Cát Bụi Thời Gian

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Dịch giả: Hồ Trung Nguyên Sidney Sheldon, tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết thuộc hàng Best-selling được người đọc Việt Nam yêu thích như "Nếu còn có ngày mai", “Âm mưu ngày tận thế”, "Thiên thần nổi …
Xem Thêm

Chương 1
PAMPLONA - TÂY BAN NHA

Nếu kế hoạch không thực hiện được bọn mình sẽ chết hết cả lũ. Anh ôn lại trong óc một lần cuối, thử đi thử lại cố tìm xem còn kẽ hở nào, nhưng không thấy gì. Kế hoạch thật là táo bạo, nó đời hỏi phải tính toán cẩn thận đến từng giây. Nếu trôi chảy, nó sẽ là một chiến công tuyệt vời, có thể sánh với nhân vật Elcid vĩ đại. Còn nếu bị hỏng thì...

Thế là thời gian lo lắng qua rồi, Jaime tự triết lý. Bây giờ đã đến lúc hành động.

Jaime Miro là một huyền thoại, một anh hùng đối với dân vùng Basque, nhưng anh lại là một kẻ đáng nguyền rủa đối với chính phủ Tây Ban Nha. Anh cao đến một mét chín mươi, khuôn mặt rắn rỏi và thông minh, thân hình vạm vỡ, đôi mắt đen thoáng vẻ lo nghĩ.

Những người quen biết thường thích mô tả anh to lớn hơn, đen và hung dữ hơn. Anh mang trong người nhiều tính cách, một con người thực tế, biết rất rõ những gì là bất lợi cho bản thân mình, nhưng cũng lại là một con người lãng mạn, sẵn sàng hy sinh cho những gì mình tin tưởng

Thị trấn Pamplona như đang lên cơn vậy. Đó là buổi sáng kết thúc đua bò tót, thường thường hàng năm tổ chức từ ngày mồng bẩy tháng Bảy đến ngày mười bốn tháng Bảy. Có đến ba chục ngàn khách thập phương đổ về thị trấn.

Nhiều người đến cốt để xem cảnh bò chen nhau chạy, rất đáng sợ, và nếu muốn tỏ ra can đảm, họ lao vào chạy trước đàn bò. Tứ nhiều hôm trước, họ đã thuê hết các phòng khách sạn. Đám sinh viên từ Navare đến chỉ còn biết nằm vạ vật trước cửa nhà này, hiên nhà khác, hành lang nào đó hoặc trong ô tô, ngoài quảng trường và ngay trên các hè phố của thị trấn.

Khách du lịch chen chúc trong các tiệm cà phê, quán rượu hay trong khách sạn... mải mê ngắm những đoàn diễu hành khổng lồ với những màu sắc sặc sỡ trong tiếng nhạc rộn rã. Phần lớn người diễu hành khoác lên mình những chiếc áo choàng tím với mũ liền màu xanh kim tuyến hoặc đỏ, vàng...

Tràn qua các phố, đoàn diễu hành như những dòng sông cầu vồng. Tiếng pháo nổ dọc theo các tuyến xe điện càng làm cho không khí thêm ồn ào, sôi động.

Họ kéo nhau tới đây để xem các trận đấu bò vào buổi tối. Nhưng sự kiện kỳ thú nhất lát nữa mới diễn ra. Đó là Encierro hội bò đuổi.

Từ nửa đêm trước, tại những đường phố cuối thị trấn đã được tắt điện, đàn bò bị lùa khỏi chuồng để vượt sông và tập trung qua đêm tại cuối đường Cake

Santo Domingo.

Sáng nay, chúng sẽ được chạy dọc theo phố hẹp Cake Santo Domingo đã được che chắn, kỹ bởi các thanh cản bằng gỗ tại các góc phố. Khi chúng chạy hết phố thì sẽ được nhét vào các khu chuồng tại quảng trường Hemingway để chuẩn bị cho những trận đấu buổi chiều.

Suốt từ nửa đêm tới sáu giờ sáng, các vị khách nhậu nhẹt, hát hò, háo hức không tài nào ngủ được. Những người sẽ tham gia chạy trước đàn bò tót khoác nơi cổ những chiếc khăn choàng màu đỏ San Permin truyền thống.

