- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Đô Thị
- Chàng Tiên Cá Bé Nhỏ
- Chương 3
Chàng Tiên Cá Bé Nhỏ
Chương 3
Edit + Beta: A Cẩn
Kết bọn nấu cơm chưa đến ba tuần, bố mẹ tôi đã trở lại.
Quãng thời gian bố mẹ ở nhà, tôi vẫn rất vui vẻ. Căn nhà trống vắng lại đầy ắp tiếng người. Cho dù thoạt nhìn giữa bố mẹ không được hài hòa cho lắm, thỉnh thoảng sẽ xảy ra cãi vã, mẹ tôi nấu cơm còn không ngon bằng tôi, nhưng tôi đã cảm thấy thỏa mãn lắm rồi.
Tôi kể cho Cận Sở nghe rằng bố mẹ tôi đã trở lại trong trạng thái phấn khởi. Cậu ấy cười nhìn tôi, nghe tôi kể chuyện nhỏ chuyện to trong nhà, cực kỳ kiên nhẫn.
Nhưng tôi chợt nhớ ra cậu ấy vẫn chỉ có một tôi, lại hơi khó chịu thay cậu ấy.
Sắp tới cuối năm, tôi mời Cận Sở tới nhà tôi ăn bữa cơm đầu năm. Lúc đó, dưới sự kiên quyết của tôi, cậu ấy đã dạy tôi không ít thủ ngữ đơn giản, không cần dùng giấy bút cũng có thể tiến hành đối thoại đơn giản.
Cậu nói làm thế không ổn lắm, tôi bảo không sao đâu, tụi tôi là bạn bè mà đúng không? Cậu ấy nhìn tôi rất lâu, có rất nhiều cảm xúc trong đôi mắt ấy, như là vui sướиɠ, lại có vẻ có thứ gì đó khác nữa, lấp lánh, trong veo mà sáng ngời, tựa như hổ phách không tỳ vết, cực kỳ đẹp đẽ.
Hứa với tớ đi, tôi nói.
Cậu ấy bất đắc dĩ gật đầu hứa, tôi sung sướиɠ ôm chặt lấy cậu ấy.
Khi tiếp xúc gần gũi với cậu ấy có thể dễ dàng ngửi thấy mùi hương mát lạnh trên người cậu ấy. Khá giống với mùi lá cây sau cơn mưa, lại có vẻ mát lạnh ngọt ngào như bạc hà.
Tôi ôm chặt quá nên cậu ấy hơi giãy giụa một chút, bờ môi lướt qua vành tai tôi, cảm xúc mềm mại mà trơn mịn.
Tôi bỗng nhiên cảm giác gò má nóng lên, thả lỏng tay, làm bộ như không có việc gì nói:
– Thế hứa nhé?
Cậu ấy cười gật đầu.
Tôi chào tạm biệt cậu ấy, nhìn cậu ấy đi vào huyền quan đóng cửa lại, sau đó mới vui sướиɠ chạy về nhà, vội vã nói cho bố mẹ biết sẽ có bạn cùng lớp đến chơi vào dịp Nguyên Đán.
Mẹ sờ đầu tôi, cười tủm tỉm nói:
– Hà Ý nhà tôi có bạn mới rồi.
Tôi ôm mẹ làm nũng. Bất kể bao nhiêu tuổi, vòng tay mẹ vẫn luôn là nơi an toàn nhất, là cảng tránh gió lớn nhất trên đời này.
Nguyên Đán được nghỉ, buổi sáng tôi thức dậy sớm, lăn qua lăn lại mười phút không ngủ tiếp, bèn quyết định rời giường đi đến nhà cậu ấy gọi cậu ấy. Nhà cậu ấy có một cái sân nhỏ, trồng rất nhiều loài cây mà tôi không biết tên. Ban đầu tôi còn tưởng là cỏ dại, sau này nhìn thấy cậu ấy tưới nước thì mới biết được đó là cây do cậu ấy trồng.
Sáng sớm có sương mù, tôi đứng bên ngoài gõ cửa, sau một lúc lâu mà không có người mở cửa. Thế là tôi lại đi bộ đến quán bán đồ ăn sáng ngoài phố để mua bánh bao, bánh quẩy, sữa đậu nành và cháo mang về. Tôi nhấc chậu hoa thứ ba trên hành lành ra chỗ khác, lấy chìa khóa mở cửa.
Đây là chiếc chìa khóa mà tôi đi cùng với cậu ấy tới tiệm để đánh khóa sau lần cậu ấy quên mang chìa. Giấu nó dưới bồn cây thứ ba dưới hiên chỉ để phòng ngừa tình huống bất ngờ.
