Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Cất Giấu Một Tấm Chân Tình

Chương 42: Ngoại truyện 1

« Chương TrướcChương Tiếp »
Thời gian từ Hà Nội đến Hy Lạp hơn 22 tiếng, bay dài như vậy mà không có việc gì làm nên Hà Phương ngủ suốt. Cô đeo tai nghe, co mình trên ghế lắng nghe giai điệu mấy bài hát thập niên 90, cứ thế đến khi thϊếp đi, lại mơ thấy rất nhiều giấc mơ hỗn độn.

Hà Phương cũng chẳng rõ mình đã hồi tưởng đến những chuyện gì, chỉ biết khi tiếp viên hàng không đánh thức cô dậy, có thể cô vẫn không ngừng run lên. Tiếp viên hàng không nhìn gương mặt tái mét đẫm mồ hôi của cô, lo lắng hỏi:

“Quý khách, quý khách không sao chứ?”.

Hà Phương nhìn tiếp viên một lúc, định thần lại rồi mới đáp: “Không sao”.

“Hình như chị bị sốt rồi, em thấy mặt chị đỏ lắm. Vã nhiều mồ hôi nữa”. Cô tiếp viên xinh đẹp ân cần hỏi han: “Chị có muốn cặp nhiệt độ không?”.

Hà Phương định nói không cần, nhưng cả người rã rời mệt mỏi, lại sợ không trụ được đến khi hạ cánh, lỡ c.hế.t trên máy bay thì lại phiền phức cho phi hành đoàn. Thế nên gật đầu.

Kết quả, cô sốt 40 độ 2, da thịt nóng bừng, đầu nặng đến mức không thể mở nổi mắt nữa.

Cô tiếp viên xinh đẹp kia tròn xoe mắt nhìn kẹp nhiệt kế trên tay mình rồi vội vàng gọi tiếp viên trưởng. Sau đó rất nhanh có vài người đi đến, người thì kiểm tra nhiệt độ, người thì đưa thuốc hạ sốt cho cô. Hà Phương uống xong lại ngủ thϊếp đi, nhưng khi tỉnh lại, cô vẫn sốt.

Phi hành đoàn không biết làm thế nào để hạ sốt cho cô nên lo cuống lên, thông báo cả trên loa phát thanh để tìm người có thể giúp đỡ. May sao trên máy bay lúc này cũng có một đoàn bác sĩ Việt Nam đang trên đường đến Hy Lạp để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, một cậu thanh niên trẻ trong đoàn lập tức đứng dậy, nhanh chóng bước đến chỗ Hà Phương.

Cậu ta sờ nhiệt độ nóng rẫy trên trán cô, đầu mày nhíu chặt: “Sốt cao quá, nếu không hạ được sẽ co giật”.

“Bác sĩ, vậy phải làm sao?”. Mặt tiếp viên trưởng cũng tái mét: “Mười mấy tiếng nữa máy bay mới hạ cánh, cô ấy sốt như vậy…”.

“Vừa nãy các cô đã cho cô ấy đã uống thuốc gì rồi?”.

“Cô ấy uống một viên Paracetamol 500mg. Có hạ một lúc, nhưng hai tiếng sau lại sốt lại”. Tiếp viên trưởng sốt sắng nhắc lại: “Phải làm thế nào hả bác sĩ?”.

“Chúng tôi có thuốc, có thể dùng kết hợp với Paracetamol để hạ sốt”. Bác sĩ trẻ nhìn Hà Phương từ đầu đến chân một lượt, thời tiết mùa này bắt đầu lạnh nên cô mặc áo da, quần bó, đi bốt cổ cao, tất cả đều màu đen. Bộ dạng khi sốt đến mê man vẫn mang một vẻ lạnh lùng xinh đẹp, lại có chút nổi loạn, giống như một đóa hoa anh túc đơn độc giữa núi rừng xanh mướt.

Cậu ta ngẫm nghĩ vài giây, lại nói thêm: “Cô ấy mặc hơi nhiều đồ, cô giúp cô ấy cởi bớt ra trước, sau đó giặt giúp tôi một chiếc khăn ấm. Tôi lấy thuốc xong sẽ quay lại ngay”.

“Cởϊ qυầи áo ra ấy ạ?”. Tiếp viên trưởng nghi hoặc hỏi: “Làm luôn ở đây sao?”.

“Biện pháp giảm thân nhiệt”. Nói rồi, bác sĩ kia lập tức xoay người trở về khoang hành khách của mình, lục túi đồ đạc mang theo để lấy thuốc, khi quay lại thì mấy tiếp viên nữ đã cởϊ áσ da bên ngoài của Hà Phương, bên trong cô chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ màu trắng, sốt cao nên đã mướt mồ hôi.

