Chương 21 (Full)

oài thôi,ý kiến chả bằng tự xử.em mạo muội chế chuyện của bác Nhái tí cho lấy lại không khí topic,có gì các bác bỏ qua cho em cái tội truyền bá hàng lởm nhé,đừng ném đá em mà phải tội

Nghe nhỏ nói vậy tôi thẫn thờ cả người,sao tự nhiên có vụ lãng xẹt vậy trời.Ngây người ra một lúc chợt nghe giọng nhỏ vừa nấc vừa giục trong điện thoại:

– Anh Long,có nghe em nói không vậy?Mai anh qua với em một chút được không?

– Thôi khỏi đợi mai đi em,giờ anh qua liền nè – tôi nói

Không đợi nhỏ nói tiếp,tôi cúp điện thoại cái rụp rồi lao ra khỏi công ty.Ra đến cửa hớt hơ hớt hải chẳng buồn để ý ‘’quái hói’’ đang cau có bước từ ngoài vào,quần áo lôi thôi,vài vết xước còn hằn trên má,chưa kể là vài sợi tóc lơ thơ ít ỏi cũng xù lên.Bộ dạng đoán chắc là vừa đại chiến xích bích với con mụ Trang,tôi cũng chả hơi đâu mà quan tâm chuyện đó vào lúc này,trong đầu chỉ nghĩ tới hình ảnh nhỏ Huyền của tôi khóc lóc sướt mướt vai đeo balo vừa đi vừa vẫy tay với tôi.Lao vội qua lão Sinh chợt thấy lão kêu oai oái: Đậu móa thằng…chả cần biết lão đậu móa thằng nào nhưng mà hình như tôi vừa dẫm vào chân lão lúc chạy ngang qua thì phải.Trong khoảng 3s tạm gạt bỏ hình ảnh nhỏ Huyền và cười thầm khi nghĩ về khuôn mặt lão SInh vừa nãy,với tâm trạng lão bây giờ dám ngày mai lão cho tôi vào danh sách tinh giảm biên chế quá .Ra tới cái xe ga,tôi nhảy lên phóng thẳng tới nhà nhỏ Huyền.Lúc này trong đầu óc tôi lại tràn ngập hình ảnh về nhỏ Huyền với những câu hỏi không hiểu má nhỏ tại sao lại không ăn ngủ được khi chị em nhỏ ở trên thành phố,có khi nào bả mắc chứng bệnh ăn không ngon,ngủ không yên khi ở thành phố không nhỉ,nếu thế thật thì bệnh này mới à nha,có khi tổ chức y tế thế giới phải liệt kê vào danh sách những căn bệnh quái gở của thế kỉ 21.Mà thôi,đoán già đoán non chi cho hại não,cứ qua đó coi rồi khác biết.Mặc kệ những cái ngoái đầu liếc xéo khi xe tôi lao qua ngược chiều ( mà có khi nó ngoái đầu lại chửi cái thằng cha mặc quần áo công sở mà phi xe như mấy thằng quái xế cũng nên ).Tầm 15’ sau tôi đã có mặt tại nhà nhỏ Huyền.Dựng chân chống xe,quên cả vuốt lại mái tóc vừa hất ngược ra sau lúc đi xe,tôi đi thằng vào nhà nhỏ.Thấy ba má con nhỏ đang lụi hụi thu dọn đồ đạc,chăn màn đang gói dở,nồi niêu xong chảo,bát đũa,cốc chén để ngổn ngang 1 góc đợi xếp lại bỏ vào thùng.

– Con chào cô.

– Ủa,cậu Long hả,hôm nay cậu không phải đi làm sao mà qua đây giờ này vậy?

– Dạ con có đi làm,nhưng hồi nãy nghe thấy em Huyền nói là nhà mình đang thu xếp đồ đạc nên con xin nghỉ sớm qua coi có chuyện gì.

