Chung Vô Diệm

6.67/10 trên tổng số 3 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Nhà xuất bản: Tín Đức Thư Xã Năm xuất bản: 1951 Một hôm, Tuyên Vương đang uống rượu giữa bầy cung nga xinh đẹp, vui chơi ở Tiệm Đài. Chung vô Diệm xin vào yết kiến, tự xưng là người con gái không lấy  …
Xem Thêm

Chương 34: Nơi trường đình, tuyên vương rước vợ triệt long san, tiết côn phản vua
Khi hai vợ chồng phò mã đưa Chung hậu về ải rồi, trở vào dinh, kiểm binh mã, và truyền lệnh quày hiếu cư tang, áo trắng, cờ trắng tướng sĩ một lòng chờ binh Tề qua thì nhổ dinh về nước.

Khi Chung hậu từ biệt hai vợ chồng phò mã trở về dinh, liền tra điểm mươi muôn binh ròng và lựa tam viên tướng giỏi, sai qua giúp cho công chúa. Phò mã bèn kiểm duỵêt họ tên binh tướng của Tề, biên vào sổ sách xong rồi liền truyền lệnh nhổ trại phát pháo thẳng tiến tới Đức Hưng quan, hiệp với Cao Khôi kéo trở về nước.

Nói về Chung hậu nghe bên dinh Yên phát pháo, thì đã biết công chúa hồi binh rồi, bèn truyền chỉ cho tam quân mình, sửa soạn ban sư và giao các việc cho Điền Thường và Điền Năn coi giữ quan ải. Chung hậu sắp đặt sau trước xong rồi, khiến phát pháo khi thành, chỉ thẳng Lâm trí mà trở lại. Lúc này vua Tuyên vương lâm trào, có quan Huỳnh môn vào tâu rằng:

- Nay Chung mẫu hậu đắc thắng, đã ban sư hồi trào, cách vương thành chẳng có xa, xin Thánh hoàng định đoạt.

Tuyên vương nghe tâu có ý buồn, bèn nghĩ thầm rằng: Ta tưởng sai con xủ phụ ra binh chuyến này đã nạp mạng cho hai vợ chồng Tôn Tháo rồi, không dè nay nó lại bình đặng Yên bang, làm cho ta tấc dạ bàng hoàng, chẳng biết kế chi mà toan liệu. Bụng đang suy nghĩ, thấy Yến thừa tướng bước tới tâu rằng:

- Chung quốc mẫu dẹp an Yên tặc, có công lao bình định giang san, xin Thánh hoàng ngự giá thân nghinh nơi Đình dịch, như vậy mới vui lòng kẻ xông tên đυ.c pháo, đặng phò tá Tề bang cho đồ sộ vững bền, xin Thánh thượng đi theo ngu thần sở tấu.

Tuyên vương nghe phải cả đẹp bèn truyền cho văn võ bá quan, sắm sửa long xa phụng tán, phát hai mươi bốn tiếng pháo dẫn nhau ra cửa Tây môn, đi chừng mười dặm, đến nhà trường đình trú lại mà đợi.

Chung hậu nghe tin Tề vương thân nghinh thì nghĩ thầm rằng: Hôn quân này thiệt khéo làm bộ, lúc trước ta suất sư thì đăng đàn bái tướng, ngày nay ban sư lại ngự giá thân nghinh, ngoài mặt thì làm bộ đa tình, mà trong ruột dường như dao cắt. Chung hậu vừa đi vừa nghĩ, chẳng bao lâu tới Dịch đình, khi ấy Tề vương liền truyền cho văn võ, sắp ra hai hàng mà tiếp rước. Chung hậu vừa tới xuống ngựa tâu rằng:

- Thần thϊếp giáp trụ nơi mình, không đặng trọn lễ, xin Thánh hoàng tha tội.

Tề vương làm tuồng hơn hở, bước lại cầm tay Chung hậu mà rằng:

- Trẫm với ngự thê cách mặt đã lâu nay gặp nhau đây, thiệt đã thỏa tình hoài vọng.

