Đã rất nhiều năm trôi qua…chị không nghĩ là chiếc lọ đó vẫn còn. Chị tiến về phía những mảnh vỡ, chậm rãi nhặt lên một ngôi sao nhỏ, cẩn thận mở ra.
“Tôi tên là Phạm Thu Hoài. Ước mơ của tôi là trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng và có một tiệm may to thật to.”
Ngày ấy, chị vẫn còn là một cô gái thích viết những mộng mơ của mình ra giấy nhớ rồi gấp thành sao bỏ vào hộp điều ước.
– Niệm, Niệm ơi. Niệm muốn ước gì không?
– Không.
– Eo, sống mà không có ước mơ á? Phí cả đời trai!
Chị bĩu môi mỉa mai, Niệm gấp tạm quyển sách kinh tế, cầm sách đập nhẹ lên đầu chị, thản nhiên bảo.
– Chỉ cần là thứ tôi muốn, nhất định tôi sẽ giành được.
– À, ra vậy. Thế nên mới không cần ước hả? Nhưng cuộc đời ngoài tài năng ra còn may mắn nữa đấy, không hiểu sao chị cứ có niềm tin là sau này chị sẽ giàu hơn Niệm.
– Nằm mơ à?
– Dám đánh cược không?
Chị khích tướng, chị biết Niệm sẽ đồng ý bởi chị hiểu Niệm, cậu rất cao ngạo và thích những thách thức mới mẻ.
“Ngày này của mười hai năm sau, ai nghèo hơn người đó làm chó. Không tính tài sản kế thừa. P/S: Phạm Thu Hoài & Dương Nhất Niệm.”
Mẩu giấy đó được gấp thành ngôi sao hi vọng, đặt ngay ngắn trong chiếc hộp thuỷ tinh trong suốt vừa vỡ tan kia, bên ngoài còn có một miếng dán nhỏ ghi mốc thời gian, tính tới thời điểm này thì đã hơn tám năm rồi.
– Vì sao vậy?
Niệm hỏi chị, đó cũng là một trong ba tin nhắn cậu gửi cho chị trong suốt tám năm bên xứ người. Khi ấy chị chẳng thể cho cậu đáp án, và bây giờ cũng thế. Vì sao vậy? Vì sao nét vẽ của chị không thể được như xưa nữa? Vì sao từng đường may trở nên vụng về đến khó tin? Vì sao thay vì một nhà thiết kế nổi tiếng, chị lại trở thành một bà nội trợ, một người vợ. Ngay cả việc làm một người vợ chị cũng không thể hoàn thành cho nó chu toàn nữa, mẹ Hoà từng gọi loại đàn bà không thể sinh con như chị là gì nhỉ? Là thất bại, đúng rồi, chị là một người vợ thất bại.
– Chị thua rồi. Thua thảm hại.
Cậu lạnh nhạt nhận xét. Chị biết chứ, trong vòng bốn năm sắp tới chị làm gì để giàu hơn cậu đây? Chơi xổ số chăng? Chị biết cuộc đời của mình chẳng vẻ vang gì nhưng sự ngạo mạn của cậu khiến lòng tự trọng của chị bị tổn thương. Chị thương hại chính mình là đủ rồi, ngoài chị ra, không một ai trên đời này có quyền thương hại chị cả. Cảm giác nghèn nghẹn nơi cổ họng, chị cay đắng đáp trả.
– Thảm hại? Thế nào là thảm hại? Cứ cho như là cậu có thể giành được tất cả những gì cậu muốn đi, vậy thì nói lên được gì chứ? Chị nói cậu nghe đàn bà bọn chị không như đàn ông các cậu, chỉ cần kiếm được tấm chồng tốt đã là thành công rồi. Cậu thấy anh Hoàng không? Thành công của đời chị đấy. Về vật chất chị có thể không bằng cậu nhưng về tình cảm thì chả biết ai nghèo hơn ai đâu!
