Chương 1-5: Giao thừa đừng đến(5)
22.
Trên sàn nhà đều là mảnh vỡ của bát đĩa. Đỗ Vệ Bình cầm hai cái cây, bắt chước theo diễn viên xiếc quay đĩa trên không.
“Anh đang làm gì vậy?” Tôi hỏi.
“Mấy hôm trước anh nhận được thư của Dạng Sơn, cô ấy đang theo học cái này!”
“Cho nên anh cũng muốn bắt chước sao? Si tình hết thuốc chữa rồi!”
“Đợi khi anh tập được, em sẽ không còn nghĩ như vậy.”
“Diễn xiếc có thể tự học sao?”
“Anh có đến nhà sách của em lấy một cuốn ‘Tự học diễn xiếc phương Tây sơ cấp’.” Anh đưa mắt nhìn cuốn sách đang mở ra ở trên bàn sau đó nói: “Có lẽ sẽ học được chút gì đó, Dạng Sơn có một người da đen dạy cô ấy.”
“Là cái người ở phòng kế bên á?”
“Ừ, anh ta là diễn viên xiếc.”
“Người da đen, vũ công, lại còn có thể diễn xiếc? Xong rồi!” Tôi thầm rên.
“Anh có thấy dép của em ở đâu không?” Tôi hỏi anh.
Đỗ Vệ Bình chụp chiếc đĩa trên tay, rồi đá dép lê chẳng biết từ đâu đến chỗ tôi.
“Anh tìm được ở đâu thế?”
Anh bực bội nói: “Lúc nãy anh ngồi trên ghế sofa, có thứ gì đó chọt vô mông anh đó.”
“Phải không vậy? Xin lỗi nha.” Tôi lấy sơ đồ huyệt đạo cơ thể người mua ở trường từ trong ba lô ra, háo hức nói: “Em muốn treo cái này lên tường.”
“Em treo cái sơ đồ này trong nhà, hình như không hay lắm?”
“Sao lại không hay?”
“Anh ta không có mặc đồ.”
“Là sơ đồ huyệt đạo đương nhiên không mặc đồ rồi. Lẽ nào phải mặc kiểu Pháp sao?”
“Ý của anh là, sao nó không phải là một mỹ nhân trần như nhộng?”
“Sơ đồ huyệt đạo kiểu này sẽ không dùng phụ nữ.”
“Thế nhưng người đàn ông này có cái ấy, nhìn không hay lắm.”
“Đàn ông đương nhiên phải có cái ấy, anh không có sao? Em sẽ treo trong phòng của em không phải treo ở đây, sẽ không ảnh hưởng đến mắt của anh đâu.”
“Sao lại không ảnh hưởng chứ?”
“Sao lại ảnh hưởng đến anh được?”
“Em mỗi ngày đều nhìn một người đàn ông khỏa thân, rất dễ sinh ra hoang tưởng đối với anh đây!” Anh nhướn mày nói.
“Anh có dáng người đạt chuẩn như người ta sao?” Tôi chỉ vào người đàn ông trên tấm sơ đồ huyệt đạo.
“Anh cũng không tệ nha!”
Anh bắt chước Lý Tiểu Long, hô lớn một tiếng, hăm hở giơ vai và cánh tay tạo dáng đại bàng tung cánh.
Tôi cười lớn: “Ngực của anh chẳng lớn hơn của em là bao!”
“Hôm nay em đi học xoa bóp huyệt đạo nào? Giúp anh xoa bóp một chút được không? Lần trước xoa bóp trị đau đầu rất hiệu quả.”
“Bài hôm nay không hợp với anh.”
“Sao lại không hợp?”
Tôi nhìn anh, nở nụ cười mờ ám: “Nói chung anh không cần tới.”
“Ừ, biết rồi. Anh không cần, em mới cần.”
“Anh biết chuyện gì?”
Anh tự cho mình thông minh nói: “Nhất định là trị bệnh phụ khoa.”
“Nếu là thế thì đây đã không nói không hợp với anh.”
