Bước sang tháng tám, mùa hè chớp mắt đã qua quá nửa.
Thời tiết thành phố C, là kiểu khí hậu nhiệt đới châu Á lục địa điển mình. Bốn mùa rõ ràng, đông thì lạnh cóng, hè nóng nực, cứ tầm tháng bảy tháng tám hàng năm, cả thành phố như cái lò nung, lại thêm ánh nắng chói chang và gió nóng bỏng rát, khiến con người ta cũng trở nên nóng nảy bực bội.
Được cái, làm giáo viên cấp hai như Trác Thanh Y, năm nào cũng có hai tháng nghỉ hè. Ðó cũng là nguyên nhân vì sao ban đầu cô lại chọn cái nghề này, vừa nhẹ nhàng nhàn nhã, lại an toàn, ngày ngày tiếp xúc với bầy trẻ không còn nhỏ nhưng cũng chưa hẳn đã lớn, giúp giữ cho tâm hồn luôn trẻ trung. Với thân phận thiên kim tiểu thư nhà Trác Thị, cô không hứng thú gì với việc kinh doanh buôn bán, thường ngày tiêu dao nhàn tản quen rồi, muốn cô vì sự nghiệp gia tộc, nghiến răng nghiến lợi lột xác thành một nữ cường nhân trên thương trường, ngày ngày sáng 9 giờ đi làm 5 giờ tan sở, nào đọc báo các tài chính dài dằng dặc, họp hành liên miên, rồi gặp gỡ khách hàng, trên môi sẵn sàng nụ cười công nghiệp, lại thêm chuyện tranh giành đấu đá trong công ty, lừa gạt lẫn nhau trên thương trường...
Thôi thôi, cô xin kiếu!
Cô tự nhận thấy bản thân không có tài năng, cũng chẳng có cái dã tâm ấy. Gánh nặng phát triển sự nghiệp Trác Thị hùng mạnh, thôi thì cứ để cho Trác Thanh Liên gánh vác vậy, ai bảo anh độc đinh duy nhất của nhà họ Trác cơ chứ?
Từ lúc trường bắt đầu nghỉ hè, nếp sống của cô bị đảo lộn hết cả.
Ban ngày thì trốn trong phòng điều hòa ngủ, tối đến thì lên club nhảy nhót chè chén say sưa, cô bị Trác Thanh Liên gọi là "nữ hoàng tiệc tùng".Tối qua đi dự một bữa tiệc của hội cứng đầu, mãi sáng sớm mới mò về đến nhà, rồi nhanh chóng trèo lên giường.
Tỉnh dậy thì đã ba giờ chiều. Trong phòng vẫn một màn âm u, với tay kéo rèm cửa ra, mới biết hóa ra bên ngoài đang rả rích mưa phùn.
Đúng là "Tạc dạ vũ sơ phong sậu, nồng thụy bất tiêu tàn tửu. Thí vấn quyển liêm nhân, khước đạo hải đường y cựu"[1]
[1] Ðêm qua mưa dập gió vùi, giấc nồng chưa hết rượu tàn.Hỏi thử người buông rèm, mới biết hải đường vẫn như xưa.
Thanh Y ngâm nga vừa hát vừa thay quần áo.Ngủ đủ giấc, lại thêm thời tiết bổng chuyển mát trời, khiến tinh thần cô sảng khoái.Cô hít một hơi sâu, đối diện với hình ảnh chải chuốt đâu ra đấy của mình, làn da trắng trẻo mịn màng, gương mặt xinh xắn ưa nhìn, đôi mắt to đen cùng hàng mi dày.
Cô cuối cùng cũng trở thành một người con gái xinh xắn giống như mẹ mình. Chỉ tiếc là cô có cái cằm tròn, chứ không nhọn, trên má cũng không có lúm đồng tiền.
Đó là bức ảnh mẹ cô lúc còn sống. Thanh Y hồi nhỏ có nằm mơ cũng mơ được trở thành người phụ nữ như bà, vừa xinh đẹp đoan trang, lại dịu dàng nhã nhặn, thậm chí ngay cả khi bà lâm trọng bệnh, trên môi vẫn nguyên nụ cười làm mê hồn người như thế.
