- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cận Đại
- Chuyện Cũ Afghanistan 1986
- Chương 17
Chuyện Cũ Afghanistan 1986
Chương 17
“Tại sao lại là tôi?”
Vào tháng 12 năm 1979, chuyến tàu khởi hành từ Leningrad đến Kabul đi qua biên giới Liên Xô, tuyết rơi dày đặc phủ trắng xóa hai bên rừng, đường ray xanh xám rẽ xuống từ giữa những bức tường tuyết hẹp tựa như xe chiến đấu. Phía trước đột nhiên rộng mở ra, nơi mà những người lính trên xe có thể nhìn thấy miền đất phía đông cách đó không xa, mặt trời đỏ rực đứng giữa đồng bằng nhin đèn hiệu lệnh tròn trịa trên nhà ga.
Akaj là một trong những người đầu tiên đăng ký đến Afghanistan theo quân đội. Ban đầu cậu chỉ ở trong văn phòng nhỏ của Bộ Tổng Tham Mưu Kabul. Cách văn phòng của Tổng tư lệnh chiến dịch gϊếŧ Tổng bí thư Amin của Afghanistan một bức tường. Trong những ngày đó, các tướng lĩnh hàng đầu của Liên Xô đã đến văn phòng đó để họp mỗi ngày. Cậu bắt đầu làm việc với tư cách gác cổng, công việc mỗi ngày là ghi lại thời gian và tên người tham gia cuộc họp. Nhưng cậu chưa được phép vào phòng đó để ghi chép biên bản, thư ký riêng của Tổng chỉ huy mới được phép vào ghi biên bản cuộc họp.
Những thư ký đầu tiên trong Bộ Tổng tham mưuu là con trai của những gia đình không giàu thì quý, Akaij hơi lạc lõng trong đám người này, mặc dù ngoại hình đẹp đẽ của cậu là một lợi thế nhưng lại khiến cậu dễ dàng bị chú ý. Khi đó mấy vị tướng quân đều biết cậu trai trẻ đẹp này đứng gác cửa tổng chỉ huy. Trưởng phòng trinh sát đã mô tả cậu theo lời của của Bud Schulberg “Mái tóc bóng mượt, thần thái rạng rõ, y như một người đàn ông đẹp trai trong bức chân dung hạng hai vậy.”
Vì lời nhận xét này, đôi khi Akaj bị chế giếu trong bộ tổng tham mưu, và mấy tên sai vặt cạnh “quý tộc” gọi cậu là “trai đẹp hạng hai”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của xuất thân trong nội bộ Liên Xô lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó, mọi người tin rằng, một là hạng nhất, không thì chỉ là tôm tép. Cho dù Akaj có đẹp trai đi chăng nữa, thì cậu cũng không hòa mình vào vũng nước này được, cũng sẽ không được trọng dụng. Bức tường ngăn cách giữa cậu và văn phòng tổng chỉ huy sẽ luôn ở đó, không thể vượt qua
Ngay sau khi Amin bị ám sát, Karmal đã lên nắm quyền. Akaj tháp tùng Tổng tham mưu trưởng tới dự tiệc mừng lễ nhậm chức của Karmal. Nhiệm vụ của cậu lúc đó là ghi chép lại tất cả những người tham dự và đi thheo Tổng tham mưu trưởng để nhắc nhở ông đó là ai. Bữa tối tràn ngập bầu không khí vui vẻ của những người chiến thắng, Tổng tham mưu trưởng đã bị cuốn hút bởi cô thư ký xinh đẹp của bộ trưởng ngoại giao Afghanistan và không thể thoát khỏi. Akaj trộm thời gian đi vệ sinh, lúc bước ra cậu tình cờ đυ.ng phải một quý ông trẻ tuổi mà nhất thời lại không nhớ tên gã là gi.
“Là do tôi không đủ may mắn, hay do anh nhìn trúng? Hay là anh đã chuẩn bị từ trước?”
Quý ông trẻ tuổi đó tên là Khwaja Murzen, một sĩ quan quân đội đến từ miền nam Afghanistan. Gã cười thân thiết dịu dàng, nói chuyện tình cảm phóng khoáng, ai ai cũng chìm đắm trước phong thái quyến rũ của gã. Gã mời Akaj hút thuốc và hai người trò chuyện với nhau khi uống rượu vang tự làm của Afghanistan. Trong khi nói chuyện, họ nói về Karmal, cả hai đều chung quan điểm, đều cảm thấy Karmal thô lỗ và nhàm chán, không phải là một nhà lãnh đạo tối cao. Tiếng Nga trôi chảy của Khwaja đã gây ấn tượng khá tốt với Akaj, trước khi đi, gã đã để lại một mảnh ghi chú với tên và số điện thoại của mình.