Nói rồi liền dắt tay vào nhà trạm mà đãi trà, bá quan đều hầu chực hai bên, Tề vương mới hỏi Chung hậu rằng:

- Chẳng biết ngự thê xuất trận binh phục Yên ra thế nào?

Chung hậu bèn tâu hết, từ khi binh mới tới Trâu Bình quan cho đến khi bình định giao hòa và kết hôn nhân cho vua nghe. Tề vương cả mừng nói rằng:

- Trẫm có ngự thê thiệt là giang san rất có phước!

Trò chuyện rồi truyền quan bày tiệc hạ công, yến ẩm xong xuôi mới ngự giá về thành, văn võ triều bái xong rồi, Tề vương bèn truyền chỉ khao thưởng tam quân, cứ theo thứ mà thăng thưởng. Chung hậu lại thuật sự Yên bang, Tấn Anh soáng ngôi. Và có cho Yên Đơn công chúa mượn mười muôn binh, nay lại xin Tuyên vương hạ chỉ cho chủ soái Trâu Bình quan phát thêm mười muôn binh nữa, thẳng qua Dịch châu mà giúp cho công chúa, Tề vương nhậm lời tâu, giáng chỉ sai đi liền, rồi bãi chầu.

Nói về lúc Tề vương lui chầu bèn đi thẳng qua Chiêu Dương cung trò chuyện với Chung hậu, chẳng hay ngày vắn tình dài, bỗng chốc đầy trời sao sáng. Chung hậu khiến cung nga bày yến, dâng rượu cho Tề vương ít chén giải muộn. Tề vương khi ấy ngẫm nghĩ tới đó rất ưu phiền, bụng thì giận mà miệng chẳng dám nói ra, mới nghĩ rằng: Dân gian còn một chồng đôi vợ huống ta không năm thϊếp bảy thê, thảm thương thay thứ hậu Cao phi. Còn Chánh hậu thời như yêu quỷ, ngó thấy mặt đà rầu rĩ, có lẽ đâu thân thỉ nài hoài, dầu nó muốn động xuân tình mà ép trước nài mai, thì ta phải dằn hỏa dục một hai từ chối, bây giờ biết tính làm sao cho khỏi, đêm nay e mắc kế con này.

Chung hậu xem mặt Tề vương có sắc buồn cũng đã biết ý, bèn than thầm rằng: Vì Thánh mẫu sai ta bình liệt quốc mà tủi cho thân bạc phận vô duyên, đêm nay thấy Tề vương bụng đã bất yên, chắc có sự ưu phiền chi đó, vậy để ta nói một hai lời chọc nó, coi ý tứ đó thế nào? Nghĩ rồi bèn kêu cung giám mà hỏi rằng:

- Bây giờ canh mấy vậy?

Cung giám tâu:

- Thưa, đã quá canh hai.

Chung hậu bèn truyền nội giám dâng rượu, rồi nói rằng:

- Đêm nay Thiên tử ngủ tại Chiêu Dương, vậy bây hãy sửa sang nệm gối.

Tề vương nghe nói hỡi ôi, mới sanh ra một kế, cười với Chung hậu mà nói rằng:

- Đêm nay trẫm muốn ở lại đây mà bồi bạn với ngự thê, song hiềm vì ngự thê chinh chiến mới về hãy còn mệt mỏi lắm! Vả lại, sự ái ân chồng vợ cho thiếu chi ngày, vậy để hôm nay cho ngự thê an dưỡng tâm thần, rồi sau sẽ vầy duyên cũng chẳng muộn.

Chung hậu nghe nói muốn tức cười và nghĩ thầm rằng:

Lão hôn quân thiệt là nhiều chuyện, trong lòng đã chết điếng mà kiếm điều nói phỉnh cũng hay. Thôi thôi, ta cũng bớt tay, để cho lão đi đâu đi cho rảnh.

Nghĩ rồi liền truyền quân nội thị sửa xoạn xe giá, đưa vua về cung. Tề vương nghe nói hết sức vui mừng thoát đặng khỏi dường như chim khỏi rập. Lúc ấy Tề vương lại giả bộ cầm tay Chung hậu mà dục dặc một cách trìu mến vô hồi! Chung hậu cũng tạ ơn và tâu rằng:

- Xin Thánh thượng chớ có đem lòng lưu luyến, hãy còn nhều ân ái về sau.