* * *

Sáu giờ kém mười lăm, các ban nhạc bắt đầu kéo nhau ra phố và chơi các điệu nhạc sôi động của xứ Navare. Đúng bảy giờ, một pháo hiệu bay vυ"t lên báo hiệu chuồng bò đã mở, đám đông lại càng háo hức. Vài giây sau quả pháo hiệu thứ hai bay lên báo cho toàn thị trấn biết bò đã xuất phát.

Tiếp đó là một cảnh tượng không thể quên được. Bắt đầu, nó rầm rì theo gió từ xa vọng lại, hầu như không nhận thấy được. Tiếng ồn cứ lớn dần, lớn dần cho tới khi biến thành những tiếng nổ phát ra từ những cặp móng vuốt nện xuống mặt đường.

Rồi đột nhiên vọt tới hàng chục con bò mộng, con nào con nấy ngót nghét cả tấn, lao sầm sập vào phố Santo Donlgo như đoàn tầu hỏa phóng hết tốc độ. Phía trong những thanh chắn bằng gỗ được đặt tại mỗi góc phố giao nhau là hàng ngàn chàng trai vừa ham muốn lại vừa hoảng sợ, sắp được tỏ rõ lòng quả cảm bằng việc chạy trước mũi những con bò điên.

Đàn bò xuất phát từ cuối đường, qua phố Esthafeta và phố Favier, băng qua những cửa hiệu dược phẩm và trang phục, quầy hoa quả, lao về phía quảng trường Hemingway trong những tiếng hò la “ôlê” từ các đám đông như đã hóa rồ.

Khi đàn bò tới gần, người ta giẫm đạp lên nhau để chạy trốn những cặp sừng nhọn hoắt và những chiếc móng gϊếŧ người. Cái chết kề sát lưng khiến cho một số người tham gia vội vàng tìm đường chạy trốn. Số này bị đám đông hò hét

“Cobardon!” - đồ hèn. Một số người vấp ngã trên đường lập tức được lôi ra ngoài.

Đứng sau những thanh gỗ chắn có một ông già nắm tay một cậu bé, cả hai ông cháu đều nín thở theo dõi quang cảnh kỳ thú diễn ra cách mình có vài bước chân.

- Cháu nhìn các chàng trai kìa! - Ông cụ kêu lên - Họ thật là cừ!

- Ông ơi, cháu sợ lắm - Chú bé run rẩy.

- Ông già vòng tay ôm lấy cậu bé.

- Ôi, Manolo, sợ thật.

Nhưng cũng thật tuyệt. Một lần ông cũng chạy trước đàn bò thế này. Không gì có thể ví được với nó. Mình đem mình ra chết thử, và điều đó khiến người ta cảm thấy mình đích thực là đàn ông.

Theo lệ, đàn thú sẽ mất hai phút để chạy hết chín trăm thước chiều dài đường Santo Domingo dẫn tới khu đường đấu và khi đàn bò đã được nhốt an toàn trong chuồng thì phát pháo hiệu thứ ba sẽ được bắn lên.

Nhưng hôm ấy, phát đạn thứ ba đã không được bắn bởi một thảm hoạ bắna từng có trong lịch sử bốn trăm năm hội bò tót của Pamplona.

Khi đàn bò tót lao vào đoạn đường hẹp, có sáu bảy người mặc áo choàng sặc sỡ đã tháo bỏ những thanh chắn gỗ, thế là chúng như được thoát ra khỏi sự tù túng, chật chội đổ ào vào trung tâm thành phố.

Cái cảnh tượng mà khoảnh khắc trước đó còn là ngày hội hạnh phúc đột nhiên trở thành cơn ác mộng. Bầy thú điên dại lao vào đám người đứng xem còn đang ngơ ngác. Cậu bé và ông cụ nằm trong số người bị nạn đầu tiên. Cả hai bị đàn bò húc ngã rồi bị giẫm bét.

Những cặp sừng hung ác sọc vào chiếc xe nôi gϊếŧ chết luôn đứa bé và húc ngã bà mẹ rồi giày xéo nát bấy cái thân thể mỏng manh ấy.

Khắp nơi tràn ngập không khí chết chóc. Đàn bò xô ngã đám đàn bà trẻ con, chọc những cặp sừng gớm ghiếc vào những người đi đường, vào các giá bày thực phẩm, kể cả các bức tường, hất tung mọi thứ không may xuất hiện trên đường đi của chúng. Người ta gào thét trong nỗi kinh hoàng, xô đẩy nhau trong tuyệt vọng hòng thoát ra khỏi đường chạy của đàn thần chết có sừng ấy.

