương đối dày dặn xuống.
Thẩm An và Thẩm Ninh lại há hốc mồm.
Bây giờ bọn họ đúng là nghèo, nhưng gần đây núi nhiều, rau dại tìm tìm một hồi là có, không đến nỗi phải ăn lá cây đó chứ?
Thẩm Ninh tính tình mềm mại, cũng thân thiết với Tang La hơn một chút, trong lòng có nghi ngờ, trực tiếp hỏi: "Đại tẩu, lá cây này có thể ăn sao?"
Một câu hỏi ra tiếng lòng của Thẩm An.
"Đương nhiên có thể ăn, không chỉ có thể ăn, chúng ta có lẽ còn có thể dùng cái này đổi được đồ ăn."
Thứ mà Tang La muốn làm, không ít người già đều biết, gọi là đậu phụ thần tiên, mà chính nàng, nếu như không phải sống trong núi vài năm, hoàn toàn không hề biết cái này, nhưng có một loại khác rất giống nó, tin rằng mọi người đều đã từng ăn, chính là sương sáo, bánh thạch.
Hình dạng của đậu phụ thần tiên khi làm ra cực giống với sương sáo, chỉ là vật liệu khác nhau, màu sắc và khẩu vị cũng có khác biệt.
Đương nhiên, Thẩm An và Thẩm Ninh không biết, hai người nghe nói thứ này có thể đổi lấy thức ăn, càng thêm không tin, ai thiếu tâm nhãn như vậy, đổi lương thực đắt tiền lấy mấy lá cây trên núi?
Tang La không giải thích nhiều, trong trí nhớ của nguyên thân thời đại này có đậu phụ, nhưng cách chế tạo nằm trong tay số ít thế gia quyền quý sĩ tộc, giống như nguyên thân xuất thân là một cô nương thứ tộc, cũng chỉ nghe nói, chưa từng ăn qua, càng đừng nói đến bách tính bình dân.
Đa số lão bách tính sợ là đến nghe còn chưa nghe qua.
Tang La không thể không cảm khái, chẳng sợ là thời không khác nhau, thứ như đặc quyền giai cấp vẫn cứ tồn tại.
Giống như nhân khẩu của Đại Càn triều rõ ràng không tính là nhiều, ít nhất không cách nào so được với Hoa quốc của nàng, Đại Càn triều một trăm hộ quy là một lý, năm trăm hộ quy là một hương, một thôn Thập Lý tính tổng lên không quá hai mươi hộ gia đình, vài thôn mới có thể hợp thành một lý.
Quê hương trong ký ức của nguyên thân mật độ dân số cũng không cao, nhân khẩu của cả triều đại nhiều đến chỗ nào được.
Chiến tranh liên miên, thiên tai, bệnh tật, nô dịch, có thứ nào không làm tổn hại nhân khẩu.
Nhưng phần lớn đất của thôn Thập Lý lại không ở dưới danh nghĩa của hai mươi hộ dân nơi đây, mà tập trung trong tay vài phú hộ trong hương lý, trừ đất hoang và núi, bách tính bình thường có thể chiếm được miếng đất tốt ít đến không thể ít hơn, chỉ có thể thuê đất trồng trọt từ chỗ của thứ tộc phú hộ.
Ruộng đất như vậy, những thứ như thư tập, kỹ thuật các loại truyền thừa cũng thế, đều bị giai cấp thượng tầng nắm giữ.
Cho nên thứ nàng muốn làm ở nơi này thật sự có thể coi là đồ vật mới mẻ, trước tiên không cần nghĩ đến việc bán cách làm để phát tài, chợ trong hương lý thật sự không có nhà giàu như vậy, có thì nàng cũng không có may mắn mà gặp được, gặp được rồi đối phương chưa chắc đã có hứng thú.
Theo Tang La thấy, trong thời gian ngắn che giấu cách làm, không để bị người theo dõi, an phận kiếm vài đồng tiền, đổi chút lương thực để nàng và hai tiểu hài tử có thể sống sót rồi mới thực hiện những cái kia.
Mặc dù Thẩm An và Thẩm Ninh đều nghi ngờ, nhưng bẻ cành cây cũng không dùng nhiều sức, hai huynh muội cùng nhau hợp sức, không lâu sau đã bẻ được hai bó cành có lá lớn.
Trở về nhà, rửa sạch lá cây vừa hái xuống, những cành cây kia cũng không ném đi, để ở bên ngoài nhà phơi khô, củi quan âm phơi khô đốt thành tro là nguyên liệu được ưa chuộng để làm món đậu phụ quan âm.
Chỉ là bây giờ không có củi quan âm khô, tro của các loại củi khác cũng được, cũng không cần tìm, ở trong cái bếp đơn giản nhà bọn họ đã có sẵn, buổi sáng khi nấu cháo chính là dùng củi hoa cả, tro của nó cũng phù hợp để làm đậu phụ quan âm.