Vận Nô ngước mắt nhìn Trọng Liêm một cái rất nhanh nhưng cái đó đã biểu đạt hết những điều chứa chất trong lòng cô: thảm thê, oán hận tuyệt vọng phẫn uất không đường giải thoát.
- Tôi còn nói gì được nữa? - cô nói trầm trầm như là tự nói với mình, đầu cúi xuống, thấy rõ ràng mình không còn khả năng nào thoát tội, đến người mất cũng đã cố tình khẳng định đó là vật của nhà họ bị mất thì mình còn nói gì nữa? Cô cảm thấy chán nản cùng cực, tự dưng nói như muốn vặc lại - Những cái mà tôi biết thì tôi đã nói hết rồi. Bây giờ đã có người mất của, có vật bị mất, lại đã bắt được cả kẻ cắp thì các ông muốn xử thế nào là tùy các ông, tôi còn nói gì được nữa?
- Vận Nô! - Trình Chính nghiêm giọng quát - Không được cãi bướng.
Vận Nô rùng mình, ngẩng đầu lên cô lại lướt mắt qua Trọng Liêm và Trình Chính một cái, nước mắt trào ra, cô cúi xuống cắn chặt răng vào môi, không dám nói một lời nào nữa.
- Cháu có câu gì muốn hỏi cô ta không? - Trình Chính hỏi Trọng Liêm.
- Có ạ. - Trọng Liêm quay sang Vận Nô, vẻ thảm thương tủi cực và dáng điệu như có gì khó nói trong lòng của cô làm cho chàng rất động lòng. Chàng đã không thể rời mắt khỏi khuôn mặt thanh tú của cô, giọng chàng tự nhiên buông ra cực kỳ dịu nhẹ - Thưa cô, cô đừng sợ, cô chỉ cần nói chiếc vòng này từ đâu đến tay cô là được mà!
- Tôi có thể nói được sao? - Vận Nô buồn rầu hỏi lại.
- Làm sao mà không được nhỉ? - Trọng Liêm nói,
Thế rồi Vận Nô bắt đầu lấy giọng nho nhỏ buồn buồn kể lại một lần những sự việc đã nói ở công đường. Nói rồi, cô ngước mắt nhìn Trọng Liêm rụt rè nói thêm.
- Hay là, chiếc vòng của nhà công tử với chiếc này có thể không hoàn toàn giống nhau. Có thể nó có một chút xíu phân biệt chăng mà cũng có thể là người thợ kia đã làm thêm một chiếc vòng nữa gần giống vòng nhà công tử thì sao?
Trọng Liêm bắt đầu hơi do dự, tự nhiên cầm chiếc vòng lên xem kỹ lại. Đúng thế, biết đâu chiếc vòng ngày lại không phải là vòng của nhà mình bị mất thì sao? biết đâu nó là đồ vật của nhà cô ấy thật thì sao? Sự hiểu lầm này không đáng làm ra to chuyện. Vậy mà... vậy mà... vậy mà đem một cô gái ngoan của nhà người ta mà giam vào nhà lao? Nhìn cô gái yếu ớt run rẩy tưởng như gió cũng thổi bay được thì chịu sao thấu sự nặng tay của bọn ngục tốt, chịu sao thấu cảnh cơm tù, nhà đá? Hơn nữa năm nay trời lại quá lạnh, có khi chết cóng cả con người ta thì sao? Hơn nữa nếu để người ta mắc oan thì tấm thân mỏng manh kia chịu sao nổi nhục hình? Càng nghĩ càng thấy không đúng, càng nghĩ càng muốn lần khân, Trọng Liêm thấy không thể dừng được, chàng đứng dậy nói với Trình Chính.
- Thưa bác, cháu muốn đem chiếc vòng này về nhà để hỏi mẹ cháu xem, Bác biết chiếc vòng này vốn là của mẹ cháu, nên cháu cũng không thường xem xét nó, chưa chắc đã nhận được thật chuẩn. Nói như cô gái này cũng hơi có lý. Vạn nhất mà sai thì sự ấm ức của cô ấy không nói làm gì, nhưng sự sai đó nó còn tổn hại đến danh dự của người ta nữa! đó chẳng phải là việc đùa đâu, thưa bác?
