- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cận Đại
- Chuyện Cũ Afghanistan 1986
- Chương 41: Ngoại truyện 1: Hồi ức sau chiến tranh
Chuyện Cũ Afghanistan 1986
Chương 41: Ngoại truyện 1: Hồi ức sau chiến tranh
Vào mùa đông năm 1986, Oleg và tôi trở lại Moscow.
Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tồn tại cho đến đầu mùa xuân.
Oleg giống như con báo săn nhanh nhất trong rừng rậm bị bắt trong vườn thú. Rõ ràng là hắn rất nhớ cuộc sống trong rừng, nhớ một thế giới đơn giản hơn. Môi trường trong nước dường như quá phức tạp và rối loạn với hắn, quá yên bình và tĩnh lặng.
Một ngày nọ, chúng tôi đi mua sắm trên đường phố, hắn gây gổ với bà già bán tạp hóa, bà tay mắng hắn là tên mọi rợ, ní với hắn rằng hcunsg ta đang sống trong thế giới văn minh chứ không phải bộc tộc hoang dã. Oleg rất tức giận đến mức suýt đập phá cửa hàng, bà cụ gọi cảnh sát và bắt Oleg vào trại giam. Tôi đã chi gần một phần ba số tiền tiết kiệm của mình để bão lãnh hắn và hối lộ cảnh sát.
Không một ai nhắc đến cuộc chiến khét tiếng và những ngường lính từng đến Afghanistan.
Chúng tôi dường như đã tham gia vào một trận chiến im lặng khác. Oleg đang vật lộn với chứng loạn thần kinh của minh mỗi ngày. Một ngày nọ, hắn đã đập vỡ tất cả ly tách trong nhà bếp, khi tôi hỏi hắn tại sao làm thế thì hắn nói mình tấy rất nhiều bóng đen trong ly, như thế đnag cố gϊếŧ hắn vậy. Tôi không có gì để nói, chúng tôi sống như lũ chuột ngoài đường, không dám tiết lộ với hàng xóm rằng mình đã từng đến Afghanistan.Tuy nhiên, Oleg vẫn không thể thoát khỏi cảm xúc, hắn cảm thấy moiuj người đang phân biệt đối xử hắn, thương hại hắn và cười hắn như một tên hề.
Hắn mất sáu tháng đến một năm để phục hồi bàn tay của mình, các bác sĩ khuyên hắn nên ở lại bệnh viện. Tuy nhiên, chúng tôi không có nhiều tiên, vật giá trong nước tăng quá nhanh, chúng tôi không có việc làm, không có thu nhập suốt cả mùa đông, và số tiền tiết kiệm của hai người cũng chẳng còn lại là bao. Tôi đã tim được một công việc gia sư, cố gắng làm tạm. Thế nên tôi không thể đi bệnh viện cùng hắn mỗi ngày, hắn phải chuyển ba lượt xe buýt qua Moscow mất một tiếng rưỡi để đến bệnh viện, sau khi trị liệu xong thì trở về.
Tôi luôn phải lo lắng về việc liệu hắn có đánh nhau với người khác trên đường không, hay ném đồ vật trong bệnh việc hoặc tức giận, có ăn đúng giờ hay không… Tôi rất nhạy cảm với âm thanh của điện thoại, thậm chí còn hồi hộp nữa, khi tôi nghe thấy nó đổ chuông, tôi sợ hãi, và lúc đầu tôi thường nhận được cuộc gọi nói rằng hắn lại gây chuyện.
Một đêm nọ, Oleg nói với tôi rằng hắn cảm thấy mình không thích hợp tồn tại trong thế giới văn minh. Linh hồn hắn đang đυ.ng vào các bức tường xung quanh.
Hắn nói xe buýt của đi ngang qua một cửa hàng đồ chơi, bên trong bán súng đồ chơi, hắn rất muốn một khẩu súng, ngay cả khi nó không phải là hàng thật, hắn muốn gϊếŧ tất cả mọi người ở đây. Hắn nói mình muốn trở về Afghanistan, ngay cả khi hắn sẽ chết ở một nơi hẻo lánh nào đó.