– Ôi trời,cậu cẩn thận quá,có ba cái việc vặt thôi chứ gì đâu mà cậu lại mất công qua đây thế này – vừa nói bả vừa nhìn nhỏ Huyền với ánh mắt ái ngại.- Quên mất,cậu ngồi uống nước,nhà cửa đang thu dọn nên bừa bộn quá

Tôi ngồi đại lên chồng sách rồi đón cốc nước bả vừa đưa cho.Từ lúc vào đến h nhỏ Huyền nói được mỗi câu – Anh Long,chấm hết,thằng nhóc ác kia thì quay ra đc câu – Chào anh hai,chấm hết tập hai luôn.Chẳng nhẽ tôi qua để xem mấy má con dọn nhà sao,rảnh rỗi vậy tôi gọi mặt mụn đi nhậu hoặc không đi bar chớ qua đây chi.

– Cháu thấy em Huyền nói là nhà mình chuẩn bị về quê,vậy là sao hả cô?

Bả ngừng làm,quay lại nhìn tôi rồi thở dài:

– Chị em nó ở cái chốn thị thành chộn rộn này tui cứ thấy cảm giác không yên tâm cậu Long ạ

– Cô gọi con là Long thôi,đừng gọi cậu Long,con nghe không quen,ở nhà má con réo thằng kia suốt ngày à.

Coi bộ câu nói đùa của tôi không có chút xíu nào tác dụng làm nhẹ bớt cái không khí nặng nề đang bao trùm lên cả căn phòng này,bả ngập ngừng:

– Từ ngày chị em nó đưa nhau lên đây cô đã thấy không yên tâm rồi,con Huyền thì thân con gái,làm lụng được chẳng đáng bao nhiêu,lại phải nuôi them thằng em đang ôn thi,nghĩ cũng cực cho nó.Mà cái thằng kia nó chuyên tâm học hành thi cử thì cô còn được an ủi phần nào,đằng này suốt ngày lo tu tập rồi gây chuyện với người ta,cứ cái kiểu này không sớm thì muộn cũng hỏng người ra mất.Nói đến đây đôi mắt hằn vết chân chim của người phụ nữ quá nửa đời người vất vả lại ngân ngấn nước.

Thấy vậy tôi qua vỗ về an ủi bả.

– Cô đừng quá xúc động cô à,chuyện vừa qua của em ( quên xừ tên thằng nhóc rôi) chỉ là tai nạn thôi,mà đã là tai nạn thì ai mà lường trước được để tránh.Với lại tuổi trẻ bồng bột thì nhiều khi dễ mất kiểm soát lắm – Đang tính kể cho bả vụ trường trại của tôi ngày xưa nhưng sực nhớ là qua đây để thuyết phục má con nhỏ ở lại,tôi kể ra có khi bả đưa luôn 2 chị em dông thẳng về quê luôn mà không cần dọn nhà quá,nghĩ vậy cho nên lời nói sắp ra tôi cố nuốt lại,mẹ tí nữa thì sặc nước bọt – Cháu cũng đã qua tuổi trẻ như em nó bây giờ nên cháu biết.Quan trọng là mình phải định hướng được cho em nó,làm cho em nó biết suy nghĩ hơn,chứ không thì dù ở thành phố hay ở quê thì cũng hỏng hết cô à.

Bả có vẻ đã bình tĩnh hơn:

– Nói vậy chớ ở đây môi trường nhiều thứ cám dỗ quá,sợ thằng nhóc này không vượt qua được thì rồi sau này không những tự làm khổ nó mà còn làm khổ chị nó nữa.Cô thì quá nửa đời người cơ cực rồi,rồi có khổ them cũng chẳng sao đâu,nhưng còn con Huyền,nó còn phải tính chuyện tương lai của nó nữa chứ đâu thể cứ bám theo để lo cho em nó mãi như vậy được

Hóa ra là bả vẫn lo cho nhỏ Huyền nhất,tôi lại tiếp tục ba láp:

– Cô đừng quá suy nghĩ vậy cô ah,chỉ cần cô và em Huyền ở bên cạnh quan tâm ,động viên và định hướng cho em nó thì cháu tin là thằng nhóc sẽ nhận ra phải sống tốt như thế nào để không phụ công mọi người,nhìn vào mắt thằng nhóc cháu thấy nó thương cô và em Huyền nhiều lắm,phải không nhóc.

