- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cẩm Thượng Thiên Hoa
- Chương 6: Phiên ngoại
Cẩm Thượng Thiên Hoa
Chương 6: Phiên ngoại
01
Nhật ký của Tô Cẩm Thượng
Tôi luôn là niềm tự hào của bố mẹ, là học sinh giỏi trong mắt người thân.
Mẹ tôi thích sĩ diện, thế nên rất hay đáp ứng yêu cầu của họ hàng.
Khi nhà có khách, bà ấy luôn yêu cầu tôi đánh đàn, hoặc hát một bài hát, thậm chí là nhảy cho mọi người xem.
Trong tiếng vỗ tay giả tạo của họ hàng, mẹ tôi rất vui vẻ, còn tôi thì thấy mình như thằng hề.
Tôi chưa bao giờ tin rằng bố mẹ của những đứa trẻ khác sẽ chân thành đánh giá cao sự xuất sắc của tôi.
Mỗi lần tôi biểu diễn như ca kỹ cho khách xem, tôi cảm thấy bất lực và ghen tị với em gái mình.
Em ấy có thể không cố kỵ gì mà phát cáu, có thể cố tình làm rơi tách trà.
Nếu bất kỳ người họ hàng nào nói chuyện không xuôi tai, em ấy sẽ trực tiếp đổ trà vào những người đó.
Em ấy rất thông minh, nhìn như là không cẩn thận.
Mặc dù bị mẹ mắng nhưng em ấy có thể trốn đi và không phải đối mặt với những người họ hàng này.
Tôi không dám.
Trong mắt họ hàng, tôi là một cô gái ngoan, tôi nên hiểu biết sách vở lễ nghĩa, phải có phong thái thục nữ.
Vì vậy, tôi chỉ biết mỉm cười và đáp lại những câu hỏi lịch sự hay bất lịch sự của họ hàng.
Nhưng trong tim tôi rất phiền, càng ngày càng cảm thấy cuộc sống như vậy thật vô nghĩa.
Tôi đã nhiều lần muốn từ chối nhưng lại sợ họ hàng không vui, sợ mẹ tôi sẽ thất vọng.
Tôi chỉ có thể chịu đựng sự bực bội trong lòng, biểu diễn giống như một con khỉ hết lần này đến lần khác,.
Tôi biết mẹ tôi muốn điểm số của tôi phải cao nhất, vì thế tôi đã liều mạng học hành chăm chỉ.
Mỗi lần tôi đạt điểm nhất trong bài kiểm tra, mẹ tôi đều rất vui, nhưng tôi không vui, tôi chỉ cảm thấy mình lại hoàn thành nhiệm vụ, cuối cùng tôi đã không làm mẹ thất vọng.
Kỳ cuối lớp 12, tôi thường xuyên bị mất ngủ.
Tôi nói với mẹ tôi.
Mẹ tôi rất lo lắng, đưa tôi đi bác sĩ và cho tôi uống thuốc.
Bà nói: “Mau uống thuốc đi, sắp đến kỳ thi đại học rồi, đừng để thân thể suy nhược.”
Tôi rất muốn hỏi bà ấy, tôi có thể không thi đại học được không?
Nhưng tôi không dám.
Để không làm mẹ lo lắng và thất vọng, sau hai ngày, tôi nói với mẹ rằng tôi đã đỡ nhiều và ngủ rất ngon.
Bà ấy cảm thấy yên tâm, thúc giục tôi nhanh chóng đọc sách.
Trên thực tế, chứng mất ngủ của tôi không thuyên giảm chút nào mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Vài đêm trước kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi bị mất ngủ cả đêm, trợn tròn mắt cho đến tận bình minh.
Càng lo lắng, càng khó đi vào giấc ngủ.
Vì vậy, ban ngày tôi mê man, trong đầu tôi như một mớ hồ dán.
Trong tình trạng này, không có gì ngạc nhiên khi tôi phát huy thất thường trong kỳ thi tuyển sinh đại học.
Sau khi có kết quả, tôi đã trải nghiệm hương vị từ thiên đường đến địa ngục.
Bị phớt lờ, bị coi thường, bị ghét bỏ.
Mà đây là những trải nghiệm của em gái tôi từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành.
Tôi cảm thấy mình thật vô dụng, em gái tôi đã bị đả kích nhiều năm như vậy nhưng em ấy vẫn ổn.