Vào tháng 4 năm 1980, trước đêm cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Liên Xô, Tổng tư lệnh tối cao của Lục quân, Pavlovsky đã tổ chức một cuộc họp thống nhất tại Bộ Tổng tham mưu, với sự tham dự của 35 người. Trước cuộc họp, tất cả mọi người đã đăng ký tên của họ ở cửa và sẽ bị giữ giấy tờ. Sáng hôm sau, danh sách biên bản của các thành viên hội nghị xuất hiện trong văn phòng của Khwaja. Akaj nơm nớp lo sợ gọi cho Khwaja, cậu nói mình rất sợ, sợ bị trả thù, Khwaja nói với cậu rằng tôi yêu em, nếu em bị trừng phạt, tôi thà chết với em.
Liên Xô thất bại trong cuộc tấn công thứ hai, và vào tháng 6 cùng năm, cuộc tấn công thứ ba vẫn thất bại, buộc họ phải dừng cuộc tấn công toàn diện và thay đổi chiến thuật. Lúc này Akaj bị ám ảnh bởi tình yêu đẹp như hoa hồng mà Khwaja mở ra. Vào tháng 5 năm 1982, khi quân đội Liên Xô tập trung 20.000 người để tấn công Panjshir, căn cứ đồn trú ở Kabul trống rỗng và im lặng, và sau bữa trưa, Akaj rời khỏi sân của tòa nhà tổng tham mưu, và nói với lính làm nhiệm vụ rằng mình đi mua thuốc lá. Khwaja đang đợi cậu chưa đầy 500 mét trên đường phố, cậu nhảy lên xe khi chỉ có một khẩu súng lục, 200 Afghan, một cuốn sổ và một bức ảnh chụp chung của cậu với mẹ mình.
Từ đó về sau cậu không bao giờ trở về tòa nhà tổng tham mưu nữa, cậu đi qua khu nhà kia không biết bao nhiêu lần, nhớ lại văn phòng nhỏ của cậu và phòng họp bên cạnh mà cậu chưa bao giờ đặt chân vào. Trong nhà của Khwaja, cậu có thể tự do ra vào, muốn đi đâu thì đi, Khwaja nói với tất cả cấp dưới, gặp Akaj như gặp gã.
Cậu tưởng tượng rằng một người Afghanistan có thể giúp cậu thể hiện tài năng của mình, nghĩ rằng cậu từ bỏ quốc gia của mình sẽ đổi lấy tình yêu không hối tiếc. Cho đến khi Khwaja đưa một người phụ nữ đến gặp cậu và nói rằng gã sẽ kết hôn. Đến lúc đó cậu mới nhận ra tình yêu và hy vọng là điều hão huyền. Khi đó hắn mới phát hiện mình chẳng còn gì, không có thân phận hợp pháp, thậm chí không thể nói mình là ai.
Tại sao lại là tôi? ại sao những gì người khác có thể dễ dàng có được lại không thể là của tôi?
Tại sao tôi phải gục ngã khi người khác có thể sống tốt như vậy?
“Câu hỏi này thật vô nghĩa.” Khwaja trả lời cậu với khuôn mặt vô cảm và đưa tay về phía cậu. “Đi nào, chúng ta về thôi. Em không còn là trẻ con nữa, hãy ném con thỏ của cậu đi, tôi sẽ dạy em cách nuôi sư tử.”
Akaj âu yếm vuốt ve con thỏ, “Tôi rất thích nó.”
Khwaja nghĩ cậu đang làm nũng, cảm thấy buồn cười nó, “vứt nó đi. Tôi sẽ mua cho em một con mới.”
Akaj cắn răng, miễn cưỡng buông con thỏ ra.
Sự bình tĩnh trước cơn bão vẫn tiếp tục diễn ra, và hầu hết mọi người đều không nhận ra khoảnh khắc dông bão trước bình yên này.