Thằng nhóc giật mình khi tôi đang nói chuyện với mẹ nó lại đá qua nó,chỉ thấy nó ậm ừ âm thanh gì đó trong cổ họng mà tôi cũng không dịch ra đc là gì.Thấy bả im lặng không nói gì,tôi bồi them câu

– Cũng không phải là cứ ở thành phố là cám dỗ đâu cô,nếu vậy thì trẻ con thành phố nó hư hết rồi còn gì,con cũng là trẻ con thành phố lớn lên nè.

Giờ đến lượt bả giật mình nhìn tôi:

– Đâu…không…cô không có ý đó,bố mẹ cháu chắc tích phúc mấy đời mới có người con như cháu đó

Tôi cũng chả hiểu “ người con như cháu” của bả là người tốt cỡ nào nhưng lại nghĩ không biết có bao giờ ba má tôi nghĩ vậy không.Ba má tôi thật đúng là không biết nâng niu,trân trọng những gì mình đang có mà chính xác là thằng con trai vừa đẹp trai lại lẻo mép của ông bả.Người ngoài thì ai cũng xuýt xoa mà ông bả cứ thấy tôi là nhiếc móc nặng lời,haizzz,nghĩ thấy cuộc đời nó cũng nhiều điều bất cập thật.Đang lâng lâng vì bả khen mình và cũng vì thấy bả có vẻ xuôi xuôi thì bả độp câu làm tôi giật mình té chỏng gọng ( té trong suy nghĩ thôi nha,chứ thực ra tôi vẫn ngồi điềm tĩnh lắm,các bạn đừng có hiểu lầm lại mất hết số má của tôi :)) ):

– Mà có khi má con cô vẫn phải về quê thôi cháu,ở trên này cuộc sống đắt đỏ mà tiền lương của con Huyền chả được bao nhiêu,sống làm sao được hả cháu

Tưởng gì chứ vụ này trong kế hoạch của tôi cả rồi,làm tôi hết hồn.Thở phảo một cái rồi mới nói:

– Gì chứ chuyện này cô không phải lo,cháu hôm nay qua đây cũng là có công chuyện muốn nói với em Huyền.Sáng nay ông giám đốc công ty có nói với cháu là bên phòng kế toán đang thiếu người,bảo cháu qua làm,nhưng mà tính cháu hay quên,nhanh nhảu đoảng mà cho nên cũng không hợp để làm việc với mấy con số.Với lại kế toán lại đúng chuyên ngành của em Huyền rồi,sáng cháu định giới thiệu em Huyền với ông giám đốc nhưng em huyền không đi làm nên giờ cháu qua thong báo.Còn về khoàn lương lậu thi không phải lo vì làm kế toán thì mèn ra cũng gấp đôi lương trực điện thoại ( mà tôi không biết là gấp đôi lương tôi hay lương nhỏ Huyền hay lương nhỏ Trang nữa kìa,oài,thật oái oăm) mà chưa kể là làm tốt còn được tang lương nữa,đó chỉ là mức lương ban đầu thôi cô à.

Tôi nói một thôi một hồi như bắn lien thanh,nói xong thấy khô hết cả cổ,lại sợ sùi bọt mép.Mà ngó qua bả thấy bả nhìn tôi với một ảnh mắt,không biết miêu tả thế nào nhỉ hân hoan,mừng rỡ,hạnh phúc hay biết ơn hay cũng có thể là tất cả trong cùng một ánh mắt ấy.Tôi không biết,nhưng chắc chắn là không phải ánh mắt mà người ta vẫn nhìn mấy con bệnh dại phát bệnh đến sùi bọt mép rồi,thở phảo nhẽ nhõm ( chắc bả chả hiểu là sao tôi lại thở phào,chỉ sợ bả tưởng mình bị dại =)) ).

