- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Cây Lớn Ở Phương Nam
- Chương 14: Tàu điện ngầm, nụ hôn và A Nhĩ Sơn
Cây Lớn Ở Phương Nam
Chương 14: Tàu điện ngầm, nụ hôn và A Nhĩ Sơn
Nam Kiều đưa Trịnh Hạo ra ngoài ăn, Trịnh Hạo đi sau, có vẻ vẫn không vừa ý.
“Mẹ cháu bảo đồ ăn ở ngoài toàn dùng dầu bẩn…”.
“…”
Nam Kiều và Trịnh Hạo xem hết quán cơm này đến quán cơm khác gần tiểu khu, có mấy cái Trịnh Hạo ngửi mùi đã buồn nôn rồi. Nam Kiều kéo Trịnh Hạo đi, lạnh lùng nói: “Nên vứt cháu ra nước ngoài mấy năm mới phải”.
Trịnh Hạo cãi: “Dì đừng nói nữa, mẹ cháu muốn cháu ra nước ngoài ngay sau khi tốt nghiệp cấp hai, giờ còn ở trong nước, hưởng thụ được bữa nào hay bữa đó, không được sao?”.
Trẻ con lớn lên ở Bắc Kinh hầu như đều mồm mép, Trịnh Hạo cũng không phải ngoại lệ. Nam Kiều cũng bó tay với thằng cháu nàu, giục nó chọn nhanh lên, nếu quả thực không chọn được thì đi ăn Subway.
Trịnh Hạo vừa nghe đến Subway, trợn mắt to đến nỗi suýt rớt tròng ra ngoài, “Dì, bình thường dì ăn cái đó à?”
Nam Kiều nói: “Buổi tối dì thường ăn salad rau”.
Trịnh Hạo lườm cô một cái: “Lười”.
Nam Kiều: “…”
Trịnh Hạo nói: “Dì ơi, sao dì không tìm một cô giúp việc nấu ăn?”
Nam Kiều nói: “Cháu là con trai mà sao nói lắm thế?”
Trịnh Hạo hỏi: “Dì ơi, dì có biết nấu cơm không? Chúng ta mua đồ về nhà nấu cơm ăn đi”.
Nam Kiều phát cáu: “Dì không biết làm đồ ăn Trung Quốc cháu thích đâu!”.
Trịnh Hạo chỉ phía đối diện: “Dì nhìn thấy người dắt ba con chó đằng trước không? Người xách túi thức ăn to đùng ấy, người ta là đàn ông mà con biết nấu ăn, sao dì lại không biết? Dì có phải là phụ nữ không?”.
Nam Kiều tức đến nỗi chỉ muốn tát bay cái mặt thằng nhóc.
Trịnh Hạo tiếp: “Dì ơi, hình như con chó ở giữa biết dì đấy, nó sủa dì kìa, còn muốn qua đây cắn dì nữa”.
Nam Kiều bụng nghĩ Trịnh Hạo, đủ rồi đấy, không chỉ con chó đó biết dì mà cả nhà nó đều biết dì.
Thời Việt mỉm cười: “Rảnh đến mức đưa em trai đi dạo cơ à?”
Trịnh Hạo quan sát Thời Việt rất kỹ, ngẩng đầu đáp: “Cháu không phải em dì ấy”.
Gần đây Nam Kiều rất bận việc đổi xưởng gia công, hai bên đều cố gắng ăn rơ với nhau trong thời gian ngắn nhất. Hình như Thời Việt làm người chế tác cho chương trình giải trí mà anh đầu tư nên dạo này cũng rất ít gặp. Lần trước Thời Việt tới, hai người cũng chỉ nói chuyện công việc rồi lại tất bật ai lo việc nấy.
Nam Kiều thấy ánh mắt Thời Việt có đôi chút dịu dàng trong vẻ lạnh lùng, kết hợp với hình tượng người đàn ông của gia đình tay xách mấy túi thức ăn to đùng, thật vô cùng hiếm có. Cô nói: “Cháu tôi”.
Thời Việt nhìn Trịnh Hạo, nói: “Ồ, đẹp trai thế, tôi còn tưởng là em trai em”.
Trịnh Hạo đứng thẳng người hơn, hỏi: “Dì ơi, hai người quen nhau à?”, lại hỏi Thời Việt: “Chú là ai? Chó của chú nghe lời quá nhỉ”. Lão Đại, Lão Nhị, Lão Tam ngồi thành một hàng.
Thời Việt nói: “Chú là bạn trai…”.
Nam Kiều hừ một tiếng.
Thời Việt cười nheo cả đuôi mắt, nói: “Chú là bạn sống ở tòa nhà phía Nam”.
Trịnh Hạo sinh ra trong gia đình quân nhân, đã nhìn thấy nhiều quân khuyển, chỉ vì thường bị mẹ quản thúc nghiêm khắc, bản tính yêu thích gần gũi động vật mới bị đè nén. Nhìn thấy ba con chó của Thời Việt, Trịnh Hạo bèo bước lên vuốt lông chúng mấy cái. Lũ chó có bộ lông mềm mượt không hề bài xích Trịnh Hạo, còn ve vẩy đuôi tỏ vẻ thân thiện.
