Chương 3
Lôi được cỏ vào, chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt biết bao! Nhưng công khó cũng ra thành quả vụ thu hoạch còn thành công hơn cả mong chờ.
Làm việc có nhiều lúc thật khó: công cụ thiết kế là cho con người dùng chứ không phải súc vật, đã thế chẳng con vật nào dung được những món phải đứng trên chân sau nên càng bất lợi. Nhưng đàn lợn khôn ngoan nghĩ ra được cách khắc phục mọi khó khăn. Lại thêm một đôi ngựa hiểu rõ cánh hơn nhiều so với Jones cùng đám người làm. Đàn lợn không trực tiếp mó tay, chỉ giám sát, chỉ đạo số còn lại. Có trí óc siêu việt, chúng nắm quyền lãnh đạo là đương nhiên. Thường thấy Đấu Sĩ và Cỏ Ba Lá tự thắng mình vào máy cắt hay xe cào cỏ (hàm thiếc dây cương ngày nay cố nhiên chẳng cần nữa), đều đặn từng bước thành vòng quanh đồng, đằng sau lung một lợn bước theo hô tùy lúc “Đồng chí, vắt!” “Đồng chí, họ!” Và mọi con vật, cho đến con hèn mọn nhất, cũng đều góp một tay trở rồi gom cỏ. Ngay đến gà vịt cũng bươn bải cả ngày trong nắng, dung mỏ gắp từng cọng cỏ khô tí xíu. Cuối cùng vụ cắt cỏ cũng xong, sớm hai ngày so với Jones và người làm mọi năm. Mà ở trại cũng chưa từng thấy vụ nào thu hoạch được nhiều như thế. Không có mảy may hao phí; đội gà vịt mắt tinh đã mót tới cọng cuối cùng. Và chẳng con vật nào trong trại vụиɠ ŧяộʍ lấy một miếng.
Suốt mùa hè việc nông trại chạy đều răm rắp. Lũ súc vật hân hoan như chưa bao giờ chúng nghĩ mình có thể hân hoan đến thế. Mỗi miếng ăn là một niềm vui hiện hữu sâu sắc, vì giờ đấy đúng là thức ăn của chúng, do chúng, vì chúng, chứ không phải từ tay ông chủ cằn nhằn ném cho. Bè lũ loài người ăn bám vô tích sự đã bị đuổi đi, phần ăn cho tất cả nhiều lên trông thấy. Giờ nhàn cũng nhiều hơn, dù lũ súc vật còn non kinh nghiệm. Đυ.ng đâu cũng nãy ra khó khăn: tỉ như, mấy tháng sau, tới vụ gặt, chúng phải đạp lúa theo lối từ đời cố cựu rồi tự thổi hết trấu, vì trại không có máy đập – nhưng trí óc của đàn lợn và cơ bắp lực lưỡng của Đấu Sĩ luôn đưa tất cả vượt qua. Đấu Sĩ giành được long ngưỡng mộ của toàn thể. Vốn từ thời Jones nó đã sẵn cần cù, nhưng nay nó làm việc bằng ba ngựa thường, có những ngày việc trang trại hình như tất tần tật đều dồn lên đôi vai vạm vỡ của nó. Từ sáng đến tối hết kéo lại đẩy, đâu cần Đấu Sĩ có, toàn những chỗ việc nặng nhất. Nó thỏa thuận với một gà trống sáng sáng gọi mình sớm hơn các con vật khác nửa tiếng đồng hồ, để tình nguyện đến trợ giúp chỗ nào có vẻ búi việc nhất trước khi bắt đầu ngày làm việc chung. Đáp lại mỗi trở ngại, mỗi trục trặc, Đấu Sĩ đều bảo “Tôi sẽ gắng sức hơn nữa” – câu này đã trở thành phơng châm cá nhân của nó.