– Vậy…vậy có thật không cháu- miệng bả nói,chân bả chạy đến tôi,tay bả nắm tay tôi rõ thật là chặt,mắt bả nhìn tôi ( chằm chằm hay trừng trừng k biết,khi xúc động người ta khó kiềm chế cảm xúc lắm,vụ này thì tôi trải qua hồi đi trại rồi nên rành một cây )…nói tóm lại là mọi giác quan,cử chỉ của bả đều hướng vào tôi hết trơn,thiếu mỗi cái mũi bả hít mùi tôi,cái lưỡi bả quét qua người tôi mà thôi…

– Cháu nói thật mà,chứ không thì cháu đâu có xin nghỉ ngang xương giữa giờ mà chạy qua đây đâu (cái miệng lại bắt đầu chém ).Vậy là ổn rồi cô nhé,cô cứ để hai em ở đây,giờ công việc của em Huyền vậy là thuận lợi rồi,tương lai sẽ còn rạng rỡ hơn nữa,cô không phải lo đâu cô à.

Chợt bả quay đầu lại hét làm tôi giật mình,ngày gì đâu mà má con bả nguyên thấy hù tôi không à.

– Còn không mau qua cám ơn anh Long đi hai đứa,đứng tần ngần chi nữa……

Trời chưa tối, chắc tôi phóng luôn qua nhà con nhỏ hỏi cho ra lẽ. Nhưng nghĩ tầm đó 3 má con con nhỏ ngủ mất tiêu, mình vô nữa chắc cả 4 đứng chen nhau nói chuyện trong cái phòng nhỏ xíu nên tôi bỏ. Khó ngủ thiệt tình. Tôi nhắm mắt, lại thấy cái bóng dáng tội nghiệp của con nhỏ lẩn quẩn trong đầu óc. Tính ra công việc của nó tại công sở thu nhập không cao lắm, nhưng cũng gọi là tạm được. Chưa tính tới việc đó là thứ công việc nhẹ nhàng, nhàn hạ hơn nhiều so với những việc tay chân ở cái quê xa tít tắp của con nhỏ. Nó về đó, bằng cấp không có, tay nghề không có, bộ tính làm ruộng mà sống sao trời!

Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại. Dù sao, bản chất của con nhỏ này lương thiện quá, chịu đựng quá. Nó sống trong cái lọc lừa bon chen này cũng đâu có hợp. Nó giống má nó, cái lối sống cam chịu đầy nhẫn nhục của bả khiến cả cuộc đời bả đầy truân chuyên cực nhọc, không lẽ mai mốt con nhỏ này cũng sẽ vậy sao? Rồi cái hình ảnh bà mẹ nó lại hiện lên trong đầu tôi. Chưa tới 50 tuổi mà già như bà cụ, bộ dạng lam lũ, run rẩy khi gặp những người giàu có, cao sang. Vừa tính thở dài một cái, tôi chợt ngồi bật dậy. Không lẽ … tôi và mặt mụn chính là lý do để bả quyết định đưa cả con nhỏ về quê? Trong đầu tôi lại hiện lên cái ánh mắt kinh hãi khi nhìn thấy cái xe bóng lộn của mặt mụn đỗ xịch ngay trước cửa, cái sợ sệt khi tránh cái xe tay ga của tôi giống như sợ vô tình va phải sẽ bị xước sơn, cái run rẩy của bả khi nghe nhắc tới “ông thiếu tướng”… Cái tự trọng tới mức tự ti của bả là nguyên nhân của tất cả mọi thứ quyết định này sao?

Tôi bấm điện thoại cho mặt mụn. Thiệt tình trong những lúc này, có thêm một đứa bạn nói chuyện cũng là một điều an ủi, dù rằng đa số mọi lần, nó chỉ gật gù nghe và phát biểu những câu sai mục đích hàng kilomet. Thằng này không được cái điểm mạnh nào ngoài việc nhanh nhẹn, tôi nhận ra vậy. 10 phút sau, cửa mở cái rầm. Cái bản mặt nham nhở của nó hiện ra, tay xách theo bọc đồ ăn và chai rượu mạnh. Bước vô phòng một cái, mỏ nó đã mở tía lia:

– Bữa nay nhậu luôn trong phòng nha mày. Khỏi ra đường kẻo trúng gió.