Bầu không khí trong doanh trại tuy không sáng sủa nhưng vẫn khả quan. Những ngày không chiến đấu, binh lính có thể tìm đủ thứ vui chơi, giải trí, nhưng Euler lại buồn chán, không thể nâng cao tinh thần. Hơn nữa, trước mắt, tính đến thời điểm hiện tại, thời gian ở doanh trại của cậu vẫn còn dài. Sau khi báo văn học cắt hết liên lạc với biên tập viên nước ngoài, điều đó đồng nghĩa là mọi chi phí sinh hoạt của Euler ở Afghanistan cũng bị cắt đứt, Euler không có thể trở lại trạm phóng viên nữa, nơi đó đã không còn vị trí của cậu. Oleg đã nộp đơn xin một vị trí làm phóng viên ở căn cứ quân sự, xem như cậu là phóng viên nước ngoài ở căn cứ quân sự thường trú. ngoài. Euler cầm giấy tờ tùy thân của nhân viên hiệp hội nước ngoài không cần kiêng dè nữa, suốt ngày chạy ra ngoài đi khắp nơi.
Cuối tuần Oleg cùng cậu đi chợ. Khu chợ Alba nằm ở phía tây thành phố khá nhộn nhịp vào những ngày cuối tuần. Nó đã trải qua một trận pháo kích vào đầu năm, và những con phố ban đầu không còn như xưa. Mọi người dùng lều trại màu trắng xinh đẹp dựng lên khu lán trại đơn giản, sắp xếp lại hàng hóa của họ, gia vị và trái cây rực rỡ trong những chiếc giỏ tre xếp bên cạnh lối đi, mứt và trái cây sấy khô được nướng bằng mật ong được trải trên một tấm chiếu tre, chất đống thành núi, từng khối thịt tươi và xương treo lên, sau lưng truyền đến tiếng bán hàng cao vυ"t của người bán thịt. Đi xa hơn vào bên trong là khu giày dép, khăn lụa, văn phòng phẩm, thủ công mỹ nghệ vân vân.
Một người đàn ông trung niên thổi thủy tinh dưới lều của mình, thu hút trẻ em đến xem. Euler thấy đầu hắn nhễ nhại mồ hôi, trên người chỉ mặc một chiếc áo ngắn, quấn khăn quàng cổ dài, dùng một cây gậy kim loại dài bằng cánh tay, vừa thổi vừa dùng kìm điều chỉnh hình dáng. Ông dừng lại xem tác phẩm trên tay mình và dường như rất hài lòng.
“Có bao nhiêu thợ thủ công như vậy ở Afghanistan?”
Oleg nói, “Nhiều. Nhưng không được lưu truyền từ quá khứ, mà được phát triển sau thời kỳ chiến tranh. Mười năm trước trình độ hiện đại hóa ở nơi này hoàn toàn có thể so sánh với Moscow, thậm chí là cả Washington New York. Toàn bộ các nhà may cơ giới hóa dây chuyền sản xuất, mà mấy năm này nghề thủ công truyền thống và mấy xưởng nhỏ dần dần hồi sinh, có xu hướng tăng lên.”
Người trung niên đến gần họ và giới thiệu công việc của mình bằng tiếng Afghanistan. Oleg và ông ta nói chuyện trôi chảy, rồi sau đó giải thích với Euler, “Ông ta tên là Cumbner, 57 tuổi, sống bằng cách thổi thủy tinh, thủy tinh của ông ta bán rất chạy ở Kabul vì ông ta có thể thổi thủy tinh với kết cấu mờ nhạt mà thoạt nhìn người ta cứ tưởng đó là gốm sứ.” Hắn cầm lấy một cái bình tròn cổ dài màu hổ phách, “Cái này, muốn làm một cái thành phẩm đại khái phải mất một tuần. Một bình như vậy có thể được bán với giá 30 – 40 Afghan ”
Euler nhìn trúng một cái đĩa trang trí, lớn cỡ bàn tay, màu xanh lông công làm chủ đạo, đường viền màu vàng sẫm, ở giữa là hình hoa, kết cấu tinh xảo và trong suốt, nhìn qua ánh sáng, toàn thân mang sắc trong và ấm, không lẫn tạp chất, cánh hoa màu vàng sống động như thật, giống như tiêu bản tự nhiên.
“Em muốn cái này!” Euler rất thích nó.
Người trung niên ra giá ba mươi, Oleg móc túi quần, tổng cộng còn chưa tới 10 Afghan. Bản thân Euler cũng không có tiền, cậu đã ở trong doanh trại ăn chực gần hai tháng, không xu dính túi. Cậu không nỡ, dơ dự buông cái đĩa kia xuống, “Vậy quên đi, không cần nữa.”
