Chương 17: Quan tài nhỏ trên bàn

Tôi gật đầu, đợi bà Phùng rời đi, tôi vội vã xuống tầng, chạy tới thôn Tang Hòe, trong khi đó chú trung niên nhân cơ hội theo dõi bà Phùng xem bà ta đi tới chỗ nào.

Đêm nay ánh trăng u ám, vào thôn cũng không ai phát hiện ra tôi. Khi đến trước cửa nhà bà Phùng, tôi cúi người xuống, nhẹ nhàng đem ngưỡng cửa rút ra, cửa này cao hơn một thước, dài hơn một mét, không nặng lắm.

Ngay sau đó tôi liền bò trên mặt đất. Khi đang chuẩn bị lẻn vào, tôi bất ngờ thấy phía đông bắc của sân nhốt một đàn gà, tất cả đều đứng im một chỗ và nhìn chằm chằm tôi.

Tôi không quan tâm chúng nó có thể hiểu tiếng người hay không, tôi dơ ngón tay đặt lên môi và nói: Xuỵt!

Lặng lẽ bò từ cửa đến căn nhà ngói bên trong của bà Phùng, một cảm giác lạnh lẽo bất chợt bao trùm toàn bộ cơ thể, tôi không khỏi ôm chặt hai tay.

Bật đèn điện thoại lên, tôi nhìn xung quanh một cách cẩn thận. Lần trước đến tôi đã rất căng thẳng, trong phòng cụ thể có những gì cũng không nhìn kỹ, lần này nhất định phải kiểm tra rõ ràng.

Bởi vì là lén lút đến, dù sao cũng không vẻ vang gì, tôi cũng sợ sẽ bị phát hiện, vì lẽ đó tôi dùng tay che màn hình điện thoại để tia sáng không sáng quá, qua đó để điều tra tình hình trong nhà.

Khi tôi đi về phía đông của gian nhà, tôi mơ hồ nhìn thấy ở phía đông nam của gian nhà bỗng nhiên xuất hiện một cô gái váy trắng đứng im một chỗ nhìn chằm chằm tôi.

Ai!!?? Tôi kinh ngạc, quát lên một tiếng, nhanh chóng cầm điện thoại chiếu vào. Cả kinh một hồi, hóa ra chỉ là một bức tranh.

Bức tranh này vẽ một cô gái mặc váy trắng đứng trên mây nhìn về chúng sinh. Nếu tôi không nhầm, đây chính là Vô Sinh Lão Mẫu trong truyền thuyết, rất nhiều người lý giải có chút hiểu lầm về Vô Sinh Lão Mẫu, cho rằng Bạch Liên Giáo lễ bái Vô Sinh Lão Mẫu, mà Vô Sinh Lão mẫu lại là tà thần.

Kỳ thực không phải, Vô Sinh Lão Mẫu tuyết đối là chính thần, từ từ bi hóa thân mà ra, cũng có người nói Vô Sinh Lão Mẫu chính là Cửu Thiên Huyền Nữ.

(Bà ngoại tôi sinh năm 1930, cả cuộc đời bà trải qua bao cuộc kháng chiến chống Nhật, nội chiến, cùng với đó là các sự kiện lớn. Bà sinh ra trong thời loạn lạc, rất tin về các vị thần. Tôi nhớ khi con nhỏ bà ngoại đã thắp hương cho Bồ Tát cầu Người phù hộ).

Nhìn thấy bức tranh của Vô Sinh Lão Mẫu, tôi chắp tay cung kính lạy một hồi, nhưng khi cúi đầu nhìn, một thứ ở trên bàn làm tôi sợ hãi gần như rớt cả con mắt!

Trên chiếc bàn màu đen phía trước bức tranh, đặt một chiếc quan tài ở đó!

Cỗ quan tài này dài hơn 20cm, rộng 5-6cm, cao 7-8cm, Nó giống một chiếc hộp gỗ, rất tinh xảo, hơn nữa trên nắp còn điêu khắc rất nhiều hoa văn.