Tôi mới chịu đựng điều này một chút thời gian, liền không thể chịu đựng được, ngã quỵ và phát ốm.
Tôi rất biết ơn mẹ tôi vì đã cho tôi một người em gái tốt.
Khi bố mẹ tôi không hiểu tôi, Hoa Hoa là thiên thần nhỏ duy nhất ở bên tôi và tiếp thêm sức mạnh cho tôi.
Em gái tốt, chúng ta nhất định phải mãi mãi tương thân tương ái.
02
(Lời tri ân của Tô Thiên Hoa)
Chưa bao giờ có thành công một cách ngẫu nhiên.
Cũng không phải tôi làm một đứa học dốt hơn mười năm, lại bất ngờ phản công sau kỳ thi tuyển sinh đại học.
Dù sao tôi là một người sống sờ sờ trong hiện thực, tôi không có bàn tay vàng nào.
Nhưng tôi sẽ không bao giờ quên rằng trên con đường trưởng thành của mình, có hai người đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
Khi tôi học tiểu học, câu nói của mẹ tôi: “Con thi tốt thế nào cũng vô dụng.” đã giáng một đòn đả kích lớn vào tôi, trái tim non nớt của tôi đã bị tổn thương nặng nề.
Lúc đó tôi đã nghĩ, ngay cả mẹ tôi cũng nói rằng tôi thi tốt cũng vô dụng, tại sao tôi phải cố gắng như vậy?
Những năm đó, tôi cực kỳ bướng bỉnh, tôi không đọc sách, không làm bài tập, cũng không ngoan ngoãn nghe giảng trong lớp.
Mẹ tôi càng ngày càng ghét tôi.
Nhưng bà ấy cực kỳ kiên nhẫn với chị gái tôi.
Khi chị gái tôi làm bài tốt, bà ấy vui vẻ khen ngợi, và nếu chị ấy làm bài không tốt, bà ấy sẽ kiên nhẫn an ủi.
Tôi chưa bao giờ được hưởng sự đối xử như vậy.
Không chỉ mẹ tôi ghét tôi, bố tôi cũng phớt lờ tôi và giáo viên cũng không thích tôi.
Trong lớp, cô giáo luôn yêu cầu tôi phải đứng lên nghe giảng, phê bình tôi vì kéo thành tích cả lớp đi xuống.
Tôi ngày càng trở nên bất cần, luôn đứng cuối lớp trong mỗi học kỳ.
Từ đó, bố mẹ tôi có lẽ đã nhận định rằng tôi không thể làm bất cứ điều gì trong đời.
Họ cũng hoàn toàn từ bỏ tôi.
Bước ngoặt trong cuộc đời tôi là khi tôi học lớp năm.
Cựu giáo viên đã nghỉ hưu, và một giáo viên trẻ được chuyển đến.
Thầy nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, và chẳng mấy chốc thầy cũng biết tôi là đứa bét bảng.
Thầy ấy nói chuyện với tôi rất nhiều, không chỉ trích và xúc phạm mà trò chuyện với tôi như một người bạn.
Tôi sẽ luôn nhớ câu cuối cùng thầy ấy nói với tôi: “Tô Thiên Hoa, em rất thông minh. Thầy tin em có thể trở thành học sinh có thành tích học tập tốt nhất lớp chúng ta. Dù bây giờ em là người cuối cùng, nhưng em đừng lo lắng, chúng ta tranh thủ mỗi một lần thi tiến lên một vài bậc, em có thể làm được không?"
Điều tôi biết ơn nhất là thầy ấy đã không nhắc đến chị gái tôi.
Từ trước đến nay, giáo viên luôn so sánh tôi với chị gái của tôi.
Trong khi khen ngợi chị ấy, tất nhiên phải phê bình tôi.
Trong khi phê bình tôi, cũng tất nhiên phải khen ngợi chị ấy.
Giáo viên mới không hề nhắc đến tên của Tô Cẩm Thượng trước mặt tôi.
Lúc đó tôi chỉ có một ý nghĩ, mọi người đều không tin tôi, nhưng người thầy này lại tin tôi, nên tôi không thể phụ lòng tin của thầy.
Từ đó trở đi, tôi bắt đầu học hành chăm chỉ.
Thầy giáo cũng rất kiên nhẫn, bổ túc cho tôi những bài học mà tôi đã bỏ lỡ trong vài năm qua.
Vào những ngày nghỉ, chị tôi cũng sẽ giúp tôi học bù, kiểm tra bài tập của tôi.
