Buổi chiều, hai người cầm ô đến Tây Hồ ngắm tuyết, tuyết rơi hơi nhiều, Tam đàm ấn nguyệt tích tụ lớp tuyết, cò trắng bay qua mang bộ lông màu đen.
“Tuyết lớn tuyết lớn mau tránh ra, đừng làm ướt nhẹp ông xã tôi.”
Kỷ Nguyên ở bên kia ca hát, Lý Mậu lần đầu nghe thấy, anh cười không thôi.
Kỷ Nguyên không hát nữa, hỏi: “Anh cười cái gì?”
Lý Mậu nhịn cười, nói: “Chúng ta đến chùa Thiên Trúc.”
Kỷ Nguyên hỏi: “Chùa Thiên Trúc nào?”
Lý Mậu nói: “Hòa thượng Viên Trạch trước khi đầu thai đã có hẹn với Lý Nguyên, mười ba năm sau, đêm trăng Trung thu, gặp mặt ở chùa Thiên Trúc tại Hàng Châu.”
Kỷ Nguyên nhớ ra, Viên Trạch đầu thai thành chú bé cưỡi trâu vừa gõ sừng trâu vừa hát: “Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn.” (Tôi chính là nguyên thần của Tảng Đá Ba Đời)
Lý Mậu ừ một tiếng.
Kỷ Nguyên nói: “Chúng ta có phải muốn đến Thanh Ba Môn, xem có nhà của Bạch nương nương không?”
Lý Mậu nói: “Đều đi xem.”
Kỷ Nguyên cảm thấy rất tốt.
Một tòa cổ thành thường thường hư thực đan xen, thực chính là thấy ngay trước mắt, hư chính là ý nghĩ trong tư tưởng. Một địa phương có điển cố, tăng thêm một nửa hứng thú.
Hoàng hôn, rời khỏi Tây Hồ, bọn họ đi nghe tuồng Côn Sơn. Trên đường trong ánh đèn vàng, đường nét cây liễu mỏng manh như vậy, mưa tuyết tầm tã.
Cô có chút không quan tâm. Cô cảm thấy mình đang nằm mơ, cảm giác không chân thật tăng cao.
Lý Mậu gọi cô một tiếng.
Kỷ Nguyên hoàn hồn, nói: “Thật đẹp.”
Anh nói: “Nhóc Nguyên, sau này chúng ta cùng nhau đi đến nhiều nơi hơn nữa.”
Cô ừ một tiếng.
Bọn họ đến một rạp hát kiểu hội trường, chỗ ngồi rất ít, đi vào tắt di động, ngồi xuống thưởng trà. Trong bình hoa trên bàn cắm mấy nhánh mai vàng, ánh vàng nhạt trong suốt, mùi hương như có như không. Buổi diễn chừng nửa tiếng, diễn viên không dùng micro, chỉ dựa vào giọng hát xướng ca, lời nhạc phức tạp mỹ lệ, toàn diện không bỏ sót, khiến lòng người rung động.
Kỷ Nguyên thỉnh thoảng nhìn qua khuôn mặt nghiêng của Lý Mậu, không nói gì.
Lại qua mấy hôm, nhóm người làm xong việc chính, từ Hàng Châu trở về.
Tại bãi đỗ xe dưới lầu tòa nhà, Khương Tử Kiện kéo cửa xe Lý Mậu.
“Tôi nghe nói Trần Đại Trì vẽ vật thực ở Vân Nam đã trở về rồi.”
“Sau đó thì sao?”
“Hai người không phải bạn bè nhiều năm à?”
“Cậu muốn thế nào, nói thẳng đi.”
“Anh giới thiệu tôi qua đó học nghề.”
“Cậu ấy không nhận học trò.”
Lý Mậu từ chối thẳng.
Khương Tử Kiện nói: “Anh ký thỏa thuận thu mua phần tài sản kia của ba tôi, nếu tôi phàn nàn, có thể sẽ bị hủy bỏ.”
Lý Mậu hỏi: “Cậu uy hϊếp tôi?”