Bác sĩ kia nhận lấy chiếc khăn ấm từ tay tiếp viên, tự tay lau những vùng thân thể lộ ra ngoài để hạ thân nhiệt cho cô. Sau đó lại đặt một viên thuốc màu xanh xanh vào miệng Hà Phương, đổ nước để cô nuốt xuống.

Quá trình này bác sĩ kia làm rất thành thục, chỉ một loáng là xong, mà Hạ Phương sau đó không lâu cũng dần dần hạ sốt.

Tiếp viên trưởng nhìn nhiệt kế chỉ 38 độ hơn, vẫn chưa hoàn toàn yên tâm nên đề nghị: “Anh bác sĩ, ghế bên cạnh cô ấy còn trống, anh có thể chuyển lên ngồi gần cô ấy được không?”. Tiếp viên trưởng ngại ngùng nói: “Kỹ năng sơ cứu y tế của chúng tôi không bằng anh, mà cô ấy cũng đã sốt đi sốt lại nhiều lần, tôi sợ lát nữa lại xảy ra chuyện. Có bác sĩ bên cạnh thì sẽ xử lý tình huống nhanh hơn”.

“Tôi chỉ ngồi ở khoang hành khách bình thường, chuyển lên khoang hạng nhất có sợ phiền phức cho phi hành đoàn không?”.

“Không sao. Cứu người là quan trọng nhất. Hơn nữa nếu cô ấy còn sốt, chúng tôi sẽ phải hạ cánh xuống sân bay gần nhất, như thế sẽ phiền phức hơn nhiều”.

Bác sĩ kia ngẫm nghĩ một lúc, cũng đồng ý chuyển lên khoang hạng nhất ngồi cạnh Hà Phương. Anh ta không buồn ngủ, chỉ ngồi xem mấy bộ phim có sẵn trên màn hình máy tính, thỉnh thoảng quay sang sờ thử trán cô. Hà Phương đang mê man, bị động vào liền khẽ cau mày:

“Bác sĩ Việt, em muốn về bản A Tứ”.

Động tác của người kia hơi khựng lại.

Vì giọng của cô rất nhỏ, lại khàn khàn nên anh ta không thể dịch được tên vị bác sĩ kia, chỉ nghe được việc cô muốn về bản A Tứ. Cách đây bốn năm, anh ta cũng từng đặt chân đến nơi nghèo khổ ấy một lần, kỳ thực A Tứ là nơi đến một lần sẽ nhớ mãi không quên, nhưng đường núi vô cùng khó đi, thường chẳng mấy người muốn quay lại lần nữa.

Vậy mà cô gái này dù sốt đế mê man vẫn muốn được về bản A Tứ, giống như tiềm thức vẫn thôi thúc được trở về quê hương, cũng giống như trái tim luôn luôn đặt ở nơi đó, nhưng lại không có cách nào tìm về vậy.

Trông cô có giống người sinh ra ở vùng cao nghèo nàn đó đâu chứ?

Bác sĩ đó chậm chạp quan sát Hà Phương lần nữa, sau đó nhặt chiếc áo da của cô đang vắt trên ghế, đắp lên người Hà Phương. Anh ta im lặng đeo tai nghe xem phim, khi vừa hết một bộ thì người phụ nữ bên cạnh cũng cựa mình tỉnh dậy.

Hà Phương uể oải mở mắt, vừa ngồi thẳng dậy đã làm rơi áo da. Bác sĩ kia ngay lập tức nhặt lại đưa cho cô, hỏi:

“Cô cảm thấy thế nào rồi?”

Hà Phương liếc anh ta, ánh mắt vẫn còn rất nhiều tia máu, nhưng lại không giấu nổi vẻ lạnh lùng: “Không sao”. Cô đáp: “Vừa rồi ghế bên cạnh tôi không có người”.

Cô không hỏi ‘tại sao anh lại ở đây’, mà chỉ nói ‘vừa rồi ghế bên cạnh không có người’, ngữ điệu vừa xa cách vừa như chẳng mấy quan tâm, khiến bác sĩ đó hơi buồn cười:

“Cô bị sốt, tiếp viên trưởng bảo tôi lên đây ngồi để chăm sóc cô”. Anh ta hỏi: “Muốn uống nước hay ăn gì không? Sốt xong bù nước là tốt nhất”.

Hà Phương gật đầu, định lấy chai nước nhưng lại phát hiện ra nước của cô đã hết, định gọi tiếp viên thì người bên cạnh đã chìa chai nước của anh ta ra: “Uống chai bên này đi, tôi chưa mở nắp”.

Hà Phương theo phản xạ nhìn tay anh ta, khớp xương tay của người kia rất thon dài sạch sẽ, bàn tay trắng trẻo, có vết chai ở ngón giữa, cơ hồ cô còn ngửi được mùi thuốc khử trùng thoang thoảng trên người anh ta.