Tuyên vương gật đầu, bước lên long xa, đi qua Đông cung mà nghỉ an giấc điệp.

Qua bữa sau Tuyên vương lâm trào, văn võ bá quan triều bái xong rồi, quan Bình bộ thượng thư bèn quỳ tâu rằng:

- Nay có đảng thảo khấu ở núi Triệt Long sơn, tên là Tiết Côn, đánh phá cõi bờ, đòi mượn lương thảo rất nhiều, quan địa phương không cho và ngăn chống chẳng lại, mời cử sở về xin binh cần kíp.

Tuyên vương nghe tâu cả buồn, bèn nghĩ rằng quốc vận nước Tề đã gần suy sụp, cho nên mới sanh ra sự binh đao hoài, mới bình phục đặng Yên bang, nay lại Tiết Công tạo phản. Nó thiệt là thằng hảo hớn, chiếm nũi Triệt Long có mười mấy năm dư, cứ thường năm cho lương thực hoài, hao tổn của triều đình biết bao nhiêu vàng bạc, như vậy mà nó còn đành lòng làm ác, làm cho sĩ tốt chết oan. Nghĩ như vậy bèn hỏi các quan rằng:

- Trong ban võ bá có ai dám lãnh ấn Nguyên nhung đi trừ an giặc cỏ?

Hỏi luôn ba tiếng mà bá quan đều nín thinh, Tuyên vương cả giận phán rằng:

- Lời thánh xưa có câu: Vua xem tôi như thủ túc, tôi vua như phúc tâm, nay trẫm có sự rầu, mà bá quan không ai giùm giúp đặng chút nào hết, như vậy thiệt là bọn túi cơm giá áo, chẳng có ai xích đởm trung tâm, lúc thái bình thời nhờ quốc lộc quân ân, cơn bát loạn thảy đều co đầu rút cổ.

Yến Anh khi ấy bước ra tâu rằng:

- Xin Thánh hoàng bớt oai thạnh nộ, ngu thần tiến cử một người, trừ hung đồ như trở bàn tay, gϊếŧ thảo khấu không đầy nháy mắt.

Tuyên vương hỏi:

- Vậy chớ tiên sinh tiến cử ai?

Yến Anh tâu:

- Xét trong Tề trào lương tướng ít người sánh kịp Tiết Côn, tôi nghĩ lại đường đường một vị quốc vương đâu há nhịn thua thẳng thảo khấu, nếu chẳng có tay Chung vương hậu, thì ít ai trừ đặng Tiết Kế Nguyên, xin vời vương hậu tới điện tiền đặng lo toan việc nước.

Tuyên vương nghe nói chau mày và nói rằng:

- Trẫm tưởng khanh bảo tấu ai, không dè là Chung Vô Diệm nữa. Mới đây có một chuyện khó nỗi nói ra vì bởi hôm qua trẫm với Chiêu Dương hạ tiệc, thấy Quốc hậu lòng càng tư thiết, nên trẫm phải kiếm việc tháo lui, sợ e lòng gã chẳng vui thời ta khó mở môi nói chuyện. Vả lại nó mới binh phục Yên bang, công lớn ban sư về chưa được mấy ngày dễ đâu nó chịu khó nhọc vậy hoài, sợ uổng tiếng tiên sinh bảo tấu.

Yến Anh lại tâu nữa rằng:

- Vương hậu là một vì tinh tú, chẳng phải như các ả ca nhi, xin Thánh hoàng giáng chỉ, cho hạ thần vào yết kiến Chiêu Dương.

Tuyên vương y tấu, liền viết chiếu giao cho Thừa tướng cầm đi. Khi Yến Anh tới Chiêu Dương cung, nội giám vào tâu cho Chung hậu hay. Chung hậu lật đật bước ra nghinh tiếp thánh chỉ. Rồi đi bộ với Yến Thừa tướng, thẳng tới Kim loan điện, triều bái Thiên tử. Tuyên vương vội vã xuống ngai rước Chung hậu, vợ chồng đồng ngồi nơi kim ỷ, khi ấy Chung hậu tâu rằng:

- Chẳng hay Thánh thượng cho đòi thần hậu có việc chi, hay quốc gia đại sự chi?