Dứt lời, chị cầm bát phở trương phềnh lao ra khỏi phòng. Ở trên đó chị cứng cỏi bao nhiêu thì lúc xuống dưới chị thấy lòng mình nặng nề bấy nhiêu. Chị có coi việc lấy chồng là thành công của đời mình không? Không hề! Chị chỉ nói vậy để giữ chút sĩ diện cuối cùng mà thôi. Chị thèm lắm mỗi lần nhìn thấy một nhà thiết kế nữ nào đó được xướng tên trong những giải thưởng danh giá. Bao năm qua chị đã rất cố gắng để chấp nhận số phận, cố gắng vật lộn từng ngày với cuộc sống này, vì đâu cậu chỉ vừa về chưa đầy một ngày, thanh xuân rực rỡ cùng bao khát vọng tuổi trẻ lại hiện ra trước mắt, khiến cho trái tim chị cứ tiếc nuối hoài không thôi.
– Niệm! Mở cửa cho mẹ đi con! Niệm ơi!
Giọng dì Kỷ gọi thất thanh trên lầu, chị hoảng hốt chạy lên thấy dì đang đứng ngoài với vẻ mặt đầy âu lo, bên trong truyền ra những tiếng đổ vỡ liên tiếp. Tầm chục phút sau cánh cửa đó mới hé mở, Niệm bình thản đi ra trấn án mẹ.
– Không có gì đâu mẹ, con vứt ít đồ cũ đi thôi.
Dì Kỷ thở phào nhẹ nhõm, chị Hoài liếc qua chiếc thùng chứa đồ cần vứt đi ở góc phòng, trong đó có một chiếc máy may cũ, ít vải vụn, xấp tranh biếm hoạ chị vẽ trêu cậu và cỡ chục lọ sao giấy đều vỡ hết. Toàn những thứ đồ không cần thiết, giữ lại cũng chẳng có ích chi. Chị cố gạt qua những chuyện buồn bực, mỉm cười chạy xuống bếp buôn dưa với hội chị em dâu, tranh thủ lúc rảnh rỗi khoe đôi giày cô em chồng mua tặng sinh nhật. Ai cũng khen chị đi đôi này tôn dáng, có mỗi ông xã mặt mũi hầm hầm khó chịu. Anh thực sự quá buồn vợ, dặn bao nhiêu lần rồi mà vợ có nghe đâu, đã bảo vợ cao những mét bảy hai thì mỗi lần đi chơi cùng nhau lựa đôi giày đế bệt thôi, vác đôi cao gót như thế thì cao hơn anh luôn à? Đàn bà con gái đứng cao hơn chồng còn ra cái thể thống gì nữa? Mà vấn đề không phải do anh thấp đâu nhé, đàn ông cái họ Dương này ngoài cậu Niệm mét tám bảy ra thì làm gì có ai địch được chiều cao với anh nữa?
– Ơ sao bữa nay mặt chồng nhăn như khỉ đột thế?
Vợ trêu anh, trước mặt bao nhiêu người mà vợ đường hoàng trêu anh, để các thím cười khúc khích vào cái mặt anh. Kiểu gì mấy ông ngồi gần đó cũng khinh anh không biết dạy vợ cho mà xem. Mất hết cả thể diện, anh chỉ thẳng tay vào thẳng mặt vợ lên giọng.
– Vợ ăn nói với anh thế hả? Em thử hỏi cả họ xem có ai sướиɠ như em không? Đã ai được chồng lo cho từ đầu tới chân, chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng như em? Thế nhưng chưa bao giờ em để ý tới cảm nhận của chồng em cả. Anh nói lần cuối cùng nhé, em cất ngay đôi giày đó trước khi anh nổi nóng.
– Ôi chồng làm vợ tưởng chuyện gì cơ? Đôi giày cô Bích tặng nên em đem ra thử chơi chơi chứ có định đi đâu, em mang cả giày đế thấp sang để lát chụp ảnh kìa.