Trịnh Hạo thấy mấy túi nilon trong tay Thời Việt có rau có thịt, đều là đồ vừa mua ở chợ về, còn tươi nguyên hấp dẫn. Cậu vốn không phải người sợ lạ, bèn hỏi: “Chú ở toàn nhà phía Nam ơi, chú sắp về nhà nấu cơm à?”.
Thời Việt đáp: “Ừ”.
“Nấu có ngon không?”
“Có thể coi là đồ ăn của nhà hàng gia đình”.
“Chú tự nấu tự ăn à?”
“Ừ”.
“Ăn cơm một mình khó tiêu lắm”.
“Đấy cũng là một vấn đề, làm thế nào nhỉ?”.
Nam Kiều nghe hai người một lớn một nhỏ vừa mới quen biết đã một xướng một họa như là ăn ý lắm, quả thực không thể chịu nổi nữa. Nam Kiều ngắt lời họ hỏi: “Thời Việt, nhà anh có thừa đũa bát không?”
Thời Việt vừa mới làm xong mùa một của một chương trình truyền hình thực tế, định ở nhà nghỉ ngơi mấy hôm nên mới mua nhiều thức ăn như vậy. Trịnh Hạo trêu chó và chơi điện tử trong phòng khách, Thời Việt xuống bếp nấu cơm. Nam Kiều thấy mình ngồi chơi thật không ra sao nên cũng vào bếp, hỏi Thời Việt có cần phụ một tay không.
Thời Việt đang sơ chế mực, đáp: “Em qua đây”.
Nam Kiều y lời đi tới, đứng cách anh một khoảng, hỏi: “Làm gì?”
Thời Việt nói: “Mặt tôi bị bẩn, lau hộ tôi”.
Nam Kiều chau mày: “Anh không tự lau được à?”.
Thời Việt bỏ dao xuống, giơ hai bàn tay dính đầy dịch và mực đen lên, thò tay về phía mặt Nam Kiều: “Được, mặt em có gì này, tôi lau cho…”.
Nam Kiều: “…”
Thời Việt tiếp tục đứng rửa mực cạnh chậu rửa, Nam Kiều xé hai tờ giấy dùng trong nhà bếp, thấm nước rồi lau mặt cho anh. Lúc nãy làm mực ống, mặt anh bị bắn lên mấy giọt mực, bây giờ đã khô rồi. Ngón tay thon dài của Nam Kiều giữ mặt anh, cẩn thận lau sạch vết mực lem nhem trên mặt. Lông mày và mí mắt cũng dính một ít, anh bèn nhắm mắt vào cho cô lau. Lông mày và lông mi của anh đều rất cứng, đen nhánh, đậm nhưng gọn gàng, sờ thấy hơi rậm tay.
Trịnh Hạo hoàn toàn tập trung chơi game NBA trên màn hình tivi ngoài phòng khách, cậu nhóc chơi rất căng thẳng quyết liệt, tiếng cổ vũ của khán giả cứ ồ lên từng hồi.
Nam Kiều đột nhiên cảm thấy cô chưa từng tưởng tượng, cũng chưa từng trải qua cảnh tượng này, nhưng dường như nó đã cắm rễ vào sâu trong lòng cô tự bao giờ. Khi cô ở bên Châu Nhiên, căn chung cư hai người chung sống dường như chỉ dùng để ngủ, không có ý nghĩa nào khác. Họ quen với hễ rảnh rỗi sẽ ra ngoài ăn cơm, Châu Nhiên là người theo chủ nghĩa ẩm thực coi trọng phong cách thưởng thức, các nhà hàng đồ ăn Tây ở gần bộ ngoại giao khu Tam Lý Đồn là nơi họ thường hay lui tới nhất.
Thế còn ở đây? Trước mắt cô? Bây giờ?
Trong không gian này, lần đầu tiên Nam Kiều nảy sinh cảm giác mình thuộc về nơi đây.
Thời Việt mở mắt ra, hai người nhìn vào mắt nhau, anh đột nhiên nhoẻn miệng cười nói: “Nhìn tôi mà nhớ tới người đàn ông khác, tôi sẽ không vui đâu”.
Nam Kiều sững ra: “Sao anh biết?”. Cô không bao giờ nói dối, hoàn toàn không biết mình nói vậy khác nào thừa nhận.
Thời Việt dùng cổ tay vén tóc bên mặt cô ra sau tai, đáp: “Mặt em thì giấu được gì chứ? Tôi nhìn một cái là biết ngay”.
Anh nheo mắt, “Châu Nhiên…”, bắt chước giọng cô, “Hồi trước có người uống say, ôm tôi gọi Châu Nhiên, cả đời này tôi cũng không quên được”.
Nam Kiều đâu biết còn có chuyện này nữa. Lúc ấy cô còn chưa dứt tình với Châu Nhiên, uống rượu xong trong lòng bức bối, cũng có khả năng làm ra chuyện này, Nam Kiều suy nghĩ một lát rồi nói: “Nghĩ tới và nhớ tới là hai chuyện khác nhau”.
Thời Việt “à” một tiếng, bổ sung: “Ngay cả nghĩ tới cũng đừng có nghĩ”.
Nam Kiều im lặng một lúc, ngẩng lên lạnh nhạt hỏi: “Còn anh?”.
Thời Việt thuần thục rạch mấy đường lên thân con mực, xát gia vị đã trộn sẵn lên đó rồi cho vào nồi hấp.