Trình Chính nhướng lông mày nhìn Trọng Liêm rồi lại nhìn Vận Nô, định nói gì đó nhưng lại thôi. Xem ra, Trọng Liêm vẫn còn là một thư sinh trẻ tuổi mà! chàng thực sự nghi ngờ chiếc vòng là không đúng hay là đã động lòng trắc ẩn thương tiếc cho người đẹp đang mang tội? Trình Chính không để lộ cảm giác của mình, ông vỗ vai Trọng Liêm cười cười:
- Cũng nên làm như vậy Trọng Liêm ạ cháu cứ mang vòng này về nhà đi, hỏi phu nhân xem. Mất của là việc nhỏ, làm oan người là việc lớn, đúng không?
- Vâng ạ. - Trọng Liêm cất vòng đi, bất giác nhìn lại Vận Nô một cái, cũng vừa đúng lúc Vận Nô đang len lén nhìn chàng. hai luồng mắt vừa chạm vào nhau. Trọng Liêm chợt thấy trong tim rung lên một cái. Còn Vận Nô đã nhanh chóng cúi đầu nhưng một luồng cảm giác e thẹn đã dâng lên làm ủng đỏ đôi má xanh tái của cô, Trọng Liêm có vẻ bức xúc, chàng vái ông Trình Chính một cái thật thấp, nói:
- Thưa bác, cháu xin phép về để sớm làm ra sự việc cho mọi người được yên tâm ạ.
- Được bác cũng không giữ cháu nữa, bác đợi tin của cháu!
- Với lại - Trọng Liêm quay nhìn Vận Nô, chần chừ một chút rồi nói - không nên quá bắt ức cô gái này, trong tình hình như bây giờ, cô ấy chưa phải là tù phạm, chẳng nên đối đãi như bọn tù thường, bác bảo có đúng không?
- Tất nhiên, tất nhiên - Trình Chính đáp liền và dặn người đem Vận Nô đi. Trước khi dời chân cô lại ngước nhìn Trọng Liêm một lần nữa, mắt cô vẫn chan hòa lệ nóng nhưng ánh mắt chứa chan bao nhiêu là cảm kích, khẩn cầu, uất ức, hy vọng và biết bao ẩn ý không nói thành lời... Trọng Liêm lặng người dựa vào khung cửa, đờ đẫn trong giây lát. Sống đã gần 20 năm, lầu đầu tiên trong đời chàng cảm thấy trong tim căng ứ lên những cảm xúc mới mẻ: chua xót, dịu dàng, thương cảm, xao xuyến, bâng khuâng...
Trọng Liêm vừa trở về nhà đã vội vã xộc ngay vào nội viện, không đợi a hoàn bẩm báo, chàng cứ thể bước vào phòng phu nhân. Bà đang hướng dẫn các bà già và a hoàn chuẩn bị vật phẩm, đèn đóm để đón Tết. Nhìn thấy con xồng xộc đi vào, tưởng là xảy ra việc gì to tát, bà không khỏi giật mình, đứng ngay dậy, sốt ruột hỏi:
- Có việc gì hay sao?
- Ôi, không có gì - Trọng Liêm dừng bước cảm thấy mình có phần đểnh đoảng nên tự nhiên lắp ba lắp bắp, nhìn thấy bọn các bà già và a hoàn, chàng như muốn nói, lại do dự cắn môi...
- Thôi cho các ngươi lui đi! - bà mẹ cảm thấy sự ấp úng của con trai nên đã ra lệnh cho bọn họ ra ngoài, khi họ đã đi hết, bà mới hỏi - Có việc gì nào? Lại đánh mất thêm thứ gì nữa ư?
- Không, trái lại kia! - Trọng Liêm nói và rút ra chiếc vòng pha lê lấp lánh - Mẹ, mẹ nhìn này chiếc vòng của nhà ta bị mất có phải là đây không?
- Ôi, đã tìm được rồi ư? - Bà mẹ vui mừng kêu lên, cầm lấy chiếc vòng - Sao thế này được? Chính là vòng của nhà ta đây rồi! vòng này vốn gọi là "vòng pha lê song phượng" tìm được thật là quá may mắn, thứ khác mà mất cũng thôi, nhưng chiếc vòng này thì quả là vật báu vô giá đấy.