Đúng là chị có mang sang thật, chị thề luôn, thế nào mà lúc thay áo dài đi ra lại chẳng thấy đâu. Vì chiến dịch tiết kiệm của mẹ Hoà nên cả tủ đồ của chị chỉ có mỗi đôi giày đế thấp, giờ mất rồi không lẽ lại đi dép tổ ong chụp ảnh? Anh Hoàng tưởng bà xã cố ý viện cớ nên tức ghê lắm, lúc chụp ảnh đôi hai vợ chồng anh nhất định bắt chị ngồi ghế còn anh đứng đầy phong độ đằng sau. Đến khi chụp ảnh cả đại gia đình anh đuổi vợ qua chỗ khác đứng cho đỡ dìm hàng chồng. Chị Hoài hơi chạnh lòng nhưng âu cũng là lỗi do chị bất cẩn nên đành ngậm ngùi nghe lời ông xã.
– Hoài nhích vào chút cho bác nhờ đi con!
Nhϊếp ảnh gia nhắc nhở, bác Long cùng tuổi ba Thuận, lại là người trong họ nên chị không dám cãi, đành dịch gần vào chỗ cậu Niệm. Cái đôi giày mới chị đi chưa quen chân cho lắm, luống cuống thế là bập xừ nó vào giày cậu. Đã bảo không cố ý rồi mà cậu còn chấp nhặt giẫm lên chân chị, chị còn lạ gì cái tính ăn miếng trả miếng, nhỏ nhen chi li của nó nữa. Hồi xưa mỗi lần chị mượn máy may hơn ba tiếng là phải tính vào một lần đi xem bóng đá đấy. Căn bản tại cái máy cậu mua ngoài vẻ ngoài hồng hồng dễ thương, chạy êm ru và tích hợp nhiều kiểu may thì còn hỗ trợ may kim đôi với hai màu chỉ khác nhau tạo ra những đường viền trang trí độc đáo, xịn lắm nên chị cứ thích dùng thôi. Dù sao ngồi may nhiều mỏi người ra sân vận động chơi cũng thư thái đầu óc mà. Đội bóng chọn Niệm làm thủ môn quả là quyết định sáng suốt, gớm nó giữ cái khung thành còn ghê hơn cả mẹ em Nana giữ nhà. Có hôm bị bóng đập mấy phát vào đầu, hết trận nằm lăn ra sân hại chị hoảng hết cả người.
– Niệm…Niệm ơi…tỉnh lại đi Niệm. Niệm! Niệm ơi Niệm làm sao đấy? Niệm ơi Niệm đừng có mệnh hệ gì nhá!
Chị sốt sắng vỗ má, thằng nhỏ lười biếng làu bàu.
– Kinh, đấy sợ đây có mệnh hệ gì cơ à?
Nó mỉa chị đấy, chả nhẽ chị không biết mỉa lại.
– Chả sợ thì thôi à? Ra đi đột xuất thế thì uổng lắm. Ít nhất phải dậy viết cái di chúc để lại máy may cho chị rồi hãng ngỏm chứ.
– Chỉ cần cái máy may thôi à? Nghe hơi buồn nhờ.
– Sao mà buồn? Còn gì muốn gửi gắm à?
– Ừ…xoè tay ra…
Chị tưởng nó cho chị cái gì nên ngây thơ nghe lời, nào ngờ mới vừa xoè ra thì thằng nhỏ liền dùng tay đập một phát lên tay chị, ranh con, người ta đau điếng mà nó còn cười được. Năm tháng trôi qua, dẫu cho vạn vật thay đổi thì chị chắc chắn có một thứ vẫn mãi trường tồn theo thời gian, đó là độ khốn nạn của cậu. Liếc thấy nhϊếp ảnh gia đang mải chỉnh tư thế cho các thím các dì, chị ngấm ngầm vặt ít lá me đằng sau thả lên đầu kẻ thù. Niệm điệu ghê lắm, mỗi lần đổi kiểu tóc là mất cả buổi ấy, lát nữa xem ảnh kiểu gì nó cũng tức chết cho coi. Lúc đó nhất định chị sẽ ngon ngọt xin bác Long kiểu ảnh nhớ đời. Chị cứ chắc mẩm như thế nên rất đắc chí, ai ngờ đâu được, lúc cả nhà ngồi tụ tập quanh chiếc màn hình lớn, chị thấy tóc cậu chẳng có cái lá me nào, ngược lại, chính giữa đầu chị điểm bông hoa da^ʍ bụt đỏ choét mới tởm chứ, nom như con thần kinh xổng chuồng. Nhìn bác Long tươi cười bảo bác đã chuyển hết ảnh vào máy tính Niệm rồi nhé mà lòng chị đau như cắt, cái thằng chết bầm này, kế hoạch của chị mà, nó đi guốc trong bụng chị hả?