“Tôi á? Không phải tôi đã nói rồi sao, thích cô nào liền mua nhà cạnh nhà cô ấy. Bây giờ đã đủ tam cung lục viện thập nhị phòng rồi, mỗi tối tôi phải lật thẻ bài, xem nên lâm hạnh cô nào”.
Nam Kiều lạnh lùng hừ một tiếng.
Thời Việt nói: “Trên thẻ bài nào cũng viết Nam hoàng hậu”.
Nam Kiều đá mạnh vào chân anh một cái.
Thời Việt: “Shit!”.
Trịnh Hạo ngồi ngoài tai nghe thấy nhưng mắt vẫn dán vào màn hình tay vẫn bấm, lớn tiếng hỏi: “Chú Thời ơi, chú cắt vào tay à? Dì cháu vụng tay vụng chân lắm, chú cẩn thận kẻo dì ấy càng giúp càng rối đấy”
Nam Kiều: “…”
Thời Việt kiêu hãnh nói: “Cháu em về phe tôi, đàn ông với nhau mới có chung tiếng nói”, anh hét vọng ra ngoài: “Không sao, cháu cứ chơi đi!”.
Nam Kiều đứng trong bếp nửa buổi, Thời Việt cũng không cho cô động tay làm gì, nhiều nhất là nhờ cô đưa hộ cái đĩa, ghi nhớ thời gian. Thời Việt nấu rất nhanh, chỉ một loáng đã làm xong năm món xào, một món canh, một món hấp. Nam Kiều thấy món nào cũng có thịt, có rau đúng mùa, sạch sẽ thanh mát, không phải món ăn nhiều dầu mỡ nhiều thịt cá của miền Bắc. Cô nhớ hồi bé còn ở tỉnh H, cô cũng thường ăn những món này. Sau này tới miền Bắc, đồ ăn không tinh tế như thế nữa, đồ ăn trong quân đội hầu hết đều chém to kho mặn. Sau đó nữa, cô ăn đồ Tây là nhiều, một là đơn giản, hai là ít dầu ít muối, tốt cho sức khỏe.
Cuối cùng, Thời Việt mở l*иg hấp, lấy một cái quạt nhỏ quạt bớt hơi nóng nghi ngút đi, trong l*иg là món gì đó xanh xanh tròn tròn như màn thầu.
Nam Kiều chưa từng nhìn thấy món ăn này, tò mò hỏi: “Đây là cái gì?”
Thời Việt liếc cô một cái, đáp: “Có nói em cũng không nhớ”.
Nam Kiều: “…”
Thời Việt nói: “Em chỉ cần ăn là được rồi”. Anh cầm đũa gắp một miếng, hứng vào cái bát con, thổi cho nguội bớt rồi đút cho Nam Kiều. Anh đứng ngược sáng, đôi mắt vừa đen vừa sâu, bóng đen dưới đôi môi trông càng nổi rõ.
Do giáo dục gia đình, từ lúc hai tuổi biết cầm đũa, Nam Kiều đã không được đút ăn nữa, cha mẹ dạy cô rằng ngoài nói chuyện, há miệng trước mặt người khác là việc rất bất nhã, dù là ăn cơm cũng phải ngậm miệng vào nhai.
Nhưng lúc này cô bất giác há miệng, cắn cục tròn tròn màu xanh đó một miếng. Vừa thơm vừa dẻo, mềm mịn ngọt ngào, nhân bên trong lại có cảm giác rất tươi, vừa miệng chết đi được.
Cô không kìm được cắn thêm miếng nữa. Thời Việt nhìn cô ăn, đôi mắt tuy vẫn cứng cỏi sắc bén nhưng ánh mắt lại có chút yêu chiều. Anh cười nói: “Ăn từ từ thôi, món này làm bằng gạo nếp, nhai kỹ mới dễ tiêu”.
Anh không cho Nam Kiều ăn nữa, đút nửa miếng còn lại vào miệng mình.
Nam Kiều: “…”
Không ngờ anh lại ăn đồ thừa của cô.
Tuy họ đã hôn nhau không chỉ một lần, Nam Kiều cũng hoàn toàn không phải người bảo thủ, nhưng anh ăn một cách thản nhiên như thế vẫn khiến người quen giữ khoảng cách như Nam Kiều bị sốc, cô thấy như thể một phần cơ thể mình bị anh ăn mất vậy.
Mãi một lúc sau cô mới bình tĩnh lại, Thời Việt đã mang hết đồ ăn ra phòng ăn rồi.
“Mới ăn nửa miếng ánh đã mất cả hồn rồi sao?”
Thời Việt đơm cơm, hờ hững hỏi. Tất nhiên Nam Kiều không thừa nhận lý do mình mất hồn, tiếp lời anh: “Anh làm đấy à?”.
Thời Việt nói: “Mẹ tôi làm”.
Thời Việt nói: “Mỗi tháng tôi về nhà một lần, món này mới vừa mang lên. Món này ăn sau tiết Thanh Minh là ngon nhất, bây giờ thì hơi muộn rồi, nhưng vẫn ngon”.
Nam Kiều hỏi: “Bác ấy ở một mình à?”.
Thời Việt khẽ nhướn mày, khước mắt nhìn Nam Kiều và nói: “Mẹ không thích Bắc Kinh, ở nhà có mấy mẫu ruộng, bà thích ở nhà làm ruộng hơn”.
