- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Chí Dã
- Chương 11.2: Ngôi nhà sau lưng (2)
Chí Dã
Chương 11.2: Ngôi nhà sau lưng (2)
Hôm sau là Ba mươi Tết, Sầm Dã ngủ một mạch đến trưa, đây là lần về nhà thư thái nhất suốt mấy năm qua của anh.
Anh trai và chị dâu đang xem tivi trong phòng khách, bố anh đã ra ngoài. Sầm Dã đi vào bếp, thấy mẹ ngồi xổm dưới đất rửa rau, nhìn bóng lưng khòm khòm gầy yếu của bà, lòng anh có chút nhói đau. Anh lập tức kéo bà dậy: “Mẹ, con có cái này cho mẹ.”
“Đợi lát đã, cái thằng này, để mẹ rửa rau xong đã.”
“Rửa rau có gì gấp gáp đâu.”
“Phải chuẩn bị cơm Tất niên.’
Sầm Dã móc một xấp tiền trong túi ra đưa cho bà. Mẹ anh ngây ra, Sầm Dã cười hớn hở. Ánh nắng mùa đông ấm áp soi vào người, hai mẹ con bỗng yên lặng.
“Tiền này ở đâu?”
“Đây là tiền con kiếm được.”
Mẹ anh cười nhận lấy rồi đếm qua một lượt, Sầm Dã quan sát dáng vẻ quý trọng của mẹ mình, cảm thấy vô cùng cảm động. Kết quả bà lại trả tiền cho anh: “Con tự giữ mà dùng đi, bố mẹ đủ tiền tiêu rồi.”
“Thôi nào!” Cõi lòng Sầm Dã được nỗi vui sướиɠ nào đó lấp đầy. “Con còn mà.” Mặc kệ mẹ từ chối, anh nhét thẳng vào túi áo bà rồi toan bỏ đi.
“Tiểu Dã!” Mẹ gọi anh lại.
Sầm Dã quay đầu, ánh mắt mẹ anh có cả vui sướиɠ, đau lòng lẫn mong mỏi: “Đi nói chuyện với bố con đi. Thật ra ông ấy luôn mong con về nhà đấy.”
Sầm Dã trầm mặc.
Lát sau, bố anh trở về, xách theo mấy chai rượu trắng giá rẻ. Lúc đó, Sầm Dã đang xem tivi với anh trai và chị dâu, Sầm Chí thấy thế liền đứng dậy: “Bố, bố mua rượu sao không bảo con?”
Người cha luôn im lặng, ít nói cười hiền từ, bỏ xuống bàn cả túi đồ ăn vặt, đồ ngọt. Anh trai và chị dau còn chưa kịp chú ý, Sầm Dã đã hiểu ngay, đây là ông mua cho con dâu ăn. Có điều thế hệ lớn tuổi như bố anh đúng là không hiểu phụ nữ thời nay, ai mà chịu ăn mấy thứ này chứ!
Quả nhiên, Tống Lam Tuyết không buồn ngó đến. Sầm Dã mở túi nilong, cầm lấy một miếng to bỏ vào miệng, bố anh lườm anh, không nói tiếng nào.
Ông đi vào phòng, cả nhà đều giống như trước, anh trai và chị dâu xem tivi, Sầm Dã tán ngẫu với họ, mẹ anh thì hí hoáy làm việc ở nhà sau. Sầm Dã chợt ngẩng đầu nhìn vách tường đã có vài chỗ bong tróc. Có phải trong lòng bố mẹ, cả đời ở trong căn nhà thế này chính là số mệnh chăng? Mà con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa, anh vĩnh viễn khó có ngày nổi danh ư?
Anh đứng dậy, đi đến cửa phòng bố mẹ, nhìn bố anh ngồi bên giường, đưa lưng ra cửa, hình như đang xoa bóp đầu gối. Trong trí nhớ của Sầm Dã , bố anh lúc nào cũng mang dáng vẻ trầm mặc như núi,anh đứn dựa vào cửa không muốn đi vào.
“Sau này bố đừng đi làm ở xưởng nữa, không được bao nhiêu tiền cả.”
Bố anh nói cộc lốc: “Không cần con lo.”