Trước kia tôi đã từng đến nhà cậu ấy rất nhiều lần. Nhà cậu ấy có ba tầng, bài trí trong nhà có hơi cổ xưa, dọn dẹp rất sạch sẽ, cảm giác khá là cổ điển.
Tôi đặt đồ ăn sáng trên bàn, lên lầu gọi cậu ấy tỉnh dậy. Cận Sở thoạt nhìn là nàng tiên cá, chỉ duy chuyện tham ngủ là giống công chúa Aurora ngủ trong rừng. Hôm đi học đều canh giờ thức giấc, không muốn thiếu ngủ dù chỉ một phút đồng hồ. Đã từng tôi còn cho rằng cậu ấy đồng ý làm bạn với tôi là vì tôi chủ động lái xe chở cậu ấy đến trường, khiến cậu ấy có thể ngủ thêm mười phút so với bình thường.
Bởi vậy, mỗi khi tìm cậu ấy đi chơi vào ngày nghỉ thì mười lần có chín lần cậu ấy còn đang tỉnh trong mơ. Trải qua nhiều lần như vậy, cậu ấy bảo tôi tự lấy chìa khóa mở cửa, đỡ phải chờ. Tôi còn thầm đoán có lẽ là cậu ấy không muốn bị tôi đánh thức lúc đang ngủ ngon, cho nên càng có hứng thú gọi cậu ấy rời giường hơn.
Tuy rằng cậu ấy tham ngủ, nhưng tính cách rất tốt, không nổi giận khi bị đánh thức, mỗi lần đều buồn ngủ ngồi dụi mắt trên giường. Chờ tỉnh táo chút rồi mỉm cười với tôi, sau đó rời giường đi rửa mặt.
Lúc mò vào phòng cậu ấy thì cậu ấy đang ôm chăn ngủ say, nửa thân trên đè lên chăn, áo ngủ lộn xộn, vạt áo quấn tới eo, ống quần xắn tới đầu gối, để lộ làn da trắng đến quáng mắt.
Tôi thấy thế buồn cười, kéo chăn ra rồi quấn cậu ấy lại, trêu đùa:
– Dáng ngủ xấu quá!
Cậu ấy ngủ say sưa, cho dù nghe thấy thanh âm cũng chỉ ơi giật tôi, đổi một tư thế thoải mái khác ngủ tiếp, thậm chí không thèm mở mắt ra.
Tôi nhìn khuôn mặt yên tĩnh của cậu ấy lúc ngủ, bỗng nảy sinh mấy phần không đành lòng. Thế nên tôi dựa lưng bên giường yên lặng ngồi một lúc, sau đó đẩy cuộn chăn vào bên trong gường, nằm xuống mép giường sát bên cậu ấy, dần dần cũng có hơi buồn ngủ.
Mùi hương trên người cậu ấy rất thoải mái, khoan khoái sạch sẽ, còn hơi có chút ngọt ngào. Tôi dán sát vào cậu ấy một chút, cậu ấy xoay người, nhắm mắt, lông mi rất dài, đôi môi mân nhẹ tươi non đầy đặn như cánh hoa.
Tôi nhìn chăm chú một lúc lâu, cứ như là bị mê hoặc vậy, nghiêng đầu nhẹ nhàng chạm vào môi cậu ấy. Khoảnh khắc đó ba hồn bảy vía đều phun ra từ các lỗ, mọi thứ trên thế gian đều xa dần, chìm vào tĩnh lặng, bên tai chỉ còn lại nhịp tim thất thường và tiếng hít thở nặng nề của tôi.
Cậu ấy vẫn im lặng ngọt ngào ngủ trước mắt tôi. Cơn buồn ngủ của tôi lại tan biến không còn bóng dáng, chỉ ngơ ngác nhìn cậu ấy. Tôi không biết tôi đang làm gì, cũng không biết cảm giác tê dại đột nhiên trong lòng tôi là gì.
Chờ đến khi nhịp tim rốt cục bình phục trời lại, tôi nghiêng người vùi đầu vào gối, thở ra một hơi.
Trần phòng ngủ và vách tường đều sơn màu trắng, trong góc có vết mốc màu ố vàng do thời gian để lại, lúc thời tiết ẩm ướt thì càng rõ rệt hơn. Tôi nhìn chằm chằm vào vệt ố vàng kia, cảm thấy có lẽ tôi điên rồi.
Gần tới giờ cơm trưa cậu ấy mới tỉnh ngủ. Thừa dịp cậu ấy đang rửa mặt, tôi hâm lại bữa sáng qua loa bằng lò vi sóng, lại lấy cơm nguội còn thừa tối qua chiên với trứng, xem như bữa trưa của hai đứa.