Về sau chị ấy nói rằng thầy giáo đã nhờ chị ấy làm điều đó.
Lúc đó chị ấy cũng mới mười một tuổi, hàng ngày được mẹ tôi đưa đi học đàn, học múa và các lớp phụ đạo sau giờ học nên rất bận rộn.
Điều buồn cười là mẹ tôi phát hiện ra chị tôi đang giảng bài cho tôi, mắng tôi vì đã làm mất thời gian của chị tôi, kéo chân chị ấy.
Chị tôi sợ tôi bị mắng nên chỉ dám lén lút giảng bài cho tôi.
Với sự giúp đỡ của giáo viên và chị gái, tôi đã tiến bộ rất nhiều.
Tuy nhiên, tôi không bao giờ cho mẹ xem phiếu điểm nữa.
Khi tôi từ tiểu học lên trung học cơ sở, tôi đã không làm tốt trong các kỳ thi như chị gái, nhưng thầy giáo vẫn rất vui mừng, động viên tôi không nản lòng khi lên trung học cơ sở.
Nhưng mẹ tôi cũng thắc mắc về điểm số của tôi, hỏi rằng có phải giáo viên có đưa đề cho tôi trước không.
Bà nói: “Mẹ biết con hiện đang trong giai đoạn giáo dục bắt buộc, giáo viên không thể không cho con thi đậu vào trường cấp 2. Dù sao thì dù giáo viên có giúp con thế nào thì con cũng không bằng được chị của con đâu."
Cảm giác thất vọng đau khổ của tôi dành cho mẹ tôi được tích lũy từng chút từng chút một như thế.
Mỗi khi tôi bị đả kích, tôi đều đến gặp giáo viên tiểu học của mình và trò chuyện với thầy ấy.
Thầy ấy đã khuyên bảo tôi, tâm trạng của tôi liền bình tĩnh lại.
May mắn thay, tôi đã không phụ sự kỳ vọng của thầy trong kỳ thi tuyển sinh đại học, khi tôi gọi điện báo tin cho thầy, thầy rất phấn khởi và chúc mừng tôi.
Tôi nói: “Cảm ơn thầy Vương, nếu không có thầy, Tô Thiên Hoa sẽ không có được như ngày hôm nay.”
Thầy giáo Vương nói: “Con vốn là rất ưu tú.”
Hãy nói một chút về chị gái của tôi.
Tôi vẫn cho rằng chị gái tôi rất hạnh phúc, nhưng tôi chỉ phát hiện ra trong khoảng thời gian thi tuyển sinh đại học rằng chị ấy không hạnh phúc hơn tôi bao nhiêu.
Khi tôi buồn, tôi sẽ nói ra để trút bầu tâm sự.
Chị ấy sẽ không như vậy, mọi chuyện chị ấy đều giữ ở trong lòng.
Người ta nói rằng những người tốt bụng thường dễ bị trầm cảm, tôi không biết điều đó có đúng không.
Tất cả những gì tôi biết là một người như tôi không thích thì sẽ phản kháng sẽ không bị trầm cảm.
Chị tôi biết rằng chị ấy đã làm bài không tốt khi ra khỏi phòng thi, nhưng chị ấy đã không nói với bất kỳ ai.
Làm thế nào để chị ấy nói đây?
Hơn mười năm nay, chị là niềm tự hào của cả gia đình.
Tất cả các bậc bố mẹ đều lấy chị làm gương và giáo dục con cái họ phải học hỏi từ chị.
Còn thuận tiện nói, tuyệt đối không nên học hỏi từ Tô Thiên Hoa.
Trên người chị mang theo quá nhiều vầng sáng, hiện tại những vầng sáng này đột nhiên biến mất, chị làm sao chịu nổi?
Nhưng khi kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học được công bố, điểm số của chị ấy vẫn bị lộ ra, chị ấy suy sụp.
May mắn thay, chị gái tôi đã không từ bỏ chính mình.
Nếu không, cho dù tôi có giúp chị ấy bao nhiêu, chị ấy sẽ không thể thoát ra ngoài.
Bây giờ nhìn thấy chị ấy cười to đến không có hình tượng như tôi, tôi cảm thấy được an ủi từ tận đáy lòng.
Chị ơi, quãng đời còn lại, chúng ta đều phải sống tốt.
- Hoàn-
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cẩm Thượng Thiên Hoa
- Chương 6: Phiên ngoại