– Mẹ Hoài xinh đẹp ơi là xinh đẹp á.
Bông bi bô nhận xét, ban nãy Bông thấy cậu Niệm bứt hoa da^ʍ bụt thả lên đầu mẹ Hoài xong Bông đòi bắt chước nha. Bông bảo chú Bách gài hoa cho Bông cho nó xinh á, cả Bông và mẹ Hoài đều xinh đẹp và duyên dáng lắm luôn. Thấy ai cũng khen nên Bông cứ giữ mãi bông hoa trên tóc không chịu gỡ xuống, hoa của mẹ Hoài thì bị rơi rồi ý. Mẹ Hoài đang rất bực bội vì trông thấy em Nana ngậm đôi giày của mẹ đấy. Rõ ràng Bông bắt quả tang cậu Niệm ném giày của mẹ vào đống rác sau vườn xong Nana tìm thấy công vào cho mẹ, thế mà bị mẹ mắng sa sả. Em Nana bị oan ức nha, còn cậu Niệm thì đứng trên tầng đắc chí nhìn mẹ nổi điên, thật đáng ghét. Bông định tố cáo cậu nhưng chú Bách không cho, chú bảo nhỡ mẹ Hoài với cậu Niệm đánh nhau thì mẹ không thắng được ý, cậu to cao thế kia cơ mà. Bông thương mẹ nên thôi chả thèm mách lẻo mà lẽo đẽo theo chú ra vườn hái táo. Bông với chú hái được đầy một vạt áo luôn, ngoại trừ cậu Niệm hư ra thì gặp ai Bông cũng cho.
– Ba Hoàng ăn táo không nè? Táo nè ba! Apple!
Chú Bách vừa nói một lần mà Bông đã nhớ được từ “apple” rồi, phát âm chuẩn luôn khiến người ba này tự hào khủng khϊếp. Ba thơm Bông chùn chụt, hứng khởi dạy Bông nói từ quả táo bằng các thứ tiếng khác nhau. Bông cười khanh khách nhại lại khoe ba Hoàng, nhưng ba ứ chịu khen Bông giỏi á, Bông giận dỗi quay ra ôm chú Bách, mặc kệ ba Hoàng đang mải nhắn tin với ai ý.
“Một lần nữa, Hoài lại ngó lơ cảm xúc của anh.”
“Đừng buồn anh, còn có em đây mà. Qua chỗ em đi, có gì bình tĩnh nói chuyện. Em nấu cơm đợi anh nhé!”
Sống mũi anh Hoàng cay cay, cô ấy là vậy, lúc nào cũng nhẹ nhàng như cơn gió đầu thu, chưa từng cáu gắt với anh, luôn thầm lặng hi sinh cho anh. Không chỉ cô ấy, ngoài kia lúc nào cũng có cả tá phụ nữ khát khao được làm vợ một người đàn ông giỏi giang và đầy trách nhiệm như anh. Vậy mà vợ anh lại không hề biết trân trọng chồng mình, lúc nào cũng lấy bận rộn làm cái cớ quên lời anh nói. Đàn ông bọn anh gánh bao nhiêu trọng trách trên vai mới nặng đầu chứ, đàn bà phụ nữ bọn vợ mấy cái việc xó bếp nhàn tênh mà chả hiểu sao cứ kêu ca hoài.
– Chồng ơi giờ bọn mình sang thăm bà Ly nhé!