Cái ngày quyết định ở cùng Đỗ Vệ Bình, tôi cho rằng chỉ là tạm thời, chưa từng nghĩ cuộc sống sẽ diễn ra thế này. Bất luận muộn thế nào, khi tôi về đến nhà thì luôn có một khuôn mặt tươi cười đang đợi tôi. Có đôi khi, chúng tôi sẽ nói chuyện phiếm, nói mãi đến khi có một người đã ngủ không biết tự khi nào. Giai đoạn chuyển biến của cuộc đời không khỏi có nhiều khó khăn. “Bến đò” cùng bạn trải qua những gian nan vất vả cũng như niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
23.
“Em làm sao thế?” Đỗ Vệ Bình về tới nhà lại càng khiến tôi rối hơn.
Vì hôm sau phải kiểm tra, mà tôi chưa nhớ được bao nhiêu huyệt đạo trên cơ thể người. Cho nên tôi viết tên từng huyệt đạo ra trên giấy ghi chú, sau đó dán chúng lên trên người của mình.
“Em đang ôn bài huyệt đạo.”
“Anh còn tưởng em học quá phát rồ rồi. Làm vậy có ích sao?”
“Đằng trước thì không thành vấn đề, nhưng huyệt đạo phía sau thì em không thấy được. Lâu rồi không có thi cử kiểm tra, chỉ là một bài kiểm tra thôi mà giống như thi tốt nghiệp đại học ấy. Mai không biết làm sao mà thi đậu bây giờ?”
Đỗ Vệ Bình cởϊ áσ khoác, nằm sấp lên sofa, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt ngay ngắn bên hông, nói:
“Đến đây nào?”
“Đến đó làm gì?”
Anh quay đầu lại nói: “Em nghĩ là làm gì? Em dán giấy ghi chú lên huyệt đạo trên người anh, không phải là có thể học bài rồi sao?”
“Sao em không nghĩ tới cách này nhỉ?”
“Mau đến dán giấy vàng đi!”
“Nhưng mà anh mới đi làm về, không mệt sao?”
“Không sao, anh nằm sấp cũng ngủ được mà.” Anh nói.
Tôi viết huyệt đạo lên giấy ghi chú dán trên người anh. Qua một lúc, anh đã thành sơ đồ huyệt đạo bằng thây người của tôi. Trên lưng, tóc, lòng bàn chân đến lỗ tai của anh đều là giấy ghi chú.
“Xong rồi! Bây giờ anh không được nhúc nhích đâu đấy.” Tôi cầm roi mây mà anh hay dùng để tập xiếc xoay đĩa, sau đó dạo bên quanh người anh. Chốc chốc lại xoay người lại, chọc một huyệt đạo bất kỳ trên người anh, rồi ghi nhớ huyệt đạo đó.
“Sao trên người lại có nhiều huyệt đạo như vậy chứ?” Tôi oán thán.
“Vấn đề buồn chán đó không nên hỏi, mau dùng anh học bài đi.” Cơ thể anh đã cứng còng.
Trước khi trời sáng, cuối cùng tôi đã thuộc lòng các huyệt đạo phía sau của cơ thể người.
“Xong rồi!” Tôi dùng chiếc roi mây chọc lòng bàn chân của anh.
Nhưng anh không có phản ứng, hóa ra anh đã ngủ khò từ lâu.
24.
“Hôm nay em thi thế nào?” Hôm sau, khi tôi đi học về Đỗ Vệ Bình đã lên tiếng hỏi.
“Dạ, cũng không tệ lắm.”
Nhìn dáng vẻ của anh khá mệt mỏi.
“Anh khó chịu sao?”
“Hình như hơi cảm sốt rồi.” Anh vừa xì mũi vừa trả lời.
“Có lẽ do tối qua quá mệt rồi, đều tại em cả. Anh nằm xuống đi, em giúp anh xoa bóp một chút.” Tôi vén ống tay áo lên nói.
“Tuyệt đối không được!” Anh vội vàng lùi ra sau hai bước, “Hôm qua em đã dùng cây roi mây đâm đâm chọt chọt khắp chốn trên người anh, nửa trước của anh thì không sao, chứ nửa người sau đã bại liệt rồi.”