“Vậy bây giờ tôi gọi điện cho ba tôi, thuyết phục ông ấy hủy bỏ…”
“Tôi đưa cậu đến vườn lan, cùng Trần Đại Trì trồng hoa lan. Phương án này thế nào?”
“Ồ, phương án đi đường vòng này tôi có thể chấp nhận.”
“Hài lòng rồi chứ? Lăn xa một chút.”
“Được được được, bây giờ tôi lăn đi ngay.”
Khương Tử Kiện buông tay, giúp Lý Mậu đóng cửa xe, nhiệt tình vẫy tay nói tạm biệt.
Lý Mậu hoàn toàn không muốn để ý tới thằng hề này.
Kỷ Nguyên nở nụ cười.
Cô đọc tin tức thương mại, một công ty mậu dịch bán sữa nhập khẩu quá thời hạn, lén sửa kỳ hạn bảo đảm chất lượng trong kho hàng, đưa vào thị trường, bị giám sát điều tra ra, mười mấy người chịu hình phạt.
Mối đầu tư phía sau, tuy rằng không chịu trách nhiệm, vẫn bị người ta chỉ trích.
Lý Mậu nói: “Loại công ty thực phẩm có nhiều sự kiện thiên nga đen*, nếu không phải trong tay không có dự án, tinh lực không có chỗ đi, hoàn toàn không cần thiết làm chuyện thế này.”
(*) “thiên nga đen” dùng để chỉ những sự cố có xác suất vô cùng nhỏ tưởng chừng không thể xảy ra nhưng để lại hậu quả vô cùng to lớn, và thường được dùng để chỉ các cuộc khủng hoảng tài chính.
Kỷ Nguyên ừ một tiếng.
Buổi sáng, Kỷ Triều Tông gọi điện thoại tìm cô, hỏi chuyện nhà họ Phó.
Người nhà họ Phó có lòng muốn lôi kéo rất nhiều ông chủ lớn như nhà họ Kỷ, nhà họ Thượng, nuốt chửng cổ phần công ty nhà họ Liêu.
Tình hình bên trong nhà họ Liêu, Lý Mậu khẳng định rõ ràng nhất. Dấy lên trận chiến thu mua, nhà họ Liêu có thể điều động bao nhiêu tiền, giá cổ phần có hàm lượng hay không, người ngoài khó mà đánh giá, trong lòng anh đương nhiên có tính toán.
Nhà họ Phó nhìn trúng điểm này.
Nhà họ Phó cấp tiến, năm nay cần phải cải thiện hiệu suất tập đoàn cấp bách, nghĩ tới nghĩ lui, cắt lấy miếng thịt nhà họ Liêu, mở rộng quy mô là tốt nhất.
Ích lợi trước mặt, rắn dám nuốt voi.
Kỷ Triều Tông hỏi Kỷ Nguyên dự định thế nào.
Kỷ Nguyên nói: “Lý Mậu không làm bàn đạp cho người ngoài. Anh ấy ít nhất có nửa năm bận rộn mua công ty vỏ bọc, bỏ thêm vào tài sản lợi nhuận. Anh ấy không đi nhỏ giọt nước bùn.”
Kỷ Triều Tông nói: “Nếu như vậy, việc này xem náo nhiệt trước, nửa năm sau hẵng nói.”
Kỷ Nguyên hiểu ý
của bố mình, trai cò tranh chấp, ngư ông đắc lợi. Nhà họ Phó khởi xướng thu mua nhà họ Liêu, phần đông chú bác nhà họ Liêu, cộng thêm sự giúp đỡ của gia đình Khương Kỳ, cuộc chiến đấu tranh giành quyền cổ phần của nhà họ Liêu và nhà họ Phó liên tục không ngừng, lan tràn mấy tháng trời.
Khi nhà họ Phó đưa ra thông báo thì họ đã là cổ đông lớn thứ hai.
Chuyện hôn lễ, chuẩn bị từng ngày một, giống như xếp gỗ xây tòa thành, đợi đến ngày gửi đi thiệp mời hôn lễ thì đã là năm sau.