Hà Phương khẽ nhíu mày: “Anh là bác sĩ?”.

Anh ta gật đầu: “Là bác sĩ trong đoàn hỗ trợ nhân đạo đến Hy Lạp. Tình cờ đi cùng chuyến bay nên giúp cô hạ sốt”.

“Cảm ơn”. Hà Phương nhận lấy chai nước, cũng chẳng muốn phí lời thêm. Chẳng rõ bắt đầu từ lúc nào mà cô đã không có thiện cảm với bác sĩ, hoặc hai chữ ‘bác sĩ’ đã trở thành bãi mìn trong lòng cô, không muốn động vào, cũng chẳng thể động vào.

Thế nhưng người bên cạnh lại không phát hiện ra sự kháng cự âm thầm của Hà Phương, anh ta tiếp tục nói: “Đến Hy Lạp, cô nên nhập viện sớm điều trị”. Anh ta liếc bàn tay đầy sẹo đỏ ửng của cô: “Sốt cao như thế chắc chắn cơ thể đang bị viêm chỗ nào rồi. Tôi thấy màu da ở tay cô đỏ, sợ viêm ở đó”.

“…”

“Cô từng phẫu thuật xếp lại xương phải không?”.

“Ừ”.

“Chắc là có một cái xương nào lại lệch ra ngoài rồi. Đến bệnh viện kiểm tra sẽ rõ hơn”. Anh ta nghiêm túc nhìn cô: “Tôi có một người bạn làm ở bệnh viện ngay thành phố Athens. Cô cần lấy số điện thoại không? Tôi đặt lịch giúp cô”.

“Không cần”. Thời gian này, Hà Phương dùng một tay đánh máy vẫn được, còn tay phải, có lẽ cũng đã phế rồi, cô không muốn tốn thời gian bận tâm đến nó.

Tuy nhiên, vị bác sĩ kia dường như rất có đạo đức nghề nghiệp, anh ta tiếc bàn tay của cô, không từ bỏ việc khuyên nhủ: “Tay trái của cô rất đẹp. Tay phải lúc trước có lẽ cũng vậy”.

Anh ta rút ra một tấm danh thϊếp, đưa đến cho Hà Phương: “Tôi là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Tôi có thể giúp cô phục hồi tay. Nhưng đến Hy Lạp thì phạm vi hoạt động của tôi chỉ ở trong đoàn hỗ trợ nhân đạo thôi, không thể đến bệnh viện làm phẫu thuật cho cô được. Tay của cô vẫn có thể hồi phục, cô nên đến gặp bạn tôi đi, đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng để tay trở lại lành lặn như lúc trước”.

Hà Phương chẳng mấy quan tâm, cô giơ bàn tay chằng chịt sẹo của mình lên, cười nhạt: “Tay này phế rồi, còn phẫu thuật làm gì?”.

“Ai nói với cô phế rồi chứ? Tôi cam đoan vẫn có thể phục hồi được”. Vị bác sĩ đó cũng không rõ đã xảy ra chuyện gì mà cả bàn tay đều cô phải xếp xương như vậy, tuy nhiên, một cô gái xinh đẹp mà có bàn tay bị hỏng thì sẽ rất đáng tiếc, cho nên mới kiên trì thuyết phục Hà Phương: “Thế này đi. Nếu cô không tin, tôi có thể xin bệnh viện bên đó cho mượn một phòng phẫu thuật. Tôi sẽ tự tay phẫu thuật cho cô. Nếu không lành lại được, cô cứ đến tìm tôi đòi bồi thường”.

“Anh chữa miễn phí à?”. Hà Phương nói nửa đùa nửa thật.

Vị bác sĩ kia nghĩ ngợi một lát cũng gật đầu: “Ừ, miễn phí. Cô tự chi trả tiền thuốc men và các dụng cụ phẫu thuật là được. Hoặc nếu không có, tôi có thể giúp cô”.

“Bác sĩ, anh có tấm lòng bao la thật đấy”. Nụ cười trên môi Hà Phương lại nhạt bớt thêm vài phần, cô rất ghét các bác sĩ có tấm lòng bao la, càng rộng lượng, càng hướng thiện, lại càng làm cô phản cảm: “Không những chữa miễn phí, mà chữa hỏng còn được bồi thường. Có phải anh đang luyện tập phẫu thuật xương, chưa có chuột bạch nên tìm tôi phải không?”

Anh ta ngay lập tức lắc đầu: “Không phải”.

“…”

“Nếu cô không tin, cô có thể tìm kiếm tên của tôi ở bệnh viện X. Tôi là Đoàn Nghiên Trung, bác sĩ khoa phẫu thuật chỉnh hình. Có 4 năm kinh nghiệm phẫu thuật xương chuyên sâu rồi”.