Sầm Dã yên lặng chốc lát mới nói: “Con vừa đưa cho mẹ mười nghìn tệ. Sau này con kiếm được tiền, lại biếu bố mẹ.”
Ông im lặng hồi lâu: “Bố mẹ không cần tiền của con, con lo bản thân cho tốt là được rồi.”
Dù lời này xuất phát từ ý tốt, song giọng diệu cứng rắn của ông lại khiến con trai khó chịu. Sầm Dã cười khẩy: “Đó là mẹ con, con thích cho thì cho, bố không quản được đâu.”
Nào ngờ bố anh không hề tức giận vì lời nói này, chỉ khuyên: “Con nên về thăm mẹ nhiều một chút, bây giờ sức khỏe của bà ấy không tốt như trước, lúc nào cũng nhớ con.”
“Dạ.”
Giống như tất cả những người cha và con trai có mối quan hệ không được hòa hợp trên đời, chỉ có một người phụ nữ mới có thể khiến họ mềm lòng.
“Bố cũng chú ý đầu gối nhé.” Sầm Dã hứa hẹn: “Sau này có điều kiện, con sẽ dẫn bố đến bệnh viện lớn ở Bắc kinh làm phẫu thuật.”
Bố nh không nói lời nào, Sầm Dã vừa quay người định đi thì ông lên tiếng: “Bây giờ, một mình con sống ở ngoài, phải chú ý an toàn.”
Sầm Dã nhìn trời xanh mây trắng và ánh dương chan hòa ngoài của sổ, cười đáp: “Vâng, con biết rồi.”
“Còn nữa…” Bố anh ngập ngừng chốc lát: “Nếu con đã nổi tiếng thì cũng phải chú ý hình tượng, sao tóc tai dài thượt thế kia, trông như du côn vậy. Có thời gian thì đi cắt đi.”
Sầm Dã im lìm.
Có vẻ hôm nay bố anh cũng mở lòng, không kìm được muốn tâm sự vài lời, song lời nói ra lại vô tình làm tổn thương con trai: “Ca hát, nhảy nhót ở quán bar…những thứ này nói cho cùng không phải nghề đàng hoàng, cho dù nổi tiếng thì cũng chỉ là tuổi trẻ nhất thời thôi, lớn tuổi hơn thì làm được cái gì đây? Mấy đời nha mình đâu có lấy một nhân tài nào, không có dòng giống đấy đâu. Con sớm tu tâm dưỡng tính, tìm một công việc ổn định, còn tốt gấp mấy lần việc con cho bố mẹ được bao nhiêu tiền.”
Một lỗi lạnh lẽo thấu xương trào dâng từ đáy lòng Sầm Dã, sác mặt anh biến đổi, cười gằn: “Chuyện này bố không cần lo đâu.”
Nói xong anh đi ra phòng khách.
Sầm Chí quá hiểu em trai, thấy vẻ mặt sa sầm kia liền biết ngay anh vừa bị chọc xù lông, bèn gọi lại: “Tiểu Dã, đi đâu thế?”
“Đi hát!” Sầm Dã nói to, không để ý đến mẹ gọi với từ phía sau. Anh dời khỏi nhà, rảo bước thật nhanh, thoáng chốc đã khuất dạng.
Ngày Giao thừa bị Sầm Dã gọi ra uống rượu, Triệu Đàm vui vẻ nhận lời ngay. Trước khi đi, Triệu Đàm cho bố mẹ đang đánh bài mỗi người một nghìn tệ, hai người họ thua đến mờ mắt, chỉ luôn miệng chê tiền ít, hỏi anh ấy còn hay không. Triệu Đàm dốc ngược túi quần ra trước mắt họ: “Hết rồi.”
Hôm nay, giá cả ở quán bar rất đắt đỏ, Triệu Đàm thấy sót thay Sầm Dã, nhưng anh không buồn đoái hoài, gọi hết ly này đến ly khác. Có cô gái đến bắt chuyện, anh cười ngả ngớn mặc cho người ta câu kéo, nhất quyết không chịu cho số điện thoại, khiến cô nàng thất vọng bỏ đi.
“ Lại cãi nhau với bố à?” Triệu Đàm hỏi thẳng.