Tôi ngó thằng quỷ này, trong lòng cũng thấy ấm áp hẳn lại. Dù sao thì việc có một thằng bạn nhiệt tình hết mức, tới độ chỉ cần gọi điện một câu là có mặt bất kể giờ nào, đó cũng là một thứ hạnh phúc. Nhất là khi nó … biết mang rượu tới đúng lúc tôi buồn. Thở dài một tiếng, tôi chậm chạp lê chân ra bàn, vớ chai rượu tu một hơi dài.

Quỷ mặt mụn thấy biểu hiện chán nản của tôi coi bộ cũng thông cảm. Xoa xoa vai tôi, đầu gục gặc:

– Ờ cứ uống cho say tí nữa anh em mình tâm sự. Hết rượu tao ra mua tiếp.

Tôi lắc lắc đầu. Bữa nay tâm trạng như vầy uống nhiều dễ say lắm. Sớm mai tôi không muốn tới nhà con nhỏ với bộ dạng mệt lử và say khướt. Muốn nói với thằng bạn vàng vài điều, nhưng cứ ngó cái gương mặt ngu ngơ như bò đội nón của nó, tôi cũng chẳng muốn mở lời. Chán nản châm một điếu thuốc, ngửa cổ lên trời nhả khói phì phèo.

– Có chuyện gì buồn vậy đại ca?

Thấy cái mặt tôi buồn nó chuyển tông gọi đại ca cái roẹt. Thôi thì lên chức đại ca cũng không nên hẹp hòi với em út làm gì. Tôi thở dài:

– Con nhỏ Huyền chắc mai nó về quê đó. Má nó kêu mấy chị em nó về, chắc bả thấy ở đây sống không hợp.

Mặt mụn gật gù lâu lắc, thốt một câu:

– Đại ca yêu con nhỏ Huyền đó hả?

Té nha. Quay mặt lại gườm gườm tính coi nên đá vô mồm hay cổ họng nó, đã thấy thằng quỷ xua xua tay:

– Không đúng thì thôi làm gì ghê vậy? Đại ca không yêu con nhỏ đó phải không?

Tôi cũng chưng hửng. Thật ra, tôi đối với con nhỏ này rốt cuộc là thế nào. Tại sao khi nghe con nhỏ nói nó sẽ về quê, tôi nghe trong lòng hụt hẫng tới lạ lùng. Nhưng yêu con nhỏ, tôi dám chắc mình không phải. Quỷ mặt mụn ngó cái bộ dạng bối rối của tôi, nở 1 nụ cười trí tuệ hiếm khi nhìn thấy trên gương mặt:

– Đại ca là bị cái tật đa sầu đa cảm. Yêu thì không phải yêu, nó đi hay ở có liên quan gì, phải không? Thứ con gái như nó sống ở môi trường này cũng không có hợp, đại ca biết mà. Nó về đó chẳng phải tốt hơn sao?

Thật tình không phải tôi không nghĩ tới điều này, có điều khi nghe thằng quỷ mặt mụn phun châu nhả ngọc, tôi mới thấy những điều mình suy nghĩ cũng đúng phần nào. Tôi biết con nhỏ về quê, cuộc sống của nó sẽ yên bình và nhẹ nhàng hơn, nhưng …. Tôi không thể không nghĩ tới cảnh con nhỏ cặm cụi trên đồng hay hì hục làm việc trong những xưởng may đầy bụi, không thể không chột dạ khi có lúc nào đó con nhỏ sẽ khoác tấm áo bạc màu tất tả đi lại trên đường giống hệt như má nó bây giờ. Điều đó không phải không thể xảy ra, vì cái tương lai của nó sẽ giống hệt như bóng hình bà mẹ, đâu có gì thay đổi được đâu?