Hà Phương nhìn anh ta một lượt, bác sĩ Trung này có lẽ cũng tương đương tuổi Đình Việt, tuổi chỉ hơn 30 mà đã 4 năm kinh nghiệm phẫu thuật xương chuyên sâu, chắc hẳn trình độ cũng không tệ.

Tuy nhiên, cô vẫn lạnh lùng từ chối: “Cảm ơn bác sĩ Trung, khi nào muốn phẫu thuật, tôi sẽ tìm anh”. Sau đó lại đeo tai nghe lên, nhắm mắt, tỏ ý không muốn nói chuyện nữa.

Nghiên Trung nhìn cô, càng nghĩ càng cảm thấy rất kỳ lạ, từ trước đến nay anh ta cũng được coi là có danh tiếng, rất nhiều bệnh nhân xếp hàng đăng ký được anh ta phẫu thuật, nhưng đây là lần đầu tiên anh ta tự đề nghị giúp đỡ, còn khuyên đến cạn cả nước bọt mà đối thương vẫn thẳng thừng từ chối như vậy.

Hà Phương không những chẳng buồn để lọt tai tên anh, còn không thèm bận tâm đến việc chữa lành đôi tay vẫn còn khả năng hồi phục của mình. Người phụ nữ này quá kỳ lạ, quá lạnh lùng, trên người cô có một loại u sầu mà Nghiên Phương không thể nói rõ được, nhưng anh ta chắc chắn rằng, ngay từ lần gặp đầu tiên, anh ta đã bị thu hút bởi Hà Phương.

Nghiên Phương nhìn hàng mi cong vυ"t đang khép chặt của cô, khẽ cười một tiếng trong lòng: Đúng là đẹp còn hơn thuốc phi.ện.

Mười hai tiếng sau, máy bay bay suốt chặng đường dài cũng hạ cánh xuống Hy Lạp. Hà Phương một mình kéo theo túi hành lý rời khỏi sân bay, lại ngồi Taxi thêm gần một tiếng nữa để vào thủ đô Athens, chọn một khách sạn ở gần thành cổ Acropolis nhất.

Thời tiết vào tháng 10 ở Hy Lạp rất mát mẻ, không quá nóng nực, cũng chẳng có mùa đông rét buốt như ở Việt Nam, không khí dễ chịu phù hợp với du lịch, nhưng cơ thể Hà Phương vẫn còn dư âm của cơn sốt trên máy bay, nhận phòng khách sạn xong, cô ở lì bên trong ngủ liền hai ngày.

Đến ngày thứ ba tinh thần của cô đã khá khẩm hơn một chút, lúc này mới bật điện thoại lên, định gọi cho Việt Anh một cuộc. Nhưng điện thoại vừa kết nối wifi đã thấy rất nhiều tin nhắn Zalo lẫn messenger bật ra. Việt Anh là người nhắn tin cho cô nhiều nhất, cứ lải nhải hỏi:

“Chị, sao chị đi Hy Lạp mà không bảo với em thế? Mẹ bảo chị đi tận 6 tháng cơ à?”

“Chị, chị sang đến nơi chưa? Sao không liên lạc được thế?”

“Chị, mẹ xuất viện về nhà rồi”

“Chị, em gọi cho chị cả trăm cuộc rồi. Bay đến Hy Lập chỉ 22 tiếng thôi mà. Nếu máy bay rơi thì em xem thời sự phải thấy rồi chứ? Hay là chị bị bắt cóc rồi?”.

Hà Phương khinh bỉ xì một tiếng, không nhắn lại mà gọi thẳng cho Việt Anh: “Đến nơi rồi, mấy hôm nay không có wifi, không vào mạng được”.

“Ôi, chị làm em lo gần c.hế.t”.Việt Anh thở phào nhẹ nhõm: “Bên đó thời tiết thế nào, bây giờ đang là ngày hay đêm vậy?”.

“Đang là buổi sáng”.

“Ồ”.

Sau đó, Việt Anh không nói chuyện nữa, bình thường cậu ta hay lải nhải, nhưng giờ đột nhiên trầm tư, Hà Phương cũng đoán ra được trong lòng Việt Anh đang toan tính điều gì đó.

Cô lười nói thêm, định cúp máy, Việt Anh nghe được tiếng lạch cạch thì lập tức gọi: “Chị”.

“Có gì nói mau”.

“Em nghe nói hôm anh Việt đính hôn, chị có đến à?”.

“Đến chúc phúc không được sao?”.