- Mẹ Ơi - thấy đồ vật được chứng thực Trọng Liêm cảm thấy chán ngán, cau đôi lông mày lại - Mẹ cũng chẳng chịu xem kỹ lại xem rốt cục có phải là vòng của nhà ta hay không, có bị nhần lẫn chút nào không? Có khi hai chiếc vòng mới nhìn thì tương tự như nhau, nhưng sự thực thì lại không hoàn toàn giống nhau đâu! mẹ xem lại có đúng không?
- Sao thế, Trọng Liêm? - Bà mẹ băn khoăn nhìn đứa con trai - chiếc vòng này là báu truyền mấy đời của nhà mẹ đấy. Ngày xưa ông ngoại con có ba vật báu: Thứ nhất là vòng pha lê song phượng này, thứ hai đôi bình pha lê như ý, trên mặt khắc đôi rồng, gọi là " song long pha lê như ý" còn vật thứ ba là một đôi bình pha lê gọi là song lân pha lệ Ba vật này gọi là tam bảo pha lệ Về sau "song long pha lê như ý" đem cho cậu của con, "song lân pha lê" thì làm của hồi môn của dì con, còn vòng "song phượng pha lê" thì làm của hồi môn cho mẹ. Đồ vật như vậy, hỏi mẹ nhận nhầm thế nào được? Một ly cũng không nhầm, đây chính là chiếc vòng của nhà ta bị mất, chỉ trừ...
- Trừ thế nào? - Trọng Liêm sốt ruột hỏi:
- Chỉ cái túi thêu là không phải của nhà ta trước kia mẹ đựng nó trong hộp bọc bằng gấm, bọn chúng đã vứt cái hộp đó đi mà thay bằng cái túi thêu này.
Trọng Liêm tiu nghỉu ngồi dựa vào cạnh bàn chàng nhìn chiếc vòng pha lê một cách thất vọng chẳng còn biết làm gì, lơ đãng mân mê dây tua của chiếc túi thêu, bà mẹ chăm chú nhìn con, thắc mắc:
- Con làm gì vậy? Trọng Liêm? Tìm được vòng đáng lẽ phải vui chứ sao con lại như người mất hồn mất vía thế? hay uống hụm nước đi, con có vẻ mệt rồi?
- Đợi một chút mẹ Ơi - một luồng ánh sáng loé lên trong óc Trọng Liêm, chàng đã nghĩ ra một ý gì mới - Mẹ nói là tam bảo pha lê kia có một đôi "song long như ý" một đôi "song lân pha lê", phải không ạ?
- Phải rồi.
- Thế tại sao chiếc vòng này lại có một chiếc mà không phải là một đôi?
- Ồ, con hỏi không sai đâu - Bà mẹ suy nghĩ một lát rồi hơi mỉm cười, từ từ ngồi xuống ghế, đôi mắt ánh lên nét vui vẻ như đang chìm đắm vào hồi ức. Cuối cùng, bà nhìn con trai, tủm tỉm - vòng pha lên này vốn trước cũng là một đôi đấy.
- Thế chiếc kia đâu rồi? - Trọng Liêm hấp tấp hỏi:
- Mẹ tặng cho người ta rồi - bà mẹ khẳng định.
- Tặng ư? tại sao? tặng ai cơ ạ?
- Ôi chà, việc này nói lại dài dòng lắm - bà mẹ dựa lưng vào ghế, lấy chiếc gối kê tay ôm vào lòng, nhìn Trọng Liêm và vẫn cười tủm tỉm. Trọng Liêm thì nóng lòng như lửa đốt mà bà mẹ thì cứ chậm rãi ê à mãi! Chàng kéo một chiếc ghế thấp dùng để gác chân, ngồi xuống đó và giục.