Mỗi lần ăn cơm ở nhà cậu ấy tôi đều giành nấu ăn. Cậu ấy quơ tay mấy lần với tôi, ý nói người tới là khách, bảo tôi nghỉ ngơi để cậu ấy làm cho, tôi đều sẽ nói trúng tim đen:
– Nhưng tay nghề của tớ tốt hơn cậu!
Mỗi lần cậu ấy đều không lời đối đáp, đành phải cướp rửa bát lúc đến nhà tôi, đôi khi còn giúp tôi dọn phòng, thật sự là không chịu chiếm lợi chút nào cả.
— Cảm ơn.
Cậu ấy cười nhẹ nhàng làm thủ ngữ với tôi.
Mặt tôi hơi nóng lên, thò tay đẩy đĩa đến trước mặt cậu ấy, oán thầm:
– Lại ngủ dậy muộn quá rồi. Ngày ăn hai bữa là không được đâu đấy, cậu đã gầy đến mức này rồi.
Cậu ấy chỉ cười, ánh mắt nhìn tôi nhẹ bẫng, mềm mại như lông hồng.
Tôi nghiêng đầu nhìn sang chỗ khác, cúi gằm mặt bới cơm.
Lúc đến nhà tôi thì cậu ấy có mang theo chút hoa quả với hai bình rượu. Tôi nói với cậu ấy rằng không cần mấy thứ đó nhưng cậu ấy nhất quyết đòi tặng, nếu không thì sẽ không chịu đi. Tôi đành phải thỏa hiệp với cậu ấy, giành xách đồ.
Cậu ấy nhìn tôi, tôi nói:
– Tớ xách, hoặc là không mang.
Nấu cậu ấy có đuôi thì có lẽ đã ủ rũ xuống rồi.
Bởi vì trước đó tôi có nhắc với bố mẹ là cậu ấy không thể nói chuyện, nên lúc ăn cơm cũng có thể xem như sung sướиɠ hài hòa.
Cậu ấy nhìn ngoan ngoãn xinh đẹp, vừa thấy đã biết là đứa bé ngoan, rất được lòng người lớn. Mẹ tôi gắp rất nhiều thức ăn cho cậu ấy, cười tủm tỉm nói cảm ơn cậu ấy đã chăm sóc cho tôi, hy vọng sau này thường xuyên tới chơi. Bố tôi ở nhà vẫn luôn không nói không rằng, nhưng đối mặt với cậu ấy có thể nói là ôn hòa, tôi nhìn mà có chút ghen tỵ.
Chẳng qua khi nhìn thấy lúc trò chuyện cậu ấy chỉ có thể lắc hoặc gật đầu thì tôi lại hơi đau lòng. Nếu cậu ấy có thể nói được thì tốt biết mấy. Tôi rất muốn đòi lại giọng nói cho cậu ấy từ tay mụ phù thủy biển.
Lúc sắp kết thúc học kỳ, trong nhà lại chỉ còn một tôi tôi.
Hợp rồi tan quá mức nhanh chóng, đôi khi buổi sáng thức giấc, tôi còn nghi ngờ có phải là tôi vừa nằm mơ một giấc mơ thật dài hay không, mơ thấy bố mẹ đã lâu không gặp của tôi.
Nhưng chiếc giường mới ghép lại trong phòng ngủ lớn, khăn mặt treo trong phòng tắm, bàn chải khác trên bồn rửa mặt, đều nhắc nhở tôi đó không phải là mơ. Chẳng qua là những thứ tốt đẹp thì đều dễ vỡ như giấc mơ vậy thôi.
Trước khi bố mẹ rời đi, tôi nổi giận rất lâu, chỉ trích họ coi trọng công việc hơn cả con cái. Mẹ vuốt tóc tôi, áy náy nói xin lỗi, nói chờ mẹ về hưu thì nhất định sẽ sống cùng tôi mỗi ngày. Cho dù tôi có chán ngấy mẹ cũng không đi. Bố im lặng ôm vai mẹ, thở thật dài, sau đó đưa cho tôi một tấm thẻ ngân hàng chứa hơn nửa tiền tiết kiệm cả đời của bố mẹ.
Tôi không biết phải làm sao, bố tôi chỉ nói:
– Cầm đi. Con đã trưởng thành rồi.
Sau này tôi thật sự nghi ngờ chẳng lẽ bố tôi có khả năng tiên tri hay sao ấy, đã tính toán hết ngay từ đầu rồi.
Mãi đến đêm trừ tịch, họ cũng không về nhà. Tôi và Cận Sở bao sủi cảo đón giao thừa cùng nhau. Hôm sau thức dậy, tôi phát hiện cậu ấy lén lút nhét bao lì xì dưới gối tôi.
Tôi nắm chặt bao lì xì, trong lòng nóng bỏng.