“Đừng nhắc đếm ông ấy nữa.” Sầm Dã bất mãn: “Trong mắt bố tôi, tôi làm gì đều vô dụng, mà tôi cũng đâu cần được ông ấy xem trọng.”
Triệu Đàm không nhắc đến nữa, có điều Sầm Dã không biết, anh ấy rất hâm mộ Sầm Dã. Nếu Triệu Đàm có bố mẹ như vậy, dù nghèo khó nhưng vẫn cố gắng, mong anh ấy tìm việc tử tế nuôi bản thân, nói không chừng Triệu Đàm thật sự sẽ nghe lời mà từ bỏ âm nhạc, sống bên bố mẹ, tìm một côn việc ổn định và cưới vợ, sinh con.
Thế nhưng, cuộc đời mỗi người đều khác nhau, và đời người cũng không có nếu như.
Hai người uống thả cửa hồi lâu, đến khi tâm trạng khá hơn, Triệu Đàm lấy mấy tờ tiền đặt xuống quầy bar, lại gọi thêm vài ly, sau đó cười tít mắt: “Không biết bây giờ mấy đứa kia đang làm gì, chắc hẳn đều ở nhà ăn cơm đoàn viên rồi.”
“Đưa điện thoại cho tôi.”
“Điện thoại của cậu đâu?”
“Tắt máy rồi, tránh để anh tôi gọi suốt.”
Cầm lấy điện thoại của Triệu Đàm, Sầm Dã đứng dậy đi ra chỗ vắng người ngoài quán bar, Triệu Đàm ở phía sau cười trêu: “Trốn đi gọi điện thoại cho ai thế?”
Sầm Dã chỉ cười trừ, đi ra con ngõ ẩm ướt ở cửa sau quán bar. Anh đứng bên cạnh vách tương cũ, chống khuỷu tay vào tường, cúi đầu, như thể tất cả xung quanh đều không liên quan đến mình, chỉ có tiếng “tút…tút…tút…” khẽ vang lên bên tai.
Sắp đến năm mới, điện thoại đổ mười mấy hồi chuông bên kia mới bắt máy.
“Chúc mừng năm mới, Đàm Tử.” Giọng Hứa Tầm Sênh dịu dàng lịch sự, ẩn chứa nụ cười.
Sầm Dã bật cười, làn hơi trắng phả vào điện thoại.
“Cô chỉ nghĩ đến mỗi Đàm Tử thôi à? Là tôi này. Cái tên vô lương tâm kia đi tán gái rồi, làm gì nhớ gọi điện thoại cho cô.”
Nghe thấy giọng anh, lòng Hứa Tầm Sênh cũng ấm áp, không bận tâm lời trách móc không đầu không cuối của anh, lặp lại lời chúc y như cũ: “Chúc mừng năm mới, Tiểu Dã.”
Sầm Dã nghe thấy chỉ muốn cười, thầm nghĩ sao cô lại ngoan ngoãn và hiền lành đến vậy. Giờ khắc này, tâm trạng ủ rũ suốt buổi chiều dường như đã được ai đó xua tan, anh cũn chúc lại: “Năm mới vui vẻ, Tiểu Sênh.”
Bên kia, Hứa Tầm Sênh yên lặng chốc lát.
Sầm Dã cực kì hưởng thụ cảm giác này, khép hờ mắt, chỉ nghe tiếng hít thở từ hai đầu dây. Lát sau, anh nghe cô khẽ hỏi: “Anh vừa uống rượu à?”
Sầm Dã á khẩu, sao cảm giác cứ như có thêm một bà mẹ ấy nhỉ?
Anh lười biếng đáp: “Không uống bao nhiêu, có mấy chai bia thôi.”
“Anh đang ở đâu?”
Anh thành thật khai báo: “Ở quán bar với Đàm Tử.”
Hứa Tầm Sênh không gặng hỏi nữa.
“Cô đang làm gì thế?”
Bên kia điện thoại, dường như Hứa Tầm Sênh đi vài bước, tiếng nói chuyện xung quanh nhỏ đi, cô mới trả lời: “ tôi đang ăn cơm Tất niên.”