*************************************

8h sáng, tôi và mặt mụn đã có mặt ngay đầu hẻm nhà con nhỏ. Mặt mụn bữa nay làm cái mặt thấy ghê dữ lắm, vừa ngu vừa ngầu ngó hổng giống ai hết trơn hết trọi. Đẩy cửa bước vô, thấy ba mẹ con con nhỏ đang ngồi tụm lại trên tấm nệm. Đồ đạc hành lý túi to túi nhỏ để lổn nhổn trên sàn. Mắt con nhỏ buồn thiu. Tôi cũng không dám ngó qua, kiếm một góc từ từ ngồi xuống. Má con nhỏ nhìn thấy con trai ông thiếu tướng bước vô, lập cập ra chào, khóe mặt còn rưng rưng xúc động. Thằng quỷ mặt mụn không hiểu suy tính gì mà mặt mũi lạnh te, chỉ gật đầu một cái lấy lệ khiến bà già sợ muốn té xỉu luôn.

5 người giáp mặt nhau ngồi im hoài. Em con nhỏ ngượng nghịu đem ly nước ra mời tôi và mặt mụn. Mặt mụn không khách sáo gì hết, uống ực một hơi hết cạn, cao giọng:

– Bữa nay anh cũng rảnh, tiện xe anh đưa mấy mẹ con về nhà Huyền. Sẵn tiện qua Tây Ninh kiếm mối làm ăn luôn.

Tôi cũng té ngửa. Có lòng tốt đưa người ta về thì kiếm đại cái lý do nào đấy cũng được, kiếm cái lý do làm ăn nghe mắc ói quá trời luôn. Mấy mẹ con con nhỏ líu ríu nghe theo, xách đồ ra chiếc xe hơi bóng lộn. Tôi ngồi ghế trước, mấy mẹ con nhỏ ngồi co ro ở phía sau. Xe lướt ra ngoài đường lớn, thấy ánh mắt con nhỏ nhìn qua ô cửa kính buồn rười rượi. Chẳng biết bao giờ nhỏ sẽ trở lại đây…

Thằng quỷ đi Mộc Bài đánh bạc nhiều dữ lắm nên coi bộ rành đường xá một cây. Con nhỏ coi bộ thấy về tới nhà cũng tươi tỉnh hơn một chút. Nó líu ríu chỉ chỗ này, chỗ nọ hệt như thể hướng dẫn viên du lịch. Tôi ngó con nhỏ mà cũng nhẹ nhõm trong lòng một chút. Dầu sao, đây cũng là quê nhà của nhỏ, nhìn vẻ tươi tỉnh khi về tới nhà của nó tôi cũng thấy an lòng. Nhưng cái vùng này sao mà đìu hiu quá đỗi. Xe chạy tới mòn bánh mới thấy có một tiệm ăn. Quỷ mặt mụn đỗ xe cái xịch, mở cửa kêu:

– Xuống ăn cơm chút nha mọi người. Đói bụng quá.

Bà má con nhỏ ngó nó như thể ông thiếu tướng, lập cập bước xuống. Tôi không đói chút xíu nào, nhưng cũng xuôi xị vô theo. Quán cũng khá sạch sẽ, chưa tới tầm trưa mà khách ăn cũng đã khá đông. Mặt mụn bữa nay hệt như chủ xị, nghênh ngang bước vào ngó nghiêng, gọi món nhặng xị. Tôi ngồi xuống bàn, thở dài. Tâm trạng nào mà ăn với uống. Nhỏ lại gần tôi, thò tay xuống dưới bàn, khẽ nắm nhẹ lấy tay, lắc lắc:

– Anh Long, anh sao vậy? Sao nãy giờ trên xe làm mặt buồn hoài?

