Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Chăm Chỉ Kiếm Tiền, Nghỉ Hưu Làm Cá Mặn!

Chương 40

« Chương TrướcChương Tiếp »
Ngày hôm sau vẫn như bình thường, Ngọc Liên vẫn đi học, mọi vẫn bận rộn bán cơm.

Buổi trưa Ngọc Liên đến thẳng quán, phụ giúp đến khi bán xong mọi người lại về nhà.

Chú Sinh đưa mọi người về rồi quay lại quán, buổi chiều lão thợ mộc mang năm cái bàn đến, vì để bên ngoài nên chọn loại bàn có thể xếp gọn, tiện mang vào trong khi đóng cửa quán.

Ngày mai dự định nhờ chồng của bà Cúc vào trấn mua ngựa và xe ngựa, ông ấy biết đánh xe ngựa, lúc trước đi giao hàng ở xưởng mộc đã học được kỹ năng này.

Ngọc Liên muốn đi theo, muốn đến chỗ tiệm thuốc xem có nhân sâm tươi không.

Vì đi cùng có bà Cúc và Phù Dung nên thím Hoa không lo lắng, chỉ là phải xin phép nghỉ một ngày nữa, lần này nhờ nhóc Đường xin phép giúp.

Hai ngày nay nó không biết nhà mình mở quán cơm, nói là không biết vậy chứ mọi người không ai giấu việc này cả, chỉ là nó lo đi chơi chẳng quan tâm đến việc trong nhà.

Lúc nhóc Đường biết thì nó đòi nghỉ học vài ngày để phụ giúp, sao mọi người không nhìn ra ý đồ của nó chứ, cuối cùng bị cha mình đánh mông một trận cũng ngoan ngoãn đi học.

Hôm sau sáu giờ sáng đã thuê xe ngựa đi đến trấn, đi đến giữa trưa mới đến nơi.

Phù Dung lần đầu đến trấn nên rất thích thú, hết nhìn cái này rồi nhìn cái kia, thấy đồ ăn vặt trên đường đều muốn mua.

Lúc chuẩn bị tách ra, Ngọc Liên đã nói giá bán ngựa và xe ngựa cho bà Cúc biết để hai người không bị người ta hố.

“Con yên tâm, không ai lừa tiền của bà được đâu!”

Nghe được lời chắc chắn của bà Cúc thì Ngọc Liên yên tâm rời đi, hẹn khi mua xong sẽ đợi ở cổng trấn.

Thật ra có thể thuê lão thợ mộc làm xe ngựa, nhưng thời gian làm rất lâu, tuy rẻ hơn thật nhưng đang cần dùng gấp nên phải chịu chi một chút.

Ngọc Liên đi đến tiệm thuốc, không có khám bệnh nên đến quầy bốc thuốc hỏi.

“Cho hỏi các vị có bán nhân sâm không?”

Người bên trong quầy nhướng mày nhìn Ngọc Liên một cái rồi nói: “Có, có toa thuốc không?”

Người ta tưởng cô đến bốc thuốc nên hỏi, Ngọc Liên cười thân thiện nói.

“Không có, tôi muốn hỏi giá của một củ nhân sâm là bao nhiêu?”

“Nhân sâm mười năm giá năm mươi đồng vàng một cây, hai mươi năm giá năm trăm đồng vàng, ba mươi năm giá ba ngàn đồng vàng một cây.”

Ngọc Liên nghe xong phải ngoáy tai một cái, chỉ sợ bản thân mình nghe nhầm, chênh lệch mười năm thôi sao giá nó cao dữ vậy?!

Ngọc run rẩy khóe môi, cố nặn ra một nụ cười thân thiện rồi hỏi tiếp.

“Vậy…vậy có những loại thuốc nào quý và bán được nhiều tiền ngoài nhân sâm nữa không?”

Người kia nhíu mày, bực mình nói: “Cái con nhóc này rốt cuộc có mua thuốc hay không, hỏi nhiều thế làm gì?”

Ngọc Liên thấy thái độ người ta như vậy thì tự giác mở túi tiền lấy ra một đồng bạc đưa cho người kia.

Kế tiếp Ngọc Liên hỏi liên tục một tiếng đồng hồ, người kia vui vẻ còn mời cô ra bàn nước để tiện nói chuyện.

Lúc Ngọc Liên rời đi, người kia còn xoa cơ hàm mỏi nhừ của mình, nhưng nói liên tục một tiếng mà được một đồng bạc cũng rất lời.

Ngọc Liên đã tiếp thu kiến thức, dược liệu quý nhất là nhân sâm và nấm linh chi, còn đương quy, đại táo, cam thảo, đỗ trọng, hoàng cầm cũng là dược liệu khá quý.