Tuyên vương giả cười mà nói rằng:

- Vương hâu ôi! Cô gia tài sơ học thiển, phước bạc ngôi giàu, lại trong triều không có kẻ lương thần mà ngoài nước nhiều tay nghịch đảng, còn ngự thê đã thần thông quảng đại lại thêm võ nghệ cao cường mới đây phục đặng Yên Đơn, bốn biển thảy đều nghe tiếng. Nay cô gia có một chuyện, vì Tiết Côn nó làm phản nơi Triệt Long, dầu ngự thê mà chẳng có tưởng tình xin hãy thương lấy Tề bang lê thứ.

Chung hậu nghe nói cười thầm và nghĩ rằng: lão hôn quân này thiệt nhiều lời! Lúc thái bình chê ta là yêu quỷ, tới khi có việc đòi ra năn nỉ ỷ ôi! Thôi thà để va làm đứa vô tình, đâu có lẽ mình làm thinh mà ngó vậy. Nghĩ rồi bèn tâu rằng:

- Tiết Côn là một thảo khấu, có sá chi mà làm mệt dạ Thánh hoàng, dầu nó có tám cánh bảy đầu, cũng chẳng đủ chi lo sợ.

Tuyên vương thấy chịu cả mừng bèn hỏi:

- Như ngự thê lãnh ấn thì muốn dùng bao nhiêu binh?

Chung hậu tâu:

- Đồ ăn cướp trong rừng, dùng ba ngàn binh là đủ.

Tuyên vương rất đẹp. Chung hậu từ tạ về cung, vua cũng truyền bãi trào ai về dinh nấy.

Rạng ngày, Chung hậu nai nịt lên ngựa, thẳng tới trước giáo trường, kiểm điểm ba ngàn nhơn mã, khiến phát pháo, mở cửa thành kéo binh ra. Tuyên vương cũng ngự giá tống hành và văn võ bá quan thảy đều đón đưa đủ mặt. Tuyên vương lúc ấy cầm tay Chung hậu mà nói rằng:

- Trầm cầu cho ngự thê mau dẹp an giặc cỏ kẻo trẫm ở nhà đêm ngày hòai vọng.

Chung hậu tạ ơn vua rồi tức thì chỉnh khai đội ngũ, thẳng dặm tới đất Ba Châu (thuộc về tỉnh thành Tức Mặc). Khi binh kéo đi chẳng đặng mấy ngày, bỗng đâu gần tới chốn. Quân kỳ bài khi quay trở lại báo rằng:

- Núi Triệt Long trước mặt, cách đây chừng năm dặm, xin Nương nương phát lạc.

Chung hậu nghe báo liền giục ngựa đến xem địa thế, rồi kiếm một hòn núi khác thiệt cao, mà dồn binh ra làm hai đạo, một nửa ở trên núi để coi thế giặc, còn một nửa đóng dưới triền để phòng khi cướp dinh. Đồn trú xong, Chung hậu thăng trướng, binh tướng đứng đều hai bên. Chung hậu nói rằng:

- Có tướng nào dám tới sơn trại mà khiêu chiến chăng?

Điêu Khải ra lãnh mạng. Chung hậu mới dặn rằng:

- Thằng sơn tặc này chẳng phải tay tầm thường, như tướng quân có giao chinh, phải đề phòng cho cẩn thận.

Điêu Khải dạ dạ lui ra, dẫn theo năm trăm binh, tới trước sơn trại xỉ mạ bọn lâu la mà khıêυ khí©h.

Nói về chủ trại núi Triệt Long sơn là Tiết Côn, tự là Kế Nguyên, đang ngồi nơi Tụ nghĩa đường đàm đạo thì thấy quân lâu la vào báo:

- Tề vương sai Chung Vô Diệm tới đánh, xin trại chủ liệu bề, kẻo tướng Tề lờn dể.