Mẹ cô trước nay thể trạng yếu, lại bị bệnh tim nặng. Bố cô đối xử với mẹ rất tốt, luôn hết lòng quan tâm chăm sóc. Cũng hết mực yêu chiều Thanh Y. Hàng ngày trước khi đến công ty đều hôn lên má cô một cái, mua tặng cô không biết bao nhiều là quà. Bố và mẹ chưa bao giờ cãi nhau, từ đầu đến cuối tương kính như tân.[2]
[1] Tôn trọng lẫn nhau như hồi mới cưới.
Khi ấy, Thanh Y cứ tưởng rằng họ là một đôi phu thê ân ái, là đôi vợ chồng thần tiên hạnh phúc như mọi người xung quanh vẫn tán tụng. Còn cô thì như cô công chúa trong truyện cổ tích, mãi mãi không bao giờ u sầu.
Thế nhưng, vào đúng ngày lễ tình nhân năm có mười hai tuổi, Thanh Y trông thấy bố mình cùng một người phụ nữ xa lạ từ một nhà hàng bước ra, tay trong tay, vẻ cực kỳ thân thiết.
Không lâu sau, mẹ qua đời vì bệnh tim. Trong tang lễ, Thanh Y không khóc tiếng nào. Cô bé mới mười hai tuổi đầu mất đi người mẹ yêu quý, nhưng lại không rơi lấy một giọt lệ. Mọi người đến bảo là do cô quá đau thương, nhưng kỳ thực họ không hiểu, trái tim cô đã chết theo rồi.
Thanh Y trưởng thành chỉ sau một đêm, không còn là cô bé vô tư lự của ngày xưa nữa.
Mẹ mất rồi, cô mới biết hóa ra mình trước nay luôn sống trong những lời dối trá và những vở kịch gượng gạo.
Gia đình ông ngoại rất có thế lực ở thành phố C, bố mẹ lấy nhau chẳng qua là sự sắp đặt có mục đích. Bố cô hồi còn trẻ đã từng yêu một người khác, nhưng do áp lực từ phía gia đình, cuối cũng đành dứt tình với tình yêu đầu đó, lấy mẹ cô làm vợ.
Người phụ nữ lạ mặt mà cô trông thấy tối hôm đó, chính là mối tình đầu của bố cô. Hai năm sau ngày mất của mẹ, bố cô đón người phụ nữ kia về nhà, còn bảo Thanh Y gọi bà ta là "dì Kiều".
Lễ cưới của bố cô và dì Kiều, cũng là lần đầu tiên cô gặp Trác Thanh Liên.
Anh vốn không phải họ Trác, vào nhà họ Trác rồi, mới thay tên đổi họ, chính thức trở thành một thành viên trong gia đình, là anh cùng cha khác mẹ của cô. Nhưng cô không ưa anh, không ưa cả bà mẹ nhu mì, xinh đẹp, khéo léo của anh. Bà ta thậm chí còn đẹp hơn cả người mẹ quá cố của cô. Thanh Y còn nhớ như in, câu đầu tiên cô nói với anh là: "Tôi ghét anh, anh căn bản không xứng được mang họ Trác!". Trác Thanh Liên 17 tuổi khi ấy chỉ nhìn cô, rối lạnh lùng bước qua không quay đầu lại.
Anh không giống bất cứ người con trai nào cô từng quen, ánh mắt hờ hững, vẻ cam chịu, trống trải.
Cưới xong, bố cô và dì Kiều cực kì hạnh phúc, trong mắt bố lộ vẻ vui sướиɠ không thể che giấu, những nếp nhăn trên mặt như giãn ra, niềm vui toát ra từ tận đáy lòng, đó mới là hạnh phúc thật sự.
Tất cả những điều ấy đã làm Thanh Y tổn thương sâu sắc.
Cô cảm thấy, bố cô là một kẻ ngụy quân tử đáng sợ, lừa gạt phản bội người mẹ đã yên nghỉ nơi suối vàng của cô, từ đó cô ngày càng oán giận dì Kiều và Trác Thanh Liên, luôn nhìn họ bằng con mắt thù địch.
Một chiều nọ, Thanh Y tham gia diễn tập cũng đội hợp xướng ở trường, về cũng khá muộn. Còn chưa bước vào nhà, qua lớp cửa sắt tinh xảo được chạm rỗng, cô trông thấy bố cô và dì Kiểu.