Đợt trước, Nam Kiều tới nhà anh lấy máy bay, cô nói “trên giang hồ” là anh biết cô đã biết chuyện xảy ra với anh sau khi rời quân đội. Không có ai là không coi trọng danh tiếng của mình, anh cũng thế, cho dù đã thân bại danh liệt.
Trong đời một người, nỗi đau khổ lớn nhất là giương mắt nhìn mình đánh hỏng một ván bài đẹp mà lại lực bất tòng tâm. Khi đó có bao nhiêu người chửi anh hèn? Anh đã quên rồi, sau đó cũng không bận tâm nữa.
Anh là người đã quen nhìn sắc mặt người khác, Nam Kiều lần đầu gặp đã có hứng thú với anh, anh có thể không nhận ra sao? Thế nhưng ngày đó đối diện Nam Kiều, anh đột nhiên rất muốn biết, khi đã rõ quá khứ của anh, người con gái này có còn yêu anh không. Giống như bây giờ, anh rất muốn biết một cô gái có thân thế tốt như thế, sau khi hiểu được xuất thân hèn kém của anh sẽ nhìn anh thế nào.
Cuộc đời này đều là mặt đầy bụi, tóc pha sương, làm gì có thể giới cổ tích lung linh tươi sáng chứ.
Thế nhưng Nam Kiều lại hỏi: “Nhà anh nhất định rất đẹp”.
“Tại sao?”. Thời Việt hỏi.
“VÌ anh rất ‘đẹp’”. Nam Kiều nói.
Thời Việt hơi sững lại, sau đó khẽ cười.
Nhân lúc hai tay cô cầm hai bát cơm đi ra cửa, anh ôm lấy eo cô từ phía sau, hôn lên cổ cô.
Những món Thời Việt nấu đều là những món ăn chuẩn vị Giang Tây. Có thể vì tỉnh H nằm giáo Giang Tây, Nam Kiều và Trịnh Hạo đều mang dòng máu người tỉnh H nên thấy đồ ăn Giang Tây rất hợp khẩu vị. Nhất là Trịnh Hạo, từ nhỏ lớn lên ở Bắc Kinh, hiếm khi được ăn món ăn phương Nam tươi ngon thơm phức như vậy, cậu nhóc cắm đầu và cơm, ít lời hẳn. Nó đang ở tuổi lớn, ăn rất khỏe, một mình chén hết ba bát cơm và bốn cái bánh nếp xanh.
Nam Kiều vốn còn cảm thấy Thời Việt nấu nhiều quá, ai ngờ hai người đàn ông một lớn một nhỏ này đánh bay sạch tất cả thức ăn, đến canh cặn cũng không chừa giọt nào.
Trịnh Hạo xoa bụng, nhìn Thời Việt đầy thâm tình: “Chú Thời, chú nấu ngon thật đấy, còn ngon hơn mẹ cháu nữa”.
“Nấu ngon hơn cả cơm mẹ” có lẽ là đánh giá cao nhất mà một cậu bé có thể đưa ra.
Thời Việt xoa đầu nó. Trịnh Hạo tiếp tục nói đầy thâm tình: “Chú Thời, sau này cháu có thể thường xuyên tới đây ăn không?”.
Thời Việt cười: “Lúc nào cũng được”.
Nam Kiều chau mày.
Trong bếp có máy rửa bát, họ không cần tự tay rửa bát. Thời Việt từ trong đếp đi ra, thấy Trịnh Hạo đang đứng ngắm nghía mấy căn phòng ngủ.
Giường trong phòng dành cho khách đều được trải ga gối chỉnh tề sạch sẽ, tất cả đều dùng ba màu trắng đen xám, đơn giản mà hiện đại. Trịnh Hạo nhìn mà thèm rỏ dãi. So với mấy cái giường này, cái giường gấp của dì đúng là đồ đểu!
Trịnh Hạo không những không biết lạ mà còn tự nhiên như ở nhà mình, nó kéo Thời Việt cúi xuống, hỏi vào tai anh: “Chú Thời ơi, cháu ở đây một đêm chú có thấy phiền không?”
Thời Việt nhớ tới cái giường gấp nhà Nam Kiều, đoán chắc cô chưa đổi, anh xoa đầu Trịnh Hạo, cười đáp: “Được, nhóc ạ”.
Trịnh Hạo hỏi: “Chú Thời ơi, chú độc thân à?”.
Thời Việt đáp: “ừ”.
Trịnh Hạo nói: “Sao chú không tìm bạn gái?”.
Thời Việt cười: “Không tìm được”
Trịnh Hạo “à” một tiếng, dẩu môi về phía Nam Kiều, “Chả phải có sẵn ở kia rồi sao? Dì cháu tuy không biết nấu món Trung, nhưng biết nấu món Tây, chú làm quen một thời gian là được. Quan trọng nhất là xinh đẹp, có khí chất, đúng không?”.
Thời Việt cười không đáp.
Trịnh Hạo quay lại, Nam Kiều đang lạnh lùng nhìn nó.
“Cháu mà còn lắm mồm nữa là dì đưa sang nhà cậu đấy”.
Trịnh Hạo không phục nói: “Dì, cháu cũng là nghĩ cho dì thôi, ông ngoại đã ra chỉ tiêu sắt bắt mẹ cháu với cậu tìm chồng cho dì rồi, bao giờ chọn xong là bắt dì đi coi mắt đấy!”.