Mùng một, siêu thị còn chưa mở cửa. May mà cậu ấy đã sớm đoán được nên cuối năm kéo tôi đi chợ mua một đống rau quả tươi mới bỏ vào tủ lạnh tích trữ.
Mùng một tết tụi tôi ở nhà mở máy sưởi xem TV, chơi bài poker, đọc sách giải trí. Buồn ngủ thì chợp mắt trên thảm lông sofa, đói bụng thì xuống bếp nấu chút đồ ăn.
Tuy chỉ có hai người, nhưng tóm lại mà nói thì vẫn là một năm mới rất náo nhiệt. TV đang chiếu lại chương trình đón xuân, tiếng nồi nia xoong chảo va chạm vào chau leng keng, nồi lớn nấu canh sôi sùng sục, hơi nước lượn lờ. Thậm chí cả phòng khách đều tràn đầy hương vị tươi ngon của canh.
Tụi tôi mỗi đứa múc một chén, khoanh chân ngồi trong sofa uống canh. Gò má cậu ấy đỏ bừng vì hơi nóng phả ra từ lò sưởi, tăng thêm một phần khỏe khắn hơn là nước da tái nhợt thường ngày, cứ như hoa đào nở rộ bị vò nát vậy.
Thỉnh thoảng tôi lại chăm chú nhìn cậu ấy, cậu ấy mỉm cười nhẹ nhàng với tôi. Nụ cười má lúm đồng tiền đầy trẻ con, hoàn toàn không biết gì cả.
Hết tết Nguyên Tiêu là phải đi học lại.
Tháng giêng, không khí ngày tết còn chưa tan hết, đi quanh sân trường có thể thấy được giáo viên và học sinh đang chúc tết nhau. Trong phòng học, các học sinh bàn luận tết năm nay ăn gì ngon nhận được bao nhiêu tiền mừng tuổi.
Cận Sở chưa bao giờ tham dự những cuộc thảo luận như thế này. Lớp phó học tập bàn trước quay lại đáp lời với tôi:
– Hà Ý, năm nay tết nhất thế nào? Được bao nhiêu lì xì?
Lớp phó học tập cũng như danh hiệu, chưa chắc đã học giỏi nhất nhưng nhất định là người thích học tập nhất trong lớp. Hơn nữa bình thường luôn có cảm giác thân thiện hoặc là căm thù không hiểu ra sao đối với những đứa học giỏi cùng lớp. Thân thiện là vì sùng bái, căm thù đương nhiên là vì ghen tỵ.
Lớp phó học tập lớp tôi là một nam sinh đeo kính mắt còn dày hơn cả đít chai, lùn như một cọng giá suy dinh dưỡng, nói cậu ta là học sinh cấp 2 cũng có người tin. Nhưng tôi nhìn cậu ta còn rất thuận mắt, bởi vì cậu ta là một trong số ít những người không xa lánh Cận Sở trong cái lớp này.
– Tốt lắm, cũng nhiều.
Tôi đáp.
Lớp phó học tập hớn hở chuyển sang Cận Sở:
– Cận Sở thì sao?
Cận Sở giơ cuốn vở lên: Tốt lắm, cũng nhiều.
Lớp phó học tập đẩy kính, ngơ ngác kêu:
– Các cậu có thần giao cách cảm à?
Tôi đáp trả một cách hữu hảo:
– Còn cậu?
Cậu ta lại vui vẻ, phô bày cho tụi tôi nghe cả đống chuyện cậu ta về nhà bà nội ăn tết, chuyện con gà nhà bà nội mổ con chó, con chó cắn lại con gà các kiểu.
Tôi quyết định rút lại lời vừa nói. Có lẽ cậu ta hoàn toàn không biết xa lánh là gì ấy.
Lúc lắng nghe những chuyện vặt vãnh lông gà vỏ tỏi như vậy, Cận Sở vẫn mỉm cười nhẹ nhàng. Tôi không cẩn thận suy nghĩ viển vông, lớp phó học tập gọi tôi ba tiếng liên tục tôi mới giật tôi tỉnh lại:
– Hở?
– Lớp trưởng nói cuối tuần lớp tôi liên hoan, hỏi cậu có tới không?
Cậu ta nhắc lại lần thứ tư.
Tôi phản xạ có điều kiện nhìn Cận Sở.
– Cận Sở cũng tới! Đúng không?
Lớp phó học tập mong chờ nhìn cậu ấy.
Cậu ấy khó xử nhìn tôi, cuối cùng đành gật đầu.
Tôi biết cậu ấy không muốn đi, nhưng cậu ấy càng không đành lòng từ chối ánh mắt mong chờ của người khác.
Cậu ấy đi đâu thì tôi đi đó. Tôi nói:
– Tớ cũng đi.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Đô Thị
- Chàng Tiên Cá Bé Nhỏ
- Chương 3