Nhưng ngoài ra ai cũng làm theo năng lực. Chẳng hạn lớp gà vịt, nhờ nhặt sách các hạt vương vãi, đã giúp khỏi hao hụt tận năm thúng thóc cuối vụ gặt. Không ai trộm cắp, không ai phàn nàn khẩu phần ít, cảnh cãi cọ cắn xé so đo ngày trước gần như mất hẳn. Không ai trốn việc – đúng hơn là hầu như không. Đúng là Mollie vẫn không giỏi dậy sớm mỗi sáng, lại có thói hễ sỏi giắt móng là bỏ việc. Còn con mèo thì cư xử khá lạ lùng. Người ta nhanh chóng nhận ra cứ lúc nào có việc cần làm là chẳng thấy mèo ta đâu cả. Có khi nó biệt tăm hàng mấy tiếng, ló ra thì đã giờ ăn, hay đã tối và việc đã xong, mà vẫn thản nhiên như không. Nhưng lúc nào nó cũng có cớ đáng tin hết sức, lại kêu rừ rừ rất mực nũng nịu, cho nên chẳn thể nghi ngờ được thiện ý của mèo. Riêng lừa già Benjiamin là sau Khởi nghĩa chẳng thay đổi ly nào. Nó vẫn làm việc cái kiểu chậm chạp ương bướng như trong thời Jones, chẳng trốn việc, nhưng cũng chẳng xung phong lãnh thêm việc. Về Khởi nghĩa và thành quả sau đó, nó chẳng phát biểu một câu. Có ai hỏi không thấy vui hơn vì Jones đã đi rồi à, nó chỉ bảo, “Lừa sống lâu lắm. Các cô các cậu chưa ai thấy một con lừa chết đâu,” và đám kia đành bằng lòng với câu trả lời bí hiểm ấy.
Chủ Nhật không ai làm việc. Bữa sáng muộn hơn ngày thường một tiếng, rồi đến một buổi lễ không tuần nào không diễn ra. Đầu tiên là mục kéo cờ. Tuyết Cầu tìm thấy trong buồng để yên cương cái khăn trải bàn xanh lục cũ của bà Jones, đem vẽ lên đó hình móng và sừng bằng sơn trắng. Mỗi sáng Chủ Nhật lá cờ lại được kéo lên cột cờ trong vườn nhà chủ. Màu cờ xanh, Tuyết Cầu lý giải, tượng trưng cho các đồng cỏ xanh Anh quốc, còn móng với sừng là nước Cộng hòa Súc vật tương lai sẽ dựng lên khi cuối cùng đã trốc hết giống người. Sau lễ kéo cờ, tất cả gia súc đều bước vào nhà kho lớn dự cuộc họp toàn trại gọi là Đại hội. Đấy là khi kế hoạch trong tuần đưcọ vạch ra, các nghị quyết được đề xuất và thảo luận. Và lúc nào cũng là đàn lợn đề xuất các nghị quyết. Các con vật khác biết cách bỏ phiếu, nhưng chẳng bao giờ tự nghĩ ra được nghị quyết nào. Tuyết Cầu và Nã Phá Luân là hai kẻ hang hái hàng đầu trong các buổi thảo luận. Nhưng có thể để ý thấy cả hai không bao giờ chung quan điểm với nhau: cứ một trong hai khởi xướng chuyện gì, phía còn lại ắt sẽ phản đối. Ngay cả khi tất cả đã nhất trí – một việc tự thân không ai có thể bác được – là bãi rào nhỏ đằng sau vườn quả sẽ dành riêng làm khu an dưỡng cho những con vật đã quá tuổi lao động, vẫn nổ ra tranh cãi kịch liệt về tuổi hưu trí chính xác cho từng giai tầng động vật. Bế mạc Đại hội bao giờ cũng hát bài Súc vật Anh quốc, còn buổi chiều dành để vui chơi giải trí.