- Đó là việc của 17, 18 năm trước rồi, nó có quan hệ đến con đấy. - Phu nhân nhấp một ngụm trà - lúc đó cha con còn làm việc ở kinh đô, cha con có một người bạn rất thân, cùng nhậm chức ở viện Hàn lâm, hai bên gia quyến hai nhà cũng trở thành thân mật như chị em. Lúc đó con mới ba tuổi, nhà bên ấy không có con trai, chỉ có một con gái nhỏ mới tròn một tuổi. Có một lần họ mang cả cô bé đó đến nhà ta chơi, con không biết đâu, cô bé con đó hồng hào khỏe mạnh, xinh xắn lắm, rất dễ thương. Lúc đó con mới biết nói, đi còn chưa vững, nhưng chẳng biết làm sao mà cứ đòi bế con nhà người ta, đòi chơi với em bé. Không cho bế nó thì con khóc, không chịu. Cô bé cũng rất mến con, hễ trông thấy con là toét miệng ra cười. Mẹ thấy tình cảnh như vậy tự nhiên động lòng, thế là nói chuyện với mẹ cô bé, rủ kết thông gia, hai bên vốn đã môn đăng hộ đối, lại là bạn thân, kết thông gia thì chẳng đâu bằng. Nhà bên ấy vừa nói đã ưng ngaỵ Mẹ liền lấy một chiếc vòng pha lê ra đưa cho họ, gọi là làm của tin. Họ đang là khách, không đem đồ quí gì, mới tháo cái khánh vàng đeo ở cổ cô bé ra đưa cho mẹ. Đến nay, khánh vàng vẫn để trong hòm nhà mình đấy! Việc hôn sự nói thế là đã thành rồi, nào ngờ mấy tháng sau, có nơi thiếu tri phủ, cha con phải đi xuống phương Nam làm tri phủ, do đó nhà ta phải rời kinh thành. Lúc đó hai bên vẫn giao ước tiếp tục giữ quan hệ, đợi hai đứa lớn lên sẽ tác thành hôn sự. Nào ai biết việc chẳng chiều người, một năm sau nhà họ có việc phải từ quan, nghe nói trở về quệ Cha con cũng bất đắc chí, phải chuyển đi mấy nơi làm quan, nhưng đều không thuận tâm nên đã cáo lão về hưu. Từ đó hai bên biệt tin nhau. Quay đi quay lại đã 17, 18 năm rồi cũng không biết nhà bên ấy ra sao. Năm, sáu năm trước còn nghe nói quê nhà bên ấy không được bình yên, sợ rằng họ lại chuyển đi rồi. Cha con cũng chỉ vì quê nhà chộn rộn mới dọn đến đây cư ngụ hai bên chắc chẳng còn cơ hội gặp nhau mẹ nghĩ tiểu thư bên ấy chắc đã gả chồng lâu rồi, việc ngày xưa chỉ là chuyện nói miệng với nhau, chẳng coi là chuyện gì chắc chắn... Vì vậy, mẹ cũng không nói chuyện này với con. Nếu con không hỏi làm sao chiếc vòng pha lê này lại không có đôi thì có lẽ mẹ đã quên không nhớ tới việc kia nữa rồi!
Trọng Liêm há miệng nghe chăm chú, mê cả đi, đến lúc đó mới vội vàng hỏi:
- Nhà bên ấy họ gì?
- Họ Triệu.
- Trời ơi! - Trọng Liêm vỗ vỗ vào đầu, không biết trong lòng mừng hay sợ đau hay hồi hộp! cô gái kia chẳng phải cũng là họ Triệu đó sao? chàng ta đứng hẳn dậy, cuống quýt hỏi tiếp một câu - tiểu thư nhà họ tên là gì?
- Nói đến tên cô tiểu thư bên ấy, cũng có chuyện lạ lắm, hay lắm nhé - bà mẹ vẫn chậm rãi nói - người ta nói khi bà mẹ sinh cô ấy, nằm mơ gặp một cô tiên nhỏ giẫm trên đám mây hồng, tay cầm đàn vừa gảy vừa giáng hạ vào nhà. Sau đó bụng mới đau và bà mẹ đẻ được một cô con gái. Mọi người trong nhà, cả a hoàn nhũ mẫu đều nói, khi sinh tiểu thư, nghe thấy cả tiếng nhạc du dương nữa! vì vậy nhà họ liền đặt tên cho tiểu thư là Tiên âm.
- Tiên âm? - Trọng Liên sững người.
- Nhưng sau, mẹ cô ấy chê rằng tên đó khi gọi không thuận miệng, nên mới đặt cho một tên tục gọi là Vận Nô.
- ái chà! trời ơi! - Trọng Liêm nhảy cẫng lên, vui mừng và ngạc nhiên, không thể tưởng, mà cũng đau lòng xót ruột biết bao! chàng trẻ tuổi không biết làm gì cho phải, chỉ quay vòng, nhảy nhót xung quanh buồng, vừa nhảy vừa kêu - ái chà, trời ơi! ái chà trời ơi!