Nhà cô là một tòa biệt thự biệt lập hai tầng, có vườn rộng. Hai người họ đang ngồi duới gốc cây tử vi, dì Kiều đang khâu áo, tóc mai rủ xuống trước trán, che lấp đôi mắt. Bố cô đưa tay giúp bà vén ra sau vành tai, ân cần dịu dàng, gương mặt ngập tràn hạnh phúc. Dì Kiều cúi đầu mỉm cười, e lệ thẹn thùng, rạng ngời hơn cả sắc xuân phơi phới trong vườn.
Trong khoảnh khắc ấy, Thanh Y không thể kìm chế nỗi uất hận trong lòng thêm một giây phút nào nữa. Cô lao thẳng vào nhà, chạy thình thịch lên gác, một chân đã tung của phòng ngủ của Trác Thanh Liên, giằng lấy cuốn truyện tranh trong tay anh, tức giận ném xuống sàn: "Ai cho anh đυ.ng vào! Đây là cuốn sách của tôi, nhà cũng là của tôi, anh mau cút xéo đi cho khuất mắt tôi!"
Trác Thanh Liên nhìn cô, ánh mắt lạnh lùng xa cách. Anh mím chặt môi, sắc mặt không có gì thay đổi.
Bố và dì Kiều nghe tiếng cô la hét, vội vàng chạy lên trong thấy cảnh tượng ấy, bố giơ tay toan đánh cô, dì Kiều liền đứng ra can ngăn: "Đừng đánh con trẻ, nó còn nhỏ đâu hiểu chuyện!"
Thanh Y gạt tay bà ra, cười lạnh lùng: "Đừng có làm ra vẻ nữa đi! Ai mà không biết, hai người là một đôi gian phu da^ʍ phụ."
Dì Kiều chết trân tại chỗ, mặt xanh tái xám.
"Con đang nói cái gì vậy hả, có im đi ngay không!" Bố giận tím mặt, liền đó là một cú bạt tay nhớ đời.
Thanh Y ôm khuôn mặt đang hằn vết tay, nước mắt tủi thân cứ thế trào ra. Cô gào lên: "Tôi hận các người! Tôi hận cái nhà này!", nói rồi chạy ra khỏi nhà.
Bắt đầu từ hôm đó, cô ngụy trang bản thân thành cô gái hư hỏng khó ưa trong mắt mọi người, tai bấm ba lỗ, mặc thứ quần áo kỳ dị, ngang nhiên trốn học, hẹn hò với vô số bạn khác giới, đêm còn không về ký túc xá.
Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn cảm xúc hỗn độn trái nghịch, rồi mới bình an lớn lên được, nói theo sách vở thì đó là tuổi dậy thì.
Tuổi dậy thì của Thanh Y dường như bắt đầu sớm hơn, mới lên lớp bảy đã ngây ngô dại dột, sa ngã phóng túng. Trác Thanh Liên cũng không kém cạnh gì. Nào trốn học ngồi quán, nào hút thuốc uống rượu, thay người yêu như thay áo.
Trác Thanh Liên những năm cấp ba là cậu thiếu niên ngỗ nghịch lầm lì, kiệm lời điển hình, tướng mạo tuấn tú, đường nét khuôn mặt rắn rỏi, tóc húi cực ngắn, sắc mặt u ám, đôi mắt lúc nào cũng sầu muộn, đôi đồng tử màu nâu sẫm, toàn thân toát lên vẻ ngang bướng khó tả. Cậu hứng thú với những trò thể thao vận động, không ham mê sách vở, thành tích học tập lẹt đẹt, cử chỉ ung dung tự do tự tại.
Nữ sinh trong trường theo đuổi cậu rất đông, cậu suốt ngày hẹn hò với họ, nhưng không một ai trong số đó khiến cậu rung động. Họ không thuộc gu của cậu, chẳng ai thuộc gu của cậu cả.
Riêng điểm này thì có phần giống với Thanh Y, mặc dù cô thường xuyên ra ngoài tụ tập bạn bè, nhưng trước sau vẫn trong sáng như ngọc. Không có nam sinh nào bước được vào trái tim cô.