Việt Anh ngần ngừ một lúc, cảm thấy hai chữ “chúc phúc” này quá nặng, vậy mà Hà Phương lại nói nhẹ tênh, giống như chuyện của ai đó chẳng liên quan đến cô. Cậu ta thở dài một tiếng:

“Chị, chị là người tặng anh ấy cái lì xì đỏ đó hả?”.

Hà Phương không đáp, mà Việt Anh cũng hiểu cô không bao giờ thừa nhận nên lại hỏi: “Sao chị không trực tiếp đưa cho anh ấy? Không yêu nữa thì ngẩng cao đầu nhìn nhau, chúc nhau hạnh phúc. Sao chị phải ra đi như thế?”.

Hà Phương cười nhạt, không phải cô không có can đảm đó mà cảm thấy việc ấy không cần thiết, hơn nữa chưa chắc Đình Việt đã nhận lời chúc phúc ấy của cô. Hà Phương vượt một quãng đường xa tới Athens chẳng liên quan gì đến trốn chạy, chỉ đơn giản là cô đã chịu đủ giày vò mệt mỏi, chỉ muốn phiêu bạt đến chốn nào cách Hà Nội thật xa, cho bản thân thời gian và không gian để đặt xuống được tình cảm với bác sĩ Việt.

Người như cô làm sao hèn nhát như lời Việt Anh nói được chứ?

“Việt Anh”.

“Vâng”.

“Về sau đừng bao giờ nhắc đến anh ấy trước mặt chị nữa”.

“Nhưng mà chị…”

Hà Phương lạnh lùng ngắt lời: “Nếu còn không nghe lời, đừng trách chị”.

Việt Anh lẳng lặng hít sâu vào một hơi, hiểu rõ chị gái mình là kiểu người đã nói gì thì sẽ không thay đổi. Cậu ta không muốn bị Hà Phương cho vào danh sách chặn, đành gật đầu: “Vâng, em biết rồi”.

“Cúp đây”.

Thời gian tiếp theo ở Hy Lạp, để tránh bị phân tâm khi tìm cảm hứng viết sách, Hà Phương rất ít khi mở điện thoại di động. Cô đeo ba lô, đi bốt da cổ cao, lững thững đi bộ tới các công trình ở thành cổ Acropolis, ngắm đền cổng Propylaia, nhà hát Dionysos, cổng vòm Eumen, còn có đền Parthenon, nơi thờ nữ thần Athena.

Bước chân cô cứ mải miết đi mãi, đi mãi, không thể dùng tay phải để vẽ tranh nên chỉ có thể lấy điện thoại chụp lại.

Cô chụp những bức tượng điêu khắc cổ xưa, những tranh tượng tôn giáo, chụp cả những cây cột đã đi vào sử sách thần thoại, nhìn thật kỹ cái gọi là kiệt tác kiến trúc của văn minh nhân loại lúc trước, ngoài sự kính trọng và ngưỡng mộ, lòng cô còn tồn tại rất nhiều những hoài niệm không tên.

Hà Phương không muốn nhớ, nhưng lại nghĩ nếu có bác sĩ Việt ở đây thì tốt biết mấy.

Tay cô đau, khó bám lên để trèo lên bậc đá cao được, mắt cô nhìn cũng không rõ lắm, khó quan sát kỹ mấy bức tượng đặt cao tít ở tiền sảnh, trời nắng chói chang làm rát da mặt cô, tay bận chụp ảnh sẽ không che ô được.

Cho nên, nếu có bác sĩ Việt ở đây thì tốt biết mấy. Anh sẽ đỡ cô leo lên bậc đá, kể từng chi tiết của mấy bức tượng đặt trên cao cho cô ghi vào sổ, lúc tay cô cầm máy ảnh, anh sẽ che ô cho cô.

Nhưng vì anh không ở đây, cũng không còn là bác sĩ Việt của cô nữa nên Hà Phương đành phải làm một mình.

Cô gắng gượng chịu đựng tất cả, ban ngày rong ruổi đi chụp ảnh khắp nơi, đến đêm về bàn tay phải lại sưng lên, cô sốt cao, nằm co ro trong phòng mê man, mấy lần khát nước muốn trèo xuống giường uống đều ngã sõng soài.

Bởi thế nên từ đó trước khi ngủ, Hà Phương đều đặt một cốc nước thật to lên tủ ngay đầu giường. Sốt xong, cô lại uống thuốc hạ sốt, khát nước thì tỉnh dậy uống, ngày hôm sau mặt trời lên, lại tiếp tục đeo ba lô đi bộ đến những di tích khác. Dần dần, Hà Phương không còn nghĩ có anh ở đây thì tốt biết mấy nữa.

Cô cho rằng mình cũng đã quen rồi, nhưng cuối cùng lại không phải!