Buồn bã quay sang con nhỏ. Buồn bã ngó cái cảnh đìu hiu ở ven đường. Buồn bã nghĩ tới việc con nhỏ sẽ lăn lộn mưu sinh ở cái chốn này theo cách nào đây? Nhỏ coi bộ hiểu những suy nghĩ trong đầu tôi lúc này. Nó nhoẻn miệng cười tự tin:

– Em lớn lên ở chỗ này thì cũng sống được mà anh. Anh coi nè, quá trời người họ vẫn sống khỏe re mà.

Sống là một khái niệm phức tạp lắm. Sống bằng cách ăn cơm rau mắm qua này thì cũng là sống, sống nhà lầu xe hơi kẻ đưa người rước cũng là sống, nói chung cứ không chết sẽ là sống cả. Ngó thằng quỷ mặt mụn đang đứng chỉ chỏ, ngó qua bà má con nhỏ mà kìm không nổi một tiếng thở dài. Có phải người ta hơn nhau chỉ ở chỗ đầu thai?

Còn đang mải nghĩ ngợi, cơm đã bưng ra đầy nhóc mặt bàn. Cả tôi và mặt mụn đều chưa có ăn sáng nên chắc giờ thằng quỷ cũng đã đói meo. Tôi chẳng muốn ăn, nhưng cũng ráng cầm đũa gắp vài cái lấy lệ. 3 người nhà nhỏ cũng trệu trạo ăn. Tôi thật tình chẳng hiểu mình đang ăn cá hay ăn thịt, nhưng mặt mụn thì gật gù hoài:

– Không ngờ chỗ này nấu ăn cũng ngon ghê.

Mặt mụn có một ưu điểm gần như duy nhất còn sót lại: đó là sành ăn. Chỗ nào nó khen ngon thì nhất định chỗ đó nấu ăn rất được. Thấy nhóc em con nhỏ trề môi:

– Chị hai em nấu còn ngon hơn đó anh.

Mắt quỷ mặt mụn sáng lên, trầm trồ:

– Vậy hả cưng? Vậy tốt rồi đó.

Tôi chán nản ngó thằng quỷ. Không lẽ tính tới nhà con nhỏ kêu nó nấu đồ ăn tối hả? Thứ người đâu vừa xấu vừa tham ăn, không biết nghĩ ngợi gì hết trơn hết trọi.

Cơm nước xong xuôi, mặt mụn đánh xe theo hướng chỉ của con nhỏ. Lấp ló sau mặt đường cái là quê con nhỏ. Chỗ này còn buồn dữ dội hơn. Không đẹp như cảnh đồng quê thanh bình, cũng không kiểu ồn ào phố xá mà nó buồn hiu, nhang nhác giống như một thứ lai tạp giữa quê và phố. Nhà con nhỏ bé xíu, nằm lọt thỏm giữa mấy căn nhà xập xệ. Bà má nó ngại ngùng bước xuống, kêu:

– 2 cậu vô nhà chơi đã.

Tôi vơ đống đồ cho con nhỏ, xách vô nhà. Quỷ mặt mụn thản nhiên bước vô đúng kiểu con nhà tướng à nha. Nhà con nhỏ cũng trống trơn, ngoài bộ bàn ghế cũ và cái tivi nhỏ xíu chẳng có gì hết ráo. Tôi lựa một chỗ trống trải, lụi cụi xách đám đồ vào. Ngó qua mặt mụn thiệt tình lại muốn quay ra đá vô mỏ nó một cái – ngồi thừ lừ ở trên bàn thản nhiên uống nước. Má con nhỏ thì líu ríu đứng kế, bộ dạng nửa muốn ngồi nửa lại không dám, nhìn tội nghiệp dữ dội.

Tính la thằng quỷ: “Tạo nét hả mày, ra đây bưng đồ phụ tao” thì nó đã lơ đãng cầm cốc nước đưa lên miệng, uống một ngụm rồi thủng thẳng nói:

– Thật ra hôm nay tới đây mới thấy có việc cần cô giúp tôi đó cô.

Bà già lập cập một hồi mới nói được:

– Có việc gì cậu nhờ thì tôi nhất định phải làm bằng được. Cậu cứ nói tôi nghe đi.