Tôi cẩn thận từng li từng tí đẩy nắp quan tài ra, bên trong có hai con búp bê vải nằm song song với nhau, là một người đàn ông và một người phụ nữ.

Người phụ nữ, tóc được làm bằng sợi tơ đen, rất dài và dày. Tôi cầm nó lên và nhìn, cảm thấy nó vẫn còn khá tốt. Tôi lật nó lại và nhìn thấy sau lưng dán một tờ giấy, trên tờ giấy viết một dãy số.

1980. 06. 01

Mới nhìn thấy dãy số này, tôi sửng sốt, trong đầu xẹt qua một tia chớp. Dãy số này trông rất quen thuộc. Tôi đã từng thấy ở đâu đó nhưng không thể nhớ đã thấy lúc nào.

Tôi vỗ trán, rất muốn cẩn thận suy nghĩ lại nhưng thời gian không cho phép nữa, tôi chỉ còn lại một chút thời gian.

Tôi đặt búp bê nữ xuống và đưa tay cầm búp bê nam lên. Chất lượng cũng rất tinh xảo, hơn nữa kiểu tóc lại giống tôi như đúc, tôi cười đùa nói: Chẳng lẽ con búp bê vải này lại chính là mình?

Khi tôi lật lại và phát hiện phía sau con búp bê này cũng dán một tờ giấy nhỏ, bên trên cũng viết một dãy số.

1990. 06. 14

Tôi định thần nhìn lại, kinh sợ, búp bê vải từ tay trực tiếp rớt xuống bàn.

Dãy số này, chính là sinh nhật của tôi!

Trong bóng tối tôi trợn to mắt, hô hấp ngày càng nặng nề, sự việc tiến triển đã vượt xa khỏi sự tưởng tượng của tôi, bà Phùng làm sao mà biết được sinh nhật của mình?

Bà ta chưa từng thấy thẻ căn cước của tôi, tôi cũng chưa từng nói cho bà ta. Lẽ nào là Cát Ngọc nói? Tôi đã từng dùng thẻ căn cước đặt phòng cho Cát Ngọc ở khách sạn Hán Đình. Điều này đúng là có thể.

Nỗi sợ hãi xâm chiếm toàn bộ cơ thể tôi. Lúc này tôi chỉ cảm thấy máu trong người như muốn đông lại. Cái lạnh trong cơ thể tôi chẳng là gì so với sự lãnh lẽo trong tâm hồn tôi ngay bây giờ.

Nhìn vào đôi búp bê vải này, tôi nghĩ đến những mánh khóe của người xưa lưu truyền lại, nhưng tôi với bà Phùng không thù không oán, vì lý do gì lại dùng yểm thuật chú tôi chứ?

Sau khi nhìn giờ, từ khi lẻn vào đến hiện tại chỉ mới 10 phút, còn có khoảng 50 phút nữa, tôi nhất định phải đem gian phòng này điều tra rõ ràng, bà Phùng tuyệt đối không phải là người đơn giản!

Tôi đã quyết định như vậy nhưng điện thoại vang lên, ở đây yên tĩnh không một tiếng động, bỗng nhiên truyền đến tiếng tít tít của tin nhắn vang lên, làm tôi giật mình.

Mở điện thoại lên, là tin nhắn của chú trung niên gửi.

Theo dõi thất bại, mau trở về! Nhanh!

Cái gì? Chú ấy là một người đàn ông trung niên cường tráng, theo dõi một bà lão lại có thể thất bại? Tôi hoảng loạn đem hai con búp bê vải đặt lại vị trí ban đầu, đóng nắp quan tài lại, xác định không có đồ gì bị dịch chuyển, rồi nhanh chóng trèo ra khỏi nhà.