Lý Mậu bận rộn chủ trì buổi hội năm mới của phòng đấu giá.
Kỷ Nguyên ở nhà gối đầu lên Đôrêmon, đọc bộ sách kinh tế học mà Lý Mậu liệt kê cho cô.
Kinh tế vi mô rất thực tế, giả thiết ban đầu là người lý tính.
Thà nói là người lý tính, không bằng nói là người ích kỷ.
Dưới điều kiện tiên quyết không cầu con người toàn vẹn, suy xét lợi ích cân đối khắp nơi, trái lại thấu đáo.
Nhưng người sống bằng lý trí thực sự, phải nói tới đánh cờ, ánh mắt cao xa, theo đuổi sự cân đối dài hạn.
Loại người này không thường thấy.
Tháng giêng, hai người tới Bắc Viên ăn cơm, xem kiến trúc đình viện, hoa sơn trà nở rộ cả sân vườn. Trên nhánh hoa có một con chim tước con, hót rất hay.
Hai người đứng trước lan can chạm khắc trên cây cầu gỗ, ngắm cá chép bơi qua lại dưới cửa sổ hoa. Chính giữa có một con cá chép lớn, đầu màu đen, thân màu trắng, đuôi màu đỏ.
Lý Mậu nói: “Nhóc Nguyên, con cá chép kia rất giống em.”
Kỷ Nguyên hỏi: “Giống chỗ nào?”
Lý Mậu nói: “Phức tạp, không thể nào phân loại.”
Kỷ Nguyên không nghe anh nói nhảm, cô lấy ra đồng tiền xu năm mới từ trong túi áo anh, ném vào cái bát đá nhỏ nằm chính giữa trong nước, không trúng.
Lý Mậu mở ra lòng bàn tay, Kỷ Nguyên đặt lại đồng xu trong tay anh.
Anh ném chậm rãi, đồng xu nhắm trúng bát đá, ném rất chuẩn, phát ra tiếng vang trong trẻo.
Lý Mậu nói: “Nhóc Nguyên có thể cầu nguyện rồi.”
Kỷ Nguyên nói: “Người một nhà bình yên hạnh phúc.”
Anh nói: “Cái này cũng là một đề tài lớn.”
Cô nói phải.
Năm sau, nhà họ Liêu và nhà họ Phó vẫn đang tranh giành quyền cổ phần, người ngoài lo lắng tài chính nhà họ Phó không đủ, không nuốt nổi nhà họ Liêu, đoán rằng giới cổ phiếu nhất định sẽ bị tụt giảm mạnh.
Mọi người đều có thái độ cau có.
Kỷ Triều Tông thấy giá cổ phiếu tụt xuống xấp xỉ, theo hướng ngược lại tiến hành mua vào, vừa vào là mười mấy triệu tiền vốn.
Chiều gió tức thì xảy ra nghịch chuyển, các nhà đầu tư bán lẻ giống như uống thuốc an thần, đều theo vào.
Ngay cả một số tài phiệt lớn cũng theo vào.
Kỷ Triều Tông tự chơi vui vẻ, nửa tháng sau lặng lẽ bán tháo.
Một tuần này vào nhanh ra nhanh, lợi nhuận rất khả quan.
Cuối cùng để lại một cổ phần nhỏ, vừa tiến vừa lùi, gần như lấy không một cái ghế đổng sự.
Kỷ Triều Tông chẳng thèm, giao cho con gái Kỷ Nguyên, thực ra là cho con rể.
Người thực sự hiểu biết tình hình kinh doanh của nhà họ Liêu, cũng là Lý Mậu. Huống hồ xem biểu hiện của công ty đầu tư, Lý Mậu làm khá tốt. Ý của Kỷ Triều Tông là, thưởng phạt phân minh.
Kỷ Nguyên vô tình làm đổng sự của tập đoàn nhà họ Liêu, tuy rằng là con rối của bố mình, nhưng hồi trước khi cô đến vườn vải, làm sao cũng không nghĩ tới, duyên phận giữa cô và nhà họ Liêu sâu xa đến vậy.