“Ồ.” Sầm Dã mỉm cười: “Có phải nhà co đong người lắm không?”
Hứa Tầm Sênh đang đứng trong phòng ngủ của mình, ngẩng đầu nhìn mấy người họ hàng và năm, sáu đứa trẻ vừa ăn huyên náo bên ngoài, cười đáp: “Phải.”
Câu nào đó sắp thoát ra khỏi bờ môi, nhưng thoáng chốc nghẹn lại nơi cổ họng khiến người ta khó thở vận phần: Tầm Sênh, hôm nay anh nhớ em lắm!
Anh không nói gì nữa, Hứa Tầm Sênh phát hiện ra tâm trạng anh có chút khác lạ. Lúc trước, cô cũng nghe sơ qua về gia đình anh. Cảm giác này phải diễn tả thế nào nhỉ, giống như một chú chó to lớn ngày thường hung hãn kiêu căng, trong đêm Giao thừa chịu ấm ức liền tìm đến cô, nhưng lại im im không lên tiếng. Hứa Tầm Sênh mềm lòng, thử dò hỏi: “Cãi nhau với người nhà hả?”
“Ừ…” Sầm Dã toét miệng cười. Trước khi gọi cuộc điện thoại này, anh chưa từng nghĩ đến việc sẽ kể lể với Hứa Tầm Sênh. Trước đây, anh tuyệt đối sẽ không kể chuyện trong nhà cho bất cứ cô gái nào nghe, một người đàn ông không cách nào chia sẻ thất bại và tổn thương của mình với người khác. Nhưng liệu có phải vì giọng điệu của cô luôn ôn hòa và dịu dàng, nên khi ở trước mặt cô, anh liền sống đúng với số tuổi thật của mình? Giọng anh nhàn nhạt mang theo vẻ chế giễu: “Bố tôi bảo tôi đi cạo đầu.”
Hứa Tầm Sênh không cười, thật ra không cần anh nói thêm gì, cô cũng có thể đoán ra, phần lớn bố mẹ thường sẽ phản đối và cấm cản sở thích này của con trai mình.
“Nhưng hôm nay là Ba mươi Tết.” Cô khẽ khàng: “Gia đình nên quây quần bên nhau.”
“Tôi về thì lại cằn nhằn, bảo tôi tìm công việc đàng hoàng.” Anh hờ hững trêu: “Tôi không thể về được, về thì cả nhóm sẽ mất giọng ca chính đấy.”
“Chúng ta vĩnh viễn sẽ không mất đi giọng ca chính.” Hứa Tầm Sênh tiếp lời một cách hết sức tự nhiên: “Mau về nhà đi!”
Sầm Dã im lặng chốc lát rồi cười kể: “Hôm qua, có người chạy đến nhà tôi, tìm tôi xin chữ ký, khiến cả nhà tôi giật mình. Tôi còn tưởng rằng họ sẽ không phản đối việc này nữa, hóa ra giàng được chức vô địch khu vực Thân Dương cũng vô ích.”
Câu nói sau cùng làm lòng Hứa Tầm Sênh se lại. Cô lặng thinh một chốc, lạnh giọng: “Ai tìm anh xin chữ ký? Con gái hả?”
“Đúng, cô nàng cực kỳ xinh đẹp.” Nói đến đay, giọng Sầm Dã hớn hở: “Nhan sắc có thể sánh với Lưu Diệc Phi, thần thái hệt như Phạm Băng Băng. Năm nay sắp mười bốn, ông nội cô bé dẫn đến, còn bảo tôi ghi câu chúc: “Cố gắng học hành, thi đỗ chuyển cấp.”
Hứa Tầm Sênh bật cười, ở đầu dây bên kia Sầm Dã cũng cười thích thú. Lúc này, xung quanh vang lên tiếng pháo hoa nổ đì đùng trên không trung, không biết từ đâu truyền đến. Hai người im lặng lìm chốc lát, Sầm Dã lại bỡn cợt: “Đừng quá nhớ mong tôi, mọi chuyện đều tốt, cúp máy đây!”
“Đợi đã.”