Nam Kiều chau mày, nói: “Chuyện này nói sau”.
Ăn cơm xong Thời Việt dắt cho đi dạo công viên, Trịnh Hạo đòi Nam Kiều lấy máy bay Phoenix đời mới nhất ra bay đêm.
Phoenix bay đêm chưa nhiều, chủ yếu là vì tính năng máy quay của nó có hạn, tầm nhìn ban đêm không tốt lắm. Đèn báo hiệu màu đỏ trên thân máy bay giữa không trung chớp nháy, vẽ nên những đường cong như đốm lửa bay lượn trong sắc đêm dưới sự điều khiển của Trịnh Hạo.
Khu công viên Triều Dương ở rìa ngoài vành đai Đông Tây tuy cũng có mật độ dân cư cao, nhưng dù sao cũng không phồn hoa náo nhiệt bằng khu vực trung tâm trong vành đai ba, ánh đèn thưa thớt hơn nhiều. Trịnh Hạo định cho Phoenix bay ra khỏi tầm mắt mấy lần mà không được, vì trên màn hình hiểu thị tầm nhìn quá kém, thằng bé có vẻ khá thất vọng.
Trịnh Hạo xin Nam Kiều: “Dì ơi, chúng ta vào khu vành đai ba bay được không?”.
Nam Kiều nói: “Không được, có luật hạn chế bay”.
Trịnh Hạo bỉu môi: “Muộn thế này rồi ai mà biết được chứ?”
Nam Kiều nghiêm khắc nhìn nó, cảnh cáo: “Không được! Trong nội thành không được phép bay cao quá một trăm mét, phần mềm hệ thống bay đã đặt giới hạn rồi, cháu muốn bay cao cũng không được”.
Bắc Kinh là trung tâm chính trị, cũng là thành phố có mật độ dân cư đông đúc, Nam Kiều rất rõ lạm dụng loại máy bay này sẽ mang lại hậu quả gì, đây cũng chính là một trong số những lý do khiến cha cô phản đối cô làm dự án này, cho nên cô đã tốn không ít thời gian để thiết kế phần mềm.
Trịnh Hạo ỉu xìu: “Có mỗi một trăm mét, chẳng đã chút nào”.
Thời Việt thong dong dắt ba con chó dạo phía sau hỏi: “Máy bay này có tải trọng được không?”
Nam Kiều gật đầu: “Có thể tháo rời máy quay”.
Thời Việt nói: “Thế nghĩa là có thể gắn lên đó một máy quay GP?”.
Đột nhiên mắt Trịnh Hạo sáng lên: “Chú Thời, chú có máy quay GP ạ?”.
Thời Việt cười: “Có, cho chó chơi”. Anh ra lệnh cho Lão Đại đứng dậy, trên dây đeo cổ của nó có một máy quay GP nhỏ xinh.
Máy quay GP là một mẫu máy ảnh chuyên dụng cho các trò chơi mạo hiểm vô cùng được yêu thích ở các nước Âu Mỹ, chống nước chống rung, gần như là thiết bị mà người leo núi, lặn biển, lướt sóng, trượt tuyết, nhảy dù… nào cũng có. Công ty GP cũng nhờ vào sản phẩm này mà thành công ở sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ, trở thành một công ty có tổng giá trị thị trường hơn sáu tỉ đô la. Nhưng ở trong nước, máy quay GP mới chỉ được một bộ phận nhỏ người tiêu dùng biết đến, đồng thời còn chưa chính thức bước vào thị trường Trung Quốc.
Trịnh Hạo cười phá lên: “Cho chó dùng… Chú Thời, thế mà chú cũng nghĩ ra được!”.
Nam Kiều lại chìm vào im lặng, dường như đang suy nghĩ gì đó.
Trịnh Hạo cẩn thận gắn chiếc máy quay GP vào phía dưới Phoenix, điều khiển máy bay quay cảnh ba con chó phấn khích chạy như bay. Cảnh quay bằng máy quay GP tất nhiên là ăn đứt máy quay gắn sẵn trên thiết bị rồi, tuy có lúc hình ảnh vẫn bị rung theo thân máy bay nhưng vẫn khá rõ nét, có thể nhìn thấy bụi đất cuốn lên theo từng bước chạy.
Trịnh Hạo kích động nói: “Cái này tốt đấy!”. Thằng bé quay sang dạy bảo Thời Việt, “Có thứ hay ho thế này mà chú lại cho chó đùng, đúng là lãng phí!”.
Thời Việt vỗ vai nói: “Thích hả? Ở nhà còn một cái mới nữa, cho cháu chơi đấy”.
Trịnh Hạo hoan hôi: “Tuyệt quá! Chú Thời tuyệt vời nhất quả đất!”.
Trịnh Hạo kéo kéo Nam Kiều nãy giờ vẫn mải mê nghĩ chuyện gì đó: “Dì ơi, bọn bạn cháu nhiều đứa ra nước ngoài du lịch quay phim bằng cái này lắm, hay cực dì ạ. Ba mẹ nhất quyết không chịu mua cho cháu”.
Thời Việt nói: “Ở trong thành phố bay chẳng có gì hay ho để quay cả, chỉ có dùng để xem chó của chú nhảy Parkour”.