Tôi đưa hắn đến gặp bác sĩ tâm lý, hắn rất kháng cự. Bác sĩ nói hắn bị trầm cảm, ông kê rất nhiều thuốc. Khi về nhà Oleg ném hết thuốc đi, măng tôi thương hại hắn, không hiểu hắn, nghĩ hắn bị tâm thần. Chúng tôi cãi nhau một trận. Tôi rời khỏi nhà đến nhà học sinh, đến tối trở về thì không thấy hắn đâu, vội vàng ra ngoài tìm, băng qua hai con phố mới nghe thấy hắn buồn bã gọi tên tôi. Hắn co ro dưới vòi nước chữa cháy khóc như một đứa trẻ, mặt bẩn gần chết. Tôi dẫn hắn về tắm rửa, làm đồ ăn ấm cho hắn rồi ôm hắn ngủ.
Tôi rất lo lắng trong khoảng thời gian đó, đến nỗi mỗi khi không nhìn thấy hắn tôi tưởng hắn sẽ tự sát. Chúng tôi bỏ căn hộ trung tâm thành phố và thuê một căn phòng nhỏ hơn, rẻ hơn gần bệnh viện của hắn. Không có nước nóng hay phòng tắm, chỉ có bếp và phòng tắm chung, nhưng giá cả rất phải chăng.
Tôi chuyển sang công việc giao báo và đi giao báo mỗi sáng lúc 5 giờ, về nhà lúc 7 giờ 30 ngay khi Oleg thức dậy, sau đó tôi đi cùng hắn đến bệnh viện. Khi hắn đang tập luyện thì tôi chợp mắt, hoặc viết một số bài, chúng tôi cùng nhau về nhà vào buổi chiều. Sau bữa tối, tôi làm việc ở một nhà in gần đó để kiếm thêm tiền. Tôi về nhà và đi ngủ, thức dậy lúc 4 giờ 30 vào ngày hôm sau.
Mọi thứ có chút chuyển biến tốt hơn vào mùa hè.
Một người tên là Shishkin đã tìm thấy chúng tôi. Hắn ngồi xe lăn đến bệnh viện gặp Oleg. Họ nói chuyện rất lâu, hôm đó tâm trạng của Oleg tốt hơn rất nhiều. Shishkin nói rằng hắn có thể tập phục hồi chức năng với Oleg mỗi ngày, tôi thấy rằng hắn là người không phải lo toan cuộc sống nên tôi đồng ý. Hắn đến đón Oleg vào mỗi buổi sáng và đưa Oleg trở lại vào buổi tối.
Điều này làm nhẹ gánh nặng của tôi một chút. Tôi nhớ đến lời khuyên của Abramovich rằng tôi cần suy nghĩ về tương lai của mình. Đã gần một năm kể từ báo văn học dừng làm việc, làm việc bán thời gian không phải là giải pháp lâu dài. Tôi đã gửi một số bản thảo được viết tại Afghanistan cho một số tờ báo khác, và sau khi được tổng biên tập cũ giới thiệu, tôi đã xin được việc làm biên tập viên của Báo Thanh Niên.
Chúng tôi đã ăn mừng vào ngày tôi nhận được thông báo tuyển dụng. Oleg có thể ném bóng, cổ tay của hắn bắt đầu lấy lại lực, đôi khi hắn sẽ tự dọn phòng. Tôi đã mua rượu, chúng tôi uống say và làʍ t̠ìиɦ. Oleg ôm tôi ngủ, tôi cảm thấy cái lạnh của mùa đông cuối cùng đã kết thúc.
Sau khi trở lại làm việc, tôi cắn răng và thuê một người chăm sóc. Thành thật mà nói, tôi ghen tị với người đàn ông tên là Shishkin. Có một lần tôi thấy hắn và Oleg cùng nhau bắt nạt những quân nhân đang phục hồi chức năng khác trong bệnh viện, tôi bước tới nói hai câu, nhưng bọn họ không nghĩ vậy, cứ như thể họ là đồng đội trên mặt trận thống nhất. Oleg vẫn nghĩ tôi không thể hiểu được triết lý và cuộc sống của một người lính. Tôi chỉ hơi ghen tị thôi, có Shishkin ở cạnh, tôi mới cảm thấy mình mới là người bị xa lánh và thừa thãi.
Vì lý do này, tôi đã làm một chuyện nhàm chán. Tôi thuê hộ lý và sau đó tìm Shishkin nói rằng tôi không cần hắn đến bệnh viện với Oleg nữa. Hắn dường như không hiểu tại sao tôi làm vậy, tôi chỉ viện cớ là đã làm phiền hắn quá lâu. Sau khi biết chuyện, Oleg cãi nhau với tôi, tôi nói mình đang ghen. Mặc dù tôi cảm thấy rất mất mặc nhưng còn tốt hơn là để tôi nhìn thấy hai người họ dính với nhau mỗi ngày. Oleg thỏa hiệp, và Shishkin chỉ đến thăm hắn vào cuối tuần.