Nhân sâm trong tiệm thuốc này chỉ có loại mười năm và hai mươi năm, còn là loại đã phơi khô, khô thì sao trồng được nữa, Ngọc Liên đã dặn khi nào có nhân sâm tươi loại mười năm hay nhỏ hơn thì đến làng Lâm Sơn tìm cô, cô còn hứa cho anh ta năm đồng bạc phí chạy vặt.

Có tiền thì cái gì cũng thuận lợi, Ngọc Liên đến điểm hẹn đã thấy một chiếc xe ngựa mới đang dừng cách cổng trấn một đoạn.

Phù Dung đang ăn kẹo, vừa đung đưa chân bên ngoài chỗ ngồi đánh xe, bà Cúc thì đang nói chuyện cùng chồng mình.

Ngọc Liên chạy nhanh đến đó.

“Để mọi người đợi lâu rồi!”

Nhìn xe ngựa rất chắc chắn và con ngựa màu nâu nhìn rất khỏe mạnh.

“Mau lên xe đi, bà nói cho con biết, bọn bán ngựa này rất gian manh…”

Bà Cúc kể lại quá trình mua ngựa, rồi bị nâng giá, bà ấy bật công tắc chửi nhau, cuối cùng người bán cũng phải hạ đúng giá.

Sức chiến đấu của bà Cúc vẫn còn mạnh như xưa, Ngọc Liên thầm đưa ngón tay cái lên.

“Chị ơi chị mua cái gì ngon đó?” Phù Dung chỉ vào sọt tre.

“Con bé này, chỉ biết ăn, đồ của người ta đừng có không biết xấu hổ mà nhìn chằm chằm như vậy!” Bà Cúc kéo Phù Dung về phía mình.

Phù Dung bĩu môi, không vui nói: “Chị Ngọc Liên là chị của con mà, đâu phải người ta.”

Bà Cúc lườm con gái mình, thật hết thuốc chữa, đáng là vai cô nhưng lại tự nhận mình là em.

“Chị mua ít vải mịn để may đồ, còn có kẹo sữa, cho em một túi nè.” Ngọc Liên lấy kẹo từ trong sọt tre đưa cho Phù Dung.

Phù Dung vui vẻ cười tít cả mắt, bà Cúc cũng vui vẻ, cảm thấy con gái mình nhận chị gái cũng có cái tốt, con bé Ngọc Liên rất hào phóng, làm cái đuôi của con bé lúc nào cũng ăn được món ngon, nếu bà nhỏ lại tám mươi năm bà cũng phải ôm đùi con bé này mà gọi chị gái.

Ngọc Liên mà biết suy nghĩ này của bà Cúc chắc phải trầm cảm vài ngày quá!

Về đến làng đã là buổi chiều, xe ngựa này quyết định là do nhà cô Sương mua, đồ đạc này kia có thể chia đôi nhưng xe ngựa thì hơi khó, với lại hai bà cháu cũng không dùng gì nên cô Sương quyết định mượn tiền của bà Cúc mua, để nhà mình dùng luôn.

Ngọc Liên vào nhà thấy thím Hoa đang giặt đồ, hình như bà bị mỏi chân, cứ đấm vào chân miết.

“Bà nội nghỉ ngơi đi để con làm cho.”

Thím Hoa ngẩng đầu, mỉm cười nói: “Về rồi à, có mệt không? Bà nội nấu cơm rồi đấy, rửa mặt rồi ăn cơm, bà làm xong rồi không cần phụ đâu.”

“Không mệt ạ.”

Ngọc Liên trả lời xong thì đi đi tắm, định đi rửa mặt nhưng cả người ra mồ hôi nên hơi khó chịu.

Khi tắm xong Thím Hoa cũng phơi đồ xong, Ngọc Liên xuống bếp dọn cơm lên, hôm nay có món cá hấp hành, thêm một ít đậu bắp luộc.

Mấy ngày nay ngày nào cũng ăn thịt nướng, dù ngon nhưng ăn nhiều cũng ngán, ăn thanh đạm một chút đổi vị.

“Đã thuê được người chưa bà nội?” Ngọc Liên hỏi.

Thím Hoa ăn một miếng cá Ngọc Liên vừa gắp cho, vừa nói: “Thuê được rồi, là con dâu cả của bà Cúc, mẹ của Linh Lan đấy.”

Ngọc Liên gật đầu, người này cũng tốt, tính tình cũng được.

“Ngày mai hỏi bà Cúc xem còn người nào được không thuê thêm một người, giúp bà lên món, bà nội đến xem rồi làm mấy việc vặt thôi ạ.”

“Bà nội không sao mà, thuê lại tốn tiền, hai mươi đồng bạc.” Thím Hoa có hơi tiếc tiền.

“Chúng ta không thiếu ít tiền đó mà, con tính sơ sơ rồi nếu cứ bán được như mấy ngày này thì dư thuê mười người luôn ấy!” Ngọc Liên tự tin nói.

“Thôi được ngày mai bà nội nói với bà Cúc một tiếng, xem có ai đánh tin và làm việc chăm chỉ hay không.”