Đàn lợn đã lựa riêng buồng để yên cương làm trụ csở của mình. Trong đó, tối tối, chúng học nghề rèn, nghề mộc cùng với nghề thủ công khác, dựa theo sách vở lấy từ nhà chủ. Tuyết Cầu còn thêm bận rộn tổ chức các con vật khác vào các nhóm nó gọi là các Ban Súc Vật. Nó lao vào việc ấy không biết mệt. Nó lập nào là Ban Sản Trứng chuyên cho gà mái, Hội Đuôi Sạch cho bò sữa, Ban Cải Huấn Đồng Chí Hoang (mục đích là thuần hóa chuột và thỏ), Phong trào Lông Trắng Nõn cho cừu, cùng nhiều ban hội khác; chưa kể việc gây dựng các lớp vỡ long đọc viết. Về tổng thể, các dự án đều thất bại. Kế hoạch thuần hóa lũ thú hoang chẳng hạn, tan vỡ gần như lập tức. Hành xử của bọn này chẳng có tiến bộ gì, được đối đãi hào phóng nhưng chỉ chăm chăm lợi dụng. Mèo thì tham gia Ban Cải Huấn, cũng được mấy ngày hoạt động tích cực. Có hôm còn thấy nó ngồi trên mái nhà, nói chuyện với toàn se sẻ bay vừa ngoài tầm với. Nó bảo chúng rằng súc vật từ nay đã là đồng chí, sẻ nào muốn thử cứ đến đậu trên vuốt nó thì biết, nhưng lũ sẻ không lại gần.
Các lớp học vần, tuy nhiên, lại thành công rực rỡ. Đến mùa thu, hầu như mọi con vật trong trại đã biết chữ tới một mức độ nhất định.
Đàn lợn thì ngay từ đầu đã đọc thông viết thạo rồi. Bầy chó học đọc không tồi, nhưng chẳng ham đọc gì ngoài Bảy Điều Răn. Dê Muriel đọc có phần khá hơn chó, thỉnh thoảng đến tối lại đọc cho xung quanh nghe mấy mẫu báo nhặt được trong đống rác. Benjamin đọc làu bàu chẳng kém gì lợn, nhưng chẳng bao giờ thể hiện. Nó bảo, cứ như nó thấy thì chẳng có gì đáng đọc sất. Cỏ Ba Lá thuộc hết bảng chữ cái, nhưng không ghép vần thành chữ được. Đấu Sĩ thì không qua được chữ D. Nó hay vạch cái móng tướng lên mặt cát, A, B, C, C, rồi đứng chăm chăm nhìn mấy chữ cái, tai quặt ra sau, thỉnh thoảng lắc lắc bờm trán, căng occs mà nghĩ xem tiếp theo là chữ gì, nhưng chẳng bao giờ nhớ ra. Thực tế, đã có đôi lúc nó học được cả E, F, G, H, nhưng lần nào cũng chỉ được đến đó là nó phát hiện ra đã quên tiệt A, B, C, D. Cuối cùng nó chấp nhận bằng lòng với bốn chữ cái đầu, mỗi ngày lại viết một hai lấn để ôn lại. Mollie nhất quyết không học gì ngoài năm chữ cái tên mình. Nó nhặt cành con xếp thành chữ rất ngay ngắn, trang trí thêm một hai bông hoa, rồi bước vòng quanh mà ngắm.
Các con vật còn lại không con nào qua được chữ A. Lại phát hiện thêm là mấy con vật ngu độn hơn, gà vịt hay cừu, đến Bảy Điều Răn cũng chẳng thuộc. Sau khi suy nghĩ ráo riết, Tuyết Cầu tuyên bố thực tế thì Bảy Điều Răn có thể tóm gọn thành một ngạn ngữ là: “Bốn chân tốt, hai chân xấu”. Nó bảo như thế là đủ bao hàm nguyên lý cơ bản của Súc vật Chủ Nghĩa. Ai hiểu thấu được câu đó, kẻ ấy đã an toàn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của con người. Đám gia cầm ban đầu phản đối, vì cứ như chúng thấy thì chúng cũng ở số hai chân, nhưng Tuyết Cầu biện bác cho chúng là không phải thế.
“Đôi cánh chim, các đồng chí ạ,” nó giảng giải, “xét về mục đích là khí quan phản lực, chứ không phải khí quan thao tác. Chính vì vậy cần phải coi đó cũng là một đôi chân. Chỉ dấu đặc thù của con người đấy là ở bàn tay, là công cụ giúp hắn làm những trò tồi bại.”