Trong mỗi giấc mơ cô đều nhìn thấy anh, dây thần kinh của cô vì bị kéo căng quá lâu nên trở nên rất đau, đau đến mức đầu óc như muốn nổ t.ung. Cho nên hàng ngày, ngoài dùng thuốc hạ sốt ra cô vẫn uống thêm cả thuốc chống trầm cảm, khi nỗi đau tinh thần bị khống chế bởi thứ thuốc áp chế thần kinh đó, cô mới có cảm giác mình có thể hô hấp được, tinh thần tỉnh táo như một con người.

Một người có tôn nghiêm, có lý trí, năm giác quan đầy đủ chứ không phải là một linh hồn bị nhấn chìm trong đại dương của nỗi đau, không sao hít thở được nhưng không thể c.hế.t đi.

Tất cả thuốc cô từng uống đều là loại đắt nhất, có tác dụng rất tốt, nhưng tiếc là dùng quá nhiều dần dần hiệu quả đều nhờn đi. Nhiều đêm bừng tỉnh vì sốt và nhớ người đàn ông kia, Hà Phương uống thuốc mà không ngủ được, cũng không thức được, cô có cảm giác tuyệt vọng đến mức mơ màng, thậm chí còn không có sức để rên lên.

Nhưng nước mắt vẫn không cầm nổi mà vô thức rơi xuống, từ khóe mắt đến cổ, từ cổ đến tim, chầm chậm trượt xuống gối.

Khi đó, Hà Phương thực sự sống không bằng c.hế.t, đơn độc co quắp suốt mỗi đêm dài thăm thẳm, một mình cô tự gặm nhấm nỗi đau, một mình kiên cường tìm cách vượt qua, một mình gắng gượng chống chọi với quãng thời gian kinh khủng đó.

Cuối cùng, cô thắng!

Cô không t.ự s.át, cũng chẳng làm đau chính mình, thậm chí Hà Phương còn dành hai tuần tiếp theo để đi đến thị trấn Mytras, làng Lindos, đỉnh Olympus, di tích khảo cổ Dephi, cuối cùng cô dừng lại ở đảo Santorino, nơi được mệnh danh là ‘hòn đảo thiên thần’ của Hy Lạp.

Lúc đến đó, Hà Phương mới biết không ngòi bút nào có thể tả hết được vẻ đẹp của hòn đảo tuyệt vời nhất nhân gian này, kể cả điện thoại của cô, camera có độ phân giải cao đến mấy thì cũng không thể thu được hương thơm của gió biển, ánh nắng thơm phức chiếu xuống bãi cát, cả những con sóng rì rào vỗ đều đều dưới chân Santorini.

Hà Phương hít vào một ngụm gió lớn, lững thững đi trên con đường lát đầy đá cuội trắng, ánh mắt nhìn về đường chân trời đỏ rực phía xa xăm, chẳng rõ là cảm giác lúc này là xúc động hay bình yên, chỉ thấy trái tim đã thôi không còn đau buốt như lúc trước nữa.

Cô chọn một quán café có vị trí dễ dàng ngắm nước biển xanh nhất, ngồi xuống, căn góc điện thoại chụp một tấm. Nơi này thực sự quá đẹp, chụp bừa cũng được vô số hình ưng ý, nhưng nhà văn nào đó đã từng viết: “Một thành phố dẫu rực rỡ huy hoàng đến đâu, mà không có người bên cạnh sẻ chia cùng bạn thì cũng chỉ là phí hoài mà thôi”. Hà Phương cũng không muốn phí hoài cảnh đẹp như vậy, đành chọn một tấm đẹp nhất đăng lên Fanpage của mình, dù không ghi kèm chữ nào nhưng chỉ mười phút sau đã có gần 20 nghìn lượt thích. Có nhiều bình luận bên dưới viết:

“Đẹp quá, nhà văn Hà Phương, chị đến Santorini sao?”

“Em cũng từng đến Santorini, đúng thật là đẹp lắm. Giờ thấy chị Phương đăng hình lại muốn đi lần nữa đây”.

“Không có tiền làm sao đi đến nơi đó được chứ? Xin thông báo tôi nhận người tài trợ chuyến đi nhé, ai tài trợ tôi thì mau inbox cho tôi biết. Haha”.

“Chị Phương đến Santorini tìm cảm hứng viết sách mới hả? Bọn em chờ sách của chị”.

“Cuốn Mùa Hạ Ở Vùng Cao của chị rất hay. Em rất thích bác sĩ Huy”.

Hà Phương cười cười, có nhiều bình luận như thế nên cô không trả lời hết được, mà trước giờ Hà Phương cũng chưa từng rep bình luận của người nào, đăng ảnh lên mạng chẳng qua là chỉ muốn chia sẻ cảnh đẹp mà thôi. Thế nhưng, khi đọc đến một bình luận gần nhất, ngón tay cô lại vô thức trả lời: “Nếu có dịp thì đến bản A Tứ một lần, nơi ấy cũng rất đẹp. Đối với tôi, bản A Tứ còn đẹp hơn Santorini”.