Mặt mụn làm cái mặt thấy ghét, trầm ngâm nói:

– Thì tôi thấy chỗ này xe đi lại nhiều, mở hàng quán thì tốt quá. Ba mẹ tôi cũng đưa tôi ít vốn kêu để làm ăn mà chưa kiếm ra chỗ. Nơi này mở quán ăn thì chắc lúc nào cũng có khách, có điều, chắc thi thoảng tôi mới qua đây được, không tiện trông coi.

Bà má con nhỏ lại dạ ran một hồi. Mặt mụn đưa tay gãi gãi cằm, kêu:

– Hình như Huyền biết nấu ăn phải không cô?

Bà má nó gật đầu lẹ:

– Nó nấu ăn tốt lắm đó cậu. Trước nó chưa lên thành phố làm, nó đi phụ cho người ta nấu bếp hoài mà.

Quỷ mặt mụn lim dim mắt, gật gù:

– Thật ra tôi cũng không muốn nhờ Huyền làm bếp. Nếu gia đình muốn giúp, hay là giúp luôn tôi quản lý cái quán, có được không?

Bà má con nhỏ nín thinh, không nói được tiếng nào. Cũng phải. Ngó cái tướng bả thì quản lý cái sạp rau còn khó, nói gì tới quản lý quán ăn? Nhưng thằng em trai nhỏ thì mắt sáng bừng. Viễn cảnh làm quản lý một cái quán cũng đâu có tệ. Nhỏ thì không. Cái mặt nhỏ ngó qua tôi chớ không ngó qua thằng quỷ mặt mụn, ánh mắt vừa biết ơn vừa khó xử. Vụ này không phải do tôi à nha, nhưng cứ nhầm như vậy … coi như cũng được đi.

Mặt mụn ra xe, lấy bọc tiền để sau cốp mang ra đặt lên bàn, khịt mũi:

– Coi như đây là tiền vốn đi. Để Huyền chọn chỗ, chọn quán, khi nào khai trương báo tôi một tiếng được rồi. Lỗ tôi chịu, lời chia 5/5 nha.

Tôi cũng té ngửa. Đừng nói thằng quỷ này tính làm ăn thật nha. Thứ gì đâu đòi chia lãi 5/5 dễ thương quá vậy trời? Nhỏ Huyền coi bộ biết biết, mặt mũi ngại ngùng tính đứng dậy nói gì đó nhưng bà má con nhỏ đã cất giọng quả quyết:

– Tiền của cậu nhất định mấy má con tui không có tơ hào một đồng nào hết. Huyền, con có làm nổi cho cậu Nghĩa cái chuyện này không?

Con nhỏ im re, gật gật đầu. Quỷ mặt mụn đứng dậy xoa xoa tay hài lòng, kéo tôi ra cửa, nói vọng lại:

– Như tôi nói đó nha, chia 5/5 cho sòng phẳng. 6 tháng tôi tới lấy một lần cho khỏi mất công.

*************************************************

2 năm sau, tại nhà tôi ….

– Anh Long nè, sao con mèo này nó không nhận ra em?

– Bởi nó là con mèo chớ không phải con chó em ạ. Một năm em tới 2 lần làm sao nó quen em nổi?

– Nhưng mà em nhặt nó về chứ bộ! Con này sao nó bạc bẽo quá trời anh ơi!

Tôi lắc đầu ngán ngẩm, than:

– Sao làm tới bà chủ nhà hàng rồi mà còn con nít quá em ơi! Lấy chồng đi cho anh nhờ đi Huyền ơi.

Nhỏ chúm chím cười. Con mèo quỷ kêu meo meo bực bội, giãy giụa trong tay con nhỏ. Nhỏ mặc kệ, nâng niu con mèo trong tay, gãi gãi cằm nó, dịu dàng:

– Mày mà cắn tao nữa, coi chừng quán tao có thêm món thịt mèo nữa đó nha.

Hết :d