- Thằng bé này sao thế nhỉ - bà mẹ sửng sốt, hỏi - Hôm nay làm sao mà cứ điên điên rồ rồ, kỳ kỳ quái quái thế? con va vào đâu? Hay con xung khắc với quỉ thần nào rồi?
- ái chà, mẹ Ơi! mẹ không biết đâu! - Trọng Liêm hét to - Tên kẻ cướp bị người ta bắt kia kìa, chính cái tên ăn cắp vòng pha lê ấy, là cô gái 18, 19 ấy tên người ta là Triệu Vận Nô đấy.
Phu nhân giật mình kinh ngạc, cũng nhảy lên khỏi ghế.
- Con nói có thật hay giả đấy?
- Còn cái gì mà thật với giả. - Trọng Liêm vẫn quay cuồng nhảy nhót trong phòng - con vừa mới tới nha môn về đây, đã gặp tiểu thư đó rồi, người ta bị giam trong nhà lao khóc đến nỗi cả người cũng tan thành nước mắt, đang bị Oan mà không có nơi kêu cứu đấy.
Phu nhân như chợt tỉnh, giật tay con trai hỏi:
- Con đã gặp cô gái đó rồi ư?
- Vâng ạ.
- Trông người thế nào?
Trọng Liêm bỗng chốc đỏ bừng mặt, giậm chân, hứ một tiếng, quay mình đi, nói:
- Mẹ còn phải hỏi con, con dâu do mẹ chọn đấy còn gì! mẹ còn không biết ư?
Nghe ra ý tứ của cậu con trai rồi, thật là niềm vui từ trên trời rơi xuống, không thể tưởng nổi việc đáng mừng đến thế, bà mẹ còn cuống quýt còn ngạc nhiên vui sướиɠ, còn vội vã bức xúc hơn cả cậu con trai! Đẩy chiếc ghế ra, bà vỗ tay gọi rối rít.
- Chuẩn bị kiệu! nhanh lên, chuẩn bị kiệu cho tôi!
- Mẹ Ơi, mẹ định làm gì thế! - Trọng Liêm hỏi.
- Làm gì nữa? - bà mẹ chỉ vào mũi chàng trai - Mẹ phải thân tự đi đến nha môn đón con dâu mẹ chứ! còn làm gì nữa đây! cái ông Trình Chính kia thật hồ đồ quá đáng tôi phải tính sổ với ông ta, làm sao mà lẫn lộn vàng thau, ù ù cạc cạc đem con dâu người ta nhốt vào nhà lao chứ?
- Mẹ đừng vội trách bác Trình - Trọng Liêm nói - nếu mà bác Trình không bắt giam cô ấy thì...
- Thôi đừng nói nữa con trai ạ, mẹ biết bụng dạ con rồi!- Phu nhân cười phấn khởi - Anh kén chỗ nọ, chọn chỗ kia, chỗ nào cũng chê, bao nhiêu năm chẳng chọn được một nàng dâu, hóa ra là số mệnh đã chọn sẵn cho anh cô gái nhà họ Triệu này rồi! Anh đừng cảm ơn bác Trình, mà phải cảm ơn chiếc vòng pha lê có thần tích kia cơ! Làm sao vừa hay lúc gia đình mình mất cắp vòng pha lê thì lại đúng vào lúc cô ấy đưa chiếc vòng của cô ấy ra chứ? Đúng là cái sợ tơ trời xe duyên, cách xa nghìn dặm cũng không đứt nổi thật!
Trọng Liêm đứng đó, không khỏi có chút thẹn thùng nhưng chàng thấy sung sướиɠ vui mừng là chính. Nhớ lại dáng điệu Vận Nô nửa giận nửa oán, ngơ ngác sợ sệt khi ở nha môn, chàng chỉ cảm thấy trong lòng như cháy bỏng lên mà chẳng nói ra nổi một câu. Nụ cười ngượng ngùng lại hơi ngớ ngẩn gắn chặt trên môi, chàng cứ trân trân nhìn mãi chiếc vòng pha lê quí giá trong vắt trên bàn đang tỏa ánh lung linh bốn phía.