Vợ hối hả gọi anh, biết rõ anh buồn rồi mà không nói được lấy một lời an ủi, vô tư chuyển sang chủ đề khác. Anh khó chịu bảo vợ thích thì đi mà sang một mình rồi hậm hực phóng xe mất hút. Vợ anh ngây người nhìn theo, làm như việc của vợ không bằng? Mới hôm qua còn dặn đi dặn lại vợ phải chuẩn bị quà cáp sang biếu bà cô ruột nhà chú Nhất để thể hiện lòng biết ơn chú dì đã hỗ trợ anh rất nhiều trong công việc. Đấy, thế nào mà nay vợ sắm sửa các thứ xong hết rồi lại ngúng ngẩy không đi. Ngày gì được cả chồng lẫn con đều hờn, Bông từ đâu chạy tới ôm mẹ mếu máo.
– Mẹ Hoài ơi mẹ Hoài anh Còi dí tóc em búp bê của Bông xuống cống ý. Anh Còi hư ơi là hư luôn á.
Bông vừa tố cáo xong thì bác Linh cũng dắt anh Còi qua mách mẹ rằng Bông tát anh Còi nhà bác. Chị Hoài phì cười kêu trẻ con trêu nhau chị chấp làm gì, cơ mà chị Linh không bỏ qua được, chị giáng cho Bông một phát tát dằn mặt hại con bé khóc ré lên. Mẹ Bông tức mình lớn giọng quát.
– Đồ điên! Chị làm cái quái gì vậy?
– Tôi thương Bông nên tôi răn đe cho nó lên người chứ còn làm cái gì nữa? Đâu như cái con mẹ hờ nào đó.
– Này, chị ăn nói cho cẩn thận nhé!
– Tôi nói sai à? Cô vốn không phải mẹ Bông nên cô vô trách nhiệm với con bé, không chịu dạy dỗ để nó hư hỏng mất nết.
Bông nghe bác Linh nói càng khóc dữ tợn hơn, sụt sịt hỏi mẹ Hoài không phải mẹ Bông á? Mẹ Hoài không phải mẹ Bông thì mẹ Hoài là mẹ ai? Mẹ Hoài nhìn con gái hờn mà xót hết cả ruột, bực bội yêu cầu bác chữa lời nhưng bác không chịu, bác chẹp miệng ca thán.
– Cô Hoài làm gì mà sồn sồn lên thế? Nhột á? Gớm không biết đẻ thì nhận là không biết đẻ, có gì mà ngại? Có gan làm gái mà không có gan chịu hậu quả à? Chắc đi phá thai nhiều nên giờ tịt luôn rồi chứ gì?
Thực ra chị Linh cũng chưa bắt được tại trận chị Hoài làm gái bao giờ cả, nhưng tại anh Tú chồng chị hay liếc trộm chị Hoài nên chị sinh ác cảm, thêm cả chuyện ngày xưa thi thoảng chị bắt gặp đàn ông giao tiền cho nó, cứ nói miệng là trả tiền may đồ nhưng chị đoán trá hình thôi chứ may vá gì, may trên giường thì có. Loại phụ nữ như con Hoài chị Linh khinh lắm. Loại phụ nữ như chị Linh cũng khiến chị Hoài nóng hết cả máu, chị không có gì để giải thích hay bao biện cả, chỉ đơn giản vả vào mặt chị Linh một phát đau điếng. Vẫn biết một cái tát là không đủ cho việc danh dự của chị bị xúc phạm, và cả cái lần mẹ Hoà sang nhà chị Linh chơi rồi về lôi chị ra chửi đồ đàn bà không đoan chính, nhưng thôi, thế cũng tạm đủ để chị hả giận rồi. Chị đưa Bông ra chỗ vòi nước, vừa rửa mặt mũi cho bé vừa ngọt giọng dỗ dành Bông nín đi rồi mẹ Hoài chở Bông sang nhà cụ Ly chơi, đi xe máy sướиɠ ơi là sướиɠ á, cho Bông ngồi trước hóng gió nha. Bông thích chí cười khanh khách, dì Kỷ nghe chuyện tiện thể gửi luôn thằng con.
– Ơ thế Hoài cho em Niệm đi ké luôn nhé! Tối qua em sang mâm bà chào hỏi rồi nhưng đúng ra vẫn phải tới nhà thăm mới phải phép.