Trác Thanh Liên và Trác Thanh Y, hai người bài xích lẫn nhau, lạnh lùng như nhau, mỗi người một phương lần lượt trở thành những cái tên nổi tiếng của trường cấp ba và cấp hai. Trong ngôi trường cấp hai-3 trọng điểm ấy, những câu chuyện xoay quanh cặp anh em rắc rối này, ai ai cũng biết.
May sao, Thanh Y sau này lại gặp được Phó Viêm.
Anh xuất hiện vào năm cô học lớp 10. Thanh Y lúc đó, đã chán ngấy cảnh tối ngày "tụng kinh", ngày ngày lên lớp đúng giờ, lặng lẽ ngồi trong góc lớp, im lìm không chút sinh khí.
Phó Viêm là học sinh ưu tú của lớp, lanh lợi, nhã nhặn, phục trang quen thuộc là sơ mi trắng, lại càng làm nổi bật vẻ cao ráo sáng sủa. Cô ngồi phía sau anh, thường ngửi thấy hương xà phòng chanh, nhẹ nhàng mà tươi mát, hoàn toàn không giống với cái mùi nồng nồng của mô hôi, khói thuốc và hơi rượu trộn lẫn toát ra từ những "bạn trai" trước đây của cô.
Một Phó Viêm ngoan ngoãn, thành tích xuất sắc, là mầm non "căn chính miêu hồng" [3] "good good study, day day up", lại để mắt tới "học sinh cá biệt" mê chơi hơn ham học Trác Thanh Y.
[3] Từ thường dung trong thời đại Mao Trạch Đông, ý chỉ đứa trẻ xuất thân từ nhà nông, lớn lên trong cảnh khốn khó, không chịu ảnh hưởng của gia đình giai cấp tư sản, hơn nữa lại có tinh thần cầu tiến, biểu hiện mọi mặt đều tốt.
Anh ngày ngày đợi cô tan học, giúp cô học bù bài vở, tối đến lại đưa cô về nhà. Dưới sự lôi kéo và mê hoặc đầy nam tính của anh, Thanh Y quay trở lại hình ảnh một học sinh ngoan có nề nếp. Cuối cùng không phụ sự kỳ vọng của anh, thi đỗ vào một trường đại học trọng điểm của phương Bắc, trở thành bạn học của Phó Viêm.
Sau hôm nhận được giấy báo nhập học, Thanh Y tuyên bố Phó Viêm là bạn trai của mình.
Bố và dì Kiều đều vui mừng khôn xiết. Đứa con ngỗ nghịch ngày nào giờ đã trưởng thành, hai người họ cuối cùng cũng trút được nỗi day dứt và lo lắng suốt bao năm qua.
Trác Thanh Liên khi đó đang ở bên kia đại dương chỉ bình luận một câu: "Cô bé đã hết thuốc chữa như em, lại có được một chàng trai yêu thương, sẵn sàng hy sinh ình như thế, thượng đế thật không công bằng."
Thanh Y oang oang trong điện thoại: "Thác Thanh Liên dù anh có nói thế nào, chúng ta vẫn có một nửa quan hệ huyết thống, anh sao có thể nói giúp người ngoài như thế chứ?"
Đầu bên kia cúp máy, âm thanh cuối cùng vọng lại là một tràng cười sảng khoái. Cô và Trác Thanh Liên, cuối cùng đã có thể bình thản mà tiếp nhận đối phương, thành huynh thành muội.
Những thù hằn đã qua, những bồng bột và thiếu suy nghĩ của thời trẻ con, đã cùng với tuổi dậy thù hung hăng càn quấy, tan biến như khói mây.
Năm lớp 12, Trác Thanh Liên không tham gia thi đại học, mà được bố đưa sang Mỹ học trung học.
Bố sợ anh ở đây rồi sa ngã, muốn đưa anh sang một môi trường mới, thay da đổi thịt. Trác Thanh Liên một thân một mình dấn bước trên con đường nơi đất khách quê người, bóng dáng quật cường nhưng đơn độc.
Tám năm sau, lúc anh trở về, mắt đeo kính, dáng vẻ học thức ngời ngời. Ðúng như những gì bố trông mong, anh thay đổi rồi, từ đầu đến chân đã hoàn toàn lột xác, lạ lẫm như vừa được tái sinh.