Vào đêm trước ngày Tưởng niệm Lenin năm 87, báo văn học cuối cùng đã làm việc lại. Tổng biên tập hy vọng tôi có thể trở lại tờ báo, ông muốn thuê tôi làm cây bút chính. Tôi bỏ báo Thanh Niên để trở lại làm báo Văn học.
Sau Giáng sinh, Oleg cuối cùng đã hoàn thành việc phục hồi chức năng của mình và không cần phải bệnh viện mỗi ngày. Hắn muốn tìm một công việc, nhưung quá trình này đầy khó khăn. Nếu không phải hắn nhìn người khác chướng mắt thì người khác chương mắt hắn. Lúc đầu, hắn đi làm nhân viên bảo vệ nhà máy, nhưng hắn quá bạo lực nên nhanh chóng bị đuổi việc. Hắn vẫn phải thích nghi với xã hội bình thường này.
Tôi mặt dày viết thư cho Abramovich với hy vọng rằng ông sẽ giới thiệu một công việc thích hợp cho Oleg. Chúng tôi không cần phải giàu có, chỉ muốn một phẩm giá xứng đáng. Ông nhanh chóng trả lời thư và giới thiệu Oleg đến Học viện Quân sự thanh niên Moscow làm cố vấn. Nơi đó đều là những đứa trẻ nhỏ hơn hắn rất nhiều, bọn chúng sùng bái hắn, tôn kính hắn, là một nơi rất thích hợp. Vào mùa xuân năm 88, Oleg chính thức trở thành cố vấn tại trường quân đội thông qua thời gian thử việc.
Chúng tôi chuyển về căn hộ nhỏ ở trung tâm Moscow. Oleg mua cho tôi một đôi bốt da bằng tháng lương đầu tiên của mình. Tôi đã không đỏi giày trong hai mùa đông qua, đôi bốt này tôi đã đi trước khi đi đến Afghanistan, bởi vì lông lót bên trong đã mất, bàn chân bị tê cóng. Tôi rất cảm động, mặc dù hắn trông có vẻ thô bại, nhưng vẫn thể hiện sự quan tâm đến tôi.
Vào tháng 4, trường cũ đã gửi cho chúng tôi một lời mời đến gặp mặt cựu sinh viên, chúng tôi trở lại trường trung học để gặp mặt
Sáng hôm đó tôi thức dậy chuẩn bị bữa sáng, Oleg bật TV và mang quần áo đã giặt ở tầng dưới lên phơi. Tôi nghe TV nói về Hiệp định Genève, tôi mang bánh mì ra và nhờ hắn lấy bơ đậu phộng. Trên TV, Hiệp định Genève đã đạt được. Gorbachev nói những người lính đầu tiên sẽ trở về từ Afghanistan vào tháng 5. Bức hình được ghép với hình ảnh chiêsn thắng của người anh hùng khải hoàn trở về được dân chúng hai bên đường chào đón. Oleg từ phòng bếp đi ra, có vẻ hơi buồn bực.
Chúng tôi đã thua, đó là sự thực không thể chối cãi.
Tôi nắm lấy tay hắn và nói, đó không phải là lỗi của anh, lịch sử sẽ trả lại công lý cho anh.
Oleg lắc đầu và tắt TV.
Chúng tôi đến nơi gặp mặt và bắt xe buýt về nhà sau khi tan tiệc. Moscow đã từng là một thành phố lớn, nhưng giờ đây chỉ cần đi dạo là đủ.
Chúng tôi nhớ những sa mạc rộng lớn và bãi biển của Afghanistan, nhớ bóng dáng thiêng liêng và trang trọng của Hindu Kush, sự ngây thơ và lòng tốt còn sót lại trong mưa bom bão đạn, và giọt nước quý giá trong sa mạc nhân loại. Sự quyến rũ của chiến tranh là nghệ thuật bạo lực của cái ác cực độ và cái thiện toàn vẹn, Oleg từng nói “Chiến tranh vừa là vết sẹo mà cả một thế hệ không bao giờ muốn bộc lộ, vừa là ký ức không thể nói thành lời”.
Tôi nghĩ hắn nói đúng.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cận Đại
- Chuyện Cũ Afghanistan 1986
- Chương 41: Ngoại truyện 1: Hồi ức sau chiến tranh