Chị Hoài ít khi từ chối dì Kỷ, phần vì biết ơn dì đã giúp đỡ hai vợ chồng trong suốt nhiều năm qua, phần vì chị là người dì tin tưởng nhất trong các cô cháu dâu, có chuyện gì cũng vô tư nhờ. Bữa nay dì bận ở nhà tiếp khách mà, dì bảo nhà bà gần ba đứa đi bộ cho khoẻ chân, nhưng Bông đã đội sẵn mũ bảo hiểm nên chị không nỡ làm con mất hứng, chị bồng con lên xe rồi ngoái lại dặn Niệm chị với Bông đi trước xong hai mẹ con đợi cậu ở cổng nhà bà nhé mà chẳng thấy thằng bé ừ gì cả. Bông sốt ruột cầm mũ bảo hiểm đội cho mẹ, xị mặt giục mẹ mau đi thôi, mặc xác cậu Niệm đi bộ á. Chị cũng định thế, nhưng phóng xe được một đoạn rồi nhìn qua gương chiếu hậu tự dưng thấy tội tội. Tính chị nó buồn cười thế đấy, chả bực ai được lâu cả, chị thở dài vòng xe lại hỏi han.
– Niệm nhọc à? Chị bảo dì kêu lái xe đưa cậu đi nhé!
Nhọc quá hay sao mà im như hến? Chị đành với cái mũ bảo hiểm nam đưa cho Niệm, chẳng cần chị mời mọc, thằng bé đội mũ xong thì ngồi luôn đằng sau xe chị, như một thói quen. Ngày xưa mỗi lần bị ốm nó cũng hay yêu sách như vậy đấy, kêu người nhọc đi ô tô say bắt chị phải đưa đón. May hồi ấy nhà chú Nhất có xe cub nhỏ chứ không đi xe đạp có mà chết, bực nhất là những lần thằng này nó nhớ nhầm lịch học thêm.
– Nhầm thật hay cố tình hả? Đánh cho một trận bây giờ!
– Nhầm thật mà, người sốt nên hơi đãng trí.
Dứt lời, có đứa giật tay chị dí lên cái trán nóng rẫy của nó. Năm cuối cấp lịch học dày dặc nên chị thương chẳng nỡ mắng, chỉ dặn lần sau nhớ chú ý hơn chứ người yếu ra đường nhiều dễ bị trúng gió.
– Đấy quan tâm à? Hay đấy ngại đèo người ta đi học?
– Tất nhiên là ngại đèo rồi, xa bỏ xừ…ơ…làm gì thế?
Chị gọi nhưng Niệm không đáp, đầu gục trên vai chị, chắc ngủ gật rồi, tay hơi để hờ lên mép áo chỗ eo chị. Chị cố gắng đi chậm và êm nhất có thể, tại sợ va vào cái ổ gà nào thằng bé đằng sau rơi tõm xuống đường thì khổ. Đường xá bây giờ đẹp đẽ chứ không như ngày ấy, chị phóng vù cái là tới nhà bà. Bông ở đằng trước thích thú hát hò suốt, còn chị, tự dưng thế nào khi tới cổng lại theo thói quen cũ sờ trán Niệm, có vẻ hơi nóng nóng. Cậu nhìn chị chằm chằm, chị đoán cậu mệt vì chênh lệch múi giờ nên lúc thấy bà Ly bắc nồi cháo gà chị xin bà một bát rồi cắt tía tô và hành lá bỏ vào đưa cho Niệm.
– Cháo này tốt lắm, cậu chịu khó ăn một chút cho ấm bụng. Ăn hết bát này là khoẻ ngay ấy mà!
– Tôi khoẻ hay tôi bệnh liên quan gì tới chị?
Cậu cáu làm Bông giật nảy cả mình á, chị Hoài cũng hơi sốc. Chị chưa biết nói gì thì nhận được cuộc gọi đến của ông xã.
– Anh cho vợ hai tiếng để xin lỗi vì chị Linh vì đã tát chị ấy. Nếu không biết sửa sai thì tối nay đừng về nhà nữa!