“Nửa sau bại liệt sao?” Tôi xấu hổ hỏi lại.
“Anh chỉ cần đi ngủ một giấc, mai sẽ không sao nữa.” Anh nói.
Tôi vọt đi nấu một bát hoa Cẩm quỳ cho anh uống, có thể giải cảm.
“Có đỡ hơn chút nào không?” Tôi hỏi.
Anh cười nói: “Hình như đã lưu thông kinh mạch toàn thân, khỏe hơn đôi chút.”
25.
Thế nhưng hôm sau thức dậy, anh dường như mệt mỏi hơn cả ngày hôm qua, hơn nữa còn có phần rét run. Tôi cảm thấy rất áy náy.
“Đi bác sĩ đi.” Tôi đề nghị.
“Đi Đông y hay Tây y?” Anh hỏi.
“Tây y đi, có thể nhanh khỏi hơn một chút.”
Anh cười lắc đầu: “Anh chỉ cần ngủ một giấc là khỏe thôi ấy mà.”
Anh lại bò lên giường, lấy mền quấn kín người lại.
Tôi tựa người lên cửa phòng ngủ của anh, nói: “Tại sao khi đàn ông bệnh thì thà nằm trên giường rêи ɾỉ cũng không chịu đi khám bác sĩ?”
“Bởi vì họ sợ tiêm.” Anh thều thào trả lời.
26.
“Nào, uống thuốc đi.” Tôi bưng chén thuốc đến trước mặt anh.
“Đây là thuốc gì?” Anh hỏi.
“Trà trị cảm cúm thôi, em sắc đó.” Tôi mạnh mẽ trả lời.
“Có đắng không?”
“Không đắng.” Tôi đáp.
Anh uống một ngụm, liền nhăn mặt.
Tôi dụ dỗ anh: “Uống hết chén thuốc này ngủ một giấc là khỏi bệnh ngay.”
Anh ngoan ngoãn uống hết thuốc.
Sau vài tiếng, anh đi ra từ phòng ngủ, tinh thần tốt hơn đôi chút, nói với tôi:
“Hình như khỏe hơn rồi!”
“Không phải em đã nói với anh rồi sao!”
Tuy nhiên, tình hình chỉ khởi sắc giây lát, anh bị tiêu chảy liên tục, sắc mặt trở nên bơ phờ trắng bệch.
Anh từ nhà vệ sinh ra, lững thững bước từng bước về phía sofa rồi nằm sóng soài trên đó. Anh hỏi tôi: “Chén thuốc em đưa rốt cuộc là thứ gì?”
“Chỉ là chén trà cảm cúm thông thường mà.” Tôi ấp úng trả lời.
“Có phải thầy giáo ở trường đã dạy sai rồi không?”
“Không phải thầy dạy, mà em tự đọc sách. Thầy giáo còn chưa dạy em cách bốc thuốc.”
“Cái gì cơ?” Anh gần như muốn ngất đi.
Cũng may, tới tối anh cũng khỏe hơn. Lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
“Chứng tỏ chén thuốc kia có hiệu quả.” Tôi nói.
“Dĩ nhiên rồi. Mọi mầm bệnh đều tiêu chảy ra ngoài hết rồi.” Anh đau khổ nói.
“Trong sách viết, loại thuốc đó cho dù là lang băm có dùng cũng tuyệt đối không chết người. Anh nói sợ tiêm cho nên em mới cho anh tiên dược.”
“May mà em chỉ dùng anh để thử thuốc, không phải để luyện châm cứu. Đa tạ em đã tha anh một mạng.” Anh yếu ớt nói.
“Ừ, đúng thế. Mạng của anh có thể nói là nhờ em lấy về.” Tôi vừa nói vừa chuồn về phòng ngủ của mình.
“Sau này anh tuyệt đối sẽ không tùy tiện uống bất cứ thứ gì em đưa nữa.” Giọng anh vang vọng ngoài cửa phòng.