Đàn gia cầm không hiểu hết những chữ rắc rối của Tuyết Cầu, nhưng cũng chấp nhận lời giải thích, và số động vật thấp kém hơn bắt đầu học thuộc châm ngôn mới. BỐN CHÂN TỐT, HAI CHÂN XẤU được viết lên bức tường cuối kho thóc, trên đầu Bảy Điểu Răn, chữ to hơn. Một khi học thuộc rồi lũ cừu đâm ra ưa chuọng câu này hết sức, và thường xuyên, trong lúc nằm ngoài đông, cả đám lại be lên: “Bốn chân tốt, hai chân xấu! Bốn chân tốt, hai chân xấu!” cứ thế nhiều giờ liền không chán.
Nã Phá Luân chẳng thèm nhìn đến mấy ban bệ của Tuyết Cầu. Nó nói rằng giáo dục thế hệ trẻ còn quan trọng hơn nhiều nổ lực cải hóa mấy kẻ đã trưởng thành. Sự tình là Jessie và Hoa Chuông cùng ở cữ ngay sau vụ gặt, cả hai cộng lại sinh hạ được chín chú cừu con cứng cáp. Chúng vừa dứt sữa, Nã Phá Luân đã tách lứa chó con khỏi mẹ, nói là để đích thân dạy dỗ. Nó mang chúng lên gác xép, chỉ lên được bằng cái thang trong buồng yên cương, nuôi chúng trên đó biệt lập hoàn toàn, khiến cả trại chẳng mấy chốc quên bẵng còn có chúng.
Bí ẩn sữa bò biến đi đâu nhanh chóng được làm sáng tỏ. Sữa ấy đã được pha vào cám lợn ăn hằng ngày. Táo đầu mùa bắt đầu chín dần trên cây, thảm có vườn quả vương vãi đầy táo rụng. Các con vật phỏng đoán số táo ấy đương nhiên sẽ được chia phần bằng nhau, nhưng một hôm bỗng có lệnh truyền ra, tất cả số táo rụng phải nhặt về mang vào buồng yên cương để phần cho lợn. Nghe đến đó một số con vật khác xôn xao, nhưng chẳng ích gì. Đám lợn tất thảy đều nhất trí điểm đó, ngay Tuyết Cầu và Nã Phá Luân cũng vậy. Mồm Loa được phái đi giải thích cho yên lòng xung quanh.
“Các đồng chí ơi!” nó the thé, “Tôi hy vọng không đồng chí nào lại đi nghĩ là họ lợn chúng tôi làm thế là vì óc tự tư tự lợi xui khiến chứ? Thực lòng mà nói phần lớn chúng tôi còn chẳng ưa sữa và táo nữa. Chính tôi đây cũngkhoong ưa nữa kìa. Mục đích duy nhất của chúng tôi làm việc đó là để giữ gìn sức khỏe mà thôi. Sữa và táo (cái này khoa học chứng minh rồi, các đồng chí ạ) chứa những dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho loài lợn. Họ lợn chúng tôi là giống lao động trí óc. Việc quản lý tổ chức nôgn trại này tất tần tật đè lên vai chúng tôi cả. Suốt ngày suốt đêm chúng tôi coi sóc cho phúc lợi của các đồng chí. Chúng tôi ăn táo uống sữa chẳng vì các đồng chsi thì còn vì ai nữa. Các đồng chí thử nghĩ xem, họ lợn chúng tôi mà không làm trọn bổn phận thì sẽ dẫn đến chuyện gì? Jones sẽ quay trở lại! Đúng thế, Jones sẽ quay trở lại! Hẳn nhiên là, các đồng chí,” Mồm Loa nhảy loi choi chân này sang chân kia, phất cái đuôi kêu gần như năn nỉ, “hẳn nhiên là các đồng chí không có ai muốn thấy Jones quay lại chứ?”
Nếu có điều gì lũ súc vật đều biết chắc, thì đây là chúng không muốn thấy Jones quay lại. Khi đặt vấn đề dưới góc độ này, không con nào còn nói gì thêm. Đàn lợn giữ gìn sức khỏe là việc tối quan trọng, cái đó đã rõ. Vậy là tất cả thông qua không tranh cãi thêm rằng sữa và táo rụng (và cả phần lớn táo chín sau này trẩy xuống) sẽ dành riêng cho lợn thôi.