Ngay từ lúc không thể đợi để đặt lại ngưỡng cửa được nữa, ngoài đường truyền đến tiếng xe ba bánh kêu.

Bước ra khỏi ngưỡng cửa, tôi định phủi bụi trên người, quay lại nhìn thì thấy trong bóng tối, bà Phùng thân hình lọm khọm liền đứng thẳng trước cửa sân và nhìn chằm chằm vào tôi.

Tôi kinh sợ, tâm nghĩ rằng mới khoảng 10 phút, bà Phùng nhanh như vậy mà đã trở lại? Tính cả lộ trình đi lại, chú trung niên không thể theo dõi được bà ta quá 20 phút?

Bà Phùng híp mắt đi tới, chỉ vào tôi a a nói một trận. Tôi kinh ngạc phát hiện, bà Phùng lần này từ ngoài thôn trở về tay trái của bà ta không trở nên mịn màng, đôi tay kia vẫn khô héo như chân gà.

Tôi biết bà Phùng đang nói quần áo tôi dính nhiều bụi bặm, tôi giả vờ với giọng điệu thoải mái: Vừa nãy cháu tìm đến đây không cẩn thận ngã xuống đường.

Tôi cười nói, nhưng vẻ mặt bà Phùng rất kiên nghị, có thể hiểu biểu cảm này là tức giận. Tôi cho rằng bà ta đã phát hiện ra dấu vết của tôi.

Bà Phùng mở cửa, nhẹ nhàng kéo tay tôi đi vào trong phòng, không bật đèn, ở trong bóng tối tìm tòi, tôi chỉ nghe thấy được tiếng nước chảy, giống như đang cầm ấm trà rót vào bát.

Tôi thấy bà Phùng nghiêng mình, giơ cao tay phải lên, tay còn nhấc một vật thể dài, có lẽ là phích nước.

Tôi nghĩ thầm, đây là cái gì?

Sau khi tiếng nước dừng lại, bà Phùng bưng một bát nước, run rẩy đi tới, sau đó đưa cho tôi.

Vì chúng tôi đang đứng trước cửa, dựa vào ánh trăng, tôi có thể thấy rõ vẻ mặt bà Phùng muốn tôi uống bát nước này.

Tôi không dám uống, thật sự không dám, thậm chí còn muốn cầu xin bà Phùng buông tha cho tôi, tôi không có ác ý, tôi chỉ muốn tìm Cát Ngọc, tôi thật sự muốn gặp cô ấy.

Nhưng bà Phùng thấy tôi không uống cũng không có ép tôi, mà đem bát nước đặt xuống đất, sau đó đứng trước mặt tôi khoa tay, bà ta đem tay phải đặt lên đầu tôi di chuyển mấy lần rồi bỏ tay xuống.

Khắc họa nửa ngày, tôi hỏi: Bà à, bà đang muốn nói gì đó cho tôi với chú trung niên à?

Bà Phùng gật đầu, sau đó lại bắt đầu khoa tay, chỉ vào bát nước và chỉ vào miệng tôi, sau đó đem hai tay đan lại đặt về phía trái tim của tôi, rồi từ từ đưa nó đi, giống như một đám mây nhẹ nhàng bay đi.

Lần này tôi thực sự bối rối, tôi hỏi bà Phùng: Ý của bà, là để cháu uống xong bát nước này đã?

Bà Phùng dùng sức gật đầu:

Tôi vẫn không dám uống, cuối cùng nói: Bà à, lòng tốt của bà cháu chân thành ghi nhớ, nhưng cháu thực sự không khát, nếu như không có chuyện gì khác, thì cháu xin phép về.

Nói xong, tôi nhanh chóng đi ra ngoài, lúc đi cả người phát run, chỉ sợ bà Phùng bỗng nhiên ở sau lưng kéo lại, thậm chí tôi còn tưởng tượng bà Phùng có phải đang cầm một cây đao chậm rãi đuổi theo hay không.