Tiết Côn nghe báo nổi giận hết lớn rằng:

- Tề vương cớ sao lỗi hứa thường năm ta mượn lưong tiền, bây giờ làm sao lại ở đảo điên, cất binh mã băng miền xâm phạm? Thề bất dung nghịch tặc, quyết nhất trận thư hùng.

Nói rồi nai nịt cầm thương lên ngựa, bên tả mang cung, bên hữu đai tên, phát pháo mở cửa trại, dắt lâu la xuống núi. Hai đàng xáp trận xưng hỏi họ tên. Tiết Côn nói:

- Làm trai như ta trong liệt quốc anh hùng ai mà chẳng nghe danh, nước Tề khi dễ lắm, hứa mỗi năm đưa nạp kim ngân giờ lai sanh lòng bội bạc, hôm nay ta mà không lấy được đầu ngươi quyết không về sơn trại.

Điêu Khải nghe nói cả giận, mắng rằng:

- Đồ sơn tặc, mầy đừng khoe giỏi mà lầm phải ta, cứ thường năm xâm phạm nước nhà nên Thiên tử sai Nương nương hưng binh vấn tội, chết bêu đầu đã tới, mầy còn khua mỏ nổ gì?

Tiết Côn nghe nói phừng phừng lửa dậy, hươi thương chạy lại đâm nhau. Điêu Khải đưa đao ra đỡ. Đánh hơn ba mươi hiệp, Điêu Khải đuối sức quày ngựa chạy dài. Tiết Côn giục quân đuổi theo đâm trúng Điêu Khải một thương nhào xuống chết tốt. Tiết Côn khi ấy thừa thế đuổi gϊếŧ binh Tề vỡ chạy tứ tán, bèn thẳng tới dinh Tề nói với quân tuần rằng:

- Bây hãy vào nói với Chung Vô Diệm rằng, có Đại vương ở núi Triệt Long đã tơi, xin mời Quốc mẫu ra nói chuyện, bằng không ta sẽ đốt dinh trại, một tấc cỏ cũng chẳng còn.

Quân Tề đem lời ấy vào tâu cho Chung hậu hay, Chung hậu nổi giận lôi đình, bèn hỏi các tướng.

- Có ai dám ra bắt sơn tặc ấy mà trả thù cho Điêu tướng quân không?

Hỏi vừa dứt lời, có một tướng ứng thính xin đi. Chung hậu xem lại là Vương Bao, chức hàm Hữu tiện tướng quân. Chung hậu nói:

- Vương tướng quân có xuất trận thì phải đề phòng lắm mới được.

Vưong Bao vâng lệnh, phát ba tiếng pháo mở cửa dinh xông ra. Tiết Côn xem thấy tướng Tề mình mặc huỳnh giáp, đầu đội huỳnh khôi, cưỡi ngựa Thanh tòng mã, tay cầm trường thương bèn hét lên một tiếng mà hỏi rằng:

- Tướng Tề tên gọi la gì, hãy nói mau mà chịu chết?

Vưong Bao đáp:

- Tề Tuyên vương giá tiền, Chung nương nương huy hạ, Hữu tiện tướng quân, tên Vưong Bao là ta, nay ta ra trận quyết gϊếŧ cho đặng người mà trả thù cho Điêu Khải.

Tiết Côn nổi giận hươi thương đâm đùa. Vưong Bao bèn cản đánh, hai tướng giáp trận hơn bốn chục hiệp có dư. Vưong Bao biết ý đề phòng. Tiết Côn đâm bậy một thương rồi quay ngựa mà chạy. Vưong Bao nói:

- Hết khoe tài thần võ, còn đâu khua mỏ anh hùng, mới một trận giao phong đã cong lưng chạy miết.

Vừa nói vừa quất ngựa rượt theo, Tiết Côn trông thấy mừng thầm, bèn lấy ra một phép kêu là Bá luyện thần chùy ném lên trên không mà nói rằng:

- Bớ tướng Tề hãy coi thần chùy của ta đây.