Một chiếc xe tải màu đỏ bỗng xuất hiện trên đường và lập tức trở thành mục tiêu tấn công của bò. Chúng lao theo chiếc xe đang từ từ chạy xuôi phố Estrella - đường dẫn tới nhà tù Pamplona.

* * *

Nhà tù này cao hai tầng, xây bằng đá, cửa sổ có chấn song sắt lớn, trông rất gớm ghiếc. Bốn góc có bốn bót gác, phía trên cổng vào tung bay lá cờ Tây Ban Nha hai màu đỏ - vàng. Chiếc cổng đá dẫn tới một sân nhỏ.

Tầng hai của tòa nhà là dãy xà lim chuyên giam giữ tử tù. Phía bên trong, một lính gác bận đồ cảnh sát Armanda đang dẫn vị cha cố mặc áo choàng len đi dọc hành lang tầng hai. Người lính khoác khẩu tiểu liên.

Thấy ánh mắt cha cố nhìn khẩu súng vẻ dò xét, người lính nói:

- Chẳng phải là quá cẩn thận đâu, thưa cha. Tầng này toàn bọn cặn bã xã hội cả

Vị cha cố được dẫn qua một phòng đặt máy dò kim loại, giống như chiếc máy đặt ở sân bay.

Xin cha thứ lỗi, nguyên tắc ở đây...

- Hẳn rồi, cha biết.

Khi vị cha cố bước qua chiếc máy, một tiếng rít vang lên dọc hành lang. Người lính gác theo bản năng đặt tay lên cò súng chĩa vào ông. Vị cha cố quay lại cười với người lính gác.

- Ồ, xin lỗi - vừa nói cha vừa tháo bỏ cây thánh giá kim loại nặng nề đeo trước ngực bằng một sợi dây bạc và trao cho người lính gác.

Lần này khi cha cố bước qua, chiếc máy im lặng.

Người lính gác trả lại cây thánh giá, rồi cả hai đi sâu vào khu tận cùng của nhà tù. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc sộc hành lang. Cha biết đấy - người lính gác thong thả nói - cha chỉ phí thời gian vô ích. Đám súc vật này làm gì có linh hồn mà cứu rỗi.

- Biết thế, nhưng phải cố, con ạ.

- Xin thưa với cha - người lính gác lắc đầu - cổng địa ngục đang chờ đón cả hai chúng nó.

- Hai? Sao họ bảo cha phải rửa tội cho ba đứa? - Vị cha cố ngạc nhiên.

- Chúng tôi đã tiết kiệm thời gian cho cha. Thằng Zamazo ngoẻo sáng nay trong nhà thương rồi. Bệnh đau tim! - Người lính gác nhún vai.

Hai người bước tới hai gian xà lim trong cùng.

- Đây thưa cha.

Người lính gác mở khóa một gian xà lim, thận trọng lùi lại khi cha cố lách mình vào phía trong, rồi khóa lại như cũ và đứng ngoài hành lang, cảnh giác với bất cứ hiện tượng lạ nào.

Cha cố bước tới chỗ có bóng người nằm trên chiếc giường đơn tanh tưởi.

- Tên con là gì?

- Ricardo Mellado.

Cha cố nhìn hắn chằm chằm. Thật khó nói trông hắn ra sao. Mặt sưng húp bê bết máu. Mắt gần như nhắm tịt lại.

Người tù mấp máy cặp môi dày:

- Kính chào cha. Con rất mừng là cha đã đến.

- Cứu vớt linh hồn con là bổn phận của nhà thờ - Cha cố đáp lại.

- Họ sẽ treo cổ con sáng nay phải không cha?

Cha cố vỗ nhẹ vào vai người tù:

- Con phải chịu hình phạt thắt cổ.

Ricardo Mellado nhìn xói vào cha cố.

- Không!

- Cha rất tiếc. Nhưng quyết định này là của chính ngài thủ tướng.

Cha cố đặt tay lên đầu người tù và lầm rầm đọc kinh.

- Con đã phạm tội lớn trong suy nghĩ, trong lời nói, và con thành tâm ăn năn xin được tha tội - Ricardo nói.

