CHƯƠNG I ÔNG HỘI ĐỒNG HÂM

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đã xâm lược nước ta thành công. Chúng bắt đầu cướp bốc vơ vét tế tài nguyên nước ta, đặt ra những loại thuế hà khắc đặt biệt là bọn chúng nhắm đến vùng đất Phương Nam (Tây Nam Bộ hay miền Tây).

Khi đó những tên địa chủ vì muốn có cuộc sống bình yên không bị bọn thực dân làm phiền và diễn nhiên là họ muốn bảo toàn số của cải nên họ quyết định hợp tác làm tay sai cho bọn chúng, giúp bọn chúng trong việc bốc lột người không quy phục chúng vì chúng vừa mới đến đây không hiểu được ngôn ngữ, phong tục tập quán.

Tuy nhiên vẫn có một số địa chủ có tinh thần yêu nước rất cao từ chối những lời dụ dỗ. Đặc biệt là ông Hội Đồng Hâm, ông cương quyết từ chối lời mời gọi của bọn thực dân nên bị bọn chúng tìm đủ mọi cách chèn ép ông.

Ông Hâm có 4 bà vợ: bà Cả tên là Mai, bà Hai Thủy, bà Ba Lan, bà Tư Thắm và 1 người con trai tên Khánh.

Gia đình ông có truyền thống yêu nước, thường xuyên giúp đỡ những người khó khăn, nhận họ làm người ở để tạo ra công ăn việc làm, cho tá điền thuê ruộng đất với tô thuế rẻ, những năm mất mùa ông chẳng những cho miễn thuế mà còn cho họ lúa gạo. Chính vì hay giúp người người nghèo đói nên gia đình ông được rất nhiều người quý mến dành muốn lời hay tiếng ngọt khi nói về ông.

Ngoài việc cho tá điền thuê đất, ông còn biết kinh doanh buôn bán, công việc làm ăn rất thuận lợi và phát triển. Điều này là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc bị những địa chủ khác tìm cách hãm hại phá cơ ngơi của ông.

Thế rồi, dần dần theo thời gian và chuyện gì đến cũng đã đến, tai họa đã giáng xuống gia đình ông Hâm. Từ đây sống gió bắt đầu nổi lên.