Sầm Dã cười khà khà: “Sao vậy, không nỡ thật à?”Hứa Tầm Sênh không nghe ra câu cuối cùng của anh tràn ngập nỗi mong đợi, có chút bất đắc dĩ nói: “Đừng “Tự sướиɠ” nữa. Tôi có mấy câu không biết có nên nói hay không.”
“Úp mở gì nữa, nói đi!”
Hứa Tầm Sênh đóng của phòng lại, tựa vào đầu giường, nhìn đêm đông rét lạnh, tối đen bên ngoài. Hàng vạn ngôi nhà đếu sáng đèn, hóa ra mỗi đêm Giao thừa, dù nỗi vui mừng mong đợi thuở bé đã sớm đi xa, nhưng lòng người vẫn êm ái và tĩnh lặng.
“Tiểu Dã, anh có nghĩ, bố mẹ không chấp nhận có thể là vì chúng ta làm chưa tốt lắm, chưa thể khiến họ an lòng, cho rằn chúng ta không có họ thì không thể sống tốt hay không?”
Sầm Dã trầm mặc.
“Anh đừng tức giận. Tôi không có ý trách anh, anh có bản lĩnh hơn tôi nhiều. Nhưng tôi biết, mục tiêu của anh không chỉ như vậy. Cho nên, thật ra anh không cần phải đứng đấy mà đau lòng…”
Sầm Dã ngắt lời cô: “Tôi đau lòng khi nào chứ?”
“Được rồi anh không có.” Giọng cô ngọt ngào hiền hòa, như đang dỗ dành trẻ con. Sầm Dã nghe mà lòng vui sướиɠ râm ran, thân thể muốn phản kháng nhưng lòng lại không làm được.
Sau đó cô nói tiếp: “Tiểu Dã, anh không cần gấp gáp, chờ đến ngày thật sự thành công, thực hiện được ước mơ, họ sẽ hiểu tất cả. Hiểu được lòng nhiệt tình tha thiết, gian khổ vất vả của anh, cũng như anh tài giỏi đến cỡ nào, họ sẽ luôn ngước nhìn và chăm chú dõi theo anh.”
***
Sầm Dã vừa đi về nhà vừa hát ngâm nga, lúc đến cửa thì thấy cả gia đình đang ngồi quây quần bên nhau, muộn như vậy vẫn còn ăn cơm Tất niên ư?”
Anh đứng ở bên ngoài chốc lát mới đẩy cửa đi vào. Mẹ anh lên tiếng trước, vẻ mặt rất đỗi vui mừng: “Sao giờ mới về, cả nhà đã bắt đầu ăn rồi. Lại chạy ra ngoài chơi hả? Triệu Đàm đâu, ssao không gọi cậu ấy đến chơi?”
“Cậu ấy về nhà rồi.” Sầm Dã kéo ghế ngồi xuống bên bàn, vẻ mặt vẫn lãnh đạm nhưng thấy trên bàn có vài món mình thích thì cầm đũa gắp thêm mấy miếng.
Sầm Chí vẫn tức giận, cất lời răn dạy: “Chờ em lâu lắm rồi, Ba mươi Tết còn chạy đi đâu? Em có thấy mình quá đáng không?”
Tống Lam Tuyết kéo tay anh ấy, Sầm Dã hiền lành đáp: “Em biết rồi.” Sầm Chí không ngờ thái độ của Sầm Dã lại ngoan ngoãn như thế, liền nguôi giận.
Tuy nhiên Sầm Dã cũng cảm thấy ngạc nhiên, tối nay bố anh không hề nhắc lại việc bảo anh đổi nghề, dù lúc ăn cơm không nói nhiều, nhưng khi thấy Sầm Dã chỉ lo ăn thịt kho thì lại không vui lên tiếng: “Ăn thêm rau đi.”
Sầm Dã “Dạ” một tiếng, gắp rau cải, im lặng ăn sạch.