Vưong Bao nghe nói, ngửa mặt lên xem, thấy ngay một đạo hào quang nhắm ngay đầu mình sa xuống. Vưong Bao hồn bất phụ thể, kế bị thần chùy đánh trúng sau lưng ngã nhào xuống ngựa. Tiết Côn lướt tới cắt đầu rồi tới trước dinh Tề mà khiêu chiến nữa. Quân kỳ bài vào tâu cùng Chung hậu rõ. Chung hậu vội vã nai nịt cầm đao lên ngựa và dẫn theo tám viên tướng cạnh cùng năm trăm quân ngựa lâm đồng xông ra trận.

Tiết Côn xem thấy nữ tướng cầm binh, hình dung cổ quái, thì biết là Chung Vô Diệm bèn nói:

- Bớ con nữ tướng kia. Có phải mà là Chung xủ phụ chăng? Như mày vậy có bao âm khí lực mà dám thượng trận thi tài, ta bảo cho hay, hãy mau trở về xách giỏ hái dâu cho an phận, chớ như ta đây mười hai nước thảy đều chạy mặt, khuyên mày đừng kể chắc mà chết chẳng toàn thây.

Chung hậu nghe thấy nổi giận nhưng xem thấy tướng giặc tuổi chừng hai tám, mà sức mạnh muôn người, mặt trắng môi hồng, mày thanh mắt lộ, thì có ý khen thầm, đánh tay bẩm quẻ, mới hay là Đông đẩu tinh quân giáng thế, nên quyết dằn lòng khuyến dụ, về phò tá Tề bang, quả thật là một vị anh hùng lương đống. Nghĩ rồi mới kêu Tiết Côn mà nói rằng:

- Bớ thằng giặc cỏ chớ phạm oai trời, tài lực chi mà mỗi năm theo đòi lương thảo, nhưng nay thiên đình đã đáo, kịp mau phục tội quy hàng, chớ nên ỷ thế dọc ngang thì ta không dung thứ.

Tiết Côn hầm hầm giận dữ, cầm thương giục ngựa tới đâm ngay. Chung hậu cũng lẹ tay đưa đao ra đỡ, hai đàng hổn chiến có dư trăm hiệp ngoài. Chung hậu cứ khen tài, Tiết Côn cũng khen thầm Chung hậu. Hèn chi bốn biển vang danh nay mới rõ tài nữ tướng, vậy quyết ý dụng tình, lập mưu trá bại.

Khi Tiết Côn lập kế xong, đâm bậy một thương giục giục ngựa chạy nai. Chung hậu mới nghĩ rằng: Thằng này tài lực hơn chúng, thương pháp như thần, sao lại chạy ngang, chắc có kế gian, nên dùng mưu trá bại, như ai đây sợ hại chớ ta đây chẳng nao. Nghĩ rồi liền giục ngựa đuổi nhào, chạy theo vừa gần tới, Tiết Côn xem thấy có ý mừng thầm, bèn lấy cây thần chùy liện lên trên không, hào quan túa ra sáng giới. Chung hậu xem thấy cả cười, lấy tay chỉ phép mà nói rằng:

- Thần chùy sao không trở lại mà đánh Tiết Côn?

Khi ấy phép thần chùy liền quay trở lại. Tiết Côn thấy phép mình sao chẳng linh nghiệm, muốn đánh lại mình, tức thì đọc chú thâu chùy vào hồ lô, rồi hươi thương lướt đánh. Chung hậu cũng đưa đao ngăn đỡ, hai đàn đánh vùi một trận nữa, trống gióng vang trời, quân reo dậy đất, đánh hơn ba trăm hiệp dư mà sức cũng cầm đồng. Chung hậu vừa đánh vừa nghĩ thầm rằng: Tiết Côn là tướng tài, nếu dùng sức mà đánh hoài tới năm sau năm cũng chưa bình phục được nó, chi bằng dùng tiên phục mà gϊếŧ phứt nó đi mớ xong chuyện. Nghĩ như vậy rồi lại nghĩ rằng: Vì nó là một vị tinh tú giáng sanh, đặng làm thượng tướng cho nước Trần, nước Lương và nước Tề mình, nếu nghịch thiên đạo mà gϊếŧ nó đi thì uổng lắm! Thôi để kiếm kế khác thâu phục hắn mới xong, để ngày sau dùng giúp tay chân cho đỡ.

Thêm Bình Luận