Oleg nhìn bộ dáng lưu luyến không rời của cậu, cũng không đành lòng, ngẫm lại trên người không có gì đáng giá, lấy trong túi áo ra một tấm huy chương cắn một miếng, có chút vàng trên đó đưa cho ông chủ. Ông chủ nhìn ngang dọc, miễn cưỡng nhận lấy, Euler đoạt lại huy chương, “Một cái đĩa mà thôi, quên đi. Thứ này không thể cho ông ta được.”
“Mang cũng vô dụng, đưa đi, cầm cái đĩa kia đi. ” Oleg không quan tâm, “Thứ đồ chơi kia có hàm lượng vàng không cao, bên trong đều là đồng, bên ngoài được dát vàng mà thôi. Không đáng là bao.”
Euler càng không nỡ, “Đây là chiến công, đĩa ở đâu cũng có, sau này nói.” Cậu đẩy Oleg ra ngoài, “đi thôi”, hắn quay đầu lại và nói tạm biệt với ông chủ.
Oleg gãi gãi đầu, “Không phải em thích cái đĩa kia sao?”
“Thứ em thích còn nhiều lắm, sau này lại mua.” Euler nhìn cái đĩa nhỏ đó, trong lòng tự an ủi, không sao, người mình thích ở bên cạnh mình là được.
Nghĩ vậy, cậu cảm thấy ngọt ngào, lặng lẽ nắm tay Oleg. Oleg cười trộm trước hành động nhỏ của cậu, dứt khoát nắm lấy tay cậu, “Đi thôi!”
Euler đổi bút lấy một ít trái cây khô và bia, hai người ngồi dưới bức tường ở cổng chợ vừa ăn vừa tắm nắng. Oleg nằm trên đùi cậu, bóng cây nhẹ nhàng lắc lư trên mặt hắn, Euler một tay cầm trái cây sấy khô treo miệng hắn, che miệng cười. Oleg ngửa mặt, vươn đầu lưỡi liếʍ đến ngón tay cậu Euler rụt lại, hắn không bắt được, qua lại nhiều lần, Oleg hừ nhẹ một tiếng, mạnh mẽ ngẩng đầu lên như hổ đói há miệng, nuốt chửng, thỏa mãn lắc lắc đầu, một lần nữa nằm xuống híp mắt dưỡng thần.
“Nếu như đình chiến, cuộc sống nơi này hẳn là rất thoải mái.” Euler dựa vào tường, ánh mặt trời chiếu xuống nền gạch vô cùng ấm áp, cậu lấy cuộn phim ra, cẩn thật cất lại vào chiếc hộp nhỏ, thay một cuộn mới rồi chĩa về phía mặt Oleg Oleg lấy nét, “Đừng nhúc nhích, chụp cho anh một bức.”
Oleg bụm miệng che ống kính,, “Có gì đáng chụp đâu.”
Euler gỡ tay hắn ra, làm nũng, “Chụp một tấm đi mà.”
Oleg cười nghiêng ngả, đùa giỡn một hồi, chỉ vào miệng mình, “Hôn anh một cái, anh cho em chụp một tấm.”
Euler đỏ mặt, lẩm bẩm: “Sao vẽ chuyện thế?”
“Nhanh lên, hôn một cái, bằng không tịch thu máy ảnh, Bây giờ anh nuôi em đấy, anh không đưa cuộn phim cho em, thì em chụp kiểu gì.” Oleg gác chân, “Chắc ảnh phải nghĩ thật kỹ, sau này mỗi lần phát cuộn phim thì phải làm một lần… “
Chưa kịp nói xong thì bị Euler tát một cái, “Nói đủ chưa!”
Oleg cười khanh khách, “Được được được, không làm loạn nữa mà. Đùa em ddaays, nhanh lên, hôn đi.”
Euler nhìn đám người qua lại, che miệng hắn, “Toàn là người không!”
“Vậy anh hôn em.” Oleg nâng nửa người trên đè cậu lên tường, áp sát hôn tới.
Euler run tay, suýt nữa làm rơi máy ảnh, trên người Oleg vương mùi nắng, trong miệng còn thấm mùi mặt ong, cậu ư một tiếng, hơi há miệng, nghênh đón. Hai đôi môi ngọt ngào quấn quýt nhau, lưu luyến không rời.
“Anh yêu em.” Oleg tựa trán mình và hôn lên mũi cậu.
Euler dụi mũi như cún con, chu môi hôn lai, “Em cũng yêu anh.”
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cận Đại
- Chuyện Cũ Afghanistan 1986
- Chương 17