Chị dâu rót cho anh ly rượu trắng, ba bố con uống vài ly, cuối cùng không khí cũng sôi nổi hơn. Đột nhiên Sầm Dã bưng ly rượu uống một hơi cạn sạch, bình tĩnh nói: “Bố, mẹ, anh, chị dâu, con không hề nói quá, hiện tại sự nghiệp của con đã khởi sắc rồi. Chờ con cố gắng thêm hai năm nữa, nhà chúng ta sẽ có tất cả. Mọi người tin cũng được,không tin cũng chẳng sao, hãy chờ xem. Đời này, những gì con muốn thì sẽ nỗ lực hết mình để đạt được. Không có việc gì là từ bé đã định trước. Sau này, con sẽ cho cả nhà chúng ta sống cuộc sống mà trước kia không hề dám mơ tới.”
***
Hôm ấy, vừa về đến nhà, Hứa Tầm Sênh bắt gặp mẹ đang nói chuyện điện thoại, vẻ mặt dạng rỡ, đáy mắt đong đầy nét cười. Thấy cô về, mẹ càng cười tươi hơn. Hứa Tầm Sênh thầm nhủ thật kì lạ, vừa định vào phòng thì nghe mẹ nói với người bên kia đầu dây: “Tiểu Dã, cháu đợi một chút, Sênh Sênh về rồi.” Sau đó chuyển điện thoại cho cô.
Hứa Tầm Sênh trố mắt, mẹ cô cười khúc khích rời đi. Cô cầm lấy điện thoại, câu đầu tiên đã chất vấn: “Sao anh biết số điện thoại nhà tôi?”
Nghe được giọng nói hung dữ hiếm có của cô, Sầm Dã thấy vô cùng thú vị, ung dung đáp: “Không phải cô đã điền số điện thoại nhà vào đơn xin dự thi sao? Có tài liệu gì của cô mà tôi không nắm rõ trong long bàn tay chứ, Sênh Sênh…”
Hứa Tầm Sênh mặc kệ anh ba hoa, nghĩ ngợi miên man: Giọng anh qua điện thoại thật trầm ấm dễ nghe, tinh thần sa sút mấy hôm trước đã bay biến, chẳng trách mẹ cô mặt mày tươi tỉnh như vậy.
Giọng cô vẫn hờ hững: “Có chuyện gì?”
Sầm Dã chậc lưỡi: “Hung dữ với ai thế? Tôi là giọng hát chính, linh hồn của ban nhạc, suy ra cũng là linh hồn của cô đấy. Cô không thể yêu thương hơn một chút sao?”
Hứa Tầm Sênh không muốn nghe anh nói nhăng nói cuội, thở dài: “Nói đi, rốt cuộc có chuyện gì?”
Sầm Dã phì cười: “Tôi và Đàm Tử định đi chơi Tết, nhưng bây giờ đi đâu cũng đắt đỏ, tiền của chúng tôi đã xài gần hết, nên định tìm chỗ nào có bạn bè đến ở nhờ…”
Anh cố ý khựng lại, Hứa Tầm Sênh chưa kịp hiểu ý, chờ anh nói tiếp.
Sầm Dã giả bộ thở dài, quay đầu nói với người bên cạnh: “Đàm Tử, cô nàng này không có nghĩa khí chút nào. Người bình thường nói đến nước này thì đã nhiệt tình mời chúng ta đến Nam Đô, bao ăn, bao ở, bao chơi rồi, đúng không?”
Hứa Tầm Sênh nghe thấy giọng cười khúc khích của Triệu Đàm. Sầm Dã lại hạ giọng, giống như thì thầm bên tai cô: “Nói một câu đi, cô có muốn tôi đến hay không?”
Bấy giờ, nắng chiều đã ngả về Tây, ánh nắng vàng óng soi chênh chếch qua ô cửa sổ, Hứa Tầm Sênh cầm điện thoại đứng ở góc phòng khách, cả căn nhà yên tĩnh như tờ, chỉ loáng thoáng có tiếng nước chảy trong phòng bếp.
Cô nhận lời: “Được rồi, các anh đặt vé xong thì báo cho tôi biết.”
Người bên kia cũng yên ắng chốc lát mới thản nhiên lên tiếng: “Biết ngay là cô muốn mà.”
Hứa Tầm Sênh phớt lờ, nào ngờ tiếp theo anh lại nói: “Chúng tôi đến thì ở đâu, nhà cô hả?”
Hứa Tầm Sênh trợn to mắt: “Anh điên à?”
