Chương 3: Nhật ký của Kỳ Dương (3)

Edit: Nananiwe

Ngày 30 tháng 4, trời âm u rồi chuyển nắng.

Tới tiết cuối cùng ngày hôm nay, cô giáo chủ nhiệm đi giày cao gót bước vào lớp thông báo một chuyện mà mình ghét vô cùng.

Quốc tế lao động 1/5 chúng mình được nghỉ lễ ba ngày. Gì cơ?! Mình ghét nghỉ lễ, nghỉ lễ nghĩa là mình phải về nhà, mà về nhà nghĩa là mình phải ở chung với ba mẹ.

Từ năm bốn tuổi mình đã bị đưa sang nước ngoài với một bảo mẫu chăm sóc. Đến tận năm mười tám tuổi mình vẫn chẳng cảm nhận được chút tình cảm dịu dàng ấm áp nào của bố mẹ.

Rất nhiều lần mình muốn nói rõ suy nghĩ của mình cho bố mẹ nghe, nhưng lần nào gọi thì họ cũng bảo rất bận, đưa con ra nước ngoài là vì điều kiện giáo dục của nước ngoài rất tốt, dường như bọn họ chẳng hề để tâm đến mong muốn nhỏ nhoi này của mình.

Nhìn những bạn xung quanh đang vui vẻ hỏi nhau nghỉ lễ sẽ đi đâu chơi, chẳng hiểu sao mình lại cảm thấy bực bội.

Nhìn thời tiết đầy sương mù bên ngoài, tâm trạng mình cũng tệ hệt như vậy.

Ánh mắt kia lại nhìn mình, nhưng mình đã biết là ai rồi. Có lẽ do tâm trạng bực bội nên mình mặc kệ cậu ấy, tiếp tục nhìn ra ngoài cửa sổ rồi nghĩ nên làm thế nào để không phải về nhà.

Lần này tan học Văn Cảnh không đi theo mình, có lẽ là về nhà rồi. Quê của cậu ấy ở nông thôn, phải về quê sớm một chút.

Hừ, hình như tâm trạng mình lại càng tệ hơn rồi.

Hoa bên đường chìm trong thời tiết đầy sương nên màu sắc rất nhạt, mình định ghé vào quán mì ở con phố đối diện.

Tấm biển của quán rất cũ nhưng cũng rất có không khí, bàn ăn bên trong hơi cũ nhưng lại khá sạch sẽ. Chủ quán là người phương nam nên khẩu âm phương nam hơi nặng, cơ mà khá là thích cười.

Viết tới đây mình lại ngồi cảm thán Kỳ Dương viết văn hay thật đấy, viết nhật ký mà cũng miêu tả được đến vậy.

Mình gọi một bát mì Trùng Khánh thêm một thìa sa tế đầy. Mình không ăn được cay, nhưng những lúc bực bội thì sẽ muốn ăn cay thật cay, miệng bị cay đến mức xuýt xoa thì sẽ không còn chú ý đến tâm trạng nữa.

Khi mình đang ăn đến nóng bừng cả người thì quán bên cạnh vang lên tiếng mắng chửi ầm ĩ.

Ban đầu thì mình không để ý tới, nhưng mình lại nghe thấy một giọng nói quen thuộc có chút run run nhưng lại vô cùng quật cường.

Mình lập tức đi tới, thấy Văn Cảnh đang bị một gã đàn ông bụng phệ nắm lấy cổ tay rồi quát mắng trước mặt mọi người.

Ông ta bảo mình mới tuyển một nhân viên phục vụ nhưng tay chân lại không sạch sẽ, ông ta định báo cảnh sát.

Hừ, viết tới đây mình chỉ một nhổ nước bọt vào mặt ông ta, đúng là đồ không biết xấu hổ. Nếu không phải mình tin tưởng Văn Cảnh và biết được sự thật từ chỗ Văn Cảnh thì mình đã tin phải kẻ ác rồi.

Rõ ràng là ông ta không muốn trả tiền lương cho Văn Cảnh, ăn hϊếp cậu ấy chỉ là một học sinh nên mới tự biên tự diễn một màn như vậy.

Tất nhiên là ông ta không báo cảnh sát thành công, nhưng mà Văn Cảnh cũng không nhận được tiền lương.

Sau đó mình và Văn Cảnh tới công viên đi dạo. Mình tìm một cái ghế ngồi xuống, ở khoảng cách gần như vậy mình có thể cảm nhận được mùi hương nhàn nhạt của xà bông xộc vào mũi.

Trời chuyển nắng rồi, bực bội trong lòng mình cũng tiêu tan.