Trịnh Hạo: “…”.
Trong đầu Trịnh Hạo bây giờ chỉ toàn là máy quay GP, không thèm đôi co với anh rốt cuộc chó nhảy tường có được coi là Parkour không nữa, thằng bé gãi đầu: “Trong thành phố…”, hai mắt nó phát sáng, “Nghĩ ra rồi, cháu nhớ ở anh có một video dùng máy quay GP để quay một người chạy đua với tàu điện ngầm, ngầu cực!”.
Thời Việt vô thức đưa thay lấy thuốc lá trong túi, bị Nam Kiều đánh một cái, khẽ nói vào tai anh: “Đừng hút thuốc trước mặt trẻ con”.
Thời Việt nhìn cô, cười cười, sờ cẳm bảo Trịnh Hạo: “Có muốn chơi một vố ra trò không?”
Đường Trường An kéo dài từ cửa Phục Hưng đến cửa Kiến Quốc, ở mỗi đầu có một cái cửa hình vòm lấp lánh đèn màu, làm nổi bật sự hùng vĩ và khí thế của con đường nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc. Suốt dọc đường là lan can màu vàng với đèn màu nhấp nháy, những dòng xe cộ chạy suốt ngày đêm không nghỉ, vạch ra một trục gần như thẳng tắp xuyên từ đông sang tây giữa thành phố quy hoạch vô cùng nghiêm cẩn này. Và ở bên dưới đường Trường An chính là tuyến đường tàu điện ngầm có lịch sử lâu đời nhất Trung Quốc – tuyến đường tàu điện số Một, vận hành từ ngày 1 tháng 10 năm 1969 đến nay.
Hơn mười một giờ tối.
Bên ngoài bến tàu điện ngầm cửa Kiến Quốc số Một.
Trịnh Hạo tay chân lêu nghêu ngồi trên cái xe đạp địa hình của nó, nhìn dì Nam Kiều chỉnh Phoenix về chế độ theo dõi. Thằng bé ngoái đầu nhìn Thời Việt cởϊ áσ khoát ra đang giãn gân giãn cốt, ngắm nghía một hồi, nó kinh ngạc kêu lên: “Chú Thời, chú mặt thế này đẹp trai quá đi mất!”.
Thời Việt mặc một bộ đồ chạy màu đen kết hợp với màu huỳnh quang, hoàn toàn để lộ thân hình khỏe khoắn săn chắc như báo săn mồi. Cơ bắp bao quanh khung xương tạo thành những đường nét cân đối, đẹp đẽ nhưng góc cạnh rõ ràng, khi anh tập trung sức mạnh, người ta liền thấy vừa dũng mãnh vừa sắc bén.
Trịnh Hạo thúc thúc Nam Kiều: “Dì ơi, sao dì nhặt bừa một người bạn trên đường mà cũng chất dữ vậy?”
Nam Kiều lạnh nhạt liếc Thời Việt một cái, đáp: “Chỉ được cái đẹp mã thì ích gì”.
Thời Việt nheo mắt lại.
Nam Kiều tháo chiếc vòng trên cổ tay trái ra đeo lên cổ tay Thời Việt. Chiếc vòng này cô thường bấm ở nút giữa, đến khi lên cổ tay Thời Việt lại phải bấm khuy cuối cùng.
“Trên vòng có máy định vị GPS, lát nữa máy bay sẽ tự động bay theo anh”.
Thời Việt nhìn chiếc vòng: “Ái quá”.
Nam Kiều trợn mắt nhìn anh: “Chiếc vòng này là loại trung tính, nam nữ đều đeo được”.
Thời Việt xoay cổ tay nhìn, tỏ vẻ kinh bỉ: “Vẫn ái”.
Nam Kiều: “…”.
Thời Việt và Nam Kiều sắp xuống bến tàu, Trịnh Hạo cầm máy bay và điều khiển từ xa, vẫn hơi không yên tâm: “Chú Thời, chú chắc chắn là làm được thật chứ? Tàu điện ngầm trên đường sắt số Một có tốc độ lớn nhất là bảy mươi cây số trên giờ, chú muốn chạy nhanh hơn nó thì khó lắm! Từ cửa Kiến Quốc đến Vĩnh An Lý rồi đến trung tâm thương mại quốc tế, hai bến cách nhau hai cây số đấy!”.
Nam Kiều nói: “Tốc độ tàu điện ngầm thường không đến bảy mươi cây số, hơn nữa lúc ra vào bến còn giảm tốc độ, ở giữa có một trạm dừng, tính trung bình ra thì tốc độ của con người vẫn có thể đuổi kịp”. Cô nhìn Thời Việt, “Phải xem xem anh ta ra vào bến tàu có đủ nhanh không, có giữ được thể lực trong quá trình chạy không”.
Thời Việt nheo mắt nhìn cô có vẻ nguy hiểm.
Chỉ được cái đẹp mã? Có giữ được thể lực không? Cô cảm thấy ánh mắt Thời Việt đang nói với cô như vậy. Cô nhìn đi chỗ khác, coi như không thấy.
Ngoài một chiếc máy quay GP gắn trên thân máy bay, Thời Việt còn đeo một chiếc trên người nhằm ghi lại hành động dưới lòng đất, khi máy bay không thể theo dõi được.