Sầm Dã cười rộ: “Khi nãy bác gái mời bọn tôi rồi, không tin cô hỏi đi.”
Hứa Tầm Sênh đời nào đi hỏi, mẹ cô tính tình sôi nổi, không giốn cô chút nào, thật sự bà có thể làm ra chuyện “hiếu khách” như thế chỉ vì muốn xem vận đào hoa của con gái đã đến lúc nở rộ chưa. Nói không chừng tới lúc đó con ghép đôi lung tung cho xem. Có điều cô không thể nào để Tiểu Dã phát hiện ra chuyện này, gằn từng chữ: “Lát tôi đi đặt khách sạn cho hai người.”
Sầm Dã khe khẽ cười: “Ngoan.”
Hứa Tầm Sênh cúp máy luôn. Nhận được tin nhắn đặt vé thành công của Sầm Dã, cô đi đến nhà khách ở ngoài cổng Tây của trường, đặt phòng cho họ. Tuy hơi cũ nhưng sạch sẽ, an toàn, giá cả không cao, xem như thoải mái. Hơn nữa còn nằm trong phạm vi tầm mắt của cô, như vậy cô cũng dễ bề làm “hướng dẫn viên” cho họ.
Bên này, hai chàng trai như hai con ngựa to lớn vắt vẻo trên sô pha nhà Triệu Đàm. Sầm Dã tất bật một hồi, cho đến khi anh chuyển tiếp thông tin đặt vé cho Triệu Đàm, anh ấy mới liếc mắt nhìn qua. Đương nhiên anh ấy cũng muốn đi chơi, huống hồ còn là đến “nương tựa” cô giáo Hưa xinh đẹp tốt bụng lại thích đã ăn, chỉ có điều…
“Tiểu Dã, có phải cậu có ý với cô ấy thật không?”
Sầm Dã làm như không nghe thấy, tiếp tục chơi game. Triệu Đàm nhấc chân đạp một cú: “Đừng giả điếc.”
Lúc này, Sầm Dã mới đưa một tay gối sau gáy: “Cậu suy diễn nhiều như vậy làm gì? Tôi chỉ muốn đi chơi một chuyến thôi. Bọn mình chưa từng tới Nam Đô, dù sao cũng là một danh lam thắng cảnh mà.”
Triệu Đàm thấy vẻ mặt Sầm Dã hết sức tự nhiên, dường như tâm trạng không hề thấp thỏm. Thật ra, ngay từ đầu, Triệu Đàm đã nhìn ra được manh mối trong chuyện giữa Hứa Tầm Sênh và tên này rồi. Trước khi đi Đông Bắc thi đấu, suốt quá trình, Sầm Dã đi theo và thậm chí là độc chiếm cô giáo Hứa, ai nấy đều thấy được ý đồ của anh rõ như ban ngày. Nhưng khi đến Đông Bắc, hai người họ lại như không xảy ra gì cả, cũng không có tiến triển gì.
Triệu Đàm cho rằng, với tính cách của Sầm Dã, nếu thật sự thích thì làm sao có thể kìm lòng không đi bày tỏ chứ? Hoặc là lúc trước quả thật có thích, nhưng giờ tình ý đã nhạt dần?
Dĩ nhiên, càng có khả năng là giữa hai người họ đã xảy ra chuyện bí mật nào đó. Hứa Tầm Sênh không chấp nhận Sầm Dã nên thằng nhóc này bị sốc. Sầm Dã kiêu ngạo cỡ nào, ắt hẳn là dứt khoát gạt bỏ tình cảm này rồi.
Thế là Triệu Đàm cũng ngại gặng hỏi tiếp, không muốn làm anh em khó xử. Giữa đàn ông với nhau, có một số việc không cần phải nói quá rõ ràng.
Thế nhưng Triệu Đàm chưa từng có mảnh tình nào vắt vai, làm sao hiểu được, có những người trông thì ngông cuồng, nhưng một khi nảy sinh tình cảm với ai đó lại trở nên thầm lặng kín đáo, không dồn dập theo đuổi đối phương, vậy mới càng thêm nguy hiểm khó lường.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Chí Dã
- Chương 11.2: Ngôi nhà sau lưng (2)