Giảm giá khai trương ba ngày đã kết thúc, số lượng khách đến có giảm đi một chút nhưng đến chiều vẫn bán hết đồ.

Ngày thứ năm quán đã đông khách trở lại, số lượng còn đông hơn, Ngọc Liên thấy thế thì thừa thắng xong lên, trực tiếp nâng số phần cơm lên là năm trăm phần, ba trăm ổ bánh mì thịt.

Cũng may có thuê thêm mẹ Linh Lan, khi quán đông nhất vẫn kịp gọi món và lên món.

Cứ như vậy mở quán được một tháng, sau khi đóng cửa quán, Ngọc Liên ngồi tính toán lợi nhuận trong một tháng này.

Ba ngày đầu khai trương, ngày đầu tiên phần cơm khá ít, lại trừ chi phí nguyên liệu thì lời mười một đồng bạc, ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, phần cơm tăng lên hai trăm phần và bánh mì cũng hai trăm phần, ba ngày lời ngày lời được tám mươi hai đồng bạc và bốn mươi bốn đồng xu.

Khi thấy lượng khách đông, bắt đầu từ ngày thứ năm Ngọc Liên tăng lên cơm tăng lên năm trăm phần, ba trăm năm mươi cơm thịt nạc nướng, một trăm phần thịt ba chỉ nướng, năm mươi thịt sườn nướng, ba trăm ổ bánh mì.

Trừ hết chi phí đi, cộng thêm lợi nhuận trong bốn ngày đầu, một thánh bọn họ kiếm được mười hai đồng vàng và bảy mươi chín đồng bạc.

Mọi người nghe Ngọc Liên đọc con số thì đều im lặng, cô Sương vài giây sau đó đứng không vững muốn ngã xuống được chú Sinh đỡ lại, thím Hoa thì vịn vào bàn rồi từ từ ngồi xuống.

Nếu mà bà Cúc có đây chắc ngất xỉu từ lâu, bây giờ ở quán chỉ có ba người lớn và Ngọc Liên, mẹ Linh Lan đã về từ lúc đóng cửa.

Nói chung tiền bạc thì không nên để lộ, ít người biết sẽ tốt hơn, lợi nhuận chia ra phân nửa mỗi người có được bảy trăm mười bảy đồng vàng và bốn mươi đồng bạc, một tháng làm đã kiếm lại được vốn luyến, không đúng vốn ra ít hơn số này nhiều.

Một tháng bán đồ ăn kiếm được tiền nhiều hơn mười năm để giành, ai nấy đều không nói nên lời.

Hai bên chia đều ra mỗi bên được sáu đồng vàng và ba mươi chín đồng bạc, lấy chẵn sáu đồng vàng để tiền lẻ còn lại dùng mua nguyên liệu và trả chi phí thuê người cũng như mấy chi phí phát sinh khác.

Cô Sương cũng trả cho thím Hoa một đồng vàng mượn trước.

Cô Sương và Thím Hoa ôm túi tiền nặng trĩu trong tay, đa số là tiền lẻ và đồng bạc, một túi to như túi gạo nhỏ, không có xe ngựa thì chẳng biết mang về thế nào.

“Cô Sương đưa tiền lương cho mẹ chị Linh Lan hộ con nhé!” Ngọc Liên giống như thủ quỹ nhỏ, tiền trong quán là cô quản lý.

“Số tiền này nhiều tiền lẻ quá chúng ta có nên đi đổi thành đồng vàng không?” chú Sinh hỏi.

“Đổi chứ ạ, không thể cất được cái đóng tiền này được, cứ tạm thời như vậy đi, khi nào có thời gian vào trấn rồi đến tiền trang đổi tiền hay gửi tiền vào đấy.” Ngọc Liên nói.

Trong làng có tiệm cầm đồ có thể đổi tiền nhưng số lượng lớn như vậy khả năng có đủ không cao, với lại nếu cùng một làng, tuy ngôi làng khá lớn nhưng tin tức đi rất nhanh.

Để người ta biết mình có tiền như vậy, mấy tên trộm lại nhớ thương.

Bên trong trấn có cửa hàng gọi là tiền trang, là của lãnh chúa mở ra, nó như một chỗ an toàn để người dân gửi tiền vào, và thuận tiện cho việc giao dịch số tiền lớn, gửi tiền vào sẽ nhận lại thẻ gỗ, trên thẻ có ghi số tiền gửi vào có mộc đỏ đóng lệ xác nhận.

Khác với ngân hàng ở kiếp trước, khi gửi tiền vào một tháng sẽ chịu chi phí một hai mươi đồng xu, tiền này khi gửi tiền vào sẽ đóng trước sáu tháng hoặc một năm.

Khi đến đổi tiền cũng vậy, một đồng vàng sẽ đóng phí mười đồng xu.
« Chương TrướcChương Tiếp »