Cha cố vẫn tiếp tục đọc kinh. Bên ngoài người lính gác đứng nghe, nghĩ thầm trong bụng. Thật là cái trò tốn thời gian ngu xuẩn. Chúa sẽ phỉ nhổ vào mặt thằng chết tiệt đó.

Cha cố đọc xong bài Kinh rửa tội.

- Con của ta, cầu Chúa nhận linh hồn của con lên Thiên đường.

Vị cha cố bước ra phía cửa xà lim. Người lính gác mở khóa, rồi bước lùi lại, hướng nòng súng nhằm vào người tù. Khóa xong, anh ta bước sang xà lim bên cạnh, mở cửa.

- Thằng này nữa là hết, thưa cha.

Cha cố bước vào xà lim. Người tù bên này cũng bị đánh đến thảm hại. Cha cố lặng lẽ nhìn hắn, rồi hỏi:

- Tên con là gì?

- Felix Carpio.

Hắn ta người râu ria, vạm vỡ, nổi lên một bên má là vết sẹo xám ngoét, mà bộ râu rậm không thể che được.

- Tôi không sợ chết, thưa cha.

Thế là tốt, con ạ. Cuối cùng thì chẳng ai trong chúng ta sống mãi được.

Khi cha cố đang nghe Carpio xưng tội thì có tiếng ồn từ xa vọng đến, lúc đầu nghe lao xao, sau lớn dần và bắt đầu dội vào nhà tù. Tiếng chân bầy thú nện rầm rầm như tiếng sấm lẫn tiếng gào thét của đám người hoảng loạn. Viên lính gác giật mình nghe ngóng. Tiếng ồn ào mỗi lúc một gần.

- Thưa cha, phải nhanh lên, ngoài kia hình như đang có chuyện.

- Ta xong rồi đây.

Người lính nhanh chóng mở khóa để cha cố bước ra ngoài hành lang, rồi khóa lại cẩn thận. Chợt có tiếng động lớn ở phía trước nhà tù. Người lính quay ra nhìn qua ô cửa sổ hẹp, có chấn song sắt.

- Cái quỷ gì thế nhỉ?

- Nghe như ai đó muốn gặp chúng ta đấy. Cha mượn cái kia nhé? - Cha cố nói.

- Cha mượn cái gì?

- Vũ khí của con.

Cha cố vừa nói vừa lặng lẽ tháo bỏ phần chóp của cây thánh giá lớn đeo trước ngực, để lộ ra một con dao găm nhọn, dài. Nhanh như chớp, con dao đã thọc vào ngực người lính.

- Thế đấy, con ạ - Vừa nói ông vừa lôi khẩu tiểu liên khỏi tay anh ta - Chúa và Cha đã thống nhất là con không cần thứ đồ chơi này nữa - Jaime Miro vừa nói vừa làm dấu thánh.

Người lính đổ xuống sàn xi măng. Jaime Miro lấy chùm chìa khóa trong người hắn rồi nhanh chóng mở khóa hai ô xà lim. Những tiếng ồn ào bên ngoài vọng vào còn dữ dội hơn.

- Đi thôi - Jaime ra hiệu.

Ricardo Mellado nhặt lấy khẩu súng.

Cậu đóng thầy tu giống thật, chút nữa thì cả tớ cũng bị lừa - Anh ta gượng cười với cái miệng sưng vều.

- Bọn nó quần các cậu quá lắm phải không? Được. Rồi chúng sẽ phải trả giá! - Jaime vòng tay ôm hai người tù, đỡ họ đi xuống hành lang.

- Thế Zamozo làm sao?

- Bị đánh đến chết. Bọn tớ nghe thấy cậu ấy gào thét. Chúng đưa vào bệnh xá, rồi bảo cậu ấy chết vì đau tim.

Phía trước họ là cánh cửa sắt đóng chặt.

- Chờ tớ ở đây - Jaime nói.

Anh tiến tới phía cánh cửa sắt nói vọng sang với người lính gác bên ngoài:

- Ta xong việc rồi, anh gác.

Anh ta mở cửa, giục.

- Cha phải nhanh lên. Bên ngoài đang...

Anh ta không bao giờ nói được hết câu bởi đã bị lưỡi dao của Jaime ngăn lại.

- Đi thôi, Jaime ra hiệu cho hai người.