Ngay lập tức có rất nhiều người like bình luận của cô, số lượng người rep comment nhanh đến chóng mặt. Hà Phương thấy thông báo nhảy liên tục trên màn hình, cảm thấy đau đầu, đành tắt mạng, cất điện thoại vào trong túi.

Ngày hôm sau, cô lại rời khỏi Santorini, đến di chỉ khảo cổ Olympia cùng nhiều nơi khác. Vốn định ba tháng nữa mới quay lại thủ đô Athens, nhưng tần suất Hà Phương sốt cao quá nhiều, còn bị chảy máu cam mấy lần, cuối cùng cô đành phải trở về Athens sớm hơn dự kiến.

Bác sĩ Nghiên Trung kia nói đúng, tay của cô cần điều trị. Dù cô có cần nó hay không, thì cũng chẳng thể chặt đứt bàn tay ấy ra khỏi cơ thể được, cũng giống như tình cảm của cô và Đình Việt vậy.

Hà Phương tìm trên mạng tên của Đoàn Nghiên Trung, phát hiện ra anh ta đúng là một bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình khá nổi tiếng, mấy năm nay được nhận về làm phó khoa ở bệnh viện X.

Hà Phương vẫn còn giữ danh thϊếp của anh ta, cô lất số điện thoại trong đó để Add Zalo. Đến tận tối mới thấy Nghiên Nghiên Pig Pig đồng ý kết bạn.

Hà Phương đọc cái tên này liền bật cười, sau đó gửi đi một tin nhắn: “Lần trước ở trên máy bay, anh bảo bạn anh là bác sĩ ở bệnh viện Athens, bác sĩ ấy tên là gì?”

Rất nhanh, Nghiên Phương đã nhắn lại: “Cô là người bị sốt trên máy bay đó à?”

“Là tôi”.

Nghiên Nghiên Pig Pig lại soạn một tin: “Tôi cũng đang ở Athens, tôi có thể phẫu thuật cho cô”

“Vẫn miễn phí?”

“Vẫn miễn phí”.

Hà Phương nghĩ ngợi một lát rồi trả lời. “Tôi đang ở phòng bệnh 110, khoa điều trị ngoại trú. Khi nào anh đến thì nhắn cho tôi biết”.

“Sao cô phải nhập viện vậy?”.

Hà Phương không nói mình bị sốt, còn chảy rất nhiều máu cam, chỉ tắt điện thoại rồi ngủ một giấc. Đêm đó, y tá truyền nước cho nên cô không sốt cao như mấy ngày trước nữa, Hà Phương mê mê sảng sảng ngủ một giấc đến sáng. Lúc mở mắt ra đã thấy Nghiên Phương đứng bên giường từ bao giờ.

Anh ta nhìn tay cô: “Sốt thảm đến thế này, tôi cứ nghĩ cô phế luôn tay rồi đấy”.

“Bị cụt một tay trông chẳng dễ nhìn gì”. Hà Phương ngồi dậy, thờ ơ đáp: “Bác sĩ Trung, bao giờ thì có thể phẫu thuật?”.

“Còn phải chụp lại xương và chờ mượn được phòng mổ, cho nên sớm nhất chắc là ngày mai”.

“Nhanh vậy à?”

Nghiên Phương cười: “Tôi có mối quan hệ đặc biệt mà. Cô bệnh nhân, lần trước chỉ nói đến mổ hỏng, chưa nói đến chuyện mổ thành công. Nếu tôi phục hồi được bàn tay của cô, cô định cảm ơn tôi thế nào?”

Hà Phương nhún vai: “Tất cả tài sản của tôi ở trong ba lô, anh thích thứ gì thì cứ lấy đi”.

Nghiên Phương liếc nhìn chiếc ba lô bụi bặm để ở đuôi giường, nó không lớn lắm, Hà Phương cũng chẳng ôm khư khư, cho nên cũng đoán được bên trong không có mấy tài sản giá trị.

Nhưng Nghiên Phương thực ra cũng chẳng cần cô cảm ơn bằng tài sản lớn lao gì đó, chỉ bảo: “Thôi, hay là cô mời tôi ăn cơm đi”.

Hà Phương ngẫm nghĩ một lúc, cảm thấy vị bác sĩ này không tệ, anh ta những giúp cô hạ sốt trên máy bay mà còn rất nhiệt tình đối với bàn tay của cô, dù sao cũng là người ta chữa không công, mời một bữa cơm cũng chẳng phải vấn đề to tát gì.