Chuyến tàu cuối cùng vào bến, Nam Kiều lên toa số Bảy, cô đập tay với Thời Việt, cuộc chạy đua ban đêm điên cuồng sắp bắt đầu.
Thời Việt xoay người lấy đà, thân thể căng như dây đàn, mũi chân hạ xuống thấp nhân sau đó lao đi như báo vồ mồi! Sức mạnh bộc phát đáng sợ đó khiến Nam Kiều chợt nhận ra lần chạy điên cuồng trong bão đỗ đêm đó, xem ra Thời Việt đã hoàn toàn châm chước cho tốc độ của cô.
Tàu điện ngầm rời bến, Thời Việt lao lên mặt đất.
Trịnh Hạo đợi anh đã lâu, thằng bé khởi động máy bay, đạp xe đạp theo sát Thời Việt.
Một người, một chiếc máy bay, một thiếu niên đạp xe đạp lao như bay cuối đường Trường An.
Cái bóng xám đen bị ánh đèn đường kéo dài ra, lướt xẹt qua đám cây xanh thẳng thắm như một cơn gió. Lác đác vài người khách bộ hành nghe thấy tiếng “vù vù” từ sau lưng ập tới, quay lại nhìn thì anh đã lướt qua rồi.
Trịnh Hạo đạp xe rất nhanh, tốc độ tự do này khiến cậu thiếu niên cũng hào hứng. Gió đêm mát lạnh thổi qua mặt, cậu nhóc lao qua hết ngã tư này dến ngã tư khác nhay trước khi đèn giao thông chuyển sang màu vàng.
“Thời Việt! Chú là nam thần của cháu!”. Khi Thời Việt lao xuống bến tàu trung tâm thương mại quốc tế, cậu thiếu niên cố định chiếc máy bay, giơ tay hét lớn sau lưng anh.
Thời Việt và tàu điện ngầm vào bến cùng lúc.
Anh đuổi theo đến trước cửa toa số Bảy vừa lúc tàu đến, cửa toa trượt sang hai bên, cô gái mặc sơ mi trắng lạnh nhạt đang đứng trước mặt anh. Anh giơ tay ra, nắm lấy tay Nam Kiều kéo cô xuống. Hành khách trên tàu tỏ rõ vẻ kinh ngạc – anh ăn mặc nổi bật như vậy, cả anh và Nam Kiều lại đều có ngoại hình xuất chúng, sao có thể không khiến người ta có ấn tượng sâu sắc? Có người thậm chí còn rút điện thoại ra chụp ảnh trước khi cửa tàu đóng lại.
Thời Việt kéo Nam Kiều sang một bên, tắt máy quay GP đeo trên người, dựa vào tường thở gấp. Anh chạy với tốc độ cực hạn suốt cả hai cây số, không thể điều chỉnh tốc độ trước, giữa, sau như khi chạy đường dài, cho dù có là vận động viên điều kinh chuyên nghiệp, chạy xong chuyến này cũng mô hôi mồ kê nhễ nhại.
Nam Kiều đưa chai nước bổ sung chất điện giải Pocari Sweat đã mua sẵn cho Thời Việt, cầm khăn giấy lau mồ hôi cho anh. Thời Việt uống ngụm nước, ngước mắt, mồ hôi đầm đìa khiến lông màu lông mi anh đều ướt rượt, trông càn đen rậm và mạnh mẽ, đầy vẻ ngông nghênh hơn.
Anh nhìn Nam Kiều, ánh măt sắc bén: “Chỉ được cái mẽ ngoài sao?”
Nam Kiều nói: “Anh còn để tâm chuyện đó à”. Tay cô cầm khăn giấy lau cổ anh. Anh vừa vận động mạnh, máu trong huyết quản đang chảy rất nhanh, Nam Kiều chạm vào động mạch chủ đang đập mạnh ở cổ anh, có cảm giác nó như một dã thú cô không cách nào kìm chế.
Thời Việt cảm thấy ngón tay cô chạm và cổ mình, ánh mắt hơi tối đi, nhìn thấy đỉnh đầu cô ở ngay trước mắt mình, mái tóc đen nhánh bị chia đôi ở giữa, lộ ra một đường phân chia mảnh như sợi tơ.
Thời Việt đột nhiên kêu “á” một tiếng.
Lông mày Nam Kiều nhăn lại: “Sao thế?”.
Thời Việt hơi co một chân lên, thở gấp nói: “Hình như bắp chân tôi bị chuột rút rồi”.
Nam Kiều không nghi ngờ gì, cúi ngay xuống, ngón tay ấn lên bắp chân rắn chắc như đá của anh, “Ở đây à?”.
Thời Việt kéo cô lên, vác lên vai như vác bao tải rồi đi ra ngoài.
Nam Kiều còn chưa kịp hét tên anh thì chợt nhớ ra tuy người ở bến trung tâm thương mại quốc tế giờ này đã không còn đông nữa, nhưng nếu hét lớn chắc chắn vẫn sẽ thu hút ánh mắt người qua đường. Thế là cô đành ngậm miệng, phản kháng trong im lặng.
Thế nhưng cơ bắp Thời Việt cứng như thép, cô có cắn mạnh thế nào, anh cũng không phản ứng.
Thời Việt vác cô đến một nơi khuất người và máy quay, thả cô xuống, anh sờ ra sau vai, khẽ cười nói:
“Em kích động thế làm gì?”.
