Những thứ là bản năng thì không phải lúc nào cũng có thể giải thích rạch ròi. Chim sẻ biết xây tổ, nó biết cần nơi trú ngụ, nhưng nếu không phải bản năng thì làm sao biết nhặt nhạnh đồ, biết dùng nó đ …
Những thứ là bản năng thì không phải lúc nào cũng có thể giải thích rạch ròi.
Chim sẻ biết xây tổ, nó biết cần nơi trú ngụ, nhưng nếu không phải bản năng thì làm sao biết nhặt nhạnh đồ, biết dùng nó đan tổ???
Một cảm xúc không rõ, một tình cảm không rõ, nếu nói đó là sinh ra từ bản năng tìm kiếm một tâm hồn hoà hợp thì cũng không sai.
Nhưng mà nếu không xác định được cảm tình, nếu bâng quơ, ngộ nhận,…thì những gì họ nói sẽ ảnh hưởng lớn đến người khác như thế nào?
Tôi thích cậu.
Nếu chưa trải qua bao sóng gió mà có thể lung lay trước câu ấy, thật sự...là một người dễ lừa.
Tôi mến cậu.
Nếu sự yêu thích chỉ được đo bằng thước, có lẽ lời ấy là đúng.
Tôi yêu cậu.
Nếu yêu ghét bằng tim, ai rồi sẽ tin ba chữ đó. Thế nhưng tình cảm luôn đến từ trái tim sao?
Yêu cậu.
Lung lay và ngã gục, chúng ta thật sự có tin vào tình yêu? Lấy tiêu chí đấy mà sống chỉ vì đôi ba chữ "hãy sống cho cả tôi"? Lấy nó làm động lực trong đời mà chẳng nhờ đến sự nỗ lực trước giờ? Lấy sự ngây thơ ấy, cảm mến một người, thích một người và yêu người nhưng đối đáp lại, liệu có phải là tình yêu của kẻ đấy dành cho mình?
Thật vậy sao? Cái xúc cảm mà con người mãi ấp ủ?
Yêu cậu! Tôi thật sự yêu cậu!
Làm sao để chứng minh? Nó cũng chẳng một hàm số, dùng máy là có thể giải ra kết quả.
Tôi yêu cậu từ cái nhìn đầu tiên, nếu cậu không chê, hãy cho tôi thời gian thể hiện tình cảm này.
Tình yêu sét đánh chỉ là trong ngôn tình. Hiện tại, yêu bởi lần đầu như một mục đích cá nhân vậy. Có thu hút từ sắc đẹp, cũng có lực hút do tiền bạc.
Tôi có thể thích cậu không?
Một câu hỏi không lời giải đáp...
*Chú ý: Để tiện cho việc theo dõi của độc giả, tác giả đã chia truyện thành ba phần như sau:
1. Hiện tại: các tình tiết, nhân vật của năm năm sau -> hiện đang sống.
2. Quá khứ: các tình tiết, nhân vật của năm năm trước -> tái hiện lại những việc nhân vật đã trải qua.
3. Quá khứ trong quá khứ: các tình tiết, nhân vật ở thời điểm xa quá khứ hơn -> có thể là bản thân nhân vật lúc bé, cha mẹ nhân vật hay bất cứ ai có liên quan lúc xưa.
Việc chia thành ba phần nhằm để các bạn đọc có thể chọn phần đọc trước hay theo sắp xếp chương của tác giả, ví dụ cụ thể như:
•Bạn A: đọc quá khứ trong quá khứ trước -> quá khứ -> hiện tại.
=> Cách đọc này giúp bạn như theo nhịp trưởng thành của nhân vật, từng chút lớn dần theo năm tháng.
•Bạn B: đọc hiện tại -> quá khứ -> quá khứ trong quá khứ.
=> Đây là cách đọc ngược, như hướng theo nhân vật, nhớ về quá khứ.
•Bạn C: đọc theo sắp xếp chương của tác giả.
=> Tiết tấu phù hợp, l*иg ghép quá khứ vào thực tại để chỉ ra tính cách, hành động, suy nghĩ đó của nhân vật từ đâu mà ra. Đọc theo cách này giúp bạn giống tác giả, thích ngang ngược.