Felix Carpio nhặt khẩu súng của người lính gác, cả ba đi xuống tầng dưới. Cảnh tượng bên ngoài hết sức lộn xộn.

Đám cảnh sát chạy lăng xăng cố tìm hiểu điều gì đã xảy ra và đối phó với những người đang gào thét trong buồng giam hòng thoát khỏi những con thú điên.

Một con bò tấn công từ phía cổng trước, xô đổ chiếc cổng đá. Một con khác thì đang vầy vò cái xác lính gác đã nát bấy.

Chiếc xe đỏ đang đậu trong sân, máy vẫn nổ. Trong khung cảnh hỗn độn đó, hầu như chẳng ai chú ý đến ba kẻ đang bỏ trốn, còn những người nhìn thấy thì lại đang lo giữ thân, hỏi làm được gì?

Jaime và những người bạn của anh nhảy lên phía sau chiếc xe tải. Nó lặng lẽ lặng lẽ vượt qua những đám đông đang tán loạn khắp đường phố.

Các lực lượng cảnh sát bán quân sự mặc đồng phục màu xanh mũ dạ đen cố gắng trong tuyệt vọng ngăn cản sự hỗn loạn. Cảnh sát Armanda đóng tại thủ phủ các địa phương cũng đối phó vô vọng trước tai ương bất ngờ này.

Người ta giẫm đạp lên nhau hòng thoát khỏi bầy thú đang sôi máu. Sự đe dọạ từ những con bò tót không tai hại bằng hiểm họa do chính họ gây ra trong khi xô đẩy nhau trốn chạy. Tội nhất là các ông già bà lão bị xô ngã rồi bị đám đông giẫm đạp lên.

Jaime đưa mắt nhìn cảnh tượng hãi hùng, vò đầu bứt tai. Điều này không phải là dự tính trong kế hoạch. Anh nhìn cảnh chết chóc đang bao trùm, không biết phải làm gì để có thể ngăn nó lại. Tuyệt vọng, anh nhắm nghiền mắt, cố xua khỏi đầu những hình ảnh khủng khϊếp lọt vào mắt.

* * *

Chiếc xe chạy tới vùng ngoại ô Pamplona, rồi tiếp tục lao về phía nam, bỏ lại đằng sau đám âm thanh ồn ào, hỗn độn.

- Chúng ta đi đâu thế, Jaime? - Ricardo Mellado hỏi.

- Torne có một chỗ an toàn. Chúng ta sẽ ở đó đến tối rồi đi tiếp.

Fexlix Carpio co rúm người lại vì đau đớn. Jaime Miro, vẻ mặt đầy thương xót, khẽ nói:

- Chúng ta sớm đến đó thôi, bạn của tôi.

Trong đầu Jaime, những cảnh tượng hãi hùng ở Pamplona cứ hiện lên, không thể xua đi được.

Chừng nửa tiếng sau họ đến một cái làng nhỏ thuộc Torne.

Chiếc xe chạy vòng theo rìa làng, đến một ngôi nhà đứng đơn lẻ giữa những ngọn núi. Jaime đỡ mấy người bạn ra khỏi thùng xe.

- Nửa đêm sẽ có xe đến đón các bạn - người lái xe nói - Bảo họ hãy đưa đến một bác sĩ và nhớ quẳng cái xe đi nhé - Jaime nhắc.

Ba người bước vào trong. Đó là một ngôi nhà kiểu thôn quê, đơn sơ, ấm cúng, trần nhà có cột đỡ, phòng ở có lò sưởi. Một mảnh giấy nhỏ đặt trên bàn. Jaime Miro đọc và mỉm cười với dòng chữ, “Nhà của tôi cũng là nhà của các bạn”. Trên giá bày đủ loại rượu, Jaime rót rượu ra cốc.

- Không một lời nào đủ để cảm tạ cậu, bạn thân yêu. Ly này là dành cho cậu Ricardo - Mel1ado nói.

- Chúc cho sự tự do - Jaime nâng cốc.

Chợt vang lên tiếng lích rích của con chim bạch yến bị nhốt trong l*иg, Jaime bước tới, lặng lẽ nhìn con chim nhỏ vùng vẫy. Anh mở l*иg, nhẹ nâng nó ra và mang đến bên cửa sổ.

- Chú chim nhỏ hãy bay đi - anh thì. thầm - Mọi loài vật đều phải được tự do.

Thêm Bình Luận