Nam Kiều tựa lưng vào tường, đôi môi mỏng hồng hồng mím lại. Cả bến tàu điện ngầm đều sáng choang, trống trải, có không gian vô cùng rộng lớn và được phân chia rõ ràng. Cô giống như một đóa hồng hoa leo bám lên tường, không chút ăn nhập với khung cảnh xung quanh nhưng lại có vẻ độc lập và rực rỡ lạ thường.
Ngón tay cái của Thời Việt khẽ cọ lên khóe miệng cô, “Tôi rất thích nhìn bộ dạng hoang mang bối rối này của em”. Anh khẽ nói, nụ cười nhàn nhạt nhưng lời nói ra thì không “thanh đạm” chút nào, “Tôi ăn thịt được em chắc? Răng em sắc quá đấy”.
Anh uống nước, kéo tay Nam Kiều nói: “Đi nào”.
Nhưng Nam Kiều lại gọi anh lại: “Thời Việt”.
“Sao?”. Thời Việt hiếm khi nghe thấy cô gọi tên anh trịnh trọng như thếm bèn quay người lại nghiêm túc nghe cô nói.
“Lúc nãy tôi chợt nghĩ ra nên bán sản phẩm của Tức Khắc Phi Hành thế nào rồi”. Cô ngừng lại một chút, ánh mắt bình thản mà tự tin, “Thị trường thực sự của nó là ở nước ngoài”.
Thời Việt lập tức hiểu ý cô. Cuộc chạy đua với tàu điện ngầm mà anh bất chợt nghĩ ra tối nay đã khiến Nam Kiều nghĩ ra cách biến Phoenix thành thiết bị bay đồng bộ với máy quay GP, vậy thì ở các nước Âu Mỹ phổ biến với máy quay GP, những người yêu thích thể thao mạo hiểm ngoài trời chắc chắn cũng sẽ đón nhận máy bay Phoenix.
Cao hơn, xa hơn, thời trang hơn, phong cách hơn.
Thời Việt bật cười, tâm trạng của Nam Kiều rất dễ lây nhiễm. Anh quen cô đã gần nửa năm, biết hầu hết thời gian cô bình tĩnh dến mức lạnh lùng, dù là bây giờ, cô cũng không hề cười. Nhưng cảm giác thông suốt mà tươi trẻ đầy sức sống tỏa ra từ bên trong cô khiến Thời Việt cảm thấy cô giống như một cánh bướm đang khép chặt đôi cánh của mình đột nhiên xòe cánh ra, trở nên lung linh rực rỡ.
Anh búng lên cái trán mịn màng của cô một cái, “Thông minh thật, tôi đã biết là đầu tư cho em sẽ kiếm được tiền mà”.
Nam Kiều kéo tay anh xuống, ngẩng lên nhìn vào đôi mắt đen láy của anh, chân thành nói: “Cảm ơn anh”.
Cũng không biết ai là người đến gần ai trước. Khi hai đôi môi chạm vào nhau, tim Nam Kiều khẽ run lên. Cô nếm được vị ngọt mát lẫn chút chan chát của nước điện giải Pocari.
KHi ngón tay thon dài củ cô chạm lên lưng Thời Việt, anh lùi lại, “Toàn là mồ hôi”.
Môi Nam Kiều kề sát môi anh, khẽ nói: “Em không quan tâm”.
Thời Việt khẽ thở dốc, đẩy cô ra: “Tôi quan tâm”. Đôi mắt anh càng đen hơn, sâu không thấy đáy. Thấy vẻ bối rối trên mặt Nam Kiều, anh cầm tay cô đặt lên thắt lưng mình, kéo xuống một chút.
“Lát nữa em định cho tôi về thế nào”, anh khàn giọng nói.
Mặt Nam Kiều chợt đỏ bừng, cô rụt tay lại.
“Đỏ cái gì…” Thời Việt cười khẽ, áp lưng ngón tay lên má Nam Kiều, nói: “Đi thôi, Trịnh Hạo còn đang đợi ở ngoài.
Nam Kiều gật đầu. Trên thang máy, Thời Việt đứng dưới cô một bậc cầu thang. Thang máy đang đi thì Nam Kiều quay lại nói: “Thời Việt”.
Thời Việt vốn đang nghĩ chuyện gì đó nên rất im lặng, nghe tiếng thì ngước mắt lên đáp: “Gì thế?”
Nam Kiều dường như đã suy nghĩ rất lâu rồi mới nói: “Có một chuyện em rất xin lỗi”.
Thời Việt hỏi: “Chuyện gì?”.
Nam Kiều: “Bây giờ em chưa thể cho gia đình biết được”.
Hàng lông mày sắc bén của Thời Việt khẽ động, anh cười cười: “Không vội”.
Nam Kiều nói: “Em sẽ tìm thời điểm thích hợp để giới thiệu anh với mọi người”.
Nhìn dáng vẻ trịnh trọng nghiêm túc của cô, trên mặt Thời Việt là nụ cười nhàn nhạt không để lộ suy nghĩ trong lòng. Anh nhìn hàng lông mày thanh mảnh và đôi mắt cô bằng một ánh mắt tĩnh lặng, đáp: “Ừ”.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Cây Lớn Ở Phương Nam
- Chương 14: Tàu điện ngầm, nụ hôn và A Nhĩ Sơn