Cô gật đầu: “Được, phẫu thuật xong, tôi mời anh ăn cơm”.

“Nhớ nhé”.

Hà Phương cười cười, gật đầu.

Nghiên Trung nói có mổ phẫu thuật xếp lại xương không dễ, nhất là đối với bàn tay đã từng mổ một lần như tay của Hà Phương. Anh ta nói, dù anh ta từng có kinh nghiệm 4 năm phẫu thuật, nhưng vẫn phải có thêm sự giúp đỡ của người khác, còn dặn Hà Phương cứ yên tâm, bởi vì bác sĩ ấy rất rất giỏi. Không những chuyên nội khoa, mà trước đây còn đạt được một số giải thưởng về ngoại khoa, là một bác sĩ toàn diện, kỹ thuật xuất sắc không phải bàn.

Nghiên Phương còn định nói ngay cả anh ta cũng chạy theo không kịp, nhưng lại sợ mất mặt trước Hà Phương, nên lại thôi.

Cô nghe xong, cũng chẳng có hứng quan tâm là bác sĩ nào, chỉ cười: “Đừng nói anh mời cả bác sĩ Quách Cảnh Đức sang mổ cho tôi đấy”.

Nghiên Minh lập tức xua tay: “Bác sĩ Đức bận lắm, không có nổi thời gian sang Hy Lạp đâu, nhưng cô cứ yên tâm, bác sĩ này cũng chẳng thua kém bác sĩ Đức đâu”.

Hà Phương cười: “Ừ”.

Ngày hôm sau, cô được đưa đi chụp phim, khám và làm các xét nghiệm cần thiết, sau đó thì được một bác sĩ Hy Lạp chỉ định phẫu thuật lại.

Nghiên Trung chẳng rõ có mối quan hệ thế nào mà có thể mượn được phòng mổ, anh ta còn giúp Hà Phương mua d.a.o và các dụng cụ phẫu thuật, sau đó đưa cho cô một chiếc áo bệnh nhân màu xanh lá, dắt cô vào bên trong.

Phòng mổ của bệnh viện Athens rất rộng rãi, thiết bị y tế hiện đại, bên trong ngoài mấy y tá người Hy Lạp ra, còn có một người đàn ông mắt nâu mà Hà Phương đã gặp khi khám bệnh.

Nghiên Trung giới thiệu với cô: “Đây là bạn tôi, người bạn tôi đã nói lúc ở trên máy bay ấy. Anh ấy tên Anker, làm ở bệnh viện này, là trưởng khoa gây mê hồi sức”.

Hà Phương lịch sự gật đầu, nói bằng tiếng anh: “Chào anh”.

Người kia gật gật, bảo cô nằm lên giường, hỏi han vài câu, sau đó bắt đầu các bước khử trùng để chuẩn bị mổ. Tuy nhiên, khử trùng xong xuôi rồi mà Hà Phương vẫn mãi chưa thấy Nghiên Trung bắt đầu phẫu thuật, cứ nghĩ anh ta vẫn còn chờ dụng cụ gì đó, nhưng lát sau lại nghe Nghiên Trung nói:

“Đợi một chút, bạn tôi chưa đến.”. Anh ta liếc đồng hồ, giọng nói phảng phất vẻ sốt ruột: “Nhưng giờ này chắc cũng sắp đến rồi”.

Hà Phương gật đầu: “Tôi tưởng đã đủ bạn của anh ở đây rồi”. Ý cô là Anker.

“Không, người bạn kia cũng là người Việt Nam, anh ấy sẽ mổ chính cho cô”. Nghiên Trung nói: “Cậu ấy giỏi lắm, hôm qua tôi đã nói cho cô rồi đấy. Cậu ấy là học trò xuất sắc nhất của bác sĩ Quách Cảnh Đức”.

“Gì cơ?”. Tim Hà Phương nhói lên, cô có linh cảm không tốt, muốn hỏi tên người đó là gì, nhưng còn chưa kịp mở miệng đã nghe tiếng mở cửa phòng phẫu thuật, tiếp theo là một bước chân quen thuộc mà Hà Phương cứ ngỡ đã lãng quên từ lâu, nhưng bây giờ, chỉ cần nghe thoáng qua cô cũng nhận ra, thân thể lập tức cứng đờ.

Một người đàn ông mặc áo phẫu luật màu xanh lá bước vào phòng bệnh, đầu anh đội mũ,, tay thoăn thoắt đeo mấy lớp găng tay, vẻ mặt vừa nghiêm túc vừa lạnh nhạt, nhưng trên người lại toát ra khí thế chính trực mãnh liệt.

Nghiên Trung nhìn thấy anh bước vào thì cười một tiếng:

“Việt, đến rồi à?”.
« Chương TrướcChương Tiếp »